XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO SINH VIÊN THEO NHU CẦU<br />
DOANH NGHIỆP<br />
Cao Minh Nhựt<br />
<br />
I. PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH<br />
NGHIỆP HIỆN NAY<br />
<br />
<br />
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chức năng quan trọng trong quản trị nguồn<br />
nhân lực, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của bât kỳ doanh nghiệp<br />
nào. Nguồn nhân lực hiện nay không những được xem là nguồn vốn của doanh<br />
nghiệp mà còn là yếu tố quyết định và cốt lõi trong việc duy trì và phát triển các<br />
nguồn lực khác trong doanh nghiệp.<br />
Trong sự cạnh tranh và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, xây dựng một nguồn nhân<br />
lực có kỹ năng, thái độ và động cơ làm việc tốt sẽ là yếu tố quyết định sự thành công<br />
của doanh nghiệp. Một vấn đề được đặt ra là trước đây dù là các doanh nghiệp không<br />
chú trọng nhiều đến công tác đào tạo và phát triển nguồn lực nhưng vẫn tồn tại và<br />
phát triển, vậy hiện nay áp lực gì buột các doanh nghiệp phải thay đổi quan điểm và<br />
suy nghĩ của mình về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.<br />
Những áp lực hiện nay mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải:<br />
- Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế trong nước và các yếu tố đầu tư nước<br />
ngoài tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cung vượt quá cầu. Một doanh<br />
nghiệp muốn tồn tại cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phải cải<br />
tiến không ngừng công tác quản trị, nền tảng của chính vấn đề trên chính là đào<br />
tạo và phát triển nguồn lực trong doanh nghiệp.<br />
- Sự phát triển liên tục của kỹ thuật và công nghệ mới đòi hỏi các doanh nghiệp<br />
phải không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động hiện có<br />
trong doanh nghiệp.<br />
- Khách hàng ngày nay có nhiều thông tin và hiểu biết về sản phẩm, mong muốn và<br />
kỳ vọng về sản phẩm sẽ cao hơn. Do đó đội ngũ nhân lực phải liên tục được đào<br />
tạo để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.<br />
- Trong công tác quản trị doanh nghiệp, nhiều vấn đề phát sinh cần được các cấp<br />
quản trị chủ động giải quyết nhanh hay đưa ra các quyết định kịp thời và hợp lý..<br />
- Công tác đào tạo tại các trường đại học, trung cấp hiện nay chưa đáp ứng được<br />
nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp, doanh nghiệp lại phải tái đào tạo mới đáp<br />
ứng được nhu cầu thực tế của mình.<br />
- Áp lực cạnh tranh nguồn nhân lực trên thị trường lao động ngày càng cao, các<br />
doanh nghiệp không chú trọng đến việc phát triển nguồn lực sẽ khó thu hút được<br />
nguồn lực trên thị trường.<br />
<br />
<br />
Như vậy muốn phát triển nguồn vốn nhân lực trong doanh nghiệp, vấn đề tất yếu là cần<br />
nguồn lực tốt được đào tạo từ các trường , nhưng quan điểm đào tạo không đơn thuần là<br />
cung cấp kiến thức cần thiết cho người lao động tương lai, mà còn là 1 quá trình huấn<br />
luyện, tư vấn, hội nhập và phát triển được trong doanh nghiệp.<br />
Quan trọng hơn, việc đào tạo và học tập tại các trường được nhìn từ cấp độ quản lý trong<br />
doa nh nghiệp, là việc học và phát triển các kinh nghiệm thực tiển từ tác nghiệp của<br />
doanh nghiệp, mà còn gồm nhiều khía cạnh khác như thái độ và hành vi trong công việc,<br />
sự tự tin, tự chủ…hay bất kỳ một điều gì có thể để giúp cho sinh viên tiến bộ hơn và phát<br />
triển hơn trong doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
II PHÂN TÍCH CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO CHO<br />
SINH VIÊN<br />
<br />
<br />
Để đánh giá cấp độ phát triển của 1 sinh viên trong lĩnh vực học tập và đào tạo của nhà<br />
trường, người ta sử dụng nguyên tắc phân loại của Benjamin Bloom, nguyên tắc nầy cung<br />
cấp cấu trúc cho việc hoạch định, thiết kế và đánh giá hiệu quả của việc đào tạo. Mô hình<br />
nầy thực hiện như một danh mục, nhờ vào đó các trường có thể đảm bảo việc đào tạo<br />
được hoạch định ở từng mức độ để sinh viên có được sự phát triển cần thiết và phù hợp.<br />
Các trường xây dựng được chiến lược, mục tiêu đào tạo, đánh giá hiệu quả công tác đào<br />
tạo và phát triển của đơn vị mình.<br />
Mô hình phân loại của Benjamin Bloom gồm có 3 lĩnh vực là kiến thức, thái độ và kỹ<br />
năng mà 1 sinh viên cần đạt được trong quá trình học tập và phát triển tại trường, đươc<br />
chia ra theo mức độ khó khăn trong việc lĩnh hội, sinh viên phải tinh thông trước khi<br />
chuyển sang một cấp độ khó hơn, đó là cấp độ phát triển của việc học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cấp độ phát triển của Benjamin Bloom như sau:<br />
Cấp độ Kiến thức Thái độ Kỹ năng<br />
1 Dữ liệu hồi tưởng Tiếp nhận (nhận thức) Bắt chước<br />
2 Hiểu biết Hưởng ứng (đáp ứng Thao tác (theo chỉ dẫn)<br />
lại)<br />
3 Áp dụng (sử dụng) Nhận thức giá trị (hiểu Phát triển độ chính xác<br />
biết và hành động)<br />
4 Phân tích (cấu trúc và Tổ chức hệ thống giá Sự nối kết (kết hợp, hội<br />
yếu tố) trị cá nhân nhập những kỹ năng liên<br />
quan)<br />
5 Tổng hợp (sáng tạo/ Tiếp thu hệ thống giá Làm cho phù hợp<br />
xây dựng) trị (chấp nhận hành vi<br />
một cách vô thức).<br />
6 Đánh giá<br />
<br />
<br />
Nguyên tắc phân loại nầy được thể hiện chi tiết hơn trong từng lĩnh vực thông qua việc<br />
mô tả, các thí dụ căn bản để áp dụng thực tế trong công tác đào tạo tại các trường hiện<br />
nay.<br />
1. Cấu trúc kiến thức trong lĩnh vực học tập và đào tạo<br />
Cấp độ Phân loại Mô tả hành vi Thí dụ vệ hoạt động và Từ chính để mô tả<br />
chứng minh để đo lường<br />
1 Kiến thức Nhớ lại hoặc Trắc nghiệm, kể lại chi Sắp xếp, định nghĩa, mô tả,<br />
công nhận những tiết sự kiện hoặc thống kê, liệt kê, ghi nhớ, công nhận,<br />
thông tin được định nghĩa, dẫn luật hoặc thuật lại, lựa chọn, tuyên bố<br />
lĩnh hội thủ tục<br />
2 Sự nhận Hiểu biết ý Diễn giải hoặc giải thích ý Giải thích, lặp lại, soạn lại,<br />
thức nghĩa, có thể nghĩa từ một sự kiện hay phê bình, phân loại, tóm tắt,<br />
diễn đạt, giải một thông tin. Đề nghị minh họa , xem xét, báo cáo,<br />
thích, phiên dịch cách xử lý, phản ứng hay thảo luận, diễn giải, lý thuyết<br />
đưa ra giải pháp cho một hóa, tham khảo, thí dụ<br />
vấn đề, tạo ra những thí<br />
dụ hay ẩn dụ<br />
3 Áp dụng Áp dụng được Đem lý thuyết vào trong Sự dụng, áp dụng, khám phá,<br />
kiến thức đưa thực tiễn một cách hiệu quản trị, thực hiện, giải<br />
vào điều kiện cụ quả, chứng minh, giải quyết, sản xuất, thi hành, xây<br />
thể của tổ chức, quyết vấn đề, quản trị các dựng, thay đổi, chuẩn bị,<br />
doanh nghiệp hoạt động trong tổ chức, hướng dẫn, thực hiện, đáp<br />
doanh nghiệp ứng<br />
4 Phân tích Phân tích được Chỉ ra những bộ phận cấu Phân tích, phân nhỏ, so sánh,<br />
cấu trúc, các yếu thành và chức năng của đo lường, xác định số lượng,<br />
tố, nguyên tắc và quy trình, hệ thống. Khái thử nghiệm, nghiên cứu, liên<br />
các mối quan hệ niệm, đánh giá phẩm chất hệ, đánh giá, phân chia<br />
trong tổ chức, các yếu tố, mối quan hệ,<br />
doanh nghiệp giá trị, hiệu quả, đo lường<br />
những yêu cầu và nhu cầu<br />
của tổ chức, doanh nghiệp<br />
5 Tổng hợp Phát triển cấu Phát triển những kế Phát triển, hoạch định, xây<br />
(sáng tạo/ trúc, hệ thống, hoạch, những quy trình, dựng, sáng tạo, thiết kế, tổ<br />
xây dựng) mô hình, ý những giải pháp thiết kế. chức, đề nghị, thu thập, hội<br />
tưởng, cách tiếp Tổ chức các nguồn lực, ý nhập, thay đổi, tái cấu trúc<br />
cận sáng tạo tưởng, bộ phận, tạo ra mới<br />
cách tiếp cận mới<br />
6 Đánh giá Đánh giá tính Xem xét có tính chất Nhận định, đánh giá, đưa ra<br />
hiệu quả của toàn chiến lược kế hoạch và sự (một trường hợp), báo cáo<br />
bộ khái niệm liên chọn lựa liên quan đến về, điều tra, chỉ đạo, đánh<br />
quan đến giá trị, đầu tư, chi phí, tính khả giá, tranh luận<br />
hiệu quả, hiệu thi. Phân tích SWOT và<br />
lực. So sánh và đưa ra những lựa chọn,<br />
xem xét chiến tính toán hiệu quả cho<br />
lược, những yếu một kế hoạch hay một<br />
tố liên quan đến chiến lược, phân tích rủi<br />
bên trong và bên ro với những phân tích và<br />
ngoài tổ chức và đánh giá có tính hệ thống<br />
doanh nghiệp mới<br />
2. Cấu trúc thái độ trong lĩnh vực học tập và đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
Cấp Phân loại Mô tả hành vi Thí dụ về hoạt Từ chính để mô tả<br />
độ động và chứng<br />
minh để đo lường<br />
1 Lĩnh hội Sẵn sàng tiếp Lắng nghe giáo Đặt câu hỏi, lắng nghe, tập<br />
thu kinh viên, quan tâm đến trung, chú ý, tham gia, thảo<br />
nghiệm mới khóa học luận, thừa nhận, nghe, cởi<br />
hoặc học tập mở, giữ lại, theo đuổi, tập<br />
kinh nghiệm, trung, đọc, thực hiện, chịu<br />
dành thời gian đựng<br />
cho học tập tuy<br />
nhiên chưa chủ<br />
động<br />
2 Hưởng Hưởng ứng và Tham gia tích cực Phán ứng, hưởng ứng, tìm<br />
ứng tham gia một trong thảo luận kiếm, gạn lọc, giải thích,<br />
cách tích cực nhóm, các hoạt làm rõ, cung cấp những<br />
động ứng dụng, tham chiếu và ví dụ, đóng<br />
quan tâm đến hiệu góp, đặt câu hỏi, trình bày,<br />
quả học tập. Tích viện dẫn, trở nên sống<br />
cực trong hành động và thích thú, hỗ trợ<br />
động, đặt câu hỏi nhóm, soạn thảo, thi hành<br />
và chứng minh ý<br />
tưởng, giải thích<br />
những đề nghị<br />
3 Đánh giá Gắn liền Quyết định về giá Biện luận, thử thách, tranh<br />
những giá trị trị và những liên cãi, đương đầu, bào chữa,<br />
lĩnh hội được quan về ý tưởng, thuyết phục, phê bình<br />
và diễn giải kinh nghiệm. Chấp<br />
những ý kiến, nhận, cam kết cho<br />
quan điểm của quan điểm, giá trị<br />
cá nhân và các hành động<br />
riêng biệt của cá<br />
nhân<br />
4 Thiết lập Làm cho phù Phẩm định và Xây dựng, phát triển, làm<br />
hoặc khái hợp, tương lượng xóa những thành công thức, sửa đổi,<br />
niệm hóa thích những quan điểm, ý tưởng liên hệ, ưu tiên, đối chiếu,<br />
những giá quan điểm, ý cá nhân. Xác lập xắp xếp, so sánh<br />
trị tưởng và phát lập trường, vị trí và<br />
triển hệ thống niềm tin riêng của<br />
giá trị của cá cá nhân<br />
nhân<br />
5 Tiếp thu Chấp nhận hệ Tự lực, hành xử Hành động, biểu lộ, tác<br />
và mô tả thống niềm tin một cách kiên định dụng, giải quyết, tập luyện<br />
những giá và triết lý theo hệ thống giá<br />
trị trị mà cá nhân xác<br />
lập được<br />
<br />
<br />
<br />
3. Cấu trúc kỹ năng trong lĩnh vực học tập và đào tạo<br />
<br />
Cấp độ Phân loại Mô tả hành vi Thí dụ về hoạt động và Từ chính để mô<br />
chứng minh để đo lường tả<br />
1 Sự bắt Bắt chước hành Quan sát thầy giáo, Bắt chước, theo<br />
chước vi của giáo người hướng dẫn và lập dõi, tái tạo, tái<br />
viên, người lại thành hành động, quy lập, lập lại, gắn<br />
hướng dẫn qua trình bó<br />
quan sát<br />
2 Thực hiện Thực hiện lại Thực hiện những hướng Tái tạo, xây<br />
thao tác những hành dẫn hay chỉ thị từ văn dựng, thực hiện<br />
động từ sự bản hay bằng ngôn từ thể hiện, thi<br />
hướng dẫn hoặc hành.<br />
ghi nhận của trí<br />
nhớ<br />
3 Sự chính Thực hiện Thực hiện những nhiệm Chứng minh,<br />
xác những kỹ năng vụ hay hành động một hoàn thành, chỉ<br />
một cách tự tin,cách thuần thục với chất ra, hoàn hảo,<br />
độc lập, không lượng cao không cần sự định cỡ, kiểm<br />
cần giúp đỡ hay giúp đỡ hay hướng dẫn soát<br />
hướng dẫn của có thể minh họa hành<br />
giáo viên động của mình cho<br />
người khác thực hiện<br />
4 Sự kết hợp Phối hợp được Những hoạt động kết Xây dựng, giải<br />
các kỹ năng một hợp với các kỹ năng để quyết, kết hợp,<br />
cách nhịp nhàng phát triển thành những phối hợp, hội<br />
để hoàn thành phương pháp đáp ứng nhập, thích<br />
những mục tiêu, được những yêu cầu đa nghi, phát triển,<br />
công việc đề ra dạng, yêu cầu mới làm thành công<br />
thức, sửa đổi,<br />
tinh thông<br />
5 Sự phù hợp Tinh thông một Chi ra mục tiêu tiếp cận Thiết kế, định<br />
cách tự động, chiến lược cho việc sử rõ, quản trị,<br />
vô ý thức về dụng những thông tin, phát minh,<br />
những hành hành động đạt được nhu quản trị dự án<br />
động và những cầu chiến lược của tổ<br />
kỹ năng liên chức và của doanh<br />
quan ở cấp nghiệp<br />
chiến lược<br />
II XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VỀ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG<br />
Trong công tác đào tạo hiện nay tại các trường, việc đánh giá kết quả, hiệu quả những gì<br />
sinh viên đạt được trong quá trình học tập không chỉ là những kết quả đánh giá thông qua<br />
các bài thi cuối khóa, các luận văn tốt nghiệp…Sự tiến bộ của sinh viên và công tác đào<br />
tạo của trường chính là thái độ, hành vi, nhận thức, và sự áp dụng những kiến thức đã<br />
lĩnh hội được vào trong thực tế để phát triển kỹ năng cá nhân của 1 sinh viên.<br />
Dựa trên mô hình lý thuyết của Donal L Kirpatrick, tôi phân tích và tạm chia thành 4 cấp<br />
độ để đánh giá toàn diện về đào tạo tại các trường.<br />
- Phản ứng của sinh viên: Sinh viên suy nghỉ và cảm nhận gì về công tác đào tạo<br />
của trường.<br />
- Sự học tập: Sự gia tăng kiến thức và năng lực trong quá trình học tập tại trường.<br />
- Hành vi: Đánh giá về sự cải tiến và áp dụng kiến thức liên quan đến hành vi và<br />
năng lực.<br />
- Kết quả: Những hiệu quả thực tiển của doanh nghiệp có được từ quá trình đào tạo<br />
tại các trường.<br />
<br />
<br />
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VỀ HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
Mức độ Nội dung Mô tả đặc điểm Công cụ và phương Những liên quan đến<br />
đánh giá pháp đánh giá thực tiễn<br />
1 Sự phản ứng Đánh giá sự phản ứng là - Mẫu đánh giá kết - Có thể thực hiện ngay<br />
xem các sinh viên cảm quả đạo tạo của khi kết thúc khóa học.<br />
thấy như thế nào về quá đơn vị tổ chức đào - Thu thập nhanh, dễ<br />
trình đào tạo và học tập tạo dàng có được các<br />
bao gồm: - Kết quả phản hồi thông tin phản hồi<br />
- Thái độ, động cơ liên của cá nhân sinh - Không tốn tiền chi phí<br />
quan đến quá trình học viên về giáo viên, cho việc thu thập<br />
tập của sinh viên. chương trình đào thông tin và phân tích<br />
- Công tác tổ chức của tạo và tổ chức đào kết quả<br />
đơn vị thực hiện việc tạo. - Đánh giá được thái độ,<br />
đào tạo - Những báo cáo động lực của sinh viên<br />
- Tính khả thi của bằng văn bản hay sau chương trình đào<br />
chương trình đào tạo, báo cáo bằng tạo<br />
những nỗ lực, yêu miệng của sinh<br />
cầu trong quá trình viên cho cấp quản<br />
học tâp và áp dụng lý đào tạo (phòng<br />
những kiến thức này đào tạo)khi kết<br />
vào thực tiễn công thúc chương trình<br />
việc sau khi kết thúc đào tạo<br />
khóa học tại trường - Bản phân tích kết<br />
quả đào tạo của<br />
Phòng đào tạo<br />
2 Học tâp Đánh giá học tập là đo Những đánh giá hoặc - Tương đối đơn giản và<br />
lường sự gia tăng kiến kiểm tra tiêu biểu dễ thiết lập, rõ ràng<br />
thức (thông qua bản câu cho sự lượng hóa<br />
- Sinh viên được học hỏi, phỏng vấn, quan những kỹ năng<br />
những kiến thức cần sát) trước và sau khi - Sẽ khó khăn trong<br />
thiết cho công việc đào tạo để đánh giá đánh giá các kỹ năng<br />
của mình thông qua sự gia tăng kiến thức quản trị hay thái độ<br />
phân tích nhu cầu đào thông qua đào tạo sinh viên sau đào tạo<br />
tạo của doanh nghiệp - Phương pháp đánh - Việc thiết kế đánh giá<br />
hay đề nghị của bộ giá cần gắn liền kém sẽ khó phân tích<br />
phận quan hệ doanh với mục tiêu đào và đo lường kết quả<br />
nghiệp hay sinh viên tạo mà nhà trường đào tạo.<br />
- Phạm vi hay lĩnh vực đề ra<br />
nào sinh viên lĩnh hội - Những chỉ số đo<br />
được để áp dụng vào lường cần được<br />
thực tiễn doanh thiết lập để lượng<br />
nghiệp sau khi kết hóa<br />
thúc chương trình đào - Phương pháp phản<br />
tạo tại trường hồi 360o có thể<br />
được sử dụng<br />
trước và sau khi<br />
đào tạo để đánh giá<br />
sự thay đổi trong<br />
quá trình đào tạo<br />
- Việc tự đánh có<br />
thể được sử dụng,<br />
nhưng tiêu chuẩn<br />
và sự đo lường nên<br />
được thiết kế và<br />
hướng dẫn cẩn<br />
thận khi thực hiện<br />
<br />
3 Hành vi Đánh giá hành vi là đánh Việc quan sát và Việc đo lường sự thay<br />
giá việc sinh viên áp phỏng vấn là cần thiết đổi hành vi một cách tiêu<br />
dụng học tập và thay đổi để đánh giá sự thay biểu đòi hỏi sự hợp tác và<br />
thái độ trong công việc đổi, các yếu tố tác kỹ năng của những nhà<br />
có thể ngay lặp tức hay động đến sự thay đổi quản lý giáo dục<br />
sau vài khóa tùy thuộc và khả năng phản ứng - Khó thực hiện, diễn<br />
vào tình huống trước sự thay đổi giải hay lượng hóa so với<br />
- Sinh viên áp dụng - Cần xác định lịch các nội dung đánh giá<br />
được những gì đã học trình đánh giá, việc khác trong đào tạo.<br />
hỏi được vào thực tế đánh giá ngẫu - Đánh giá sự thay đổi<br />
công việc để có hiệu nhiên sẽ không hành vi đòi hỏi sự quan<br />
quả khi kết thúc chính xác vì sinh tâm và hỗ trợ tốt của cấp<br />
chương trình đào tạo viên sẽ thay đổi quản lý trong nhà trường.<br />
- Những điều doanh suy nghĩ tùy theo Trường phải phải quan<br />
nghiệp quan tâm và thời điểm tâm đến vấn đề này trước<br />
kỳ vọng từ sinh viên - Việc đánh giá cần khi tổ chức đào tạo<br />
có được doanh thiết kế phù hợp để<br />
nghiệp đánh giá trong tránh những xét đoán<br />
việc đánh giá thành chủ quan của người<br />
tích nhân viên quan sát hay phỏng<br />
- Những thay đổi về vấn, nó sẽ ảnh hưởng<br />
thái độ, hành vi, kỹ đến độ tin cậy và<br />
năng..của sinh viên tính kiên định của kế<br />
được duy trì hoạch đánh giá<br />
- Sinh viên có thể<br />
chuyển giao những gì<br />
họ lĩnh hội được việc<br />
đào tạo và học tập<br />
cho những đồng<br />
nghiệp khác trong<br />
doanh nghiệp khi làm<br />
việc<br />
- Sinh viên có nhận<br />
thức và đánh giá<br />
được sự thay đổi của<br />
chính họ trước và sau<br />
quá trình đào tạo.<br />
4 Kết quả Đánh giá kết quả là hiệu Nhiều tiêu chuẩn Đối với sinh viên thì<br />
quả trong sản xuất kinh đánh giá có thể có không có khó khăn<br />
doanh hoặc môi trường sẵn trong hệ thống nhưng đối với nhà trường<br />
làm việc của sinh viên báo cáo quản lý của thì việc này khó khăn<br />
được đào tạo, nhà trường nhà trường. hơn nhiều<br />
phải xây dựng các tiêu - Sinh viên cần biết Những yếu tố khách<br />
chí hay tiêu chuẩn đánh được những tiêu chí quan bên ngoài cũng tác<br />
giá hay những tiêu chuẩn động đến kết quả đánh<br />
nào trong công việc giá, có thể làm cấp quản<br />
của mình sẽ được lý nhà trường đưa ra<br />
đánh giá sau khi kết những nhận định đánh<br />
thúc chương trình đào giá không phù hợp<br />
tạo<br />
- Đối với cấp quản lý<br />
nhà trường việc đánh<br />
giá phải gắn liền với<br />
các chỉ tiêu, kế hoạch<br />
của tổ chức… Những<br />
nhân xét gì về công<br />
tác quản trị đơn vị<br />
sau khi sinh viên<br />
được đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
III TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU DOANH NGHIỆP<br />
<br />
<br />
Việc phân tích và xây dựng nhu cầu đào tạo tại các trường là việc cơ bản đầu tiên cần<br />
thực hiện, nó giúp các trường xác định nhu cầu đào tạo một cách hệ thống và chính xác<br />
để tìm ra những phương thức đào tạo phù hợp, hiệu quả so với mục tiêu mình đề ra. Nhu<br />
cầu nầy xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp và những kỳ vọng mà doanh nghiệp mong<br />
muốn khi tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp làm việc tại đơn vị mình. Như vậy các trường<br />
phải phân tích hệ thống liên quan đến tác nghiệp và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp,<br />
những phân tích nầy sẽ cung cấp cơ sở để các trường xây dựng được nội dung đào tạo<br />
phù hợp.<br />
1. Phân tích đào tạo tại các trường<br />
Phân tích đào tạo là giai đoạn nền tảng cho việc xây dựng và chọn lựa chương trình đào<br />
tạo của các trường, nó cung cấp những nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, thực<br />
hành…phù hợp theo mục tiêu mà các doanh nghiệp mong muốn, nó hổ trợ thêm cho việc<br />
ứng tuyển của sinh viên khi mới ra trường, tránh trường hợp doanh nghiệp cần người có<br />
kinh nghiệm mà sinh viên ra trường không được tuyển dụng làm việc thì lấy đâu ra kinh<br />
nghiệm.<br />
Những phân tích về hệ thống đào tạo được thực hiện từ nhà trường và hệ thống quản lý<br />
trong doanh nghiệp, đến các chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Bao gồm những công việc<br />
sau:<br />
- Xem xét hệ thống và các qui trình quản lý trong doanh nghiệp.<br />
- Liệt kê, biên soạn các chức danh công việc trong doanh nghiệp, bản mô tả công<br />
việc của từng chức danh và nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh.<br />
- Tiến hành phân tích những hạn chế hiện có trong bố trí chương trình học của<br />
trường theo chuyên ngành đào tạo.<br />
- Chọn lựa, điều chỉnh những nội dung cần đào tạo hay thay đổi phương pháp đào<br />
tạo.<br />
2. Phân tích hệ thống doanh nghiệp và hệ thống đào tạo của trường<br />
Mục đích của việc phân tích hệ thống doanh nghiệp và hệ thống đào tạo của trường là<br />
công cụ hổ trợ tiến trình đào tạo và chiến lược đào tạo các trường.<br />
Nhà trường phải biết được hệ thống và cấu thành hệ thống trong hoạt động của các doanh<br />
nghiệp. Nó là tập hợp các khái niệm, lĩnh vực để thực hiện chức năng trong doanh<br />
nghiệp. Một tổ chức là một hệ thống hay là tập hợp của 1 hệ thống, hệ thống sẽ sử dụng<br />
các tác nghiệp trong tổ chức để sản xuất, kinh doanh một sản phẩm, một dịch vụ nào đó.<br />
Việc phân tích các yếu tố nầy sẽ giúp các trường và các doanh nghiệp tìm ra được các<br />
điểm không phù hợp trong nhu cầu đào tạo giữa trường và sự đáp ứng của các doanh<br />
nghiệp. Sự tham gia hổ trợ phân tích không thể thiếu sự tham gia của các CB quản lý cao<br />
cấp trong doanh nghiệp, vì chính họ là người hiểu biết về hệ thống và các quá trình hoạt<br />
động liên quan đến đào tạo và sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp.<br />
Khi phân tích 1 hệ thống phải chú ý đến phạm vi và mối quan hệ của nó, một điểm khởi<br />
đầu hay kết thúc của 1 hệ thống có thể liên quan đến nhiều hệ thống khác trong nhà<br />
trường cũng như trong doanh nghiệp. Việc phân tích cần thực hiện từng bước, từ đơn<br />
giản đến phức tạp, phải hiểu thấu đáo yếu tố con người và các mối quan hệ của nó trong<br />
hệ thống trước khi thực hiện các bước tiếp theo.<br />
Trường và các doanh nghiệp phải xác định những vấn đề không phù hợp thuộc về yếu tố<br />
đào tạo hay là các yếu tố khác. Nếu là do yếu tố đào tạo, việc phân tích phải cho ra được<br />
các thông tin thiết yếu và hữu dụng để xây dựng chương trình đào tạo. Dưới đây là một<br />
số thông tin có thể tham khảo trong quá trình phân tích hệ thống:<br />
- Các chiến lược thực hiện để hoàn thành những mục tiêu của hệ thống.<br />
- Những vấn đề tồn tại hay phát sinh của hệ thống đó.<br />
- Tiêu chí, tiêu chuẩn yêu cầu của hệ thống.<br />
- Động cơ, động lực thúc đẩy của hệ thống.<br />
- Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân viên trong hệ thống.<br />
- ….<br />
3. Phân tích tác nghiệp tại doanh nghiệp<br />
Để phục vụ cho việc phân tích tác nghiệp, trường và doanh nghiệp phải phân tích các tác<br />
nghiệp, hệ thống hóa các công việc cụ thể, phải liệt kê hay biên soạn các danh mục cụ thể<br />
đối với doanh nghiệp, bảng mô tả công việc trong các doanh nghiệp.<br />
Danh mục công việc: Liệt kê các công việc có trong doanh nghiệp, mỗi công việc có tên<br />
riêng và chức danh công việc đó. Mỗi công việc sẽ có 1 nhiệm vụ cụ thể mà người đảm<br />
nhận công việc đó phải hoàn thành. Đối chiếu với nội dung và chương trình học của sinh<br />
viên để so sánh.<br />
Bản mô tả công việc: Được thực hiện từ việc phân tích công việc, đó là quá trình chia<br />
nhỏ công việc thành những nhiệm vụ cụ thể, nó xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ mà<br />
1 nhân viên cần có để hoàn thành công việc. Khi bản mô tả công việc được xây dựng chi<br />
tiết và cụ thể, nhà trường mới có thể hiểu được một cách rõ ràng ngoài kiến thức ra mình<br />
cần phải đào tạo những kỹ năng, thái độ, hành vi nào để phù hợp với công việc.<br />
Việc phân tích công việc để chọn lựa những nội dung cần đào tạo tại trường có thể tham<br />
khảo 1 số các câu hỏi gợi ý sau:<br />
- Mức độ khó khăn và tính chất phức tạp của công việc đó như thế nào?<br />
- Những thái độ và hành vi nào cần phải có trong quá trình thực hiện công việc?<br />
- Tần suất hay mức độ thường xuyên mà công việc đó phải thực hiện?<br />
- Mức độ quan trọng của nhiệm vụ đối với công việc hay công việc với tổ chức?<br />
- Nhiệm vụ hay công việc thực hiện với góc độ cá nhân hay phải có sự hổ trợ từ các<br />
yếu tố bên ngoài, nó có bị tác động hay là một phần cấu thành của nhóm công<br />
việc phức tạp khác?<br />
- Sự ảnh hưởng của doanh nghiệp như thế nào nếu nhiệm vụ hay công việc trên<br />
thực hiện không đúng hay không hoàn thành?<br />
- Những phạm vi hay nội dung cụ thể nào của nhiệm vụ hay công việc mà nhà<br />
trường chưa đào tạo?<br />
- Yêu cầu hay tiêu trí, tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc của nhiệm vụ?<br />
- Những thủ tục hay qui trình gì trong việc phối hợp giữa các đơn vị để hoàn thành<br />
nhiệm vụ trong doanh nghiệp?<br />
- Những yếu tố tiên quyết nào về kiến thức, thái độ, hành vi…của người nhân viên<br />
để hoàn thành công việc.<br />
- …..<br />
III NỘI DUNG ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
Trong doanh nghiệp lĩnh vực đào tạo chia làm 2 nhóm chính là đào tạo kiến thức chuyên<br />
môn và kỹ năng “mềm” trong doanh nghiêp bao gồm: kỹ năng tuyển dụng, kỹ năng giao<br />
tiếp, tổ chức công việc, làm việc nhóm….<br />
Đào tạo kiến thức chuyên môn: là nội dung đào tạo những kiến thức liên quan trực tiếp<br />
đến ngành nghề của các sinh viên. Chất lượng sản phẩm , dịch vụ đầu ra và hiệu quả sản<br />
xuất kinh doanh tùy thuộc vào yếu tố nầy.<br />
Trình độ “ tay nghề” của 1 sinh viên được thể hiện ở sự hiểu biết về chuyên môn để hoàn<br />
thành những công việc có mức độ phức tạp nhất định thuộc 1 nghề, hay một chuyên môn<br />
nào đó. So với lao động giản đơn, lao động chuyên môn đòi hỏi 1 chất lượng lao động<br />
cao hơn, tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong cùng một thời gian làm việc. Trình độ nầy<br />
được thể hiện ở tiêu chuẩn chuyên môn, khả năng điều hành, tổ chức công việc để hoàn<br />
thành những công việc được giao.<br />
Đào tạo kỹ năng “mềm” giúp nâng cao kỹ năng của sinh viên, tạo được sự tư tin khi bắt<br />
tay vào làm việc trong doanh nghiệp. Sinh viên sẽ tránh được tình trạng bở ngỡ, không<br />
biết gì khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp, nếu vượt qua được giai đoạn thử việc, các<br />
em sẽ nhanh chóng thích hợp và phát huy được kiến thức và khả năng của mình trong<br />
doanh nghiệp.<br />
1. Nguyên tắc đào tạo kiến thức chuyên môn:<br />
Nguyên tắc đào tạo: Các trường sẽ xây dựng cho mình những nguyên tắc và phương<br />
pháp đào tạo phù hợp theo chuyên môn mà mình tổ chức. Các khoa và giảng viên khi<br />
giảng dạy các bộ môn cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau:<br />
- Khi bắt đầu đào tạo môn học phải cung cấp cho sinh viên các thông tin cần thiết<br />
như mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch học tập, phương pháp đánh giá sau<br />
khi kết thúc môn học và yêu cầu thực tiển các doanh nghiệp để sinh viên hiểu<br />
được các bước trong quá trình đào tạo và tham gia tích cực vào quá trình dạy học<br />
của giáo viên.<br />
- Tìm dẫn chứng từ các doanh nghiệp để minh họa khi cung cấp cho sinh viên các<br />
kiến thức, tư liệu, kỹ năng mới.<br />
- Nội dung đào tạo nên cô động sát thực tế doanh nghiệp, nhấn mạnh đến các điểm<br />
quan trọng và cách thức áp dụng vào trong công việc của doanh nghiệp 1 cách cụ<br />
thể, không đào tạo quá rộng hay quá cao vượt khả năng tiếp thu của sinh viên.<br />
- Tập trung nhiều vào phần thực hành, giải quyết các tình huống, thảo luận<br />
nhóm…Sinh viên sẽ mau nhớ và lậu quên nếu các thí dụ càng sát thực tế doanh<br />
nghiệp, thực hành và giải quyết các tình huống là phương pháp quan trọng để tiếp<br />
thu được nhiều kiến thức và kỹ năng mới.<br />
- Để sinh viên học tập và tiếp thu kiến thức theo phương pháp và kiến thức riêng<br />
của mình, thường xuyên khuyến khích và yêu cầu sinh viên cũng cố các kiến thức<br />
mà mình tiếp thu được.<br />
- Khuyến khích khen thưởng kịp thời các sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập.<br />
2. Phương pháp đào tạo kiến thức chuyên môn:<br />
Đào tạo bài giảng: Là phương pháp đào tạo lý thuyết cơ bản trước, sau đó thực hiện<br />
các bước thực hành trên cơ sở lý thuyết sinh viên đã lĩnh hội.<br />
Phương pháp nầy nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và<br />
thường được phối hợp với các kỹ năng thực hành mới. Nó đòi hỏi giáo viên phải<br />
chuẩn bị tốt giáo trình và các phương tiên hổ trợ giảng dạy.<br />
Phương pháp nghe nhìn: Là phương pháp cung cấp kiến thức và kỹ năng cho sinh<br />
viên thông qua các phương tiện nghe nhìn, phổ biến nhất là các băng hình được chuẩn<br />
bị theo yêu cầu đào tạo môn học. Giáo viên chỉ cung cấp thêm thông tin và các điểm<br />
cần lưu ý cho sinh viên. Phương pháp nầy thường được áp dụng trong việc hướng dẫn<br />
kỹ thuật, qui trình thực hiện công việc, thao tác tác nghiệp trong sản xuất, kinh<br />
doanh…<br />
Đào tạo mô phỏng: Là phương pháp day thựcc hành trên các thiết bị kỹ thuật có<br />
những tính năng, đặc điểm như trong thực tế. Phương pháp nây thường được áp dụng<br />
trong các trường có qui mô lớn, đặc thù như giao thông vận tải, năng lượng…<br />
Phương pháp thảo luận nhóm, nhập vai: Thường được áp dụng trong các môn học<br />
nghiên về hướng kiến thức kỹ năng. Giáo viên sẽ đưa ra tình huống và yêu cầu sinh<br />
viên nhập vai một nhân vật nào đó trong tình huống. Việc nhập vai sẽ đưa đến các<br />
thảo luận, tranh luận tạo nên hứng thú và nhiều ý tưởng mới cho sinh viên. Để việc<br />
thực tập được hoàn chình, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung, phương pháp hướng<br />
dẫn sinh viên thực hiện và xác định cụ thể thời gian cho các bước thực hiện.<br />
Nghiên cứu tình huống: Là phương pháp các sinh viên thực tập phân tích và giải<br />
quyết các tình huống thực tế phát sinh trong doanh nghiệp hay các tình huống giả<br />
định và thảo luận với các sinh viên khác. Phương pháp nầy cung cấp những kinh<br />
nghiệm thực tế trong việc xác định và giải quyết các vấn đề tổng hợp với sự giúp đở<br />
của giáo viên, thông qua thảo luận nghiên cứu tình huống, các sinh viên sẽ có nhiều<br />
phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế của doanh nghiệp. Phương<br />
pháp nầy rất có hiệu quả trong các tình huống thực trong doanh nghiệp, nó tạo điều<br />
kiện tốt để mỗi sinh viên sẽ bị cuốn hút vào sự việc và tạo nên sự hấp dẫn trên cơ sở<br />
sáng tạo ra nhiều mức độ, tiêu thức và cách giải quyết. Phương pháp nầy đòi hỏi giáo<br />
viên phải chuẩn bị các tình huống một cách kỹ lưỡng, các vấn đề cần được thảo luận<br />
nhóm trước khi thảo luận chung trong lớp học.<br />
Trò chơi quả trị: Đây là phương pháp mô phỏng các tình huống kinh doanh, hay lập<br />
kế hoạch các dự án, các sinh viên sẽ đươc chia thành từng nhóm, các nhóm sẽ xây<br />
dựng kế hoạch hay dự án trên mô phỏng giống như thực tế. Mỗi nhóm sẽ xây dựng<br />
các mục tiêu, các phương án và lựa chọn các quyết định khác nhau. Sau đó các nhóm<br />
sẽ bảo vệ luận chứng của mình trước lớp. Phương pháp nầy sinh viên sẽ học được<br />
những gì ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp trong môi trường sản xuất kinh<br />
doanh thực tế, các phát sinh mà doanh nghiệp phải đương đầu cũng như các giải pháp<br />
có thể áp dụng được. Phương pháp nầy thu hút vì tính sinh động và hiện thực, tính<br />
cạnh tranh, khả năng tổ chức của toàn nhóm. Từ các vấn đề được trình bày, giáo viên<br />
sẽ hướng sinh viên đến các yêu cầu về chiến lược, công tác hoạch định, cách đưa ra<br />
quyết định để nâng cao kiến thức thực tiển của sinh viên.<br />
Hội thảo: Là phương pháp trao đổi về một chủ đề thông qua các tham luận của sinh<br />
viên, các ý kiến được đưa ra, sau đó giáo viên sẽ đút kết ý kiến thành những nội dung<br />
cụ thể để thực hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IV ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÃ HỘI QUA VIỆC ĐÀO TẠO THEO Ô HÌNH<br />
MỚI<br />
Trong giới hạn nghiên cứu nầy, tôi xây dựng đánh giá hiệu quả xã hội thông qua việc<br />
đào tạo theo mô hình mới trên phương pháp tính ROI ( return on investment) trong<br />
đào tạo.<br />
Việc đánh giá ROI trong đào tạo là một vấn đề khó khăn của các trường để đánh giá<br />
hiệu quả đào tạo, vì nó liên quan đến nhiều khía cạnh được xem xét, trong đó một số<br />
khía cạnh khó lượng hóa được trong điều kiện nó đứng riêng rẽ độc lập. Chi phí đầu<br />
tư của sinh viên trong đào tạo dễ nhận biết, nhưng lợi ích xã hội có thể mang tính chủ<br />
quan của cá nhân.<br />
Tuy nhiên, tìm kiếm một chỉ số đo lường giá trị lợi ích xã hội, dù khó khăn vẫn hơn là<br />
không có gì để đánh giá hiệu qua đào tạo của các trường trong việc cung ứng nguồn<br />
lao động vào xã hội hàng năm.<br />
Dưới đây là phương pháp đánh giá chủ quan của cá nhân tôi về đánh giá hiệu quả đào<br />
tạo theo mô hình mới so với mô hình trước đây:<br />
Các bước thực hiện Phương pháp tính toán Thí dụ cụ thể (VND)<br />
Xác định mức lương của Lương tháng x 12 3.000.000 X12= 36.000.000<br />
sinh viên mới ra trường<br />
Xác định tỷ lệ nhiệm vụ Ước lượng 50%<br />
được đào tạo theo phương<br />
pháp cũ ( giả sử 50%)<br />
Giá trị công việc 36.000.000x 50% 18.000.000<br />
Kết quả công việc thực hiện 1 là mức thấp nhất 4 ( ước lượng)<br />
tại DN ( thang từ 1 đến 10) 10 là mức cao nhất<br />
Chi phí lương/ kết quả công 18.000.000 x4/10= 6.400.000<br />
việc 6.400.000<br />
Kết quả thành tích nếu thay 1 là mức thấp nhất 8 ( ước lượng)<br />
đổi mô hình giảng dạy 10 là mức cao nhất<br />
Chi phí lương/kết quả công 18.000.000X8/10 14.400.000<br />
việc<br />
Hiệu quả khi thay đổi 14.400.000 – 6.400.000 8.000.000<br />
phương pháp đào tạo<br />
Chi phí thay đổi Phương 1000.000 1000.000<br />
pháp dạy cho 1SV/năm<br />
Hiệu quả do phương pháp 8.000.000 – 1.000.000 7.000.000<br />
mới mang lại<br />
Với 4 triệu SV/ năm học 7.000.000 x 4.000.000 28.000.000.000.000<br />
<br />
<br />
Như vậy : ROI= 7000.000/1.000.000=700%<br />