Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 4
download
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” được triển khai thực hiện từ năm 2020 – 2022 tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang. Dự án Xây dựng 09 mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa với tổng quy mô 875 ha, sử dụng 50kg lúa giống/ha.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
- XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MẠ KHAY, MÁY CẤY TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Ngọc Hoàng, Trần Ngọc Thạch Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long Tóm tắt: Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” được triển khai thực hiện từ năm 2020 – 2022 tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang. Dự án Xây dựng 09 mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa với tổng quy mô 875 ha, sử dụng 50kg lúa giống/ha. HTX, nông dân tha gia dự án được hỗ trợ 50% lúa giống, máy cấy, máy gieo hạt, khay mạ, đồng thời được tập huấn kỹ thuật về làm mạ khay cho máy cấy, kỹ thuật cấy lúa bằng máy và các gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trong quản lý cỏ dại, nước, sâu bệnh, bón phân, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật 1 Phải 5 Giảm, … thông qua dự án, mở rộng diện tích lúa cấy bằng máy, hình thành tổ dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, trước mắt là khâu mạ khay, máy cấy. Việc ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa sẽ giúp giảm lượng giống gieo sạ, thuốc bảo vệ thực vật, thuận tiện trong khâu chăm sóc, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế người trồng lúa và tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 2.100 nghìn ha sản xuất lúa, canh tác 2-3 vụ lúa/năm với tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 3,96 triệu hécta, chiếm khoảng 54,5%% tổng diện tích gieo trồng lúa của cả nước. sản xuất ra được 23,8 triệu tấn lúa, chiếm 55,7% tổng sản lượng lúa của cả nước (Tổng cục thống kê, 2020). Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu được từ 6-7,5 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt khoảng 2-3 tỉ USD. Trong đó, vùng ĐBSCL cung cấp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, trong sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL, đại đa số nông dân dùng phương pháp sạ lan (80%). Phương pháp sạ lan này có ưu điểm là đơn giản, dễ thao tác, không đòi hỏi mặt đồng phải bằng phẳng, hoặc làm đất kỹ, v.v… nhưng cũng có một số nhược điểm như: tốn nhiều hạt giống (200 – 250kg/ha), do sạ dày lúa dễ đổ ngả và phát sinh nhiều sâu bệnh. Nguyên nhân dùng sạ lan một phần là do tập quán từ lâu đời, một phần do chưa phổ máy gieo, máy cấy và phương pháp làm mạ thích hợp. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ra những thay đổi rõ nét tác động tiêu cực đến sản xuất lúa tại các vùng này, làm cho cơ cấu mùa vụ thay đổi, tăng dịch bệnh trên cây lúa, thiếu nước tưới trong sản xuất; cùng với việc nông dân sản xuất lúa vẫn giữ thói 61
- quan canh tác lúa theo kinh nghiệm như sử dụng lượng giống khá cao, sử dụng nhiều thuốc và phân bón; giá lúa bấp bênh và giá vật tư nông nghiệp tăng cao, sản phẩm lúa gạo có giá trị không cao trên thị trường quốc tế cũng làm giảm sút thu nhập của người trồng lúa Tiến bộ kỹ thuật cấy lúa bằng máy được cải tiến phù hợp với đồng ruộng của nông dân ĐBSCL, đây là một trong những giải pháp giúp giảm lượng hạt giống gieo sạ trên diện rộng, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp & PTNT theo chỉ thị 4864/CT-BNN-TT ngày 19/6/2015 về việc tăng cường sử dụng giống lúa chất lượng cao, hạt giống xác nhận và giảm lượng giống gieo sạ ở các tỉnh Nam Bộ và phát động chương trình “Giảm lượng giống lúa gieo sạ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”; và góp phần thực hiện mục tiêu đề ra của Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 8/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Vật liệu Trong 3 năm (2020 – 2022) xây dựng 09 mô hình với 875 ha ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa, máy và vật tư cho mô hình như sau: - Máy, thiết bị: 38 máy cấy các loại (đi bộ, ngồi lái), 171.500 khay nhựa gieo mạ; 03 máy gieo hạt; 01 máy trộn đất; - Lúa giống: 43.750 kg, cấp xác nhận - Biển hiệu, pano 30 cái; Tờ rơi về kỹ thuật làm mạ khay cấy máy 2.500 tờ và tổ chức tập huấn trong mô hình với 10 lớp cho 400 người; Tập huấn nhân rộng mô hình cho 10 lớp với 350 người; Hội thảo đầu bờ, hội thảo nhân rộng mô hình 04 lượt. 2.2. Phương pháp triển khai thực hiện Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang trong việc chọn điểm, chọn hộ thuộc vùng chuyên canh, nông dân cam kết đồng thuận tham gia, … để xây dựng mô hình. Xây dựng Hợp tác xã dịch vụ cơ giới và mô hình tổ hợp tác. Ưu tiên chọn Hợp tác xã, hoặc tổ làm dịch vụ cơ giới hóa để hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị, vật tư của dự án; Nông dân tham gia mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa: ưu tiên những nông dân thuộc tổ liên kết sản xuất hoặc hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ. 62
- Mỗi mô hình phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật, giải đáp thắc mắc của nông dân và phối hợp chủ nhiệm dự án, cơ quan thực hiện để xử lý, tháo gỡ kịp thời các vấn đề phát sinh. Tùy thuộc vào địa phương và vùng đất canh tác mà cung cấp loại máy cấy phù hợp theo yêu cầu, cơ sở cung cấp máy, vật tư có uy tín. Tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền trên báo đài về mạ khay, cấy máy, kỹ thuật canh tác lúa cấy máy, … 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 3.1. Công tác xây dựng mô hình - Diện tích xây dựng mô hình cấy máy năm 2020 – 2021 là 560 ha, tại tỉnh Sóc Trăng là 220 ha, tại tỉnh Tiền Giang là 160 ha và tỉnh Hậu Giang là 180 ha. Diện tích mở rộng mô hình mạ khay cấy máy hơn 200 ha, không chỉ cấy trong tỉnh mà còn mở rộng cho vùng lân cận thuộc tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Mô hình sử dụng 50 kg lúa giống/ha, khoảng cách hàng – hàng 25cm và 30cm, khoảng cách khóm – khóm từ 12 – 16cm, số cây mạ/khóm trung bình 5 cây. Hình 1. Mô hình trình diễn mạ khay, cấy máy tại ĐBSCL Số lượng, loại vật tư, thiết bị máy móc mỗi loại cung cấp cho nông dân đúng theo như hợp đồng đã ký gồm các loại máy cấy Yanmar, Yamaha Power, khay mạ, máy gieo hạt, trong đó nông dân đối ứng 50% giá trị. Bảng 1. Vật tư, thiết bị bàn giao năm 2020, 2021 TT Thiết bị Máy cấy Khay mạ máy gieo Máy trộn giá Lúa giống Địa phương (máy) (cái) hạt (máy) thể (máy) (kg) 1 Hậu Giang 6 63.000 0 0 11.000 2 Tiền Giang 3 56.000 2 1 8.000 3 Sóc Trăng 12 0 0 0 9.000 Tổng cộng 21 119.000 2 1 28.000 63
- Giống lúa cấp xác nhận là 28.500 kg: gồm OM18, OM5451 được cung ứng bởi Viện lúa ĐBSCL và ST25 đúng nguồn gốc. Với 12 cán bộ chỉ đạo xây dựng mô hình, có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các lĩnh vực nông học, trồng trọt, bảo vệ thực vật, hệ thống nông nghiệp đã chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các hộ tham gia thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, báo cáo tình hình sinh trưởng và phát triển, sâu bệnh hại, theo dõi năng suất, hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình. Quy trình kỹ thuật áp dụng: Quy trình kỹ thuật về làm mạ khay cho máy cấy, quy trình kỹ thuật cấy lúa bằng máy và các gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trong quản lý cỏ dại, quản lý ngập – khô xen kẽ, sâu bệnh, bón phân, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật 1 Phải 5 Giảm. 3.2. Công tác tập huấn, hội thảo, tham quan Qua 2 năm triển khai dự án đã tổ chức được 12 lớp tập huấn trong và ngoài mô hình với 450 người được đào tạo, tổ chức 12 lượt hội thảo, tham quan về mô hình với hơn 720 người tham dự. Thông qua lớp tập huấn giúp nông dân nắm vững quy trình sản xuất lúa 1 phải 5 giảm và phương pháp làm mạ, kỹ thuật làm mạ sân kỹ thuật bảo dưỡng máy cấy và tham quan thực tế. Qua những nội dung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình, đã nâng cao nhận thức cho người dân, tạo tâm lý an tâm ứng dụng công nghệ mạ khay, cấy máy vào sản xuất. Hình 2. Tập huấn, hội thảo mạ khay, cấy máy tại Sóc Trăng Ngoài ra, nông dân còn được tư vấn, hướng dẫn xây dựng Hợp tác xã và mô hình tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa, xây dựng quy chế hoạt động, phương án quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của mô hình đúng mục đích, có hiệu quả. 3.3. Hiệu quả, tác động của mô hình 3.3.1. Hiệu quả kinh tế máy cấy Lấy mô hình đầu tư máy cấy và dịch vụ cấy máy tại Hậu Giang năm 2020 để làm cơ sở tính toán: 64
- + Máy cấy đi bộ 6 hàng, giá máy là 120.000.000 đồng, thời gian sử dụng 5 năm. + Năng suất hoạt động: 1,5 ha/ngày/máy; Số ngày hoạt động của máy cấy 20 ngày/vụ/máy; vụ Thu Đông máy cấy được 30 ha trên địa bàn huyện Long Mỹ. + Chi ban đầu (nhiên liệu, làm mạ, công LĐ, khấu hao, …): 2.400.000 đồng/ha + Giá cấy máy: 4.300.000 đồng/ha, vậy lợi nhuận 1 ha là 1.900.000 đồng. Lợi nhuận cho 1 vụ là: 1.900.000 đ/ha x 30ha = 57.000.000 đồng. Như vậy, chỉ sau 2 vụ người làm dịch vụ đã thu hồi vốn. 3.3.2. Hiệu quả kinh tế người sản xuất lúa Về năng suất: Năng suất lúa tăng hơn so với đối chứng 3,13 – 6,15%, chất lượng sản phẩm đạt theo yêu cầu, từ đó có thể cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước, góp phần tăng lợi nhuận. Hiệu quả về kinh tế: nông dân tăng thu nhập và chêch lệch lợi nhuận hơn 15 - 22% so với đối chứng theo canh tác truyền thống. Do giảm được giống, phân bón, thuốc BVTV, sản phẩm đầu ra được bao tiêu với giá thành cao hơn. Bảng 2. So sánh hiệu quả sản xuất lúa năm 2020. TT Địa điểm Nội dung Mô hình Đối chứng Năng suất lúa (tấn/ha) 5,61 5,44 1 Hậu Giang Tổng chi/ Tổng thu (trđ) 18,31/36.46 19,52/35,36 Lợi nhuận (trđ) 18,15 15,83 Năng suất lúa (tấn/ha) 9,0 8,6 2 Tiền Giang Tổng chi/ Tổng thu (trđ) 19,59/54,00 19,71/51,60 Lợi nhuận (trđ) 34,40 31.88 Năng suất lúa (tấn/ha) 7,15 6,73 3 Sóc Trăng Tổng chi/ Tổng thu (trđ) 16,90/57,20 16,98/48,34 Lợi nhuận (trđ) 40,30 31,45 4. KẾT LUẬN Dự án ứng dụng mạ khay, cấy máy đã khẳng định tính ưu thế trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, tăng thu nhập cho người làm dịch vụ cấy lúa cũng như người trồng lúa. Được nông dân tin tưởng, an tâm ứng dụng vào sản xuất. Tiếp tục thực hiện mô hình vào các năm tiếp theo để đánh giá hiệu quả của mô hình với độ tin cậy cao, đồng thời xây dựng mô hình với quy mô cánh đồng lớn. Tổ chức hội thảo, tham quan và phối hợp báo đài để tuyên truyền nhân rộng mô hình. 65
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa ở Vùng Trũng xã Lộc Sơn
9 p | 1006 | 218
-
Báo cáo Tóm tắt một số dự án nông thôn miền núi – Bộ Khoa học và Công nghệ
195 p | 187 | 23
-
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
3 p | 115 | 14
-
Xây dựng mô hình thương mại điện tử nông thôn Việt Nam dựa trên đặc sản nông sản và trải nghiệm giáo dục địa phương
33 p | 25 | 8
-
Xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất phèn mặn
2 p | 76 | 8
-
Sử dụng cây bản địa trong trồng rừng để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
5 p | 62 | 7
-
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn và chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới vùng miền núi phía Bắc
17 p | 75 | 5
-
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất rau an toàn tại xã Thụy Hương - huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội
18 p | 24 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác sinh thái bền vững trên chân đất trũng huyện Hà Trung
7 p | 26 | 3
-
Xây dựng mô hình canh tác sinh thái tổng hợp lúa - cá - vịt tại huyện Quảng Xương và huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 85 | 3
-
Dự án xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất trồng lúa ở một số xã nông thôn mới tỉnh Ninh Bình
16 p | 21 | 2
-
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên
23 p | 29 | 2
-
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại 4 xã xây dựng nông thôn mới: CưNi, EaKmut, Cư Yang và Cư Huê huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk
19 p | 36 | 2
-
Một số kết quả bước đầu về nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tại Tp. Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
8 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình gây khối u dạ dày bằng benzo(a)pyren trên chuột nhắt trắng
7 p | 44 | 1
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình và thiết lập chế độ làm việc hợp lý cho liên hợp máy cắt rải hàng gốc rạ
8 p | 63 | 1
-
Xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA)
8 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn