intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng môi trường giao tiếp, ứng xử văn hoá nơi công sở

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

152
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, Đảng ta đang tích cực xây dựng, chỉnh đốn Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính và hoạt động của Nhà nước nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng môi trường giao tiếp, ứng xử văn hoá nơi công sở

  1. Xây dựng môi trường giao tiếp, ứng xử văn hoá nơi công sở Hiện nay, Đảng ta đang tích cực xây dựng, chỉnh đốn Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính và hoạt động của Nhà nước nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đổi mới. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm va đạo đức, phẩm chất cách mạng, tận tuỵ phục vụ nhân dân, mà trước hết, phải đổi mới phong cách giao tiếp, ứng xử nơi công sở của đội ngũ cán bộ, công chức. Cơ quan chính quyền là nơi thường xuyên tiếp xúc với công dân, cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành và cấp trên. Do đó, đến công sở giao dịch điều mà mọi người quan tâm là môi trường giao tiếp có tốt đẹp không hiệu quả công việc cần giải quyết như thế nào. Cho nên
  2. cán bộ, công chức làm việc ở công sở đòi hỏi có năng lực đáp ứng yêu cầu công tác tốt, đồng thời cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Mỗi cán bộ, công chức, khi thực thi nhiệm vụ tại công sở là thực hiện quyền lực công, được tổ chức và tập thể phân công. Vì vậy, trong giao tiếp, ứng xử tại công sở phải tỏ rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Từng thành viên trong quá trình giao tiếp, ứng xử phải tạo ra các chuẩn mực, thể hiện rõ tính chất công việc nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội tại công sở. Trên thực tế, có nhiều nhận xét đáng lưu tâm về văn hoá giao tiếp, ứng xử tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay. Đó là không ít cán bộ, công chức, viên chức chưa thực hiện đúng nghĩa hai từ “phục vụ”, và vẫn còn mang phong cách “ban phát” khi tiếp xúc với công dân. Nụ cười hài lòng của người dân khi ra khỏi công sở vẫn hiếm.
  3. Khi đến giao dịch ở các cơ quan công quyền vẫn xuất hiện những chuyện “ngang tai, trái mắt”. Ngay từ cổng vào của các cơ quan hành chính nhà nước thường có tấm biển "Xuống xe, xuất trình giấy tờ”, tại sao lại không phải là “Chào mừng quý khách, xin liên hệ phòng bảo vệ để giải đáp...” hoặc những câu khác nhẹ nhàng hơn? Tiếp đến là người thường trực hay bảo vệ cơ quan là bộ phận đầu tiên chỉ dẫn cho khách đến đúng nơi cần đến. Người thường trực vui vẻ, nhiệt tình gây ấn tượng tốt đẹp cho công sở. Tuy nhiên, hiện nay ở không ít công sở người đến giao dịch thường nhận được những câu giao tiếp đầu tiên là chất vấn để xe không đúng chỗ, hỏi trống không: “Có việc gì không?”, “Đi đâu đó”, “Đến có việc gì”... và cách trả lời nhát gừng. Thiết nghĩ, đó là những nơi tiếp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc vì dân, là đại diện cho dân thì những câu nói và hành vi ứng xử cũng phải thể hiện được tinh thần phục vụ nhân dân. Một vấn đề nữa, đó là, với nhiều công sở hành chính thực hiện “một cửa” thì nơi tiếp dân, cán bộ cần có thái độ mềm mỏng, nắm vững các
  4. quy chế, nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn cặn kẽ cho khách để đỡ mất công đi lại nhiều lần. Việc gì đã hẹn, đã hứa phải ghi sổ công tác ngay để không quên, làm lỡ việc của dân. Cán bộ tiếp dân cần làm việc đúng giờ niêm yết, tránh tình trạng khách đã chờ mà cán bộ, công chức còn trà nước, tán gẫu với nhau, khi khách hỏi, lại sẵng giọng trả lời “còn phải giao ban!”. Chưa hết giờ, không được về dù không còn khách nào. Đó là nguyên tắc tối thiểu mà mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ nghiêm túc. Mặc dù chúng ta luôn hiểu rằng, nhiều cơ quan hành chính nhà nước, áp lực công việc rất cao, công việc phức tạp và đòi hỏi phải đầu tư về mặt tâm trí rất lớn, còn người dân khi đến các công sở thường e dè, ngượng nghịu, chưa chủ động tìm hiểu quy trình, luật lệ... Nhưng, thực hiện văn hoá công sở chính là một phần của yêu cầu cải cách hành chính và mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần nhận thức được công việc của mình là phục vụ người dân, những người đang nộp thuế để trả lương cho mình.
  5. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức cần được bồi dưỡng về kỹ năng thiết lập giao tiếp, ứng xử trong công sở. Trước hết, trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Có nghĩa là phải xác định đúng đối tượng giao tiếp để ứng xử trên cơ sở chức năng và quyền hạn được giao. Đây là thực chất, bản chất của người cán bộ trong mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với nhau, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cán bộ, công chức với quần chúng nhân dân. Trong giao tiếp, ứng xử tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh. Khi giao tiếp phải sử dụng đúng ngôn ngữ nhằm đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính phổ thông trong hoạt động hành chính tại công sở. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Ở đây, chúng ta phải xây dựng cho được môi trường văn hoá, trong giao tiếp, ứng xử nơi công sở. Mỗi cán bộ, công chức thể hiện là tấm gương đẹp trong hoạt động giao tiếp.
  6. Giao tiếp, ứng xử văn hoá nơi công sở hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức, nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) đã đề ra. Nguyễn Quốc Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2