intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng thương hiệu cá nhân nghề kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế hội nhập ngày nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng thương hiệu cá nhân nghề kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế hội nhập ngày nay" tập trung nghiên cứu những yếu tố cơ bản cấu thành thương hiệu cá nhân trong nghề Kế toán và Kiểm toán và các giải pháp giúp cho các bạn yêu nghề Kế toán và Kiểm toán, hoàn thiện, xây dựng thương hiệu của mình trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng thương hiệu cá nhân nghề kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế hội nhập ngày nay

  1. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN NGHỀ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP NGÀY NAY PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang1 Th.S Nguyễn Phi Long2 Tóm tắt Xây dựng thương hiệu cá nhân là một chiến lược, một con đường dài với những bước đi đúng đắn thì giá trị tên tuổi của bạn mới bền vững, được xã hội trân trọng. Tạo dựng thương hiệu cá nhân trong bất cứ nghề nào của nền kinh tế thị trường và làm cho nó trở nên chuyên nghiệp, thành công đó chính là tầm nhìn dài hạn trên con đường công danh mà bạn mong đợi. Thương hiệu cá nhân là tài sản vô giá của mỗi con người trong hoạt động xã hội nó sẽ giúp chúng ta tối đa hóa những lợi ích mong muốn. Thương hiệu cá nhân là con đường giúp bạn thành công trên mọi lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán đó là những nghề nghiệp đặc thù, công cụ quản lý kinh tế của bất cứ xã hội nào. Bài viết sau tập trung nghiên cứu những yếu tố cơ bản cấu thành thương hiệu cá nhân trong nghề Kế toán và Kiểm toán và các giải pháp giúp cho các bạn yêu nghề Kế toán và Kiểm toán, hoàn thiện, xây dựng thương hiệu của mình trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Từ khóa: Thương hiệu cá nhân, nghề kế toán, nghề kiểm toán. 1. Đặt vấn đề Thương hiệu cá nhân trong nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán đó là sự đóng góp dần của các tiêu chuẩn tích lũy trong mỗi con người: Trình độ chuyên sâu của nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và sự khác biệt của bất kỳ tiêu thức nào trong mỗi con người là bước đi nhanh nhất dẫn đến sự thành công của bạn. Xây dựng thương hiệu cá nhân chính là cách làm cho người khác tôn trọng bạn và chấp nhận dần dần những tiêu chuẩn của bạn theo hướng cộng đồng quan tâm. Có thể bạn thông qua trong môi trường cá nhân, môi trường công việc, quan hệ xã hội…thương hiệu cá nhân của bạn được giới thiệu đến công chúng. Xây dựng thương hiệu cá nhân có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp. Chẳng hạn, nếu bạn là một nhà kinh doanh dịch vụ Kế toán và Kiểm toán thì các khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của bạn, họ sẽ tìm đến bạn, và bạn sẽ không phải mất thời gian, công sức để tìm kiếm hợp đồng. Như vậy vai trò của thương hiệu cá nhân giúp bạn gia tăng doanh số, gia tăng khách hàng, nâng cao thu nhập. Thương hiệu cá nhân chính là những tế bào để xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và Công ty. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí marketing, quảng 1 Đại học Kinh tế Quốc dân, Email: nnq1966@gmail.com, Số điện thoại: 03449961258 2 Đại học Kinh tế Quốc dân, 108
  2. cáo tiếp thị và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề then chốt trong xây dựng thương hiệu cá nhân là: Hãy chỉ rõ những tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp, đạo đức nhân cách mà bạn phải hoàn thiện trong một khoảng thời gian thích hợp cùng với sự phấn đấu về kỹ năng và kinh nghiệm trong trường đời. Bài viết này nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp đọc tài liệu, các tài liệu bao gồm các tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và Kiểm toán của Việt Nam và thế giới, bản chất thương hiệu cá nhân. 2. Nội dung trao đổi về thương hiệu cá nhân nghề Kế toán và Kiểm toán Một thương hiệu cá nhân không phải là chính bạn, nó là sự hội tụ đầy đủ nhân cách, trí tuệ, kỹ năng và khả năng ứng xử của bạn trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và xã hội phức tạp như ngày nay. Đặc điểm nổi bật của nghề Kế toán – Kiểm toán toán là việc chấp nhận trách nhiệm vì lợi ích của công chúng và cộng đồng doanh nghiệp. Do vậy, trách nhiệm của các chuyên gia Kế toán và Kiểm toán không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng mà còn phải nắm được và tuân thủ các hành lang, pháp lý của Quốc tế và từng đất nước. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nghề Kế toán và Kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế, tài chính và cung cấp thông tin hữu ích phục vụ các quyết định quản lý và kinh doanh, mà đã trở thành một ngành, một lĩnh vực dịch vụ tài chính - dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh - quan trọng trong phạm vi từng quốc gia, trong khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích dài hạn, nhưng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Kế toán – Kiểm toán với tư cách là một ngành, một lĩnh vực dịch vụ tài chính được quan tâm và hội nhập khá toàn diện. Thương mại dịch vụ nói chung, thương mại dịch vụ Kế toán và Kiểm toán nói riêng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại của từng quốc gia và toàn thế giới (Giải pháp đưa kế toán và kiểm toán Việt nam ngang tầm khu vực và quốc tế, 2010). Luật pháp của Việt Nam và của nhiều nước đã thừa nhận và có những quy định mang tính pháp lý về hành nghề Kế toán và Kiểm toán để cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, định giá, xây dựng thương hiệu… trong môi trường lành mạnh. Trong những cam kết mà Việt Nam thực hiện khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam có lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong từng giai đoạn cụ thể. Do vậy các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán của nước ngoài được phép thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Ngược lại, các công ty dịch vụ tài chính - kế toán Việt Nam sẽ được phép hoạt động ở nước ngoài với tư cách Việt Nam là nhà đầu tư ra nước ngoài. Các chuyên gia kế toán, kiểm toán có chứng chỉ hành nghề quốc tế, đủ điều kiện được 109
  3. phép hoạt động và hành nghề, cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán không chỉ ở trong và ngoài nước. Nền kinh tế hội nhập đã khiến cho nghề Kế toán và Kiểm toán có sự thay đổi căn bản, không chỉ thuần túy là tổ chức ghi nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin kinh tế - tài chính, không chỉ là công cụ kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả kinh tế - tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ Kế toán và Kiểm toán, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý. Đây là hoạt động dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị pháp lý nhất định và không được phép có sản phẩm hỏng, có dịch vụ thiếu độ tin cậy. Tính độc lập, khách quan, những bằng chứng pháp lý, phẩm chất nghề nghiệp và yêu cầu kiểm soát chất lượng dịch vụ là đặc điểm nổi bật của loại hình dịch vụ này. (Giải pháp đưa kế toán và kiểm toán Việt nam ngang tầm khu vực và quốc tế, 2010). 2.1. Trao đổi về trình độ chuyên môn cao của nghề nghiệp Xuất phát từ đặc điểm và tính chất của nghề Kế toán và Kiểm toán, những người hành nghề này trong cơ chế kinh tế mới, trước hết phải có tính chuyên nghiệp cao về chuyên môn. Chuyên nghiệp cao đòi hỏi các chuyên gia kế toán, kiểm toán cần được đào tạo chính quy bài bản trong các trường Đại học có danh tiếng. Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, đó là chìa khóa để mỗi chuyên gia tự đào tạo mình ngày càng hoàn thiện hơn. Biết sử dụng thành thạo các phương tiện, công cụ hiện đại. Chỉ có như vậy mới có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng dịch vụ trong nền kinh tế phát triển. Về năng lực chuyên môn, phải có sự hiểu biết, nhạy bén trong môi trường kinh doanh, trình độ tổ chức, điều hành công việc, có kỹ năng và sự nhạy cảm, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực xử lí các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong một nền kinh tế năng động và hội nhập. Đối với trình độ chuyên môn về nghề nghiệp phải đạt được những yêu cầu cụ thể sau: - Am hiểu về luật pháp của từng quốc gia, từng thời kỳ, đặc biệt là hiểu biết và khả năng tuân thủ, giải thích các quy định pháp lí về kinh tế- tài chính, kế toán, kiểm toán, các văn bản sau luật. Muốn như vậy đòi hỏi các chuyên gia kế toán, kiểm toán thường xuyên bồi dưỡng, tự nghiên cứu các khóa học về luật pháp, các quy định của từng ngành, từng vùng trong các lĩnh vực khác nhau. - Có chuyên môn sâu về kế toán, kiểm toán được thể hiện qua các văn bằng đào tạo của các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp có uy tín. Hiện tại ở Việt Nam có một số trường đại học kinh tế đào tạo các cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành kế toán, kiểm toán có uy tín. Bên cạnh đó các chuyên gia cần có các chứng chỉ kế toán, kiểm toán mang tính chất chất quốc tế . 110
  4. - Có khả năng nghiên cứu độc lập, tổ chức thực hiện các công việc theo nhóm, thu thập, xử lý và phân tích thông tin kế toán, kiểm toán theo yêu cầu quản lý của từng cấp, trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau. - Có khả năng tư duy, tham mưu về quản lý cho các cấp quản trị trong các quyết định kinh doanh, trong chiến lược đầu tư ngắn hạn và dài hạn. - Có khả năng thích ứng trong môi trường kinh tế đa chiều, luôn biến động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn nhanh, để tạo ra bề dày thực tiễn trong nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. 2.2. Trao đổi về đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia Kế toán và Kiểm toán Đặc biệt với kế toán và kiểm toán không chỉ là phương tiện để đảm bảo độ tin cậy của thông tin mà còn là công cụ giám sát thông tin của xã hội thì trong môi trường làm việc nhiều áp lực, các kiểm toán viên có thể rơi vào tình huống ủng hộ hành vi quản lý phi đạo đức, nói dối hay cung cấp thông tin không chính xác cho đơn vị quản lý hoặc lập các báo cáo tài chính không chính xác một cách trọng yếu, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia kế toán và kiểm toán với niềm tin của công chúng đang là vấn đề thách thức của chúng ta trong thế kỷ này. Sau ảnh hưởng của hàng loạt vụ bê bối tài chính làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu trong những năm qua. Đây không phải là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề của tất cả các tổ chức kinh tế ở tất cả các nước. Trong các nguyên nhân dẫn đến các vụ bê bối tài chính nghiêm trọng có nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia kế toán và kiểm toán đã gây nên. (Charles J. Woelfeb, 1999) Về phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Đây là tiêu thức thuộc về nhân cách của các chuyên gia hành nghề chuyên môn, tiêu thức này không thể thiếu được trong việc hình thành và xây dựng thương hiệu cá nhân. Tiêu thức đạo đức nghề nghiệp thường thể hiện tính trung thực, khách quan và bản lĩnh nghề nghiệp trong công tác. Bản lĩnh nghề nghiệp của người làm kế toán và kiểm toán rất cần thiết không chỉ cho nghề nghiệp mà còn rất cần thiết cho nền kinh tế, cho xã hội, cho sự lành mạnh trong hoạt động kế toán và kiểm toán của đất nước, của mọi nhà đầu tư, mọi nhà kinh tế. Bản lĩnh nghề nghiệp đòi hỏi người làm kế toán và kiểm toán tôn trọng sự thực và tính khách quan của hoạt động kinh tế, các ý kiến và thái độ trước thông tin kinh tế tài chính phải thể hiện trách nhiệm và sự vững vàng về chuyên môn, sự tin cậy và xác thực của bằng chứng, sự mềm mại trong ứng xử và thuyết phục. (Charles J. Woelfeb, 1999) Chính vì sự coi trọng tiêu thức đạo đức nghề nghiệp trong việc hình thành thương hiệu các nhân, Bộ Tài chính và các Hiệp hội nghề nghiệp đã ban hành những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. 111
  5. Chuẩn mực đạo đức là một phạm trù đặc biệt, vừa bao hàm các tiêu thức định tính và định lượng của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, nhất là đối với nghề nghiệp có liên quan mật thiết với hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán. Đạo đức nghề nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở độc lập, khách quan và chính trực. Không có đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp cho xã hội sẽ không đảm bảo được giá trị sử dụng của nó, thiếu minh bạch và khách quan. Đạo đức nghề nghiệp là tài sản vô hình, quí giá của người hành nghề kế toán và kiểm toán. Đạo đức nghề nghiệp được định nghĩa là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu kế toán, kiểm toán viên phải là người có đạo đức và mỗi tổ chức hoạt động tư vấn kế toán, kiểm toán phải là cộng đồng của những người có đạo đức (Charles J. Woelfeb, 1999). Bên cạnh luật pháp và cùng với luật pháp, chính việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giúp bảo vệ và nâng cao uy tín cho nghề kế toán, kiểm toán trong xã hội, bởi vì nó tạo nên sự bảo đảm về chất lượng cao của dịch vụ cung ứng cho khách hàng và xã hội. Nghề kế toán, kiểm toán là một nghề nghiệp mà sự tồn tại phụ thuộc vào niềm tin của xã hội. Do vậy, đạo đức nghề nghiệp của kế toán, kiểm toán nhằm đảm bảo người hành nghề đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, về mức độ hoạt động và đáp ứng được sự quan tâm ngày càng cao của công chúng. Mục đích đạo đức nghề nghiệp kế toán nhằm đạt 3 yêu cầu cơ bản sau: Một là, trong quá trình kiểm tra tài chính hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp yêu cầu chuyên gia kế toán và người hành nghề kế toán, kiểm toán phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Hai là, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi chuyên gia kiểm toán và người hành nghề kế toán không được nhận làm thanh tra hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá. Ba là, đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu chuyên gia hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán cụ thể như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản cho cùng một khách hàng khi mang lại lợi ích cá nhân. Những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ, cho mượn danh kế toán viên, giám sát tài chính, thuê chứng chỉ... để hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán hiện nay có thể coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. 112
  6. Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thường có tính tự nguyện, đó là quá trình rèn luyện nhân cánh trong việc hình thành và xây dựng thương hiệu cá nhân. Đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia kế toán và kiểm toán thường được cụ thể như sau: (Charles J. Woelfeb, 1999) - Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh khi thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn. - Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình trong quá trình thực thi nhiệm vụ. - Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật. Đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng trong từng thời gian cụ thể. - Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, do vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp. Đồng thời không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, thanh tra viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba. - Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình khi đã vi phạm pháp luật. 2.3. Trao đổi về sự khác biệt giữa các chuyên gia cùng hành nghề Kế toán và Kiểm toán Tạo ra sự khác biệt giữa các chuyên gia hành nghề kế toán và kiểm toán đó chính là cơ sở xác minh độ tin cậy của từng thương hiệu khác nhau và là điều kiện để nhận biết các thương hiệu mạnh. Hình ảnh tích cực của một thương hiệu cá nhân có thể mở rộng và tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng của doanh nghiệp, đặc biệt với các sản phẩm dịch vụ hành nghề kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế cạnh tranh. Song sự khác biệt giữa các thương hiệu cá nhân trong nghề kế toán và kiểm toán rất phong phú và đa dạng, nó có thể dựa trên các lợi thế cạnh tranh của từng chuyên gia kế toán, kiểm toán như khả năng giao tiếp, cách ứng xử, dự báo, phán đoán kinh tế với điều kiện ngoại cảnh, trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, hình thức…Nó có thể dựa vào quá trình rèn luyện, tích lũy tự đào tạo của mỗi chuyên gia kế toán, kiểm toán như phong cách làm việc, thái độ ứng xử. Sức mạnh của một thương hiệu cá nhân là cơ sở xây dựng thương hiệu: Tập đoàn, công 113
  7. ty, sản phẩm.. Thương hiệu nổi tiếng của một số cá nhân đã chứng minh doanh thu của các công ty, tập đoàn tăng nhanh. Thương hiệu của Bill Gates, Mark Zukerberg... đã làm cho doanh thu tập đoàn Microsoft, Facebook... chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu. Nhà tài chính kiêm chủ ngân hàng nổi tiếng tại Hoa Kỳ J.P. Morgan đã bắt đầu sự nghiệp của mình với nghề kế toán tại Phố Wall (bang New York). Trước khi thành lập công ty riêng vào năm 1895, Morgan bắt đầu làm kế toán vào năm 1857. Ông đã thành lập một trong những công ty tài chính có ảnh hưởng nhất Hoa Kỳ, JP Morgan. DN của Morgan hiện được gọi là JP Morgan Chase, ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ. Sự khác biệt về thương hiệu cá nhân đã giúp cho họ thành công trên con đường kinh doanh, một số minh chứng cụ thể như: Arthur M. Blank - một doanh nhân người Mỹ, người đồng sáng lập tập đoàn bán lẻ đồ gia dụng The Home Depot và hiện đang sở hữu hai đội bóng chuyên nghiệp có trụ sở tại bang Georgia, từng giành nhiều cup quốc gia - cũng bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một kế toán viên cao cấp. Ông tốt nghiệp Đại học Babson vào năm 1963 với tấm bằng Kế toán và Quản trị kinh doanh. Hậu vệ Joe Flacco (Hoa Kỳ) đã giành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải Superbowl vào năm 2013. Đây là giải Siêu cúp Bóng bầu dục, sự kiện thể thao lớn nhất Hoa Kỳ, được coi là Ngày lễ quốc gia và được theo dõi nhiều nhất trong các chương trình truyền hình. Anh đạt được danh hiệu trên sau 5 năm nghỉ học tại Đại học Delaware. Tại đây, anh theo học bằng kế toán và luôn nằm trong danh sách những sinh viên xuất sắc nhất, từng đạt nhiều danh hiệu của Trường. Gwen Jorgensen đã trở thành vận động viên ba môn phối hợp (bơi, đạp xe và chạy) số 1 thế giới. Cô từng là Nhà vô địch thế giới ba môn phối hợp năm 2014 và 2015. Cô cũng là thành viên của Đội tuyển Olympic 2012 và giành giải Vàng tại Thế vận hội Mùa hè 2016 ở Brazil. Nhưng trước đó, Jorgensen từng giữ vai trò kế toán viên tại một DNNN sau khi nhận bằng cử nhân kế toán. Gwen chia sẻ rằng “tôi vẫn rất yêu thích công việc kế toán, công việc đã giúp tôi vận dụng tối đa bộ não của mình”. Khi bắt đầu thành lập Nike - công ty giày thể thao được đánh giá là “thành công nhất mọi thời đại”, người đồng sáng lập Nike Phil Knight đã khẳng định, chính những kế toán giàu kinh nghiệm sẽ là những người giúp Công ty hoạt động hiệu quả. Khi tuyển những nhân viên đầu tiên cho Công ty, ông nói: “Tôi không ưu tiên tuyển dụng những người học qua các trường về may mặc. Thay vào đó, trước tiên tôi muốn tìm những người có “đầu óc nhạy bén”, đó là những người làm việc liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán”. (Theo discoveraudit.org) Lòng tin của các bên có lợi ích liên quan là chìa khoá của sự thành công cho hệ thống tài chính và các nền kinh tế để hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Song cũng chính 114
  8. là cơ sở hình thành, xây dựng thương hiệu cá nhân trong nghề nghiệp kế toán và kiểm toán hiện nay. (Charles J. Woelfeb, 1999) Trong tương lai không xa, những năm của giữa thế kỷ thứ 21gần tới, khi công nghệ thông tin phát triển tới giai đoạn cao, môi trường làm việc của các chuyên gia hành nghề kế toán, kiểm toán có nhiều thay đổi do sự phát triển của xã hội loài người. Do vậy yêu cầu các chuyên gia kế toán, kế toán cần phải linh hoạt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tạo ra các dịch vụ kế toán, kiểm toán có chất lượng cao, đó cũng là điều kiện, môi trường để nâng cao giá trị của thương hiệu nghề nghiệp. 3. Kết luận. Thương hiệu cá nhân là những ấn tượng tốt đẹp mà bạn gây dựng trong tâm trí người khác, là tất cả những gì chúng ta làm để thể hiện năng lực, giá trị của bản thân: Tôi là ai ? Tôi làm được gì và Tôi khác biệt như thế nào ? Đó là những câu hỏi mà bạn đã trả lời được. Điều đó được thể hiện từ giọng nói truyền cảm trong ứng xử nhiệt tình, cho đến mục đích của công việc đã hoàn thành. Nói ngắn gọn: Thương hiệu cá nhân chính là con đường đưa bạn đến thành công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Charles J. Woelfeb, Nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong kinh tế thị trường, Nhà xuất bản tài chính,1999 2. https://tailieu.vn/doc/giai-phap-dua-ke-toan-va-kiem-toan-viet-nam-430560.html 3. Lê Đắc Sơn, Phân tích chiến lược kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, 2010 4. Nhiều tác giả, Xây dựng thương hiệu cá nhân, trang Web, 2015 5. Trương Đình Chiến, Quản trị marketing, NXB Thống kê, 2006 6. www. Trang web và internet về thương hiệu cá nhân, sản phẩm. 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2