13. KHI MỌI THỨ CHỆCH HƯỚNG<br />
Tylenol, Union Carbide, Andersen, Coca-Cola, Audi, Ford, Firestone, Perrier, Diet Pepsi,<br />
Intel, Bon Vivant, Jack-in-the-Box và rất nhiều tên tuổi khác là những thương hiệu từng<br />
trải qua khủng hoảng do các vấn đề thực tế hay giả định. Một số vượt qua được cơn bão<br />
khủng hoảng thương hiệu, số khác thất bại.<br />
Hy vọng thương hiệu của bạn sẽ không bao giờ phải trải qua khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu<br />
điều đó xảy ra, bạn sẽ muốn xem qua chương này. Ở đây, bạn sẽ tìm hiểu cách thức vượt<br />
qua một cuộc khủng hoảng thương hiệu.<br />
KHỦNG HOẢNG LÀ GÌ?<br />
Khủng hoảng không giống như một vấn đề khó khăn. Khủng hoảng tiềm ẩn khả năng gây<br />
hại cho danh tiếng cũng như công ty bạn. Perrier bị mất 1/4 thị phần nước uống đóng chai<br />
ở Mỹ và họ không bao giờ khôi phục được hoàn toàn thị phần đó (Norman Klein và<br />
Stephen A. Greyser, “Hồi tưởng lại Perrier”, Trường Kinh doanh Harvard, 1990).<br />
Khủng hoảng có thể gây ra bất cứ trạng thái nào dưới đây:<br />
• Gây hại<br />
• Gia tăng tình trạng căng thẳng<br />
• Sụp đổ khi có kiểm tra<br />
• Can thiệp vào việc điều hành kinh doanh<br />
• Phá hoại công ty<br />
Khủng hoảng thường gây tổn hại cho khách hàng hoặc có nguy cơ tương tự. Theo một<br />
giám đốc của trung tâm dịch vụ hỗ trợ khủng hoảng: “Ý nghĩ đầu tiên của khách hàng<br />
luôn là bảo vệ hình ảnh của thương hiệu và cuộc gọi đầu tiên mà họ có xu hướng thực hiện<br />
là cuộc gọi tới bộ phận quan hệ công chúng (PR)”. Tuy nhiên, mặc dù điều đó là quan<br />
trọng, việc thu hồi sản phẩm, giao tiếp với khách hàng nhanh chóng và bảo vệ không gian<br />
bán lẻ là điều thiết yếu đối với sức khỏe của thương hiệu” (Robert Gray, “Đối mặt với<br />
khủng hoảng”, Tạp chí Marketing, trang 25, ngày 3/7/2007). <br />
Các giám đốc luôn phải chịu áp lực tột bậc trong thời gian khủng hoảng bởi họ không<br />
muốn công ty bị gây hại nặng nề. Một đặc thù là khủng hoảng càng leo thang thì sẽ có<br />
càng nhiều người bị ảnh hưởng. Khủng hoảng được bao bọc bởi các phương tiện thông tin<br />
<br />
và nhận được sự chú ý của cộng đồng cũng như các chính trị gia. Khủng hoảng gây ảnh<br />
hưởng đến hoạt động của công ty và tiềm ẩn nguy cơ phá hủy thương hiệu, đẩy bạn vào<br />
ngõ cụt phá sản.<br />
Các giám đốc có kinh nghiệm trong việc giải quyết khủng hoảng thương hiệu nói với tôi<br />
rằng khủng hoảng cũng tương tự như một trận bão lửa. Nó thường xảy ra đột ngột, bất<br />
ngờ. Khủng hoảng được xem là một lời đe dọa và không ai biết chắc được mức độ nghiêm<br />
trọng nó sẽ gây ra. Hậu quả của khủng hoảng lan khắp công ty và các giám đốc cảm thấy<br />
họ cần phải hành động nhưng không biết nên làm gì.<br />
Khủng hoảng thương hiệu cũng tương tự <br />
như một trận bão lửa. <br />
Trong giai đoạn khủng hoảng, các nguyên tắc và quy trình hàng ngày của công ty sẽ bị<br />
phá vỡ. Không dễ để hiểu việc gì đang diễn ra – dường như không thể hiểu được. Có<br />
nhiều luồng thông tin – thường là quá nhiều thông tin – và sự bất ổn gia tăng. Lựa chọn<br />
dường như bị hạn chế và không thể giúp mọi thứ trở lại như cũ.<br />
Tác động của khủng hoảng đối với các giám đốc là gây ra sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi<br />
và hậu quả là có thể dẫn đến những sai lầm trong việc đưa ra quyết định.<br />
CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG: DIET PEPSI <br />
Ngày 10 tháng 6 năm 1993, tại Settle, Washington đã cho phát bản tin về việc một chiếc<br />
kim tiêm được tìm thấy trong một lon Diet Cola. Ngày 13 tháng 6, sự việc tương tự xảy ra<br />
ở New Orleans. Ngày 14 tháng 6, Pepsi đã thành lập nhóm chống khủng hoảng, trong đó<br />
có Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc khu vực Bắc Mỹ Craig Weatherup. Ngày 15 tháng 6,<br />
Pepsi cho phát chương trình truyền hình về dây chuyền sản xuất của họ, cho thấy hình ảnh<br />
lon Diet Pepsi được đảo ngược trước khi đổ coca vào, như thế tức là không thể có khả<br />
năng một chiếc kim tiêm lọt vào trong lon trước khi đóng gói. Như đã chỉ ra trong Hình<br />
13.1, việc công bố video đã giải quyết được phần lớn cuộc khủng hoảng – số lượng bản tin<br />
về vụ việc đã giảm nhanh chóng.<br />
<br />
Tiến sỹ David Kessler, Ủy viên Ủy ban Kiểm soát Thực phẩm<br />
và Thuốc men, cũng xuất hiện trên truyền hình. Ban đầu, ông<br />
khẳng định với công chúng rằng không có bằng chứng cho thấy<br />
có bất cứ chiếc kim tiêm nhiễm bẩn nào. Sau đó, ông chỉ ra rằng<br />
không thể có bất cứ kế hoạch quốc gia nào can thiệp vào Diet<br />
Pepsi. Theo Tiến sỹ Kessler, “Bản tin về việc can thiệp có thể<br />
phát sinh ra các bản tin khác; nó là vòng tròn luẩn quẩn. Chúng<br />
tôi tin rằng điều đó đã xảy ra ở đây.”<br />
Ngày 17 tháng 6, một số người bị bắt với cáo buộc đã đưa ra<br />
những thông tin sai lệch rằng họ tìm thấy kim tiêm trong các lon<br />
Diet Pepsi, trong đó có một phụ nữ bị một chiếc camera giám<br />
sát ghi lại hình ảnh đang đặt chiếc kim tiêm vào một lon coca đã<br />
mở nắp. Về cơ bản, Wealtherup đã chuyển tải được các vấn đề<br />
liên quan của Pepsi thông qua các bản tin và mô tả chi tiết<br />
những gì Pepsi đang làm. Không ai nhớ đến những chiếc lon<br />
Pepsi được tuyên bố là có kim tiêm nữa và khủng hoảng hầu<br />
như không ảnh hưởng tới doanh số của Diet Pepsi. Cách giải<br />
quyết khủng hoảng của Pepsi là hoàn toàn chính xác.<br />
Nguồn: Marcy Magiera, “Pepsi vượt qua cơn khủng hoảng”,<br />
Advertising Age, ngày 21/6/1993, trang 1 và 46.<br />
Đa số các nghiên cứu liên quan đến cách các giám đốc đương<br />
đầu với khủng hoảng cho thấy những cách ứng xử tương tự như<br />
khi các gia đình đối mặt với những thảm kịch như bệnh tật hay<br />
người thân mất. Cách ứng xử khác nhau phụ thuộc vào việc<br />
<br />
khủng hoảng có thể hay không thể dự đoán và có sự chuẩn bị<br />
trước để giải quyết khủng hoảng hay không.<br />
Nếu khủng hoảng là không thể dự đoán và không có sự chuẩn bị<br />
để đối phó thì thái độ ban đầu thường là phủ nhận và hoài nghi.<br />
Trong quá trình khủng hoảng, nỗi sợ hãi sẽ xảy ra, và sau khủng<br />
hoảng thì những thay đổi lớn sẽ được tiến hành. Trái lại, nếu<br />
khủng hoảng là có thể dự đoán và các công ty có sự chuẩn bị, thì<br />
các giám đốc cũng dễ kiểm soát được tình hình – thậm chí ngay<br />
trong cơn bão lửa.<br />
Phản ứng trước cơn khủng hoảng không thể dự đoán thường là<br />
phủ nhận và hoài nghi.<br />
QUẢN LÝ KHỦNG KHOẢNG<br />
Nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra, bạn phải nhận trách nhiệm<br />
ngay lập tức. Bạn phải cố gắng gạt bỏ tâm lý phủ nhận càng<br />
nhanh càng tốt và chấp nhận rằng có điều gì đó đã xảy ra và bạn<br />
cần giải quyết vấn đề đó.<br />
Hãy nhớ rằng càng chờ đợi lâu thì càng có cơ hội để khủng<br />
hoảng gây tác hại, và như thế hậu quả sẽ càng gia tăng trong khi<br />
số lượng phương án để quản lý khủng hoảng ngày càng giảm.<br />
Càng nắm bắt được sớm tình trạng khủng hoảng thì bạn càng có<br />
khả năng đưa ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình<br />
hình.<br />
Tổng giám đốc Coca-Cola đã mất vài ngày để bay tới Brussels<br />
<br />
và giải quyết tin đồn về chứng bệnh ở trẻ em Bỉ, vốn bị cho là<br />
do các sản phẩm Coca-Cola gây ra. Ban đầu, Intel giữ im lặng<br />
về vấn đề lỗi trong bộ vi xử lý Pentium của họ (“Khủng hoảng,<br />
khủng hoảng là gì?”, tạp chí Brand Strategy, trang 20, ngày<br />
21/8/2002).<br />
Trong quá trình xảy ra khủng hoảng liên quan đến lốp xe<br />
FireStone và Ford Explorers, Bridgestone – ông chủ của<br />
Firestone, đã chờ đợi suốt ba tháng trong khi chính phủ bắt đầu<br />
tiến hành điều tra các vụ tai nạn rồi mới khởi động một chương<br />
trình xem xét lốp xe – một chương trình chậm chạp. Hậu quả là,<br />
Moody’s bị giảm mức xếp hạng từ A2 xuống tiêu cực do những<br />
tác động từ sự phản ứng chậm chạp của họ đối với doanh số<br />
trong tương lai (Fiona Walsh, “Cuộc triệu hồi sai lầm đã chấm<br />
dứt thành công của Bridgestone”, Tạp chí Evening Standard,<br />
ngày 16/8/2000, trang 37 và George Vernadakis, “Nơi các nhà<br />
tiếp thị sợ giẫm phải: Vết xe đổ của Firestone”, Tạp chí<br />
Advertising Age, ngày 21/8/2000, trang 29).<br />
Điều quan trọng là bạn cần thu thập thông tin về khủng hoảng –<br />
nhiều nhất và nhanh nhất có thể. Bạn cần tìm ra nguyên nhân<br />
của vấn đề để giải quyết. Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy giả định<br />
vấn đề ở mức tồi tệ nhất. Khi có kẻ đặt chất độc xyanua vào các<br />
kiện hàng Tylenol ở Chicago cách đây vài năm, Johnson &<br />
Johnson đã ngay lập tức cho hủy tất cả những sản phẩm đó.<br />
Trong giai đoạn khủng hoảng, có thể khó khăn khi tiếp nhận<br />
<br />