intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng trung đội tự quản để nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luật của sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng trung đội tự quản để nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luật của sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất" đưa ra các bước xây dựng trung đội tự quản nhằm giúp cho sinh viên nhanh chóng có nhận thức, thái độ và hành vi kỷ luật đúng, thể hiện ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân trước tập thể, có giác ngộ chính trị và tự nguyện, việc chấp hành kỷ luật không phải là bắt buộc, mà bước đầu trở thành nhu cầu thiết yếu của bản thân sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng trung đội tự quản để nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luật của sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất

  1. Trường Đại học Mỏ - Địa chất XÂY DỰNG TRUNG ĐỘI TỰ QUẢN ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TỰ GIÁC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT Trần Văn Độ Tóm tắt: Xây dựng trung đội tự quản trong học tập, rèn luyện là một trong các biện pháp nhằm xây dựng thói quen hành vi tự giác chấp hành kỷ luật cho sinh viên. Đây là thói quen hành vi rất cần thiết, để sinh viên sẵn sàng ứng phó với những tình huống biến động và phức tạp ở môi trường học tập có tính kỷ luật cao. Trong bài viết này tác giả đưa ra các bước xây dựng trung đội tự quản nhằm giúp cho sinh viên nhanh chóng có nhận thức, thái độ và hành vi kỷ luật đúng, thể hiện ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân trước tập thể, có giác ngộ chính trị và tự nguyện, việc chấp hành kỷ luật không phải là bắt buộc, mà bước đầu trở thành nhu cầu thiết yếu của bản thân sinh viên. Từ khóa: Sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất, kỷ luật, quốc phòng và an ninh, trung đội tự quản. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để giúp sinh viên tự theo dõi, đánh giá, nhắc nhở nhau và cá nhân tự giác trong việc chấp hành theo nội quy, quy chế và những yêu cầu của tính kỷ luật, mà không cần nhiều sự giám sát hay quản lý của giảng viên thì việc xây dựng trung đội tự quản để giáo dục tính tự giác chấp hành kỷ luật cho sinh viên trong dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò quan trọng. Bởi vì, học tập ở Đại học là một quá trình phát triển của con người, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó thì yếu tố bên trong (tính tự giác, tự quản) đóng vai trò quyết định đến kết quả học tập của người học. Việc hoàn thành có kết quả những nhiệm vụ học tập đặt ra đòi hỏi người học phải đấu tranh với bản thân một cách có phê phán và phải sáng tạo trong quá trình học. Nó thể hiện ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân trước tập thể, có giác ngộ chính trị và tự nguyện, tự giác trong việc chấp hành kỷ luật để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh mà Đảng và Nhà nước đã xác định. 2. NỘI DUNG 2.1. Trung đội tự quản và vai trò của Trung đội tự quản trong việc nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luật của sinh viên Trung đội tự quản là tập thể sinh viên được biên chế thành các trung đội, đặt dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của đại đội trưởng (giảng viên). Mỗi trung đội có trung đội trưởng, trung đội phó và các tiểu đội trưởng. Xây dựng mô hình trung đội tự quản nhằm phát huy tinh thần kỷ luật, tự giác, tích cực, chủ động của sinh viên, của cả tập thể trung đội trong học tập và rèn luyện, chuyển hóa mục tiêu và các yêu cầu giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thành nhu cầu tự thân của mỗi sinh viên, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Trung đội tự quản là đơn vị hạt nhân trong học tập, rèn luyện của sinh viên do giảng viên trực tiếp quản lý nhằm nắm tình hình và quản lý việc học tập rèn  ThS. Khoa giáo dục quốc phòng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 368
  2. Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững luyện, việc thực hiện chế độ của sinh viên kịp thời, đúng quy định. Do vậy, trung đội tự quản có vai trò quan trọng, là chiếc cầu nối giữa giảng viên với sinh viên, là nơi duy trì và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: Hoạt động học trên giảng đường và ngoài thao trường: Đảm bảo về lễ tiết, tác phong và tính chuyên cần trong các nội dung của môn học; tập trung theo dõi bài giảng và hướng dẫn động tác kỹ năng thực hành của giảng viên; tích cực phát biểu trong giờ học và tham gia thảo luận nhóm, nghiêm túc trong hoạt động tự quản; chấp hành những quy định về kỷ luật thao trường mà giảng viên đã phổ biến; đảm bảo đội hình trong suốt quá trình học tập và chuẩn bị đầy đủ vũ khí, trang bị của cá nhân; bảo quản, giữ gìn vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu, trang phục dùng chung và cơ sở vật chất được giao. Hoạt động tự học, tự luyện tập: Lập kế hoạch tự học (tự luyện tập) đầy đủ theo đề cương môn học mà giảng viên giao; tự giác thực hiện kế hoạch tự học, tự luyện tập và tích cực trong luyện tập các động tác kỹ năng thực hành; tích cực nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; tự kiếm tra, đánh giá kết quả tự học (tự luyện tập) của bản thân; thực hiện tốt các quy định về chế độ tự học, tự luyện tập của giảng viên. Trong thực hiện các chế độ rèn luyện: Tự giác, chủ động chấp hành các chế độ trong ngày, trong tuần; chấp hành qui định về xưng hô, chào hỏi, lễ tiết, tác phong; chấp hành quy định ra, vào trung tâm và chế độ báo cáo; xây dựng nếp sống văn hóa, cảnh quan môi trường và tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động phong trào và các hoạt động ngoại khóa. 2.2. Thực trạng chấp hành kỷ luật của sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi học giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay Để đánh giá thực trạng hành vi chấp hành kỷ luật của sinh viên, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp xây dựng trung đội tự quản của sinh viên trong học tập và rèn luyện khi học giáo dục quốc phòng tập trung, nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP và AN) cho sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi ở 03 đợt học với đối tượng là 09 giảng viên và 311 sinh viên. Một số nội dung cần làm rõ chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viên, thời gian tiến hành khảo sát là năm học 2018 - 2019. Sau khi có kết quả, chúng tôi tiến hành phân tích xử lý số liệu các nội dung đã được khảo sát, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá, kết luận và đề xuất các bước khi thành lập trung đội tự quản nhằm mục đích để nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất được tốt hơn. Bảng 1. Mức độ thực hiện các tiêu chí về tính kỷ luật của sinh viên trên giảng đường và ngoài thao trường Mức độ đánh giá STT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt (số lượng/tỉ (số lượng/tỉ (số lượng/tỉ lệ) lệ) lệ) Đảm bảo về lễ tiết tác phong và tính chuyên 200 82 38 1 cần trong các nội dung của môn học 62.5% 25.6% 11.8% 369
  3. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tập trung theo dõi bài giảng và hướng dẫn 195 81 44 2 động tác, kỹ năng thực hành của giảng viên 60.9% 25.3% 13.7% Tích cực phát biểu trong giờ học và tham 97 120 103 3 gia thảo luận nhóm nghiêm túc trong hoạt 30.3% 37.5% 32.1% động tự quản. Chấp hành những quy định về kỷ luật thao 197 79 45 4 trường mà giáo viên đã phổ biến 61.5% 24.7% 14.0% Bảo đảm đội hình trong quá trình học tập và 261 46 13 5 chuẩn bị đầy đủ vũ khí trang bị các nhân 81.6% 14.4% 4.0% Bảo quản, giữ gìn vũ khí trang bị kỹ thuật, 220 67 33 6 thiết bị dạy học, giáo trình tài liệu, trang 68.8% 20.9% 10.3% phục dùng chung Bảng 2. Mức độ thực hiện các tiêu chí về tính kỷ luật của sinh viên trong hoạt động tự học, tự luyên tập Mức độ đánh giá STT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt (số lượng/tỉ (số lượng/tỉ (số lượng/tỉ lệ) lệ) lệ) Lập kế hoạch tự học (tự luyện tập) đầy đủ 33 125 162 1 theo đề cương môn học mà giảng viên giao 10.3% 39.0% 50.6% Tự giác thực hiện kế hoạch tự học, tự luyện 38 123 159 2 tập và tích cực trong luyện tập động tác ký 11.9% 38.4% 49.7% năng thực hành Tích cực nghiên cứu giáo trình, tài liệu 61 147 112 3 tham khảo 19.0% 45.9% 35.0% Tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học (tự 77 166 77 4 luyện tập) của bản thân 24.0% 51.9% 24.0% Thực hiên tốt các quy định về chế độ tự 123 148 49 5 học, tự luyện tập của giảng viên và cán bộ 38.4% 46.3% 15.3% quản lý. Bảng 3. Mức độ thực hiện các tiêu chí về rèn luyện tính kỷ luật của sinh viên trong chấp hành các chế độ Mức độ đánh giá STT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt (số lượng/tỉ lệ) (số lượng/tỉ lệ) (số lượng/tỉ lệ) Tự giác, chủ động chấp hành các 118 156 46 1 chế độ trong ngày, trong tuần 36.9% 48.8% 14.4% 370
  4. Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Chấp hành quy định về xưng hô, 266 36 18 2 chào hỏi lễ tiết tác phong 83.1% 11.3% 5.6% Chấp hành quy định ra, vào cơ 269 33 18 3 sở và báo cáo 84.0% 10.3% 5.6% Xây sựng nếp sống văn hóa, cảnh quan môi trường và tham 161 125 34 4 gia tích cực, tự giác vào các hoạt 50.3% 39.1% 10.6% động phong trào, ngoại khóa Bảng 4. Mức độ thực hiện các tiêu chí về tính kỷ luật của sinh viên trong kiểm tra, thi kết thúc học phần Mức độ đánh giá STT Nội dung Rất tốt Bình thường Chưa tốt (số lượng/tỉ lệ) (số lượng/tỉ lệ) (số lượng/tỉ lệ) 279 38 3 1 Trong kiểm tra thường xuyên 87.2% 11.9% 0.9% 294 23 3 2 Trong thi kết thúc học phần 91.9% 7.2% 0.9% Kết quả khảo sát ở 03 đợt học là khá tương đồng, trong đó đối tượng khảo sát là giảng viên và sinh viên cho kết quả tương đối như nhau. Do sự khác biệt là không lớn, nên chúng tôi tổng hợp kết quả khảo sát chung ở các bảng trên. Nhìn chung đánh giá của các thành phần là khá toàn diện và phản ánh đúng thực trạng hiện nay, cụ thể như sau: Về hoạt động học trên giảng đường và ngoài thao trường, với 6 nội dung được khảo sát, thì 5 nội dung từ 60,9% đến 68,8% đạt mức độ khá, nhưng trên thực tế vẫn còn giáo viên đánh giá hành vi của sinh viên vẫn còn là chưa tốt, thấp nhất là 4,0% và cao nhất là 32,1%. Riêng nội dung “Tích cực phát biểu trong giờ học và tham gia thảo luận nhóm, nghiêm túc trong hoạt động tự quản” có mức độ thấp 30,3%. Đặc biệt, ở tiêu chí này có đến 32,1% người được hỏi cho rằng: sinh viên chưa tích cực phát biểu trong giờ học và tham gia thảo luận nhóm, nghiêm túc trong hoạt động tự quản và lý do được xác định là đội ngũ giảng viên chưa tạo được hứng thú trong học tập cho sinh viên, đồng thời chưa phát huy được ý thức tự giác của sinh viên. Với hoạt động tự học, tự luyện tập, có 5 nội dung cần đánh giá hành vi của sinh viên thì cả 5 nội dung có đều đạt ở mức độ trung bình từ 38,4% đến 51,9%. Đặc biệt ở nội dung “Lập kế hoạch tự học (tự luyện tập) đầy đủ theo đề cương môn học mà giảng viên giao” và “Tự giác thực hiện kế hoạch tự học, tự luyện tập và tích cực trong luyện tập các động tác kỹ năng thực hành” là rất thấp, cụ thể có đến 50,6% và 49,7% được hỏi đánh giá ở mức chưa tốt. Như vậy, hành vi kỷ luật của sinh viên trong hoạt động tự học, tự luyện tập là thấp, tính kế hoạch và công tác quản lý, duy trì thực hiện là chưa tốt, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên tại cơ sở. Trong thực hiện các chế độ rèn luyện, có 02 nội dung có điểm được đánh giá là tương đối cao tới 83,1% đến 84,0%. Điều này cho thấy sinh viên khi học tập đã chấp hành khá tốt qui định về xưng 371
  5. Trường Đại học Mỏ - Địa chất hô, chào hỏi, lễ tiết, tác phong, qui định ra, vào và báo cáo. Tuy nhiên các nội dung còn lại “Tự giác, chủ động chấp hành các chế độ trong ngày, trong tuần” và “Xây dựng nếp sống văn hóa, cảnh quan môi trường và tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động phong trào và ngoại khóa” có tỷ lệ đánh giá chưa tốt là 14,4% và 10,6%. Như vậy. vẫn còn không ít sinh viên chưa tự giác chấp hành các chế độ trong ngày, trong tuần. Trong kiểm tra, thi kết thúc các học phần, được đánh giá đạt mức độ tốt với tỉ lệ từ 87,2% đến 91,9%. Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua sinh viên đã chấp hành khá tốt quy chế thi và kiểm tra, bởi vậy kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 0,9% giảng viên được hỏi cho rằng sinh viên chấp hành chưa tốt quy chế thi kết thúc các học phần. Tuy nhiên, ở nội dung kiểm tra thường xuyên tỷ lệ đánh giá sinh viên chấp hành ở mức độ trung bình là 11,9%%, lý do được xác định khi phỏng vấn trực tiếp sinh viên được biết: do các bài kiểm tra thường xuyên được bố trí ở cả 2 tuần nên thời gian ôn luyện còn gấp, một số sinh viên còn nhận thức chưa đầy đủ, công tác tổ chức quán triệt trước khi tiến hành bài kiểm tra của đội ngũ giảng viên còn chưa chặt chẽ và đặc biệt thức tự học, tự ôn bài của sinh viên còn hạn chế, sợ điểm thấp dẫn đến vi phạm qui chế. Như vậy, trên cơ sở đánh giá của đội ngũ giáo viên và sinh viên cùng với phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên về hành vi chấp hành kỷ luật khi học giáo dục quốc phòng tập trung đã phản ánh đúng thực trạng, trong số các hành vi chấp hành kỷ luật của sinh viên, chỉ có hành vi của sinh viên trong kiểm tra, thi kết thúc các học phần là tương đối tốt, còn các nội dung khác chỉ ở mức độ khá và trung bình. Do đó cần có những giải pháp mới trong công tác quản lý và giáo dục để nâng cao hơn nữa tính kỷ luật của sinh viên trong học tập và rèn luyện của sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi học giáo dục quốc phòng tập trung. Với thực trạng nêu trên, với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên, chúng tôi đề xuất xây dựng mô hình trung đội tự quản khi học giáo dục quốc phòng tập trung nhằm phát huy tinh thần kỷ luật tự giác, tích cực, chủ động của sinh viên, của cả tập thể trung đội trong học tập và rèn luyện. Đồng thời, góp phần hoàn thành mục tiêu của môn học và biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. 2.2. Các bước xây dựng trung đội tư quản Để nâng cao tính kỷ luật cho sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất có nhiều giải pháp, trong đó xây dựng mô hình trung đội tự quản là một trong các biện pháp hữu hiệu, nhằm phát huy tính tự chủ, tự giác của người học. Từ thực tế tổ chức và thực hiện mô hình trung đội tự quản khi học giáo dục quốc phòng tập trung trong thời gian vừa qua, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên. Cụ thể, đã có sự chuyển biến tích cực trong hoạt động tự học, tự luyện tập và trong thực hiện các chế độ rèn luyện. Sau khi tổng kết, rút kinh nghiệm chúng tôi đề xuất xây dựng trung đội tự quản với các bước sau: Bước 1. Thu thập thông tin cá nhân của từng sinh viên và biên chế các tiểu đội, trung đội. Thu thập thông tin: Thông qua danh sách trích ngang và hồ sơ sinh viên của nhà trường và kết hợp với nắm bắt tình hình qua chính sinh viên trong quá trình học lý thuyết tại trường, để biết khả năng nhận thức, kết quả học tập, rèn luyện, biết sở trường, năng khiếu, tính cách và ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên. 372
  6. Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Biên chế các tiểu đội: Trên cơ sở thu thập thông tin, giảng viên tiến hành biên chế theo các tiểu đội. Giữa các tiểu đội có sự đồng đều về số lượng, tương đương về giới tính, khả năng nhận thức và ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến sự tương đồng về điều kiện, hoàn cảnh sống và yếu tố vùng miền của sinh viên. Sau đó các thành viên trong tiểu đội họp để bầu một sinh viên có uy tín và khả năng để làm tiểu đội trưởng. Bước 2. Xây dựng cán bộ trung đội và tiến hành công tác bồi dưỡng. Xây dựng cán bộ trung đội: Giảng viên nghiên cứu kỹ trích ngang, thăm dò ý kiến sinh viên trong trung đội, tham khảo ý kiến của ba tiểu đội trưởng. Phải chọn những sinh viên có khả năng nhận thức khá trở lên, có ý thức kỷ luật tốt, tích cực và gương mẫu trong mọi hoạt động, có khả năng quy tụ và thuyết phục các sinh viên khác. Trên cơ sở đó, chọn và đề xuất với tập thể trung đội một sinh viên sẽ kiêm nhiệm làm Trung đội trưởng và một sinh viên sẽ kiêm nhiệm làm Trung đội phó. Sau đó lấy ý kiến của tập thể sinh viên trong trung đội để đi đến thống nhất và quyết định cán bộ trung đội do sinh viên kiêm nhiệm, gồm: trung đội trưởng, trung đội phó và ba tiểu đội trưởng. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trung đội: Tiến hành hướng dẫn các phương pháp và kỹ năng trong quản lý, duy trì sinh viên trong môi trường quân sự là cho sinh viên kiêm nhiệm của trung đội, các thành viên còn lại của trung đội giao cho các tiểu đội trưởng thực hiện, gắn kết quả rèn luyện kỷ luật của các thành viên trong tiểu đội với trách nhiệm của tiểu đội trưởng. Trung đội trưởng, trung đội phó chịu trách nhiệm trước giảng viên về kết quả học tập, rèn luyện của tập thể trung đội. Định hướng, bồi dưỡng là tăng dần khả năng tự quản của sinh viên song song với việc giảm dần sự tham gia trực tiếp của giảng viên. Giảng viên giữ vai trò là người cố vấn, trợ giúp giải quyết những vấn đề phức tạp, là người hướng dẫn chứ không phải là người làm thay. Trong giai đoạn đầu (tuần thứ nhất) là cầm tay chỉ việc, sau đó để cán bộ trung đội từng bước tự lực trong công tác quản lý, duy trì và giải quyết các hoạt động trong thời gian học tập, rèn luyện tại cơ sở, tất cả hoạt động của sinh viên luôn có sự theo dõi, uốn nắn của giảng viên. Bước 3. Xây dựng uy tín cho cán bộ trung đội, tiểu đội. Giảng viên phải tổ chức quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ trung đội, tiểu đội. Thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đội ngũ này phải thực sự gương mẫu trong mọi hoạt động. Thường xuyên theo dõi, động viên cán bộ trung đội, tiểu đội, tuyên dương các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của sinh viên, cán bộ trung đội, tiểu đội phải chịu trách nhiệm trong các hoạt động của đơn vị mình. Đối với những cán bộ trung đội, tiểu đội chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, giảng viên gặp gỡ riêng và cần khéo léo tế nhị, phê bình, uốn nắn nhưng không làm các em mất uy tín, mất tự tin trong tập thể tiểu đội, trung đội, song cũng không vì thế mà ưu ái, dành đặc ân cho cán bộ trung đội, tiểu đội làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm tính ham quyền chức, hách dịch, coi thường người khác. Đồng thời tiến hành xử phạt nghiêm minh những sinh viên có thái độ coi thường, không chấp hành mệnh lệnh của cán bộ trung đội, tiểu đội. Bước 4. Xây dựng nội quy của trung đội. Nội quy của trung đội được xây dựng trên cơ sở nội quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của nhà Trường. Tuy nhiên, nội quy của trung đội được xây dựng hết sức cụ thể, tỉ mỉ mỗi hoạt động của các thành viên trong trung đội và được tập thể trung đội thảo luận, nhất trí thông qua, đồng thời có được sự đồng ý của giảng viên. Trên cơ sở đó, giảng viên và cán bộ trung đội, tiểu đội công bố nội quy trung đội để từng thành viên tự giác chấp hành và thành lập bảng điểm thi đua của cá nhân, của tiểu đội. 373
  7. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Bước 5. Theo dõi, giám sát hoạt động tự quản của các trung đội. Có rất nhiều cách theo dõi hoạt động tự quản của sinh viên. Có thể cần có sự kiểm tra trực tiếp các hoạt động, nhưng đôi khi chỉ cần kiểm tra gián tiếp qua sổ ghi đầu bài, qua quá trình trực tiếp giảng dạy, qua sổ ghi chép của cán bộ trung đội, tiểu đội, hoặc qua kết quả công việc được giao... Thông qua chế độ giao ban hàng ngày, hàng tuần giảng viên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với cán bộ trung đội, tiểu đội để nắm thông tin, làm công tác cố vấn, trợ giúp tháo gỡ những vướng mắc cho cán bộ trung đội, tiểu đội. Nhìn chung giảng viên chỉ nên điều hành từ xa, trừ những công việc cán bộ trung đội, tiểu đội không thể làm thay giảng viên được. Bước 6. Tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trung đội tự quản. Tiến hành tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm hoặc liên hệ với các trường trên địa bàn, với cán bộ trung đội của các đơn vị quân đội đã có kinh nghiệm làm công tác quản lý, để tổ chức cho đội ngũ cán bộ đi tham quan học tập. Sau mỗi khóa học cấp ủy, chỉ huy phải chỉ đạo đóng góp ý kiến về nội dung và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm, để các khóa học tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Kết thúc năm học, cần tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện mô hình trung đội tự quản, làm cơ sở để rà soát điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá mô hình trung đội tự quản, tiến tới hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá tính kỷ luật của sinh viên khi học giáo dục quốc phòng và an ninh tập trung. Như vậy, việc xây dựng trung đội tự quản chỉ là một trong những biện pháp nhằm nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luật của sinh viên. Từ kết quả trên cho phép bước đầu khẳng định, việc xây dựng trung đội tự quản là phù hợp, có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay. Việc xây dựng trung đội tự quản đã biến những yêu cầu của xã hội, thành phẩm chất của cá nhân, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Tính kỷ luật tự giác là một phẩm chất của nhân cách, là sản phẩm của quá trình giáo dục và tự giáo dục, là kết quả của hoạt động trải nghiệm trong cuộc sống. 3. KẾT LUẬN Giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên phải luôn được coi là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của nhà trường, là nội dung cơ bản trong quá trình hình thành, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách cho người học. Hoạt động giáo dục kỷ luật cho sinh viên của Trường bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, đan xen với các hoạt động khác, như trong quá trình giảng dạy các nội dung về quốc phòng và an ninh, trong tổ chức sinh hoạt đời sống vật chất, tinh thần, trong giải quyết các mối quan hệ giữa sinh viên với cán bộ các cấp, với giảng viên và sinh viên với sinh viên (mối quan hệ đồng chí, đồng đội). Tất cả các mối quan hệ, hoạt động này nếu được tổ chức để diễn ra trong môi trường tự quản, để mỗi sinh viên tự giác chấp hành thì quá trình giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên của Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi học giáo dục quốc phòng và an ninh tập trung sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Phạm Minh Thụ (2004), Sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục thói quen hành vi kỷ luật cho học viên sĩ quan ở các trường đại học quân sự, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Học viện Chính trị Quân sự. 2. Vũ Quang Hải (2009), Nghiên cứu quy trình tổ chức giáo dục kỉ luật cho học viên trong nhà trường quân đội, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Học viện Chính trị Quân sự. 374
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1