intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xét nghiệm máu (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

179
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tốc độ lắng hồng cầu (tốc độ máu lắng): Tốc độ máu lắng là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được chống đông và được hút vào một mao quản có đường kính nhất định, để ở một tư thế nhất định. +Tốc độ lắng bình thường: - Sau 1 giờ: 4mm. - Sau 2 giờ: 7mm. - Sau 3 giờ: 12mm. - Sau 24 giờ: 45mm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xét nghiệm máu (Kỳ 3)

  1. Xét nghiệm máu (Kỳ 3) 1.2. Tốc độ lắng hồng cầu (tốc độ máu lắng): Tốc độ máu lắng là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được chống đông và được hút vào một mao quản có đường kính nhất định, để ở một tư thế nhất định. +Tốc độ lắng bình thường: - Sau 1 giờ: 4mm. - Sau 2 giờ: 7mm. - Sau 3 giờ: 12mm. - Sau 24 giờ: 45mm. Để tiện theo dõi có thể tính tốc độ lắng trung bình sau 2 giờ theo công thức sau: Tốc độ lắng giờ thứ nhất + 1/2 tốc độ lắng giờ thứ hai
  2. K= 2 Nếu K < 10: là bình thường + Tốc độ máu lắng tăng: gặp trong nhiều bệnh lý, trạng thái khác nhau: - Thay đổi sinh lý: . Trẻ sơ sinh. . Người có tuổi (giờ đầu có thể tới 20-30mm). . Phụ nữ đang hành kinh. . Có thai từ tháng thứ 4. - Bệnh lý: . Thấp khớp cấp, mạn. . Lao tiến triển. . Bệnh globulin máu (ví dụ Waldenstrom), bệnh này tốc độ lắng máu rất nhanh. . Các bệnh nhiễm khuẩn cấp, các bệnh có sốt.
  3. . Các bệnh thiếu máu, xơ gan, nhồi máu cơ tim, thận hư nhiễm mỡ, ung thư, bệnh collagen. . Sau chấn thương, phẫu thuật... + Tốc độ lắng máu giảm trong: - Bệnh đa hồng cầu - Dị ứng - Tăng natriclorua, muối mật, phospholipid, CO2... Tốc độ lắng máu là một yếu tố có ý nghĩa nhất định trong việc chẩn đoán, theo dõi quá trình tiến triển và tiên lượng nhiều bệnh lý khác nhau. 1.3. Sức bền hồng cầu (SBHC): Sức bền hồng cầu là sức chịu đựng của hồng cầu đối với tác dụng tan máu của các dung dịch muối khi hạ thấp dần nồng độ. Sức bền hồng cầu phụ thuộc vào tính thấm của màng hồng cầu. Nguyên lý của xét nghiệm: khi đặt hồng cầu vào dung dịch muối nhược trương, thì nước ở dung dịch muối nhược trương sẽ vào trong hồng cầu để cân bằng áp lực thấm thấu. Nước vào sẽ làm trương các hồng cầu, nếu dùng các dung
  4. dịch nhược trương nhiều hơn thì hồng cầu sẽ trương to thêm, đến một dung dịch có độ nhược trương nào đó sẽ làm hồng cầu bị vỡ. Giá trị bình thường của SBHC: + Sức bền hồng cầu khi dùng máu toàn bộ: - Bắt đầu vỡ ở dung dịch NaCl: 4,6‰. - Hồng cầu vỡ hoàn toàn ở dung dịch NaCl: 3,4‰. + Sức bền hồng cầu khi dùng HC rửa: - Bắt đầu vỡ ở dung dịch NaCl: 4,8‰. - Hồng cầu vỡ hoàn toàn ở dung dịch NaCl: 3,6‰ + Sức bền hồng cầu tăng gặp trong: - Bệnh thalassemia. - Thiếu máu do thiếu sắt. - Thiếu máu có nguyên hồng cầu khổng lồ. + Sức bền hồng cầu giảm gặp trong: - Thiếu máu huyết tán tự miễn.
  5. - Một số thiếu máu huyết tán bẩm sinh. Sức bền hồng cầu là xét nghiệm thường được sử dụng trong lâm sàng góp phần tìm hiểu về nguyên nhân hoặc cơ chế của thiếu máu .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2