intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xét nghiệm máu trong bệnh thận tiết niệu (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

147
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Miễn dịch. Có nhiều phương pháp, hiện nay thường được dùng: 3.1. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescence): dùng kháng thể tương ứng được đánh dấu bằng một chất phát ánh sáng huỳnh quang để nhuộm các tiêu bản sinh thiết thận và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Trường hợp kết quả dương tính sẽ thấy hình ảnh lắng đọng các globulin miễn dịch gồm các kháng thể (thường là các tự kháng thể) bên trong các mao mạch cầu thận. Thường gặp trong các bệnh kháng thể kháng màng nền cầu thận và viêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xét nghiệm máu trong bệnh thận tiết niệu (Kỳ 2)

  1. Xét nghiệm máu trong bệnh thận tiết niệu (Kỳ 2 3. Miễn dịch. Có nhiều phương pháp, hiện nay thường được dùng: 3.1. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescence): dùng kháng thể tương ứng được đánh dấu bằng một chất phát ánh sáng huỳnh quang để nhuộm các tiêu bản sinh thiết thận và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Trường hợp kết quả dương tính sẽ thấy hình ảnh lắng đọng các globulin miễn dịch gồm các kháng thể (thường là các tự kháng thể) bên trong các mao mạch cầu thận. Thường gặp trong các bệnh kháng thể kháng màng nền cầu thận và viêm cầu thận qua trung gian phức hợp miễn dịch. Đây là dặc trưng cho những bệnh thận mắc phải tiên phát.
  2. 3.2. Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate specific antigen, PSA): được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc cho những bệnh nhân nam giới > 50 tuổi. + Chỉ định: - Giám sát quá trình diễn biến và mức độ đáp ứng với điều trị của K tiền liệt tuyến. - Giám sát các bệnh nhân bị phì đại lành tính tiền liệt tuyến nhằm phát hiện sớm K tiền liệt tuyến. + Phương pháp tiến hành: Dựa trên nguyên lý chính là mối tương tác đặc hiệu giữa kháng nguyên kháng thể. Hai kháng thể được xử dụng là Kháng thể bắt giữ và Kháng thể đánh dấu. Hai kỹ thuật được dùng phổ biến là Kỹ thuật miễn dịch hấp phụ enzym (enzyme linked immunosorbent assay, ELISA) và kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (Radioimmunoassay, RIA). + Kết quả: PSA < 4ng/dl: thường gặp ở người có tiền liệt tuyến bình thường.
  3. PSA < 10ng/dl: thường gặp trong phì đại lành tính tuyến tiền liệt. PSA > 10 ng/dl: hướng nhiều tới K tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh lý tuyến tiền liệt cần phải phối hợp đồng bộ nhiều phương pháp chẩn đoán và theo dõi bệnh. 3.3. Các xét nghiệm miễn dịch dùng trong ghép thận: Ghép thận là phương pháp tối ưu để điều trị thay thế thận suy. Muốn thực hiện được kỹ thuật này cần phải có nhiều tiêu chuẩn. Trong đó các tiêu chuẩn về miễn dịch là vô cùng quan trọng không thể thiếu được. Những xét nghiệm miễn dịch bao gồm: + Nhóm máu A, B, O: được Landsterner phát hiện từ năm 1900, nhờ vậy mà người ta tiến hành thuận lợi trong truyền máu và trong ghép tủy xương, ghép tạng. Vì trên bề mặt hồng cầu thuộc các nhóm máu khác nhau có quyết định các tính kháng nguyên khác nhau được gọi là kháng nguyên của nhóm máu, chúng không gây ra đáp ứng miễn dịch ở người có cùng nhóm máu, nhưng chúng lại gây ra đáp ứng miễn dịch ở người không cùng nhóm máu. Cho nên trong ghép thận người nhận và người cho phải có cùng nhóm máu. + Đọ chéo (crossmatch): Đọ chéo giữa người cho và người nhận phải (-) ở 37oC 22oC và 4oC) . Đây là phản ứng giữa huyết thanh người nhận với tế bào lympho T và B của người cho, và ngược lại huyết thanh của người cho với tế bào
  4. lympho T và B của người nhận. Nếu phản ứng (+) thì không ghép được, nếu ghép sẽ xảy ra phản ứng tối cấp. + Tiền mẫn cảm trước ghép với người nhận thận, tức là tìm kháng thể chống mảnh ghép. - Nguyên lý: Lấy máu của 20 người, tách lấy tế bào lympho. Lấy huyết thanh của người nhận cho kết hợp với 20 loại tế bào lympho thực chất ta đang tìm huyết thanh bệnh nhân có kháng thể không. Nếu có kháng thể thì kháng thể bám vào tế bào lympho và cho bổ thể vào tế bào lympho sẽ chết và phát màu xanhtrypam. Nếu tế bào sống (không có kháng nguyên + kháng thể thì sáng bình thường). - Kỹ thuật tiến hành: Cho bạch cầu lympho của 20 người vào 20 giếng khác nhau và cho huyết thanh bệnh nhân vào 20 giếng đó, để 30 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó cho bổ thể thỏ (huyết thanh của 20 con thỏ) để 60 phút. Đọc kết quả: tính xem huyết thanh của bệnh nhân giết được bạch cầu của bao nhiêu người. - Nếu giết được bạch cầu của 2 người ta có 2/20 = 10%. - Nếu giết được bạch cầu của 4 người ta có 4/20 = 20%.
  5. Nếu £ 20% là tốt, ghép được. Nếu độ tiền mẫn cảm cao > 20% không ghép được, nếu ghép sẽ có thể xẩy ra thải ghép tối cấp. + HLA (human lymphocyte antigen): đầu tiên tìm thấy trên bạch cầu lympho người nên gọi là kháng nguyên bạch cầu người, về sau nó còn có mặt trên tất cả các mô, bạch cầu, tiểu cầu (trừ trên hồng cầu) nên còn gọi là kháng nguyên hoà hợp tổ chức. Nó có ý nghĩa quan trọng trong ghép các cơ quan, trong đó có ghép thận. Ở người, các kháng nguyên này được mã hoá bởi một đoạn nhiễm sắc thể số 6. Trên người có trên 150 loại HLA. Gồm HLA-A: 17 kháng nguyên; HLA- B: 31 kháng nguyên; HLA-C: 8 kháng nguyên; HLA-D: 11 kháng nguyên. Được chia làm 2 lớp: - HLA-A, HLA-B, HLA-C: gọi là lớp một, có trên bề mặt tất cả các tế bào có trong cơ thể, được phát hiện bàng kháng thể với kỹ thuật định típ mô. - HLA-D (gọi là lớp 2): chỉ có trên tế bào lympho B, đại thực bào, các tế bào thượng bì, trung bì, được phát hiện bằng nuôi cấy lymphocyt hỗn hợp và các kỹ thuật huyết thanh học.
  6. Trong ghép thận, mức độ phù hợp của các kháng nguyên HLA là quan trọng, nhất là đối với người cho thận là người sống. Các kháng nguyên lớp 2 quan trọng hơn lớp 1 trong việc xác định sự sống còn của quả thận ghép. - Nếu các kháng nguyên HLA của người nhận và người cho giống nhau hoàn toàn là hoà hợp tổ chức 100%, được gọi là identical. - Nếu chỉ có 50% giống nhau được gọi là Haplotyp. Tốt nhất là hoà hợp tổ chức 100%, tối thiểu là 50%, thấp hơn 50% thường không được ghép với người cho là người sống. Thực tế ghép thận ở Việt Nam đã áp dụng nghiêm ngặt các chỉ tiêu này. Ngoài ra, một số xét nghiệm miễn dịch khác cũng được sử dụng trong chẩn đoán khi có nghi ngờ bệnh lao thận-tiết niệu: - Phản ứng Mantoux. - PCR (polymerase chain reaction): là kỹ thuật sinh học phân tử khuyếch đại đặc hiệu ADN của trực khuẩn lao. - Glutahydrat là xét nghiệm xác định fibrinogen và gamma globulin trong huyết thanh bệnh nhân có lao thận. - Test xác định kháng thể kháng nguyên của BCG (IgM, IgG, IgA).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2