intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng học theo hình thức Microlearning trên thiết bị di động

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng học theo hình thức Microlearning trên thiết bị di động" tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả của Microlearning trong học tập trên thiết bị di động. Các tác giả nhận thấy Microlearning là phương pháp hiệu quả giúp người học tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng, đặc biệt khi học qua nền tảng di động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng học theo hình thức Microlearning trên thiết bị di động

  1. XU HƯỚNG HỌC THEO HÌNH THỨC MICROLEARNING TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Nguyễn Thị Huyền1 Dương Văn Hưng Nguyễn Hồng Hạnh Nguyễn Quỳnh Nga Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Đại học Bách khoa Hà Nội Abstract Microlearning is an educational method that focuses on providing knowledge through short and easily digestible learning content. In this method, lessons are broken down into smaller parts to help learners consume information more easily. This article focuses on analyzing and evaluating the effectiveness of Microlearning in mobile learning. The authors find that Microlearning is an effective method for learners to consume knowledge quickly and easily, especially when learning through mobile platforms. Keywords: Microlearning, mobile learning, edtech trends 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Microlearning là phương pháp tập trung vào cung cấp kiến thức thông qua các nội dung học tập ngắn gọn và dễ tiếp nhận. Trong phương pháp này, các bài học được chia nhỏ thành các phần nhỏ hơn để giúp học viên tiêu thụ thông tin một cách dễ dàng hơn. Lý do là do con người ngày càng trở nên bận rộn hơn. Một ngày của chúng ta bị phủ kín bởi các công việc, khiến cho thời gian rảnh không còn nhiều. Cùng là một bộ phim hai tiếng, nhưng giữa hai lựa chọn xem hết bộ phim trong một video và xem những đoạn cắt ngắn của phim, người dùng có xu hướng chọn phương án thứ hai hơn. Như vậy, thông qua đó chúng ta có thể hiểu rằng việc chia nhỏ công việc gây cho con người một sự hứng thú nhất định. Một ví dụ là nền tảng Tiktok với các video ngắn đã rất thành công thời gian gần đây. Ứng dụng học tiếng Anh Duolingo hay Cake với các chủ đề nhỏ và ngắn đã rất được ưa chuộng. 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp học tập Microlearning 2.1.1. Đường cong quên "forgetting curve" của Hermann Ebbinghaus [1] Nhà nghiên cứu học Hermann Ebbinghaus đã tiến hành nghiên cứu về trí nhớ của con người "forgetting curve". "Forgetting curve" đưa ra giả thuyết rằng khả năng lưu giữ trí nhớ giảm dần theo thời gian. Cụ thể là trong một ngày chúng ta có thể quên đi 50% tất cả các thông tin mới được tiếp thu, và 90% các thông tin mới trong vòng một tuần. Như vậy, câu hỏi đặt ra là: “làm thế nào để chúng ta có để điều chỉnh lại được đường cong hay quên” và “làm thế nào để học sinh (HS) không bị quên các kiến thức, thông tin quan trọng trước khi được áp dụng nó?”. Đây thực sự là một câu hỏi khá là khó khăn và thách thức 1 huyen.nguyenthi2@hust.edu.vn 429
  2. các nhà chuyên gia. Nhưng có lẽ câu trả lời mà ai cũng nghĩ trong đầu là: “Chỉ cần củng cố lại nguồn kiến thức đó mỗi ngày” tuy nhiên thì việc này không phải là một giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Hình 1: Forgeting curve đường cong quên Tuy nhiên đã có một phương pháp được thử nghiệm đó là việc chia các bài giảng ra từng những phần nhỏ hơn có thể giúp người học tham gia ghi nhớ kiến thức trong một khoảng thời gian dài. Điều này còn giúp bộ nhớ của chúng ta được kích hoạt lại thêm lần nữa, và do đó giúp ngăn ngừa suy giảm trí nhớ hoặc lãng quên. Theo Kang 2016, hàng trăm nghiên cứu về tâm lý học nhận thức và giáo dục đã chứng minh rằng việc sắp xếp các cuộc gặp gỡ lặp đi lặp lại với tài liệu theo thời gian sẽ tạo ra khả năng học tập lâu dài vượt trội. Phương pháp học tập chia nhỏ này được gọi là “Microlearning”. 2.1.2. Phương pháp Microlearning - Nghiên cứu về Microlearning Việc học từ các nội dung ngắn có thể tăng 20% khả năng lưu trữ thông tin của bộ não. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Dresden ở Đức đã đưa ra một nghiên cứu để kiểm tra vấn đề này [2]. Khi chia lớp học ra làm 3 nhóm nghiên cứu tài liệu gồm 16 chương: Nhóm thứ nhất nghiên cứu hết 16 chương sau đó đi trả lời các câu hỏi. Nhóm thứ hai đi nghiên cứu 4 chương xong đó trả lời câu hỏi trong 4 chương đó. Nhóm số ba nhận được tám câu hỏi sau mỗi nửa văn bản gốc. Kết quả thu được là nhóm đầu tiên mất ít thời gian hơn 28 % trả lời các câu hỏi đánh giá của họ tốt hơn nhóm thứ ba là 20 %. Nhóm đầu tiên thực hiện 8 % tốt hơn trong bài kiểm tra toàn diện so với nhóm thứ hai. HS trong nhóm thứ ba đã phải đọc lại số đoạn gấp ba lần so với nhóm đầu tiên; Vì vậy, người ta đã chứng minh rằng Microlearning mang đến cho sinh viên cơ hội dễ dàng tiếp thu các kiến thức. MicroLearning thường được gọi là “vi mô” vì toàn bộ quá trình giáo dục được tách ra thành các phần nhỏ thường kéo dài không quá vài phút. 430
  3. - Lý giải Microlearning Thông thường, não bộ của của chúng ta chỉ làm được 1 nhiệm vụ ở 1 thời điểm. Khi chúng ta tập đi, mỗi ngày chúng ta đều bám vào những chiếc bàn hoặc một chỗ nào đó để đi từng bước nhỏ một từ chỗ này qua chỗ kia. Và dần dần chúng ta có thể đi mà không cần bám vào bất cứ thứ gì, thậm chí khi quen rồi chúng ta còn có thể sử dụng tay làm những việc khác trong lúc đi. Học tập cũng như vậy, nếu chúng ta coi học tập là một khối công việc lớn chúng ta chúng ta có thể giải quyết nó bằng việc chia công việc đó ra thành các công việc nhỏ và thực hiện từng việc một. Như vậy phương pháp học tập Microlearning chính là việc chúng ta học tập một thứ gì đó qua những mẩu thông tin ngắn như: video ngắn, mẩu truyện, bản tin... để tiếp thu được một kiến thức một cách nhanh chóng mà không làm gián đoạn quy trình làm việc của chúng ta hay làm ta choáng ngợp với luồng kiến thức đó. Cách học tập vi mô giải quyết nội dung học tập có kích thước ngắn được tạo thành từ các hoạt động học tập ngắn hạn, liên kết với nhau và kết hợp lỏng lẻo, xác định trọng tâm vào nhu cầu học tập của từng cá nhân (Singh, 2014). 2.1.3. Một vài ưu việt của Microlearning Do bản chất của nó, Microlearning cho phép HS tiếp thu một đơn vị kiến thức ngắn gọn nhưng được chỉ định rõ ràng mà không cần phải học ngay lập tức nhiều đơn vị học tập hơn và có thể hoàn thành mọi lúc, mọi nơi và trên bất kỳ thiết bị nào mà người học lựa chọn. So với các phương pháp học tập thông thường, Microlearning có thể có nhiều tiềm năng như: - Học kiến thức nhanh hơn: vì các kiến thức được chia nhỏ so với một bài giảng lớn sẽ có thể khiến người học tiếp thu nhanh hơn. Ví dụ, thay vì phải đọc một khối kiến thức lớn trong một cuốn sách dày, thì việc theo dõi một bài giảng video ngắn trong khoảng thời gian 15 phút có thể sẽ khiến người học thích thú và tiếp thu nhanh hơn. - Tăng tương tác: việc Microlearning hoạt động tốt với cách bộ não của chúng ta tiếp thu thông tin là một phần quan trọng tạo nên sự thu hút. Chỉ những kiến thức và khả năng cần thiết mới được đề cập trong Microlearning, tiết kiệm thời gian của người học khỏi những thông tin hoặc bài tập không quan trọng. - Nâng cao hiệu quả học tập: các khóa học Microlearning thiết kế ngắn gọn cho phép học nhanh và quay lại làm việc để học viên sẵn sàng sử dụng những gì họ đã học để hoàn thành bài tập hiện tại. Kỹ thuật hiệu quả nhất để người học của bạn tiếp thu kiến thức chuyên ngành là thông qua Microlearning, tập trung vào một chủ đề tại một thời điểm mà não bộ có thể đưa kiến thức đó vào bộ nhớ dài hạn. - Cải thiện được sự tập trung não bộ của chúng ta có thể quên 80% những gì học được trong quá trình đào tạo nếu nó không được củng cố. Tuy nhiên, Microlearning cải thiện khả năng duy trì lên đến 80% theo một số nghiên cứu. - Nội dung học tập nhỏ gọn có thể dễ dàng truy cập, vì vậy người học cảm thấy thoải mái hơn khi họ sẵn sàng học. Hơn nữa, phong cách học tập này trình bày các mẩu thông tin có kích thước vừa phải, vì vậy nội dung không liên quan sẽ bị loại bỏ, do đó giúp mọi người ghi nhớ dễ dàng hơn. 431
  4. 2.1.4. Một số thách thức [3] Bên cạnh những lợi ích của Microlearning, thì phương pháp này còn một vài điểm thách thức đó là Đối với người học cần có trình độ về tin học, các vấn đề bảo mật và sự hiện diện của các vấn đề phức tạp về công nghệ được coi là những yếu tố chống lại việc áp dụng Microlearning (Eden và cộng sự, 2020). Bất kể vấn đề là gì, nội dung có thể truy cập được để mang lại bất kỳ lợi ích nào và với nội dung được cung cấp bằng công nghệ, có nhiều khả năng xảy ra sự cố khiến nội dung về cơ bản trở nên không cho phép sử dụng hoặc ít nhất là tạm thời. Các vấn đề có thể phát sinh với kết nối internet. Cùng với những điều này, Anllela (2021) đã đề xuất ba thách thức của Microlearning. Thứ nhất, khả năng tự học là yếu tố chính tạo nên hiệu quả của Microlearning. Khả năng tiếp nhận các đối tượng Microlearning kém có thể là do người học thiếu động lực được coi là người học thông thường. Thứ hai, thách thức lớn nhất của Microlearning là sự đa dạng của công nghệ mà HS (giáo viên) có thể không được tiếp cận hoặc có thể không quen thuộc. Thứ ba, có thể xảy ra rủi ro là người học có thể không vẽ được mối liên hệ giữa các phần khác nhau của đối tượng học tập để nhìn thấy bức tranh tổng thể. Hơn nữa, McGee đã vạch ra 3 nhược điểm của Microlearning chắc chắn là một vài trường hợp Microlearning không phải là giải pháp phù hợp với vấn đề phức tạp như phát triển kỹ năng vì trải nghiệm học vi mô là cách củng cố kiến thức và khái niệm nhanh chóng, hiệu quả; Một điểm nữa, tài liệu trở nên rời rạc, chỉ đề cập đến một khía cạnh của chủ đề hoặc không chú ý đầy đủ đến những khía cạnh khác khiến chủ đề trở nên rộng hơn vì vậy để tạo nội dung tuyệt vời cần có thời gian và công sức. 2.1.5. Tại sao phải học tập theo phương pháp học tập mới? 2.2. Microlearning trong điện thoại di động Hiện nay, điện thoại thông minh càng ngày càng phát triển, trở thành vật dụng không thể thiếu với mỗi người. Theo thống kê năm 2022, ước tính số lượng người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới là 6,6 tỷ người, chiếm hơn 80% dân số thế giới.[4] Năm 1876, Graham Bell phát minh ra điện thoại chỉ với mục đích nghe gọi. Đến năm 1993, IBM sản xuất ra chiếc điện thoại thông minh đầu tiên với chức năng nhận và gửi email, đọc văn bản điện tử, lịch làm việc, máy tính và sổ danh bạ. Cho đến nay, điện thoại thông minh ngày càng phát triển hơn, tích hợp rất nhiều các chức năng hiện đại. Qua từng thời kì, tri thức con người ngày càng phong phú và đạt được những thành tựu mới. Đi kèm với đó, giáo dục cũng phải từng bước chuyển mình để phù hợp với lượng kiến thức mới sinh ra. Bên cạnh phương pháp giảng dạy truyền thống, những phương pháp mới ra đời để phù hợp với đặc điểm người học hiện nay, trong đó bao gồm cách học Microlearning trên điện thoại di động. Kukulska-Hulme (2005) đã khám phá ba động lực chính củng cố cho việc sử dụng công nghệ di động trong giáo dục cải thiện khả năng tiếp cận, khám phá tiềm năng thay đổi trong dạy và học, và liên kết với các tổ chức hoặc doanh nghiệp rộng lớn hơn [5]. 432
  5. 2.2.1. Sự phát triển của điện thoại di động Như đã nói ở trên, điện thoại ngày nay tích hợp tất cả các chức năng của các phương tiện khác và đã cải tiến lại những nhược điểm của điện thoại cũ. - Thuộc tính vật lý Với những điện thoại cảm ứng đời đầu, ví dụ như điện thoại IPhone, thời lượng sử dụng pin rất ngắn, chỉ có thể dùng trong vòng một buổi. Màn hình điện thoại còn nhỏ, đôi khi gây khó khăn cho người dùng khi đọc văn bản. Hiện nay, các hãng điện thoại đã khắc phục được những nhược điểm trên. Điện thoại pin “trâu” dùng cả ngày ra đời, đi kèm với đó là sản phẩm pin dự phòng để khách hàng có thể vừa sạc điện thoại vừa dùng. Kích thước màn hình điện thoại to hơn và độ phân giải ngày càng lớn hơn, giúp hình ảnh hiển thị thêm sắc nét. Đa số điện thoại mới đều có độ phân giải 1920 x1080 pixel, và kích thước màn hình khoảng 6 inch trở lên. Các nhà sản xuất cũng chú ý tới vấn đề cảm ứng sao cho độ nhạy khi lướt ngón tay là tốt nhất có thể. - Tốc độ mạng Hiện nay đa số mọi người đều phải truy cập mạng để học và để làm việc, vậy nên tốc độ mạng luôn phải mang yêu cầu là nhanh để phục vụ người dùng. Internet hiện đang phủ sóng toàn cầu, trong tương lai internet sẽ còn phát triển mạnh và nhanh hơn nữa. Theo báo cáo của Akamai, tốc độ kết nối Internet trung bình trên thế giới hiện đạt 6,1 mbps trong khi đó tốc độ kết nối di động trung bình là 11,8 mbps. Xét riêng ở Việt Nam, chúng ta đang được tận hưởng tốc độ Internet và di động trung bình lần lượt là 5,1 mbps và 2,8 mbps. Theo Roberts và các đồng nghiệp của ông (2003), độ tin cậy của mạng không dây là một trong năm bài học quan trọng rút ra từ một dự án thử nghiệm học tập kế toán trên thiết bị di động có sự tham gia của khoảng 300 sinh viên đại học. - Phần cứng Tốc độ xử lý CPU phát triển nhanh, chip mạnh nhất lên tới 3,1 GHz, bộ xử lý lõi đơn dần bị thay thế bởi các lõi tứ hoặc lõi tám. Hiệu suất bộ xử lý càng mạnh thì phần mềm hoạt động càng trơn tru và mức tiêu thụ điện năng sẽ ít hơn. RAM của điện thoại hiện phổ biến ở mức 4 - 6 GB, do đó các ứng dụng nặng trên điện thoại xử lý tác vụ mượt mà cũng như khả năng đa nhiệm tốt. Bộ nhớ của điện thoại hiện nay lớn nhất là 256 GB, đáp ứng nhu cầu tải nhiều ứng dụng và chứa nhiều tài liệu cho người dùng. - Ứng dụng và các phần mềm di động Chỉ với việc lướt ngón tay, người dùng có thể thao tác rất nhiều tác vụ chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Mọi chức năng của các thiết bị như đồng hồ, lịch để bàn, máy tính…đều được gói gọn trong điện thoại: Người dùng có thể xem lịch làm việc, đặt giờ báo thức, chơi game, xem phim, đọc sách… hay thậm chí là viết tiểu luận, gõ code trên điện thoại. Có thể thấy, ứng dụng trên điện thoại không chỉ đơn thuần là việc nhắn tin, gọi điện nữa mà chúng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Với sự tiện lợi đó, thiết bị di động này trở thành vật thể hoàn hảo cho việc học tập công nghệ và sử dụng các phương pháp học mới. 433
  6. - Học tập dựa trên thiết bị di động Khái niệm học tập trên thiết bị di động lần đầu tiên được đưa vào Trung Quốc bởi nhà giáo dục từ xa quốc tế Desmond Keegan vào năm 2000. Sau hơn mười năm phát triển, chủ đề này đã trở thành một chủ đề nghiên cứu nóng trong lĩnh vực giảng dạy kỹ thuật số. Hiện tại, không có định nghĩa xác định về học tập di động, nhưng tổng quan lại, chúng ta có thể hiểu nó từ bốn khía cạnh khác nhau: Thứ nhất, nó có thể được coi là một hình thức đào tạo từ xa; thứ hai, có thể coi đây là phần mở rộng của e-learning vì nó có cùng nội dung học với e-learning; thứ ba, từ góc độ nhận thức, với tính chất cơ động, tùy thuộc vào hoàn cảnh, có thể xem đây là một hình thức học tập hoàn toàn mới; Thứ tư, từ quan điểm của công nghệ, mobile learning có thể được coi là ứng dụng của điện toán di động trong lĩnh vực giáo dục [6]. Dù là góc độ nào đi nữa, học tập qua thiết bị di động vẫn mang tính quan trọng và cần thiết, không thể thay thế trong xã hội này. Hiện nay đa số người dùng thích những thứ ngắn hơn là những thứ dài. Ít người sẽ xem hết toàn bộ video 3 phút, nhưng nếu đó chỉ là đoạn video ngắn 10 giây thì mọi người sẽ xem hết. Thay vì dành hai tiếng để xem hết một bộ phim, mọi người có xu hướng tìm đến những đoạn video tóm tắt phim trong vòng năm phút, mười phút để tiết kiệm thời gian. Tương tự như vậy, học tập cũng nên chia thành những bài nhỏ để kích thích cảm giác ham học cho người dùng. Bên cạnh đó, điện thoại di động là vật dụng nhỏ gọn, có thể cầm theo bên người mọi lúc mọi nơi, hoàn toàn thuận lợi cho việc học hành. Người học có thể cầm điện thoại trên tay và tham gia những bài học nhỏ khoảng 3 đến 5 phút trong thời gian rảnh, không cần bận tâm đến nơi học hay các yêu cầu về thiết bị đi cùng hay thầy cô giáo dạy kèm. Học tập trên thiết bị di động tạo thêm niềm vui và sự hứng thú cho người học. Những bài học trên điện thoại được minh họa sinh động, lôi cuốn người học vào bài học hơn. Khác với phương pháp học giấy trắng bảng đen, học tập trên điện thoại có thể nhắc chúng ta về bài học đang được nhắc nhở. Sau khi hoàn thành bài học, dữ liệu học tập sẽ được lưu lại để người học có thể tự đánh giá hiệu suất kết quả học tập, và các bài học đều có thể được học lại vô số lần không giới hạn. Vào năm 2018, Pedro và cộng sự kết luận rằng để triển khai thành công học tập trên thiết bị di động: Thứ nhất giáo viên và HS phải tập trung hơn vào các hoạt động hướng đến sự hợp tác. Thứ hai giáo viên cần được đào tạo đầy đủ về học tập trên thiết bị di động. Tiếp theo đó là HS cần được hướng dẫn đầy đủ về học tập trên thiết bị di động học tập. Và cuối cùng các bên phải thừa nhận và điều chỉnh lại những thách thức về sự phân tâm và hành vi đa nhiệm của việc sử dụng thiết bị di động [7]. Tính tới thời điểm bây giờ, có thể nói rất nhiều các khoá học trên web hoặc trên ứng dụng hay các nền tảng mạng xã hội khác rất phổ biến, và người dùng chỉ cần truy cập vào thông qua điện thoại. Ứng dụng Duolingo học ngoại ngữ, Cake học tiếng anh, Hey Japan học tiếng Nhật… với phương pháp chia nhỏ các bài học từ vựng và nghe viết để người học hiểu rõ cấp độ một rồi mới sang cấp độ hai. Trang Studyphim cắt các video ngắn từ một bộ phim để giúp người học hấp thụ từng chút một ngoại ngữ của bộ phim vào não. 434
  7. 2.3. Áp dụng phương pháp Microlearning trong điện thoại di động đối với việc học ngoại ngữ Ngoại ngữ đã và đang trở thành một xu hướng, là kỹ năng tất yếu của người trẻ hiện nay. Đơn giản vì nếu chỉ với tiếng mẹ đẻ, có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm việc trong những công ty đa quốc gia và giảm đi năng lực cạnh tranh trực tiếp với những ứng viên thông thạo thêm ngoại ngữ khác. Nếu như khoảng chục năm trước đây, học ngoại ngữ chỉ được thấy trong các lớp học chính khóa tại các trường trung học dưới sự hướng dẫn của giáo viên người Việt Nam, cách học tập trung quá nhiều vào ngữ pháp, máy móc và thụ động khiến việc học kém hiệu quả. Thì giờ đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì nay việc học ngoại ngữ dần trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn… 2.3.1. Quá trình học tập ngoại ngữ Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa yêu cầu người trẻ năng động, tự tin và thấu hiểu, tôn trọng khác biệt văn hóa. Để làm được vậy, con người không chỉ cần thông thạo tiếng Anh mà còn cần hiểu biết đến các ngôn ngữ phổ biến khác. Chính vì vậy, việc học ngôn ngữ phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu nhanh và thực tiễn mà xã hội yêu cầu. Cách nhanh chóng để nắm bắt các ngôn ngữ khác nhau yêu cầu người học xây dựng ngân hàng từ vựng từ việc chia nhỏ các nội dung kiến thức cũng như sắp xếp lại chúng trong các ngữ cảnh câu khác nhau, đẩy nhanh quá trình truy xuất bằng cách bỏ qua việc ghi nhớ từng từ riêng lẻ và cho phép người học liên kết các nhóm từ vựng. Theo chuyên gia ngôn ngữ học Stephen Krashen chỉ ra các nguyên tắc ngữ pháp phải được liên kết với các từ vựng được chia nhỏ để chúng ta có thể nắm bắt chúng hiệu quả hơn, giống như một đứa trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách vô thức. Quy mô nhỏ của các đơn vị giáo dục không phải là yếu tố hiệu quả duy nhất, vì việc lưu giữ thông tin cũng phụ thuộc vào khả năng lặp lại của các đơn vị kiến thức theo thời gian. Các thông tin tiếp nhận được lưu trữ trong não bộ được hình dung như một đường cong gọi là ‘đường cong quên lãng Ebbinghaus’ (Ebbinghaus Forgetting Curve). Đường cong này cho thấy sự suy giảm trí nhớ đáng kinh ngạc trong 24 giờ đầu tiên, tiếp theo là sự suy giảm chậm hơn trong những ngày sau đó. Ý tưởng này rất quan trọng cho việc học ngoại ngữ. Để học từ vựng hay quy tắc ngữ pháp đúng cách, HS phải đối mặt với nó nhiều lần với các nội dung khác nhau và ngày càng phức tạp hơn. Một lợi thế lớn của Microlearning là cơ hội để đảm bảo khả năng nhắc lại trong khoảng thời gian phù hợp để sửa đổi và lưu trữ nội dung học tập. 2.3.2. Mô hình học tập Microlearning hiện là giải pháp tối ưu trong việc học tập ngoại ngữ mới Mô hình học tập Microlearning có thể được sử dụng thành công trong giảng dạy ngôn ngữ để thu hút và thúc đẩy HS, cũng như cá nhân hóa quá trình học tập. Nó có hiệu quả cao trong việc rèn luyện các kỹ năng khía cạnh (từ vựng và ngữ pháp), cải thiện khả năng tiếp thu và ghi nhớ nội dung. Để đạt được hiệu quả học tập, nội dung vi mô phải có mục đích, logic, ngắn gọn, đầy đủ được giáo viên lên kế hoạch cẩn thận và đưa vào cấu trúc vĩ mô. Trên thực tế, Microlearning thực sự có khả năng nâng cao và làm phong phú thêm ngôn ngữ học, đặc biệt là ở các trường đại học không chuyên ngữ, nơi việc giảng dạy ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn (giới hạn thời gian, trình độ ngoại ngữ thấp, thiếu động lực, …). Theo Mohammed, Vice và Nawroly (2018) đã điều tra rằng bằng cách sử dụng 435
  8. mô hình Microlearning hiệu quả, việc học có thể được cải thiện và kiến thức có thể được ghi nhớ trong thời gian dài hơn [8]. Về mặt công nghệ thông tin, Microlearning là một bổ sung hữu ích cho giáo dục thông thường, đặc biệt khi nó dựa trên phương pháp tiếp cận năng lực giao tiếp. Khả năng thích ứng của phương pháp này cho phép người hướng dẫn tạo chiến lược giảng dạy của riêng mình bằng cách sử dụng các công cụ cơ bản như mô- đun đào tạo trên các thiết bị điện tử thông qua hệ thống quản lý học tập, các bài học trực tuyến qua Skype hoặc Zoom, cũng như các cuộc thảo luận về các chủ đề và sự kiện hiện tại trong các cuộc trò chuyện nhóm trên Viber, Telegram và WhatsApp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phân mảnh của tài liệu giáo dục không có nghĩa là đơn giản hóa các chiến lược sư phạm, mà làm phức tạp chúng bằng cách tích hợp nhiều phương pháp như tiếp cận và kỹ thuật (Bruck và cộng sự, 2012)[9]. Các đơn vị micro mà HS “tiêu thụ” được bao gồm trong cấu trúc vĩ mô mà giáo viên phải lên kế hoạch cẩn thận cũng như xây dựng mô hình liên kết cho chúng. 2.3.3. Các nội dung học tập được tích hợp trên các nền tảng di động có thể đem đến trải nghiệm học tập Microlearning tốt nhất cho người học Học tập trên thiết bị di động nhấn mạnh tính linh hoạt về thời gian và không gian trong quá trình học tập, trong khi học tập vi mô nhấn mạnh vào thời gian ngắn và sự phân mảnh của nội dung học tập. Học tập vi mô trên thiết bị di động tận dụng tối đa lợi thế của cả học tập di động và học tập vi mô, nghĩa là nhận nội dung vi mô với thiết bị đầu cuối di động để học mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, việc cập nhật, bổ sung vào hệ thống kiến thức đã có của người học bằng các mảng kiến thức theo mô đun là khá thuận lợi. Nội dung Microlearning khi kết hợp với tính di động và khả năng tiếp cận cao, sẽ tạo cơ sở cho việc triển khai các phương pháp hướng đến người học. Hơn nữa, các đơn vị micro có thể được tiếp thu theo tốc độ riêng của người học tùy thuộc vào trình độ thông thạo ngôn ngữ và phong cách học tập của từng cá nhân. 3. KẾT LUẬN Thế kỷ 21 công nghệ đã phát triển ở mọi lĩnh vực khiến cho việc lĩnh hội tri thức cũng phải thay đổi linh hoạt để đáp ứng xu hướng thế giới. Người học sử dụng các sản phẩm của công nghệ di động, ví dụ như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay, để có thể học mọi lúc mọi nơi. Microlearning là phương pháp học hoàn toàn thiết thực, phù hợp với tất cả mọi người và với bối cảnh công nghệ phát triển hiện nay. Ứng dụng phương pháp Microlearning trên điện thoại di động đã, đang và sẽ trở thành xu hướng phổ biến trên toàn cầu với những lợi ích mà nó mang lại cho người dùng. Nhất là khi nhu cầu học ngoại ngữ ngày một gia tăng ở mọi độ tuổi, cùng với nhu cầu toàn cầu hoá và xoá nhòa khoảng cách ngôn ngữ giữa các quốc gia thì microlearning sẽ hứa hẹn là một phương pháp học tập hiện đại và hiệu quả. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Mrigank S Shail (2019), Using Micro-learning on Mobile Applications to Increase Knowledge Retention and Work Performance: A Review of Literature. [2] Luminiţa Giurgiu (2017), Microlearning_an_Evolving_Elearning_Trend. 436
  9. [3] Rizka Patrika Rizal, Siti Drivoka Sulistyaningrum, Ifan Iskandar (2022), A Brief of Microlearning-Based Model in English Language Learning Potential and Challenges. [4] Ngọc Linh, báo VTV (2022), Có bao nhiêu người sở hữu điện thoại thông minh vào năm 2022?, vtv.vn [5] Agnes Kukulska-Hulme (2007), Mobile Usability in Educational Contexts: What have we learnt? [6] Zhang Hongling, Zhuye, Sun Guifang, và cộng sự (2000), Web-based Foreign Language Teaching. Theories and Designing [M]. Shanghai: Shanghai Foreign Language Education Press, tr.67-80. [7] Gabriel Pedro LFM, de Oliveira Barbosa CMM, das Neves Santos CM (2018), A critical review of mobile learning integration in formal educational contexts. [8] Mohammed, Vice và Nawroly (2018), The Effectiveness of Microlearning to Improve Students’ Learning Ability. [9] Alexandra P.Marinskaya (2020), Micro-Learning Effciency For Foreign Language Teaching. 437
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0