XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
lượt xem 145
download
Báo mạng điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM Ths. Nguyễn Thị Trường Giang Học viện Báo chí và Tuyên truyền Báo mạng điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Tuyệt vời hơn, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông
- tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn. Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, tạp chí Quê hương (tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài) đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên mở đường cho một loại hình báo chí mới hình thành ở Việt Nam. Ngay sau đó, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên Internet như báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam. Đến nay, hầu hết các c ơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, Lao Động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Thông tấn x ã Việt Nam… đều đã có phiên bản điện tử. Những tờ báo mạng điện tử độc lập của Việt Nam cũng lần lượt xuất hiện. Đầu tiên là tờ Tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ra mắt độc giả, tiếp đến là VietNamNet và VnMedia. Có thể nói, với gần 200 tờ báo mạng điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí hiện nay đang tạo ra bức tranh đa sắc màu, đa phong cách trong làng báo mạng điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển đó trong tương lai sẽ như thế nào? Thật khó có câu trả lời hoàn hảo. Phân tích theo quy luật vận động, đi lên tất yếu của công nghệ thông tin và Internet thì báo mạng điện tử Việt Nam đang có điều kiện để bứt phá và phát triển mạnh mẽ nhờ “đi tắt đón đầu”. Theo đánh giá của Liên minh viễn thông thế giới (ITU) thì Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới. Nếu xét về số lượng người sử dụng Internet, chúng ta xếp thứ 17 trong số 20 nước có dân số Internet đông nhất. Tính đến hết tháng 4/2010, số người sử dụng Internet là 23,923,304, đạt 27,89%, gấp đôi mức bình quân trong khu vực Đông Nam Á (15,54%), vượt mức bình quân của thế giới. Chúng ta đã
- vượt qua Thái Lan (17,99%), Trung Quốc (9,41%), Philippin (6,1%), Indonesia (31,19%), chỉ kém Singgapore (72,94%), Malaysia (62,57%) và Brunei (55,64%). Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi thói quen trong tiếp nhận thông tin của độc giả. Hiện tại, ngoài màn hình máy vi tính, độc giả còn có thể tiếp nhận thông tin báo mạng điện tử bằng các thiết bị điện tử khác, ví dụ như điện thoại di động. Theo số liệu của các mạng di động thì tổng thuê bao di động ở Việt Nam hiện nay khoảng 120 triệu. Như vậy, xu hướng phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả báo mạng điện tử thông qua điện thoại di động là rất sáng sủa. Và trên thực tế đã có nhiều tờ báo mạng điện tử đã cung cấp thông tin cho độc giả theo hướng này. Theo khảo sát, hầu hết các tờ báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay đều ch ưa tận dụng và phát huy hết các ưu thế của loại hình. Vì vậy, việc đầu tư để có sự phát triển đầy đủ và đồng bộ các ưu thế trên trong tương lai có thể là sự quan tâm hàng đầu của nhiều toà soạn báo mạng điện tử. Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng. Điều này không chỉ những tờ báo mạng điện tử độc lập như VnExpress, VietNamNet, VnMedia… mà các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình cũng ngày càng quan tâm đến tốc độ cập nhật thông tin.
- Một số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam Các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới khả năng đa phương tiện. Đó không phải là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồ hoạ… trong một sản phẩm báo chí. Gần như ngay lập tức cùng với những mẩu tin ngắn bằng văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyền trực tiếp trên trang chủ của báo mạng điện tử sẽ tạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng. Bên cạnh việc biên tập, sưu tầm, phát lại các chương trình của nhiều kênh truyền hình, các trang web chia sẻ video thì các tờ báo mạng điện tử sẽ đầu tư để tự sản xuất ra các sản phẩm đa phương tiện của riêng mình. Và khá nhiều trong số đó là những chương trình tin tức, phóng sự mang tính chính trị, xã hội chứ không chỉ đơn thuần là những thông tin giải trí (âm nhạc, phim truyện, hài hước...)
- Hiện nay, chất lượng về mặt kỹ thuật của các sản phẩm báo chí đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam cũng đã được nâng lên rất nhiều so với trước. Phần âm thanh được xem là khá ổn với tốc độ nén thông dụng là 128 kb/s, hầu như không thấy tốc độ nén 32kb/s nữa. Nhìn chung tốc độ nén chuẩn của các file âm thanh nên đạt từ 128 kb/s trở lên. Về phần video, độ phân giải cho file video thông thường trên nhiều tờ báo mạng điện tử Việt Nam là 320x240 pixel, phần lớn có định dạng FLV hoặc MP4, chất lượng hình ảnh khá tốt, đặc biệt file MP4 có độ nén tối thiểu là 2000 kb/s, nhưng dung lượng chỉ khoảng gấp đôi file FLV đang được sử dụng ngày càng nhiều. Các đặc điểm tương tác trên báo mạng điện tử sẽ được tập trung khai thác vừa nhằm giữ chân các độc giả trung thành vừa kéo theo sự quan tâm của các độc giả mới. Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm... trong các trang báo, tờ báo sẽ được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong giữa các khối tin tức và tăng khả năng tương tác của tờ báo. Các nhà báo sẽ coi việc trả lời thông điệp của độc giả như là thói quen hàng ngày, độc giả cũng cảm thấy hào hứng hơn trong việc phản hồi và cung cấp thông tin. Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tin một cách tích cực. Hiện nay hầu hết các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam đều l à những tờ báo đưa thông tin tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong tương lai sự ra đời của các tờ báo chuyên ngành, khai thác chuyên sâu một lĩnh vực, phục vụ cho một đối tượng bạn đọc ở một ngành nghề nhất định sẽ có thể l à hướng đi mới. Hiện tại báo in đã có rất nhiều những tờ báo dạng này nhưng
- thường là các tạp chí hoặc các tờ báo xuất bản thưa kỳ. Thông tin chuyên sâu và được cập nhật hàng ngày đang còn là thị trường bỏ ngỏ của báo mạng điện tử Việt Nam. Trong thế giới thông tin của Internet, đôi khi bạn đọc bị lạc lối, sai đường. Vì vậy, sự định hướng và tính chính xác của thông tin sẽ là những yếu tố níu giữ bạn đọc. Với lợi thế có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp, được tích luỹ vốn sống và kinh nghiệm làm báo nhiều năm, vững vàng về chính trị, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhạy cảm, lại cộng thêm thương hiệu và uy tín lâu năm trong lòng độc giả, những tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình lớn đang dần khẳng định vị thế của mình, có triển vọng trở thành những tờ báo mạng điển tử hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn vươn ra thế giới và trở thành những tờ báo không chỉ của người Việt thì những tờ báo mạng điện tử Việt Nam phải nhanh chóng tính đến phương án cho ra đời phiên bản bằng tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức… Và chiều hướng này cũng đã và đang được các tờ báo tính đến. Đi đầu là Nhân Dân điện tử, rồi đến Thanh niên… Cũng còn nhiều dự đoán khác nhưng tất cả có trở thành hiện thực lại tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là sự cải thiện về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng gồm đường truyền, hệ thống máy móc và công nghệ. Ở nước ta điều này còn hạn chế. Một số nhà cung cấp đường truyền Internet đang chạy theo số l ượng thuê bao hơn là chất lượng. Vì vậy, việc truyền tải các chương trình “nặng” còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi bản thân các tờ báo mạng điện tử, đặc biệt là nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ
- quan báo in lại không có đủ kinh phí để mua công nghệ, trang trải cho hệ thống máy móc đắt tiền… Một yếu tố khác xuất phát từ nhận thức của ban l ãnh đạo nhiều tờ báo mạng điện tử. Họ chưa đánh giá hết sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng của báo mạng điện tử cũng như các tính năng ưu việt của nó nên chưa thực sự chú ý đầu tư cả về con người lẫn vật chất./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình: Lịch sử báo chí Việt Nam - Phát thanh và những ưu điểm
26 p | 794 | 325
-
Xu hướng phát triển của báo chí
93 p | 1474 | 198
-
Đề tài " Phát triển bền vững ngành công nghiệp Việt Nam"
22 p | 538 | 195
-
Thuyết trình Đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm rủi ro sau khi Việt Nam gia nhập WTO
29 p | 436 | 101
-
MÔN PHÁT THANH
7 p | 303 | 96
-
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
12 p | 244 | 81
-
Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay
10 p | 254 | 71
-
Xu hướng thương mại hóa hoạt động khai thác cảng hàng không
5 p | 238 | 65
-
Câu hỏi ôn tập lịch sử báo chí thế giới
8 p | 278 | 26
-
Chương 1. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
46 p | 180 | 22
-
Kinh tế quốc tể - Chương 6
18 p | 163 | 18
-
Tổng quan về Báo chí Việt Nam trước năm 1945 (phần 3)
8 p | 144 | 18
-
Báo cáo CEDAW lần 5&6 về tình hình thực hiện Công ước Liên hiệp quốc Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
68 p | 126 | 10
-
Xu hướng phát triển của OPAC thư viện
10 p | 120 | 9
-
Bài giảng kinh tế học công cộng - Chương 3
45 p | 93 | 7
-
Quy trình xử lý các vấn đề liên quan đến cải cách trong kinh tế theo quan điểm Mac Lenin - 2
8 p | 62 | 5
-
Đền thờ hoàng hậu Hoàng Thị Lê vợ Vua Lê Chân Tông
5 p | 75 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn