intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí khi bị côn trùng đốt

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khoảng 1 - 3% các trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng mang tính chất toàn thể như nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ bị đốt như sưng nề đỏ, ngứa và đau, những biểu hiện này thường tự biến mất trong vòng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí khi bị côn trùng đốt

  1. Xử trí khi bị côn trùng đốt Trong khoảng 1 - 3% các trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng mang tính chất toàn thể như nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  2. Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ bị đốt như sưng nề đỏ, ngứa và đau, những biểu hiện này thường tự biến mất trong vòng một vài giờ mà không để lại di chứng. Khoảng 10% các trường hợp có phản ứng lan tỏa xung quanh vùng bị đốt với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức. Quầng đỏ này thường phát triển tối đa sau 2 ngày và tồn tại trong 7 - 10 ngày. Các phản ứng tại chỗ này thường không xảy ra theo cơ chế dị ứng mà do sự phóng thích trực tiếp histamin dưới tác dụng của nọc côn trùng. Bên cạnh các phản ứng tại chỗ, trong khoảng 1 - 3% các trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng mang tính chất toàn thể như nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ở Mỹ, sốc phản vệ do côn trùng đốt mỗi năm cướp đi sinh mạng của ít nhất 40 - 50 người. Các loại côn trùng, thủ phạm chính của những phản ứng dị ứng này là ong đất, ong mật, ong vò vẽ, ong nghệ, ong bắp cày và kiến lửa, đôi khi có thể là các loại rận rệp. Vì thế cần chú ý đến cách xử trí khi bị côn trùng đốt để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Cách xử trí khi bị côn trùng đốt Phản ứng tại chỗ
  3. Những trường hợp phản ứng nhẹ có thể tự biến mất sau vài giờ không cần điều trị. Trong trường hợp có phản ứng lan tỏa, vùng bị côn trùng đốt cần được rửa sạch và đảm bảo vệ sinh để tránh nguy cơ bội nhiễm, chườm lạnh và nâng cao để giảm phù nề. Nếu ngòi của côn trùng còn nằm trong da, cần nhẹ nhàng lấy ra và tránh làm vỡ túi chứa nọc, điều này tốt nhất nên được tiến hành ngay sau khi bị đốt. Dùng các thuốc kháng histamin bôi tại chỗ (như kem phenergan) có thể giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa. Một số chế phẩm bôi ngoài da có chứa corticosteroid và kháng sinh như cortibion (chứa dexamethason và neomycin) cũng nên được sử dụng sớm do có tác dụng giảm viêm, giảm phù nề và ngăn ngừa bội nhiễm. Các thuốc kháng histamin (loratadin, cetirizin) và corticosteroid (prednisolon, methylprednisolon...) đường uống hoặc tiêm có thể được sử dụng để giảm triệu chứng nếu điều trị tại chỗ không hiệu quả. Kháng sinh chỉ sử dụng trong một số ít trường hợp có bội nhiễm. Riêng trường hợp bị kiến lửa đốt, sau 1 ngày vết đốt thường tạo thành một mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức, cần lưu ý không làm vỡ mụn mủ này để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Phản ứng toàn thể
  4. Những phản ứng này bắt buộc phải được điều trị trong bệnh viện, trong đó adrenalin là thuốc không thể thiếu và nên được dùng sớm ngay khi có thể. Những biểu hiện nhẹ nhất như nổi mày đay, ban đỏ cũng cần được xử trí sớm bằng adrenalin để ngăn ngừa những diễn biến xấu sau đó. Dung dịch adrenalin 1/1000 được tiêm dưới da với liều 0,1ml/kg cân nặng và có thể nhắc lại sau 15 phút nếu cần. Sử dụng sớm các thuốc kháng histamin và corticosteroid đường tiêm truyền giúp giảm bớt triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục. Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác như thở ôxy, dùng thuốc giãn phế quản, truyền dịch... là cần thiết trong các trường hợp sốc phản vệ. Các biện pháp phòng ngừa côn trùng đốt Những người có tiền sử dị ứng hoặc đã từng bị dị ứng với nọc côn trùng cần hết sức thận trọng để tránh bị côn trùng đốt. Khi đi ra ngoài hoặc làm những công việc có nguy cơ tiếp xúc với côn trùng, tốt nhất họ nên đi giầy, mặc áo dài tay, quần áo nên tối màu, tránh dùng các mỹ phẩm có mùi thơm quyến rũ côn trùng. Những người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ nên mang trong mình một bơm
  5. tiêm adrenalin định liều chuẩn (Ana-kit, Epi-pen) để có thể tự tiêm ngay khi bị côn trùng đốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2