Trần Quang Huy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 75 - 82<br />
<br />
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA<br />
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: BẤT CẬP VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP<br />
Trần Quang Huy*, Trần Xuân Kiên<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua đã có<br />
những kết quả đáng ghi nhận như nông sản hàng hóa xuất khẩu tăng cả về số lượng và chất lượng,<br />
cơ cấu nông sản xuất khẩu đa dạng và mang lại giá trị thặng dư cho đất nước, tốc độ tăng trưởng<br />
và phát triển trong xuất khẩu nông sản hàng hóa có tính ổn định tương đối. Cùng với kết quả được<br />
thì xuất khẩu nông sản đã và đang đối mặt với thách thức mới trong hoạt động xuất khẩu sang thị<br />
trường Trung Quốc như nông sản xuất khẩu chủ yếu là xuất thô, sản phẩm có tính cạnh tranh thấp,<br />
hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp và chịu nhiều áp lực từ hàng rào kỹ thuật... Từ cơ sở phân<br />
tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tác giả đề<br />
xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam<br />
đối với thị trường Trung Quốc để vượt qua những thách thức và duy trì tăng trưởng ổn định trong<br />
thời gian tiếp theo.<br />
Từ khóa: Xuất khẩu nông sản, Nhập khẩu nông sản, Nông sản hàng hóa, Xuất nhập khẩu hàng hóa<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
<br />
trạng Việt Nam nhập siêu ngày càng lớn.<br />
<br />
Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, tăng<br />
trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được có<br />
phần đóng góp rất lớn của xuất khẩu. Chiến<br />
lược định hướng xuất khẩu được xem là một<br />
trong những trụ cột của công cuộc cải cách<br />
kinh tế. Trong giai đoạn 2001 – 2013, kim<br />
ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt trung bình<br />
20,39%/năm, năm 2013 đạt 132,033 tỷ USD,<br />
tương đương gần 75% so với GDP. Cùng với<br />
sự phát triển của kinh tế, hoạt động xuất khẩu<br />
của Việt Nam sang Trung Quốc đạt nhiều<br />
thành tựu, giá trị thương mại hai chiều Việt<br />
Nam – Trung Quốc liên tục tăng trưởng<br />
nhanh chóng. Theo số liệu thống kê năm<br />
2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường<br />
Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, chiếm 9,92%<br />
trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam<br />
trong năm 2013 (giá trị xuất khẩu nông sản<br />
hàng hóa năm 2013 của Việt Nam sang Trung<br />
Quốc đạt 4,14 tỷ USD). Tuy nhiên, giá trị<br />
nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2013 của<br />
Việt Nam đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% so với<br />
năm 2012 (tương ứng với 7,8 tỷ USD). Có thể<br />
thấy, thương mại Việt Nam – Trung Quốc<br />
đang tăng trưởng không cân bằng với tình<br />
<br />
Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và<br />
Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã đạt<br />
được những kết quả đáng ghi nhận với số<br />
lượng hàng hóa trao đổi qua lại giữa hai quốc<br />
gia ngày càng tăng về số lượng và giá trị<br />
trong trao đổi, đặc biệt đối với các mặt hàng<br />
nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động<br />
xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã và đang<br />
có những thách thức như nông sản xuất khẩu<br />
chủ yếu là xuất thô, sản phẩm có tính cạnh<br />
tranh thấp, hàm lượng khoa học công nghệ<br />
còn thấp và chịu nhiều áp lực từ hàng rào kỹ<br />
thuật… Từ nghiên cứu thực tiễn và phân tích<br />
hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam<br />
trong thời gian vừa qua, bài viết đề xuất một<br />
vài giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn<br />
trong quá trình xuất khẩu nông sản trong thời<br />
gian tới.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 132025, Email: huytranqtkd@tueba.edu.vn<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA<br />
VIỆT NAM VÀ XUẤT NHẬP KHẨU<br />
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN<br />
2008 – 2013<br />
Để rõ hơn về hoạt động xuất nhập khẩu của<br />
Việt Nam trong thời gian vừa qua, bài viết<br />
tổng hợp và giới thiệu một số công trình<br />
nghiên cứu đã công bố về hoạt động xuất<br />
nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc:<br />
75<br />
<br />
Trần Quang Huy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Nghiên cứu của Trung tâm Thương mại<br />
Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc<br />
tiến Thương mại Việt Nam (VIETTRADE)<br />
với nội dung Đánh giá tiềm năng xuất khẩu<br />
của Việt Nam (8/2005) đã đánh giá tổng quan<br />
tiềm năng xuất khẩu của khoảng 40 ngành<br />
hàng tại Việt Nam. Báo cáo so sánh và xếp<br />
hạng ngành hàng theo nhiều khía cạnh khác<br />
nhau, tình hình xuất khẩu tại Việt Nam và các<br />
điều kiện cung cấp nội địa của các ngành<br />
hàng. Báo cáo đã xác định tiềm năng xuất<br />
khẩu và các mặt hàng gặp giới hạn đối với các<br />
mặt hàng của Việt Nam. Đánh giá tiềm năng<br />
xuất khẩu các mặt hàng đối với các khu vực<br />
kinh tế, nền kinh tế và các quốc gia. Tuy<br />
nhiên, báo cáo này so với thời điểm hiện nay<br />
thì số liệu không còn tính thời sự, chính sách<br />
đã thay đổi nhiều nên các khuyến nghị không<br />
còn phù hợp, bên cạnh đó báo cáo không<br />
phân tích và đánh giá riêng cho nhóm ngành<br />
hàng nông sản.<br />
- Quỹ Châu Á (The Asia Foundation – TAF)<br />
và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung<br />
ương (CIEM) với Báo cáo nghiên cứu năng<br />
lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu<br />
trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử<br />
ở Việt Nam (2011). Báo cáo đã tổng hợp và<br />
phân tích tổng quan thực trạng xuất khẩu của<br />
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với các nội<br />
dung như: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu;<br />
Độ mở của nền kinh tế đã rất lớn, trong khi<br />
tiềm năng xuất khẩu còn dồi dào; Cơ cấu xuất<br />
khẩu; Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của<br />
Việt Nam; Đầu vào, nguyên liệu phụ liệu cho<br />
sản xuất xuất khẩu; Cơ cấu thị trường xuất<br />
khẩu và cơ cấu mặt hàng. Nội dung đã đề cập<br />
báo cáo đã chỉ ra hoạt động xuất khẩu của<br />
Việt Nam và Trung Quốc về số lượng mặt<br />
hàng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu. Tuy<br />
nhiên, báo cáo đề cập nhiều đến các nhóm<br />
ngành hàng để so sánh với ba nhóm ngành<br />
may mặc, thủy sản và điện tử; báo cáo chưa<br />
phân tích các nội dung chuyên sâu về kim<br />
76<br />
<br />
124(10): 75 - 82<br />
<br />
ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam –<br />
Trung Quốc trong giai đoạn từ 2008 đến nay.<br />
- Nghiên cứu của Dự án hỗ trợ Thương mại<br />
đa biên – EU _ VIET NAM MUTRAP III<br />
(MUTRAP - 2011) với Báo cáo tác động của<br />
cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các<br />
hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA)<br />
đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt<br />
Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều<br />
hành xuất khẩu nhập khẩu của Bộ Công<br />
thương giai đoạn 2011 – 2015. Báo cáo đã đề<br />
cập đến hệ thống chính sách và cam kết của<br />
Việt Nam khi tham gia WTO, FTA và các<br />
hiệp định khác (trong đó có hiệp định<br />
CAFTA); phân tích và đánh giá của báo cáo<br />
đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với Việt<br />
Nam trong hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu<br />
đối với các nước trên thế giới, trong đó có<br />
hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam –<br />
Trung Quốc; Báo cáo đã đánh giá diễn biến,<br />
tác động đối với nền kinh tế và xuất nhập<br />
khẩu của Việt Nam đối với các thị trường, các<br />
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo<br />
phân tích mang tính tổng quan, chưa phân<br />
tích và chỉ rõ được những hạn chế của thương<br />
mại Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là hoạt<br />
động thương mại (xuất nhập khẩu) nông sản<br />
hàng hóa.<br />
Với một số nghiên cứu đã trình bày ở trên, bài<br />
viết này phân tích và đánh giá mang tính<br />
chuyên sâu và đề cập sát hơn tới tình hình<br />
thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu nông<br />
sản giữa Việt Nam – Trung Quốc trong thời<br />
gian gần đây.<br />
Hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại hai<br />
chiều giữa Việt Nam với các nước trên thế<br />
giới nói chung và Trung Quốc nói riêng trong<br />
giai đoạn 2008 – 2014 có xu hướng liên tục<br />
tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định,<br />
trong thời gian tới với hệ thống các hiệp định<br />
Việt Nam đã ký kết với các tổ chức thương<br />
mại, các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực,<br />
dự báo sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng<br />
cả về số lượng và chất lượng.<br />
<br />
Trần Quang Huy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 75 - 82<br />
<br />
Biểu đồ 1. Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam (2008 – 2014)<br />
Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2008 – 2014<br />
<br />
Biểu đồ 2. Cán cân thương mại với một số quốc gia (giai đoạn 1995 – 2011)<br />
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 1995 – 2011<br />
<br />
Trong giai đoạn 2008 – 2014, giá trị xuất<br />
khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng<br />
bình quân khá cao đạt giá trị 17,06%/năm; giá<br />
trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường<br />
Trung Quốc tăng trưởng bình quân đạt<br />
25,5%/năm, trong đó giá trị xuất khẩu nông<br />
sản hàng hóa tăng trung bình 24,4%/năm<br />
(Biểu đồ 1.1). Tuy nhiên, khi xem xét về xuất<br />
nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước<br />
trên thế giới và Trung Quốc cho thấy: giai<br />
đoạn từ 2000 đến 2011, Việt Nam luôn trong<br />
xu hướng nhập siêu và cán cân thương mại<br />
thâm hụt (Biểu đồ 1.2); giai đoạn từ 2012 đến<br />
6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam có xu<br />
hướng xuất siêu và cán cân thương mại có sự<br />
<br />
ổn định tương đối (Năm 2012, xuất siêu đạt<br />
trên 780 triệu USD; Năm 2013 xuất siêu đạt<br />
trên 9,8 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2014<br />
đạt trên 1,5 tỉ USD).<br />
Cán cân thanh toán của Việt Nam với các<br />
quốc gia và Trung Quốc trong mối tương<br />
quan về thương mại có thể thấy: thâm hụt<br />
thương mại của Việt Nam và Trung Quốc là<br />
lớn và có xu hướng gia tăng; Việt Nam có xu<br />
hướng xuất siêu sang một số quốc gia phát<br />
triển (EU, Hoa Kỳ) nhưng lại nhập siêu từ các<br />
nước trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc,<br />
ASEAN, Trung Quốc). Vấn đề này đang đặt<br />
ra thách thức cho Việt Nam trong hoạt động<br />
77<br />
<br />
Trần Quang Huy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu, nếu cán<br />
cân thương mại không được cải thiện, hoạt<br />
động xuất khẩu không được cơ cấu lại sẽ dẫn<br />
đến tình trạng nhập siêu trong thương mại đối<br />
với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung<br />
Quốc sẽ ngày càng trầm trọng hơn.<br />
Trong giai đoạn 2008 – 2013 và 6 tháng đầu<br />
năm 2014, xuất khẩu nông sản hàng hóa của<br />
Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các<br />
mặt hàng như: hải sản, hàng rau quả, hạt điều,<br />
cà phê, chè, gạo, sắn, cao su (trong đó gạo và<br />
sắn chiếm giá trị lớn nhất, khoảng 55% tổng<br />
giá trị nông sản xuất khẩu). Giá trị xuất khẩu<br />
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc<br />
luôn trong trạng thái nhập siêu (giá trị nhập<br />
khẩu cao gấp 2,8 lần so với giá trị xuất<br />
khẩu), trong đó giá trị hàng hóa xuất khẩu<br />
nông sản hàng hóa của Việt Nam chiếm tỉ<br />
trọng trung bình khoảng 35,03% trong tổng<br />
giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị<br />
trường Trung Quốc.<br />
Mặc dù, trong giai đoạn 2008 – 2014, giá trị<br />
xuất khẩu có tốc độ phát triển trung bình<br />
khoảng 25,54%/năm, cao hơn tốc độ tăng của<br />
nhập khẩu (đạt 19,01%/năm) nhưng tốc độ<br />
tăng không đảm bảo cho Việt Nam có thể<br />
giảm tỷ trọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu,<br />
không làm cán cân thương mại có thể dịch<br />
chuyển theo hướng ngược lại. Đây chính là<br />
bài toán cho các nhà quản lý, các đơn vị sản<br />
xuất kinh doanh (doanh nghiệp) như: việc<br />
hoạch định các chính sách xuất khẩu các hàng<br />
hóa của Việt Nam đối với thị trường Trung<br />
Quốc, tận dụng thời cơ và cơ hội trong các<br />
hiệp định đã ký kết giữa Trung Quốc với các<br />
nước ASEAN, hiệp định song phương về<br />
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc,<br />
định hướng và dịch chuyển phương thức xuất<br />
khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch, nâng<br />
cao chất lượng hàng hóa nông sản và đầu tư<br />
công nghệ chế biến cho xuất khẩu nông sản.<br />
Mặc dù giá trị xuất khẩu nông sản sang thị<br />
trường Trung Quốc của Việt Nam luôn có xu<br />
hướng tăng về giá trị cũng như về số lượng<br />
các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tuy nhiên<br />
trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị<br />
trường Trung Quốc, chính phủ cũng như các<br />
đơn vị sản xuất kinh doanh (đơn vị xuất khẩu)<br />
còn nhiều điểm bất cập ở những vấn đề sau:<br />
78<br />
<br />
124(10): 75 - 82<br />
<br />
Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu nông sản qua<br />
Trung Quốc đa phần xuất theo đường tiểu<br />
ngạch, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với đơn<br />
vị xuất khẩu (doanh nghiệp), không thu được<br />
tiền hoặc thu tiền chậm, thậm chí doanh<br />
nghiệp (thương nhân) Trung Quốc chỉ ký<br />
nhận hàng, tiền trả sau nhưng thực tế doanh<br />
nghiệp Trung Quốc không trả tiền. Theo Hiệp<br />
hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong năm<br />
2013, Trung Quốc nhập khẩu khoảng hơn 1,5<br />
triệu tấn gạo theo đường tiểu ngạch trong<br />
tổng khoảng 3,7 triệu tấn gạo được Việt Nam<br />
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.<br />
Thứ hai, sự phụ thuộc hoặc tập trung xuất<br />
khẩu vào thị trường Trung Quốc dẫn đến tình<br />
trạng thương nhân bị ép giá hoặc phải hạ giá<br />
mới có thể bán hàng. Mặc dù thị trường<br />
Trung Quốc là thị trường lớn, lượng tiêu thụ<br />
luôn có xu hướng tăng nhưng tính ổn định của<br />
thị trường thấp, dẫn đến tình trạng khi cung<br />
vượt quá cầu, việc xuất khẩu lập tức gặp khó<br />
khăn. Thị trường xuất khẩu luôn trong tình<br />
trạng bị động, việc điều tiết hoạt động nhập<br />
khẩu nông sản do phía Trung Quốc chi phối<br />
(chủ động). Theo báo cáo của Bộ Công<br />
thương, trong thời gia qua, Trung Quốc chiếm<br />
40% thị phần xuất khẩu về gạo; 80 – 90% thị<br />
phần xuất khẩu cao su, thanh long, bột sắn<br />
trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.<br />
Việc ép giá đối với nông sản Việt Nam đơn<br />
cử như vải quả sấy khô, đầu vụ thương nhân<br />
Trung Quốc mua với giá từ 8 – 9 NDT/kg<br />
(tương đương 24.000 – 29.0000 đồng/kg)<br />
nhưng khi các doanh nghiệp (thương nhân)<br />
Việt Nam nhập hàng về nhiều để xuất khẩu<br />
sang thị trường Trung Quốc thì giá bị dìm<br />
xuống còn 4 – 6 NDT/kg.<br />
Thứ ba, yêu cầu về chất lượng nông sản của<br />
thị trường Trung Quốc không cao, làm ảnh<br />
hưởng đến tư duy của thương nhân Việt Nam<br />
là “chất lượng nào cũng bán được”, điều này<br />
dẫn đến tình trạng thương nhân, doanh nghiệp<br />
xuất khẩu nông sản chất lượng thấp, không có<br />
sự đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông<br />
sản, hệ lụy xảy ra khi thị trường Trung Quốc<br />
tạm thời ngừng nhập khẩu hoặc không nhập<br />
khẩu nông sản sẽ dẫn đến tình trạng nông sản<br />
mất giá, không bán được cho bất kỳ thị<br />
trường nào ngoại trừ thị trường Trung Quốc.<br />
<br />
Trần Quang Huy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 75 - 82<br />
<br />
Biểu đồ 3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (2008 – 6/2014)<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2008 – 2014<br />
Biểu đồ 4. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc (2008 – 6/2014)<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2008 – 2014<br />
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc (2008 – 2014)<br />
Chỉ tiêu<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
6/2014<br />
<br />
Giá trị XK<br />
sang thị trường<br />
Trung Quốc<br />
(1000 USD)<br />
4.535.669,500<br />
4.909.025,328<br />
7.308.800,253<br />
11.125.034,000<br />
12.388.226,959<br />
13.259.368,352<br />
7.383.719,023<br />
<br />
Giá trị NK<br />
từ thị trường<br />
Trung Quốc<br />
(1000 USD)<br />
15.652.126,284<br />
16.440.951,800<br />
20.018.827,001<br />
24.593.719,000<br />
28.785.857,913<br />
36.954.336,742<br />
19.869.778,841<br />
<br />
Giá trị XK nông sản<br />
sang thị trường<br />
Trung Quốc<br />
(1000 USD)<br />
1.535.916,378<br />
1.752.500,244<br />
2.468.839,730<br />
3.696.194,168<br />
4.337.011,465<br />
4.128.945,629<br />
1.947.821,089<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2008 – 2014<br />
<br />
79<br />
<br />