intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xúc cảnh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

244
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông, Chúa xuân đâu hỡi có hay không? Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn, Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng. Bờ cõi xưa đà chia đất khác, Nắng sương nay há đội trời chung. Chừng nào Thánh đế ân soi thấu. Một trận mưa nhuần rửa núi sông Bài thơ “Xúc cảnh” còn có một cái tên khác nữa: “Ngóng gió đông”. Cái tên ấy do người đời sau đặt ra. Vốn là lời cảm khái của nhân vật Đường Nhập Môn trong truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xúc cảnh

  1. Xúc cảnh Nguyễn Đình Chiểu Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông, Chúa xuân đâu hỡi có hay không? Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn, Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng. Bờ cõi xưa đà chia đất khác, Nắng sương nay há đội trời chung. Chừng nào Thánh đế ân soi thấu. Một trận mưa nhuần rửa núi sông Bài thơ “Xúc cảnh” còn có một cái tên khác nữa: “Ngóng gió đông”. Cái tên ấy do người đời sau đặt ra. Vốn là lời cảm khái của nhân vật Đường Nhập Môn trong truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”. M ượn chuyện chữa
  2. bệnh cứu người, Nguyễn Đình Chiểu kín đáo gửi gắm nỗi niềm tâm sự u uất về vận nước và cảnh lầm than của dân tộc. Tác giả viết “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” trong những năm cuối của đời m ình, và sau khi đất Lục tỉnh Nam kỳ đã rơi trọn vào tay giặc Pháp. “Xúc cảnh” là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú mang vẻ đẹp toàn bích, cổ kính và trang nghiêm. Qua một hệ thống “tượng trưng” với những “ẩn dụ”, nhà thơ mù Gia Định đã bày tỏ một cách cảm động nỗi đau vong quốc và ước mong phục quốc khi đồng bào và quê hương “đều mắc hại cùng cờ ba sắc”. 1. Hai câu đề là mọt nỗi chờ mong: “Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông, Chúa xuân đâu hỡi có hay không?” Hoa cỏ đang tàn lụi mong ngóng gió đông (gió mùa xuân) thổi về được hồi sinh. Chúa xuân – chúa của muôn loài có thấu nỗi chờ mong ấy? Câu hỏi tu từ diễn tả nỗi khắc khoải ngóng trông, có ít nhiều trách móc, vì ngóng mãi trông hoài rồi. Câu thơ mang hàm nghĩa. Hoa cỏ là một ẩn dụ, là một cách
  3. nói của nho gia, của các nhà thơ xưa, chỉ sĩ phu và dân chúng. “Ngùi ngùi là buồn lặng, buồn lâu, là sự héo hon tàn lụi. Có ngóng có trông đã nhiều ngày đêm mới có tâm trạng “ngùi ngùi” đau đáu ấy. Chúa xuân là ai? Ở đâu và có hay không? Chúa xuân được nói rõ ở câu 7, ấy là Thánh đế, trong tâm hồn nhà thơ là một ông vua lý tưởng, ra tay dẹp loạn, cứu nước yên dân. Hai câu đầu gợi tả cảnh tang thương của đất Nam Kỳ và nỗi đau thương khắc khoải chờ mong của đồng bào Lục tỉnh, mà tác giả nhiều lần nói tới: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), hoặc: “Cỏ cây đưa nhánh đón đường – Như tuồng muốn hỏi Đông Hoàng ở đâu?” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp). Vần thơ tuy chỉ nói hoa cỏ nhưng tràn ngập tình cảm thương xót nhân dân lầm than. Đó là chất thơ thâm trầm, đậm đà màu sắc cổ điển. 2. Phần thực mở rộng và khắc sâu ý thơ “ngóng gió đông” ở hai câu đề: “Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn, Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.” Ải Bắc thì “mây giăng” mù mịt. Trông mãi trông hoài một tin nhạn – một đạo hùng binh từ ải Bắc kéo vào. Nhưng ở non Nam, chờ đợi mãi, bao tháng bao ngày đã trôi qua, ngày đã “xế” trong cảnh hoàng hôn vẫn “bặt tiếng
  4. hồng”. Ải Bắc và non Nam là hai miền đất nước, là xứ sở quê hương. Nhạn và hồng (ngỗng trời), trong thi văn cổ, là loài chim đưa tin, là biểu tượng cho tin tức. “Trông tin nhạn” với “bặt tiếng hồng” đối nhau làm nổi bật sự ngóng và trông đến tuyệt vọng. Đó là nỗi lòng của đồng bào Lục tỉnh và thảm cảnh của đất nước ta trước và sau năm 1884. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù đầy mẫn cảm. Trong thơ ông, những từ như “ngóng”, “trông”, “chừng nào”, “đợi”,… mang nhiều ám ảnh và đầy tâm trạng: “Nhớ câu vạn bệnh hồi xuân, Đôi ngày luống đợi Đông quân cứu đời” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) Nguyễn Đình Chiểu còn “trông tin nhạn”, còn “luống đợi Đông quân cứu đời”,… nhưng hơn 20 năm sau, Yên Đổ thao thức giữa đêm thu và bồn chồn; ngơ ngác hỏi: “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?” (Thu vịnh). 3. Giọng thơ từ thương cảm nghẹn ngào ở 4 câu đầu chuyển thành căm thù uất hận, vang lên như một lời thề nung nấu. Cách ngắt nhịp 3–4 tạo thành một biến tấu đầy rung động: “Bờ cõi xưa/ đà chia đất khác
  5. Nắng sương nay/ há đội trời chung” “Bờ cõi xưa” là Tổ quốc ngàn đời” đã chia đất khác”, đã bị quân thù giày xéo, đã bị Triều đình cắt cho giặc Pháp 3 tỉnh miền Đông, rồi cắt nốt 3 tỉnh miền Tây, dâng nộp cho chúng. “Nắng s ương” là ngày, đêm. “Há” - tiếng cổ, nghĩa quyết không thể. “Há đội trời chung” là quyết không đội trời chung với giặc Pháp. Cũng là cách nói truyền thống biểu lộ một tinh thần quyết tử trong thơ văn cổ. Trong phần luận bài thơ này là một lời thề trang nghiêm. Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ông đã nguyền: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”. Thái độ quyết liệt ấy còn được thể hiện ở sự chối từ của nhà thơ khi chính quyền thực dân hứa trả lại ruộng cho ông, ông đã dứt khoát bảo chúng: “Đất chung còn bị mất, đất riêng còn có được sao?”. Thái độ quyết không đội trời chung với giặc của Nguyễn Đ ình Chiều, của các chiến sĩ yêu nước mãi mãi là bài học về lòng trung nghĩa cho mỗi chúng ta. 4. Nếu ở câu 1 là “ngóng gió đông”, câu 3 là “trông tin nhạn”, thì câu 7 là một tiếng hỏi, một lời chất vấn, là một sự mong đợi: “Chừng nào Thánh đế ân soi thấu. Một trận mưa nhuần rửa núi sông”
  6. Câu thứ 2 hỏi: “Chúa xuân đâu hỡi có hay không?”, hỏi bằng một ẩn dụ. Câu 7 hỏi trực tiếp. “Thánh đế” tức là hỏi vua. Đằng sau câu hỏi là một lời trách nhà vua chưa “soi thấu”, chưa hết lòng vì nước vì dân. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, cho nên trong cảnh “súng giặc đất rền”, tâm hồn ông trước sau vẫn hướng về một “Thánh đế”, một “Đông quân”, một “Đông hoàng”. Vua đã phản bội đầu hàng rồi, còn đâu “Thánh đế” nữa? Đó là một hạn chế của thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu một nhà nho khó lòng vượt qua. Câu thứ 8, niềm mơ ước được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “một trận mưa nhuần”. Trận mưa ấy “rửa núi sông”, rửa sạch hận thù, rửa sạch nỗi đau, nỗi nhục mất nước, rửa sạch “mùi tinh chiên vấy vá”… mùi dơ bẩn của loài dê chó, của lũ sài lang. Đất nước trở lại thanh bình, hoa cỏ được hồi sinh, nhân dân sống trong yên vui hạnh phúc là mơ ước của ông. Tóm lại, “Xúc cảnh” là một bài thơ tuyệt bút. Một hệ thống ẩn dụ tượng trưng tạo nên tính đa nghĩa của bài thơ. Nỗi niềm chờ trông, mong đợi, một quyết tâm không đội trời chung với giặc, lúc cảm thương, khi căm giận, giọng điệu đa thanh, biến hóa vô cùng xúc động. “Xúc cảnh” đích thực là một bài ca yêu nước, thể hiện tâm hồn trung nghĩa của nhà thơ mù miền Nam mãi mãi vằng vặc như sao Bắc đẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2