intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ

Chia sẻ: Trần Thị Trúc Diễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

320
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ giúp giáo viên có thêm tư liệu để giúp trẻ phát triển trí thông minh, làm chủ cảm xúc,thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC CHO TRẺ
  2. Phát triển trí thông minh cảm xúc Hẳn là chúng ta đã từng nghe đến - thậm chí là đã quen thuộc với một danh từ thời thượng - đó là trí tuệ cảm xúc, hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc.... LÀM CHỦ TRÍ TUỆ CẢM XÚC Hẳn là chúng ta đã từng nghe đến - thậm chí là đã khá quen thuộc với một danh từ khá là thời thượng - đó là trí tuệ cảm xúc, hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc Chúng ta cũng đã biết trong tâm lý học - có một số lĩnh vực mà người ta có thể đo lường, đánh giá được - và một trong những lĩnh vực đó chính là trí thông minh của con người ! Và cái chỉ số tức là những con số chỉ báo, người ta gọi đó là Chỉ số Thông Minh. (Viết tắt là IQ ) . Từ đó người ta cũng tính ra được một chỉ số tương tự là Chỉ số Cảm xúc ( E Q ) ! Như vậy chúng ta có 4 khái niệm : Khái niệm về trí thông minh Khái niệm vê Chỉ số Thông Minh Khái niệm về trí tuệ cảm xúc Và khái niệm về chỉ số cảm xúc Ở đây chúng ta chỉ trao đổi về cái gọi là trí thông minh cảm xúc và khả năng làm chủ cảm xúc ! Trước hết - chúng ta hãy trả lời một vài câu hỏi :
  3. Trí tuệ cảm xúc là gì và tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng? Nếu cụm từ "Trí tuệ cảm xúc" gây ấn tượng đối với bạn, thì có thể là bởi vì chúng ta quen nghĩ rằng trí thông minh phải là khả năng tư duy logic, trong khi đó tình cảm lại cũng được gọi là trí thông minh. Thế nhưng tình cảm và trí thông minh lại có liên hệ rất gắn bó với nhau. Những người mà không thể nhận biết và không thể hiểu các trạng thái tình cảm của họ thường đưa ra những quyết định tồi, họ không sử dụng được sức mạnh của não bộ mà họ có. Mặt khác, những người biết các cảm xúc của chính bản thân họ và của người khác là những người thành công trong cuộc sống. Chắc bạn thường nhận thấy rằng cảm xúc thường thoát khỏi sự kiểm soát của bạn? Như vậy là bạn đã không biết cách kiềm chế nó. Khi bạn phải nhanh chóng quyết định một điều gì và phải làm điều gì ngay lập tức, các phản xạ sẽ quyết định hành động của bạn. Khi đó bạn không có thời gian để suy nghĩ hợp lý và cân nhắc mọi tình huống. Trong cơn phẫn nộ hoặc tức giận, bạn thường nói ra những lời mà sau đó bạn ân hận. Hậu quả của những hành động thiếu sự kiểm soát đó có thể khó mà lường trước được, tình thế hầu như tuột khỏi tay bạn. Do đó các nhà tâm lý học càng ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Cũng rất may mắn là vẫn có thể kiểm soát cảm xúc và hướng nó một cách đúng đắn. Nghệ thuật đó được gọi là TRÍ TUỆ CẢM XÚC. Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm thấy được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên cho nó một cách đúng đắn - Ewa Chalimoniuk, một nhà tâm lý học nói như
  4. vậy. Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Các loại trí tuệ cảm xúc Theo nhà tâm lý học Howard Gardner, có nhiều dạng trí tuệ cảm xúc khác nhau. Một dạng là khả năng hiểu, nhận biết và điều khiển các cảm xúc của chính bản thân - trí thông minh cá nhân của một người -( intrapersonal intelligence). Một dạng là khả năng hiểu và ảnh hưởng đến tình cảm của người đó - trí thông minh giữa các cá nhân với nhau - (interpersonal intelligence). Mặc dù các loại trí tuệ cảm xúc thường đi kèm với nhau, nhưng có loại thông minh tình cảm này chưa chắc đã đảm bảo rằng bạn có loại trí tuệ cảm xúc kia. Bạn biết qua kinh nghiệm của chính bạn: một số người tài giỏi trong mối quan hệ với người khác (trí thông minh giữa cá nhân với nhau), nhưng họ lại không hiểu thấu được cuộc sống nội tâm của họ. Một số người khác biết các cảm xúc của bản thân nhưng hiếm khi nhận thấy các cảm xúc của người khác.
  5. Tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng? Khả năng tiên đoán và ảnh hưởng đến tình cảm của người khác phải là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất cứ người nào có thể có. Con trẻ cần trí tuệ cảm xúc cá nhân (interpersonal intelligence) để được bạn bè chấp nhận và đàm phán với bạn bè. Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên cần trí tuệ cảm xúc để tạo ra các cuộc hẹn hò và giữ bạn bè. Người lớn cần trí tuệ cảm xúc trong công việc và trong các mối quan hệ. Nếu bạn không thể hiểu và điều khiển chính tình cảm của bản thân, bạn sẽ không bao giờ thực sự hành động trong thế giới này, mà tất cả n Những gì bạn có thể làm là phản ứng. Trên thực tế, có nghiên cứu gợi ý rằng trí tuệ cảm xúc có giá trị hơn trí thông minh thông thường (IQ) trong công việc và sự toại nguyện trong cuộc sống. Quá trình xử lý thông tin tình cảm Trí thông minh thực ra là một quá trình xử lý thông tin, và các trạng thái tình cảm là một dạng thông tin về cơ thể và cách cơ thể chúng ta phản ứng với thế giới và với các ý tưởng. Các trạng thái tình cảm bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là những thay đổi vật lý của cơ thể (nhịp tim, đổ mồ hôi tay, tình trạng căng cơ) phần thứ hai là các cảm xúc (như cảm xúc lo âu hay kinh sợ). Những thay đổi vật lý ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng não bộ tỉnh
  6. táo vẫn có thể thừa nhận các thay đổi của cơ thể là dấu hiệu của sự thay đổi tình cảm và đưa ra các quyết định cần phản ứng như thế nào. Ngôn ngữ là chìa khoá của trí tuệ cảm xúc Có một cách mà não bộ điều khiển là sử dụng ngôn ngữ, chuyển các cảm xúc thành từ ngữ. Một em bé 4 tuổi khi giận có thể nói "Con ghét mẹ!". Mặt khác, một em bé 2 tuổi chỉ có thể gào thét và đấm đá. Nhưng trí tuệ cảm xúc không bắt đầu ở tuổi lên 4. Mặc dù trước khi trẻ biết nói, thì các bé sơ sinh cố gắng kiềm chế các trạng thái tình cảm của mình. Một em bé bị kích thích sẽ nhắm mắt lại và ngủ, để tránh sự kích thích. Một em bé 9 tháng tuổi sẽ lăn qua lăn lại trong vòng 5 phút trước khi ngủ, coi như đó là một cách giúp bé bình tĩnh lại. Một số em bé khác giật một lọn tóc hoặc mút ngón tay. Với người lớn, chúng ta vẫn sử dụng nhiều phương pháp kiềm chế cơ thể (khoanh tay trước ngực, đi tới đi lui, hút thuốc,...) Ngôn ngữ cho chúng ta một công cụ linh động và đầy sức mạnh để kiềm chế các trạng thái tình cảm, bao gồm một số trạng thái tình cảm phức tạp hơn nhiều như lòng ghen tị, thái độ thất vọng và niềm khát khao. Chúng ta tự nói một mình, viết nhật ký, làm thơ. Chúng ta hãy nói với con trẻ với các từ chỉ cảm xúc như cáu giận, buồn, vui, bị kích thích, thất vọng, lo lắng,...Trẻ càng sớm hiểu ý nghĩa của các từ đó thì trẻ càng sớm rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc bắt đầu như thế nào
  7. Nếu bạn hiểu trí tuệ cảm xúc nội tâm là quan trọng thì thừa nhận và điều chỉnh trí tuệ cảm xúc của những người xung quanh cũng quan trọng không kém. Mới thoáng qua, điều đó có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn, bởi vì bạn không để "đi guốc trong bụng" người khác. Nhưng trên thực tế, trí tuệ cảm xúc giữa các cá nhân phát triển sớm hơn trí thông mình tình cảm về chính bản thân mình. Các em bé mới sinh rất giỏi gây ảnh hưởng đến các trạng thái tình cảm của người khác (đó là khi bé khóc). Nhưng các em bé không nhận thức được những gì bé làm chính là trí tuệ cảm xúc. Khoảng 9 đến 10 tháng tuổi, các em bé trở nên phức tạp hơn. Bé biết cách "đọc" nét mặt của mẹ, nét mặt đó có thể khiến bé hiểu rằng mẹ đang thư giãn hay lo âu, mẹ đang vui hay buồn, mẹ đang vui thích hay buồn rầu, và tuỳ vào đó mà bé có các phản ứng khác nhau. Khả năng tiên đoán phản ứng tình cảm của người khác và phản ứng cụ thể trong mỗi trường hợp thực sự bắt đầu trong năm thứ hai. Khi em bé ở lứa tuổi tập đi của bạn (từ 12 đến 24 tháng) tự giác làm một việc gì đó như nhặt sách lên và bắt đầu "đọc" phản ứng của bạn. Trí tuệ cảm xúc cũng là động cơ thúc đẩy các hành động không đáng yêu, như khi con bạn nhìn chằm chằm vào bạn, sau đó bé hất tung các đồ trang sức của bạn ra khỏi bàn. Làm thế nào để xây dựng trí tuệ cảm xúc Như chúng ta đã biết - Trí tuệ cảm xúc được hình thành ngay từ nhỏ, nhưng nó khác với trí thông minh thường mang tính bẩm sinh - Trong khi trí tuệ cảm xúc thì có thể được rèn tập thông qua việc giáo dục. Nói cách khác - các bạn trẻ có thể từng bước rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho
  8. chính mình cũng như giúp những người thân trong gia đình có khả năng làm chủ cảm xúc .Như vậy, Chúng ta làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cá nhân (intrapersonal intelligence) và trí tuệ cảm xúc giữa các cá nhân với nhau (interpersonal intelligence) Chuyên gia tâm lý Robert Needlman đưa ra hai lời khuyên: Lời khuyên thứ nhât Tạo ra môi trường tình cảm an toàn trong ngôi nhà của chúng ta. Các bạn trẻ nếu phải sống trong một môi trường bạo lực về thể chất và tình cảm sẽ học cách kìm nén trí tuệ cảm xúc, coi đó như một phương pháp để tự bảo toàn tính mạng. Nếu các bạn trẻ bị đối xử tồi tệ ngay từ nhỏ thì thường có các kỹ năng ngôn ngữ kém, đặc biệt là trong cách sử dụng các từ chỉ cảm xúc. Các bạn không thể nhận biết các khuôn mặt thể hiện vui, buồn, lo lắng nhưng trẻ lại có thể nhận biết được khuôn mặt thể hiện sự tức giận. Môi trường tình cảm an toàn không có nghĩa là trẻ cần được bảo vệ khỏi tất cả các xung dột. Một số cuộc tranh giành nhất định - ví dụ, tranh ngồi vào bàn ăn với anh chị em của bé - lại có thể kích thích trí tuệ cảm xúc của nhiều trẻ. Nhưng căng thẳng và xung đột vượt qua một giới hạn nào đó sẽ không có lợi cho việc hình thành trí tuệ cảm xúc. Lời khuyên thứ hai Hãy là người có trí tuệ cảm xúc. Mỗi người trong gia đình sẽ học hỏi bạn qua các hành vi bộc lộ cảm xúc một cách chân thành Thí dụ.: Khi bạn thực sự giận, bạn hãy tự bình tĩnh bằng cách hít thở thật sâu
  9. và tự nói với mình một số từ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thư giãn. Một ngày nào đó, bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi thấy các thành viên khác trong gia đình cũng bắt chước giống bạn. Chú ý đến các trạng thái tình cảm mà bạn muốn diễn tả thông qua các ngôn ngữ không lời mà bạn đang muốn cho những người khác thấy. Điều quan trọng hơn, bạn hãy tạo nhiều cơ hội để nói về các cảm xúc của bản thân. Để làm được như vậy bạn hãy là người luôn sẵn sàng lắng nghe những suy nghĩ của người khác. Hãy để các thành viên khác trong gia đình bạn quan sát bạn "kiểm soát" các trạng thái tình cảm của một người bạn hoặc của vợ chồng bạn đang muốn cãi lộn bằng cách lắng nghe và trả lời bình tĩnh. Đạt được trí tuệ cảm xúc là công việc của cả đời người, và công việc này bắt nguồn từ thời ấu thơ. Một trong những năng lực tốt nhất mà bạn có thể đạt được chính là nền tảng trí tuệ cảm xúc vững chắc. Chuyên gia TL Lê Khanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2