intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học cổ truyền - Chương 1: Các bệnh về tim mạch - Nguyễn Khắc Bảo

Chia sẻ: Bảo Nguyễn Khắc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

283
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sách "Y học cổ truyền: Chương 1- Các bệnh về tim mạch" nhằm mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh. Nội dung tài liệu đề cập 15 vấn đề, trong đó có vấn đề về cao huyết áp, huyết áp thấp, xơ cứng vùng động mạch vành, cơn đau vùng tim và nhồi máu cơ tim, suy tim, thiếu máu và thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương và các vấn đề khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học cổ truyền - Chương 1: Các bệnh về tim mạch - Nguyễn Khắc Bảo

  1. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo Y HỌC CỔ TRUYỀN CHƯƠNG 1 CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012 1
  2. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH - Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ chúng ta. - Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại, một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp. - Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh... Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua. Email : nkbao80@gmail.com - Nội dung chương này sẽ đề cập đến các bệnh về tim mạch. Lời tác giả 2
  3. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1 : CAO HUYẾT ÁP...................................................................................................... 5 1. Huyết áp được gọi là cao .......................................................................................................................5 2. Thể can dương xung (âm hư dương xung) ............................................................................................6 3. Thể Thận Âm Hư ...................................................................................................................................7 4. Thể Đờm Thấp .......................................................................................................................................9 5. Một số bài thuốc trị cao huyết áp hiệu quả ở Hà Tĩnh...........................................................................9 6. 9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp............................................................................................................10 7. Một số bài thuốc của GS. Đỗ Tất Lợi ..................................................................................................11 8. Một số bài thuốc nam khác ..................................................................................................................18 9. Trị Huyết Áp Cao Bằng Tỏi Và Đậu Trắng.........................................................................................22 10. Bài thuốc từ sách “THIÊN GIA ĐIỆU PHƯƠNG”...........................................................................23 11. Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp cao như sau : ........................................25 12. Một số thuật ngữ từ “Sách thuốc gia truyền”.....................................................................................26 13. Bài giảng cao huyết áp của ĐHYD....................................................................................................28 14. Tài liệu về bệnh cao huyết áp của cụ Huỳnh Minh............................................................................33 15. Theo tài liệu thưốc gia truyền ............................................................................................................38 16.Lương y cửa Phật "mách" bài thuốc nam đơn giản trị cao huyết áp hiệu quả....................................41 VẤN ĐỀ 2 : HUYẾT ÁP THẤP ...............................................................................................................44 1.Người bị huyết áp thấp..........................................................................................................................44 2.Bài Thuốc Từ Sách “Thiên Gia Điệu Phương” ....................................................................................46 3.Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp thấp như sau : ..........................................46 VẤN ĐỀ 3 : XƠ CỨNG VÙNG ĐỘNG MẠCH VÀNH, CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM.......................................................................................................................................................47 VẤN ĐỀ 4 : SUY TIM ..............................................................................................................................51 1.Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu ..................................................................51 2. Theo thaythuoccuaban.com ................................................................................................................54 VẤN DỀ 5 : THIẾU MÁU VÀ THIẾU MÁU DO THIỂU NĂNG TẠO MÁU CỦA TỦY XƯƠNG 56 VẤN DỀ 6 : RỐI LOẠN THẦN KINH TIM...........................................................................................61 VẤN DỀ 7 : BẠCH HUYẾT .....................................................................................................................65 VẤN ĐỀ 8 : TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ............................................................................................68 VẤN ĐỀ 9 : THẤP TIM............................................................................................................................71 VẤN ĐỀ 10 : VIÊM CƠ TIM ...................................................................................................................75 3
  4. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền VẤN ĐỀ 11 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH TIM CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH ......................................76 VẤN ĐỀ 12 : PHÒNG VÀ SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁO NÃO RẤT HAY............79 THUỐC CHỐNG TAI BIẾN...................................................................................................................81 VẤN ĐỀ 13 : TỎI CHỮA HUYẾT ÁP CAO, MÁU CAO, MỠ CAO, CHOLESTEROL… .............82 VẤN ĐỀ 14 : THẦN KINH TỌA .............................................................................................................84 VẤN ĐỀ 15 : BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỮA BỆNH THẦN KINH TỌA HAY........................89 VẤN ĐỀ 16 : Cholesterol cao (mỡ trong máu cao) ...................... Error! Bookmark not defined. 1. Theo lương y Trần Hoàng Bảo .......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Bài thuốc hữu hiệu để giảm : máu cao, mỡ cao, cholesterol………………………………………...Error! Bookmark not defined. VẤN ĐỀ 17 : VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH .................................... Error! Bookmark not defined. 4
  5. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 1 : CAO HUYẾT ÁP 1. Huyết áp được gọi là cao : khi chỉ số huyết giới hạn trong khoảng 140/90 mmHg và nhỏ hơn 160/95 mmHg. Trong y học, cao huyết áp có thể là : Cao huyết áp động mạch - huyết áp tăng trong tuần hoàn hệ thống, thường được gọi tắt là cao huyết áp. Cao huyết áp gây bởi thai kì là cao huyết áp động mạch mới được chẩn đoán ở phụ nữ đang mang thai. Tăng áp phổi - huyết áp tăng trong tuần hoàn phổi. Tăng áp lực cửa - huyết áp tăng trong hệ thống cửa-chủ. Giai đoạn đầu huyết áp từ 140-159/90-99 mmHg lâm sàng chưa có biểu hiện rõ rệt chỉ có chỉ số huyết áp tăng. Giai đoạn 2 huyết áp trong khoảng 160-175/100-109mmHg, giai đoạn này có xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng ở phủ tạng nhưng mức độ nhẹ như tổn thương đáy mắt độ 1-2 mạch tim đập nhanh, tức ngực, trên điện tâm đồ và XQ biểu hiện dầy thất trái ở não thì thấy nhức đầu, giảm trí nhớ. Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy kịch huyết áp trong khoảng trên 180/120 mmHg có tổn thương nặng nề ở mắt, suy tim tai biến mạch máu não, tiểu tiện đi đêm nhiều, phù mặt, phù chân, ure máu tăng, tổn thương thận … Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cheletron máu cao. Sơ đồ bệnh lý tăng huyết áp theo YHCT 5
  6. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Chuẩn đoán theo y học cổ truyền : 2. Thể can dương xung (âm hư dương xung) Hay gặp ở thể cao huyết áp người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh. . .Các triệu chứng thiên về hưng phấn nhiều ức chế giảm. Nếu thiên về ức chế giảm biểu hiện lâm sàng thiên về âm hư, nếu thiên về hưng phấn nhiều biểu hiện lâm sàng thiên về dương xung hay can hoả thịnh. Triệu chứng: Hoa mắt chúng đầu, tai ù dễ cáu gắt miệng đắng, họng khô ít ngủ, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác. 6
  7. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 3. Thể Thận Âm Hư 7
  8. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 8
  9. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 4. Thể Đờm Thấp 5. Một số bài thuốc trị cao huyết áp hiệu quả ở Hà Tĩnh Đây là bài thuốc được truyền lại qua kinh nghiệm của Bác Võ Đức Tùng - Chủ tịch Hội khuyến học đồng hương Hà Tĩnh Nguyên liệu: - 100g tỏi bóc vỏ 9
  10. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền - 100g đậu trắng - 7 chén nước => đun sôi lấy 1 chén, nếu huyết áp cao, nên uống 1 tuần 1 lần, liên tục. Nếu bình thường nên uống 1 tháng 1 lần. 6. 9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp • Tuỳ theo nguyên nhân, có thể chia ra: tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát . Ở trẻ em và người trẻ, phần lớn là tăng huyết áp thứ phát, ở người cao tuổi, phần lớn là tăng huyết áp nguyên phát. Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm, dễ mua sau đây, điều trị bệnh cao huyết áp có nhiều hiệu quả. STT BÀI THUỐC Nghiệm phương: Trị cao huyết áp. 1 Cúc hoa: 30g kim ngân hoa: 30g cho vào nước đun sôi khoảng 10 đến 15 phút, uống thay trà. Nghiệm phương: Trị cao huyết áp, đau mắt, đau đầu. Mạn kinh tử 9g, cúc hoa 9g, 2 bạc hà 6g, bạch chỉ 6g, cân đằng 12g sắc uống. Đan bì dã cúc thang. Dùng trong trường hợp cao huyết áp và xơ cứng động mạch: đan bì 9g, dã cúc hoa ( hoa cúc dại ) 9g, 3 bội lan 9g, thạch quyết minh 30g, nhẫn đông đằng ( dây lá cây kim ngân ) 18g, kê huyết đằng 18g sắc uống. Nghiệm phương: Trị cao huyết áp. Đại kế, 4 xa tiền thảo ( lá mã đề ), hoè hoa pha trà uống. Nghiệm phương: Trị huyết áp cao, đầu đau mắt đỏ, phiền táo dễ tức giận. Bột sừng linh dương 3g, thiên ma 5g, 5 cân đằng 15g, hạ khô thảo 15g, địa long 9g sắc uống. 10
  11. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Chư thạch long cốt mẫu lệ thang: Trị cao huyết áp. Sinh chư thạch 24g, sinh long cốt 18g, sinh mẫu lệ 18g, 6 sinh địa 18g, bạch thược 12g, bá tử nhân 12g, hoài ngưu tất 30g sắc uống. Giáng áp thang: Trị cao huyết áp gây chóng mặt. Thạch quyết minh 30g, đan sâm 30g, 7 thích tật lê 30g, hạ khô thảo 30g, xa tiền tử 30g sắc uống. Thất vị điều đạt thang: Trị cao huyết áp, chóng mặt, phiền táo mất ngủ. Bạch tật lê 15g, nguyên sâm 15g, đan sâm 15g, 8 xa tiền tử 15g, hạnh nhân 12g, binh lang 6g, bột hổ phách 1g sắc uống. Nghiệm phương: Trị cao huyết áp. Đỗ trọng 9g, 9 hoàng cầm 6g, hạ khô thảo 6g, hoài ngưu tất 6g 7. Một số bài thuốc của GS. Đỗ Tất Lợi Trị cao huyết áp theo sách : “Những cây và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi như sau : BÀI THUỐC TỪ CÂY HOA HÒE 11
  12. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ. Tên khoa học: Sophora japonica L. thuộc họ cành bướm. Người ta dùng hoa hòe hoặc hòe hoa khi hoa chưa nở phơi hay sấy khô. Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucosit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola, glucose và ramnoza.Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình ram nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu methylic và dung dịch kiềm. Rutin là một loại vitamin P có tác dụng bảo vệ chức năng bình thường của thành mao mạch.Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt,vỡ. Hiện tượng này trước đây người ta cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện do thiếu vi tamin P. Hiện nay, nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu,đổ máu cam,tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu.Ngày uống 5- 20 gam dưới dạng thuốc sắc. Rutin thường dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.Rutin thường được chế thành viên,mỗi viên chứa 0,02g. Ngày uống 3 lần,mỗi lần 1-2 viên.(0,06-0,12g/ngày). BÀI THUỐC TỪ CÂY BA GẠC 12
  13. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Tên khoa học: Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. = R. chinensis Hemsl. (Ba gạc); R. vomitoria Afz. (Ba gạc bốn lá); R. cambodiana Pierre (Ba gạc lá to); R. canescens L. (Ba gạc Cuba); R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz. (Ba gạc Ấn Độ). Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Thân nhẵn, có những nốt sần nhỏ màu lục sau xám. Lá mọc vòng 3 có khi 4-5; phiến lá hình ngọn giáo dài 4-16cm, rộng 1-3cm, gốc thuôn, chóp nhọn. Hoa nhỏ màu trắng, hình ống phình ở họng, mọc thành xim dạng tán kép dài 4-7cm. Quả dài xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu tím đen. Ra hoa tháng 3-12, có quả tháng 5 trở đi. Ở đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm. Phân bố: Cây mọc hoang ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lào Cai. Cùng phân bố ở Trung Quốc. Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ rể và rể Nước sắc cây ba gạc có tác dụng : Công dụng và liều dùng : 13
  14. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 14
  15. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền BÀI THUỐC TỪ CÂY BA KÍCH Ba kích thiên, Dây ruột gà. Tên khoa học: Radix Morindae. Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta. Mô tả thực vật: Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành cụm ở kẽ lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (M. cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M. villosa Hook.). Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10. 15
  16. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền BÀI THUỐC TỪ CÂY CÂU ĐẰNG Cây câu đằng Tên khoa học: Ramulus Uncariae cumunsis Nguồn gốc: Dược liệu là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae). Cây Câu đằng thường mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta. Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc. Thành phần hoá học chính:Các alcaloid (rhynchophylin, isorhynchophylin). Công dụng:Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh… Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc. Ghi chú:Vị Câu đằng của Trung Quốc được lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks., vị này kích thước nhỏ hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu, đều đặn, màu đỏ tía. 16
  17. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền BÀI THUỐC TỪ CÂY NHÀU BÀI THUỐC TỪ CÂY DỪA CẠN Cây dừa cạn, còn có tên là trường xuân hoa, là cây thảo sống lâu năm, hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn. Ở Việt Nam, dừa cạn là cây hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Ðịnh và Phú Yên. Ở những vùng phân bố tự nhiên ven biển, dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cỏ cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven biển. Dừa cạn còn được 17
  18. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền trồng khắp nơi trong nước để làm cảnh và làm thuốc. Tên Khoa Học : Catharanthus roseus 8. Một số bài thuốc nam khác Năm 1978, bài thuốc nam điều trị cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân cho bệnh nhân có chẩn đoán huyết áp cao ở mức độ 1 và 2 (do nhóm các Dược sĩ, Bác sĩ lâm sàng Viện Quân y 13 Quân khu 5 nghiên cứu) đã đạt kết quả tốt và an toàn. Bài thuốc gồm: Dừa cạn 1g Hoa đại 3g Cỏ mần trầu 10g Dâu tằm 4g g.1 Cây Hoa đại: có tên gọi là Bông sứ trắng, Bông sứ đỏ (nước Lào gọi hoa Chămpa). Tên khoa học: pleumeria, acutifolia Poir. Năm 1962, khoa Dược lý Trường sỹ quan Quân Y (nay Học viện Quân y) đã nghiên cứu dạng thuốc sắc 10 - 20% - 100% cho kết quả hạ huyết áp trên thỏ, chó. Hoa khô tốt hơn hoa tươi. Hoa đại không làm giãn mạch, không có tác dụng với ngoại biên, và trên hệ phó giao cảm, mà chỉ có tác dụng trung tâm. Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp nhanh và bền vững hơn. So với tác dụng hạ huyết áp của Ba gạc (Rawolfia Verticillata) thì Ba gạc tác dụng chậm hơn Hoa đại, tác dụng phụ của Hoa đại ít hơn so với Ba gạc. Có thể dùng 60g Hoa đại khô sắc uống hai lần sáng và chiều trong nhiều ngày, liên tục. Ngoài ra, Hoa đại còn chữa ho, bong gân, trật khớp, bệnh ưa chảy máu (hemophilie). g.2 Cây dừa cạn: tên gọi: Bông dừa, Hoa hải đăng, Trường xuân hoa 18
  19. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền Hoa có hai loại: màu trắng và màu đỏ Tên khoa học: Catharanthus roseus (L) G Don. Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tập trung nghiên cứu, điều trị, nó còn có tác dụng trong điều trị đái tháo đường, trong bệnh lý tim mạch, nhất là đối với rối loạn thần kinh tim. Trong Dừa cạn còn có chất ajmalicin, có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Dừa cạn còn có chất được xếp kháng ung thư rất tốt như: Vinblastin và Vincristin. Hiện nay Vinblastin là thuốc thứ nhất trong thành phần phối hợp của ba loại thuốc để điều trị các bệnh ung thư biểu mô, ung thư hạch (bệnh Hodgkin), ung thư tử cung, ung thư vú... g.3 Cỏ mần trầu: tên gọi Cỏ mần chầu, Ngưu cân thảo, Sam tử thảo, Cỏ chỉ tía, Cỏ dáng, Cỏ bắc. Tên khoa học: Eleusine indica (L) Gaertn) ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, Cỏ mần trầu có tác dụng thanh thải nhiệt, giải độc, mát gan, sốt cảm, ho khan, viêm đường tiết niệu. g.4 Cây dâu tằm: có tên: Dâu ta, Mạy mọn, Co mon. Tên khoa học: Morus acidsa Griff. Toàn bộ cây Dâu tằm và quả đều cho ta nhiều chất tốt như Triterpen, protein, gluxit, Flavonoit, cumarin, các Vitamin B, C, D, caroten, các axit hữu cơ khác. Dâu tằm rất tốt trong điều trị ho và đái dầm ở trẻ em. Hen suyễn, ho ra máu, cho an thần kinh và ngủ tốt cho người lớn. Ngày 20/10/1978, với số kiểm nghiệm 8G – 406, Phòng kiểm nghiệm Cục quân y Bộ Quốc phòng đã sắc một gói chè cao huyết áp với 300ml nước đun sôi còn lại 100ml cho thỏ uống. Trước khi uống, số huyết áp của thỏ 100/95 mmHg, sau uống 20 phút, số huyết áp được đo xuống còn 75/10mmHg. Có kết luận là chè cao huyết áp có tác dụng tốt cho cả hai thì tâm thu và tâm trương, thỏ không có phản ứng phụ và an toàn tuyệt đối. Năm 1979, thuốc đã được điều trị cho một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp giai đoạn I và giai đoạn II tại khoa nội 2, Viện Quân y 13 - Quân khu 5 và chọn lọc một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp như trên, ở khoa nội 2 Viện Quân y 103 - Học Viện Quân y, cho cả bệnh nhân nội và ngoại trú đều đạt kết quả rất tốt. Chè cao huyết áp sau này chuyển thành dạng viên bọc đường màu xanh cam, đẹp, cứ 6 viên 0,5g, bằng lượng của 1 gói. Công trình nghiên cứu cũng đã được báo cáo trong hai Hội nghị nghiên cứu khoa học tháng 12 năm 1919 tại Viện Quân y 13 quân khu 5 và Hội nghị nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Nội chung Học viện Quân y ngày 12 tháng 12 năm 1980. Hiện nay, chiến lược điều trị bệnh nhân cao huyết áp cho phép các bệnh nhân điều trị tại nhà, việc dùng YHCTDT là rất phù hợp, hiệu quả cao, ít có tác dụng phụ. Cỏ cây rau quả trong vườn nhà ở đâu cũng có, như các cây cỏ trên hay Trái nhàu... giúp bệnh nhân giữ ổn định huyết áp “tối ưu” theo cơ địa và theo độ tuổi. Nhưng điều cốt lõi để đảm bảo sự an toàn và bền vững trong điều trị cao huyết áp là bệnh nhân phải tự giác thực hiện tốt các chế độ kiêng khem như: bỏ thuốc lá, rượu bia, ăn nhạt ít muối, mắm, hạn chế mỡ động vật, đường và các tinh bột, tập uống nước nhiều trong ngày, không cần phải uống nước một 19
  20. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền lượng nhiều vào buổi sáng mà lâu nay chúng nay chúng ta thường làm. Buổi tối không nên ăn quá no, giữ tốt chức năng bộ máy tiêu hoá không nên để táo bón. Kiên trì sử dụng các thuốc YHCT trong điều trị các bệnh nội khoa mãn tính nói chung với bệnh huyết áp cao chưa rõ nguyên nhân mạn tính nói riêng là một hướng đi đúng, chúng ta nên nghiên cứu thận trọng để sàng lọc sử dụng. g.5 Thể âm hư dương xung Hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh, các chứng thiên về hưng phấn, biểu hiện bằng: hoa mắt, ù tai hay cáu gắt, miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê, mạch hoạt. Bài 1: • Cỏ nhọ nồi 10g • Cỏ xước 10g • Măng vòi 9g • Lá bạc hà 100g • Nước vo gạo 300g Rửa sạch giã nát cho vào nước vo gạo, lọc lấy 100 ml uống liền trong 3 ngày. Bài 2: • Thiên ma 6g • Ngưu tất 12g • Câu đằng 12g • Ích mẫu 16g • Phục linh 12g • A giao đằng 16g • Tang ký sinh 16g • Hoàng cầm 12g • Đỗ trọng 12g • Chi tử 8g • Thạch quyết minh 20g Sắc uống ngày 1 thang. Uống làm 2 lần. g.6 Thể can thận hư Hay gặp ở cao huyết áp người già, xơ cứng động mạch, biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2