intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học hiện đại: Nghiên cứu dược tính của nhân sâm (Kỳ 2)

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu dược lý Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo “Những cây thuốc và vị thuốc quý”. Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng làm giảm mệt của nhân sâm, Lý Thời Trân trong sách “Bản thảo cương mục” (thế kỷ 16) có ghi: cho hai người cùng chạy, một người ngậm nhân sâm, một người không, sau khi chạy độ 3 - 5 dặm, người không ngậm nhân sâm thở mạnh, còn người ngậm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học hiện đại: Nghiên cứu dược tính của nhân sâm (Kỳ 2)

  1. Y học hiện đại: Nghiên cứu dược tính của nhân sâm (Kỳ 2) Kết quả nghiên cứu dược lý
  2. Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo “Những cây thuốc và vị thuốc quý”. Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng làm giảm mệt của nhân sâm, Lý Thời Trân trong sách “Bản thảo cương mục” (thế kỷ 16) có ghi: cho hai người cùng chạy, một người ngậm nhân sâm, một người không, sau khi chạy độ 3 - 5 dặm, người không ngậm nhân sâm thở mạnh, còn người ngậm nhân sâm thở bình thường. Trong các năm 1949 - 1951, tại Nga, GS. Abramova làm thí nghiệm theo phương pháp: cho chuột nhắt lội nước và nhận thấy: nhân sâm có tác dụng làm đỡ mệt. Năm 1947, GS. Lazarev đã nghiên cứu và kết luận, nhân sâm có tác dụng làm hưng phấn thần kinh trung ương, dùng với liều điều trị có thể làm đỡ mệt. Năm 1955, Drake theo phương pháp của GS. Zacuxov đã chứng minh, với liều điều trị của nhân sâm có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm nhanh chuyển động của thần kinh, nhưng liều cao quá có thể gây hiện tượng quá trấn tĩnh. Tác dụng trên huyết áp và tim: các nhà nghiên cứu Nga đã nghiên cứu nước sắc và cồn nhân sâm và kết luận, tác dụng của dung dịch nước và dung dịch rượu của nhân sâm như sau: dùng dung dịch 5%, 10% và 20% nhân sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ và mèo thấy tác dụng hạ huyết áp, nồng độ càng cao tác dụng ức chế trên tim càng mạnh, nhưng nếu nồng độ thấp thì co bóp tim mạch và số lần co bóp càng tăng. Do đó, họ đã kết luận, nhân sâm có hai hướng tác dụng trên thần kinh
  3. thực vật, liều nhỏ tác dụng như thần kinh giao cảm, liều lớn có tác dụng như thần kinh phế vị. Tác dụng trên hệ hô hấp: năm 1947, GS. Burkrat và GS. Xakxopov đã cho biết: dùng 0,3 - 0,5 ml dung dịch nhân sâm 20% tiêm vào tĩnh mạch mèo, kết quả cho thấy, nhân sâm làm hưng phấn hô hấp. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản và Trung Quốc trước đó đã thử nghiệm tiêm vào tĩnh mạch thỏ chất ginsenin: liều nhỏ làm tăng hô hấp, liều cao có tác dụng ngược lại, nếu tiêm acid panax hay chất panaxen cũng thấy tác dụng như vậy. Tác dụng đối với chuyển hóa cơ bản: năm 1922, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu tác dụng của bột nhân sâm và chất tan trong cồn của nhân sâm (uống và tiêm) đối với bệnh đường huyết cao trên thỏ, kết quả: nhân sâm có tác dụng rõ rệt làm hạ đường huyết. Năm 1954 và 1956, một số tác giả Trung Quốc cũng xác nhận tác dụng hạ đường huyết của nhân sâm. Trên lâm sàng, BS. Khâu Trần Ba (năm 1955) nhận thấy, nếu dùng nhân sâm chung với insulin thì thời gian hạ đường được kéo dài và chữa được bệnh. Tác dụng đối với sự sinh trưởng của động vật: cho uống hoặc tiêm thuốc bào chế bằng nhân sâm, hay các chất lấy từ nhân sâm trên một số động vật, so sánh với số không dùng nhân sâm, thấy trọng lượng con vật tăng lên, thời gian giao cấu của chúng kéo dài, hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt.
  4. Tác dụng đối với sức chống đỡ bệnh tật: những thí nghiệm của GS. Daugolnikov (1950 - 1952), GS. Brekman, GS. Phruentov (1954 - 1957) và GS. Abramow (1953) cho biết, nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật. Nhân sâm có tác dụng phòng chữa bệnh loét dạ dày và viêm cơ tim trên thực nghiệm. Ứng dụng lâm sàng Dùng nhân sâm điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch: khí thoát, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch trầm vi tế hoặc trường hợp chảy máu nhiều, gây choáng (suy tuần hoàn cấp), dùng nhân sâm để ích khí cứu thoát, hồi dương cứu nghịch, tùy tình hình chọn các bài: Độc sâm thang: nhân sâm 4 - 12 g, chưng cách thủy cho uống, nên uống nhiều lần. Sâm phụ thang: nhân sâm 3 - 6 g, phụ tử chế 4 - 16 g, sắc uống 6 lần. Đối với trường hợp dương hư chân tay lạnh (choáng trụy tim mạch) cần thực hiện đông, tây y kết hợp cấp cứu. Cấp cứu trẻ sơ sinh trạng thái nguy kịch: mỗi ngày dùng nhân sâm xắt mỏng 3 - 5 g (tương đương 1 g/kg cân nặng/ngày) cho nước 40 - 50 ml chưng 30 phút, uống cứ 3 giờ 1 lần (nhỏ giọt vào miệng), mỗi lần 5 ml, 1 liệu trình 4 - 6 ngày, dài là 10 ngày có phối hợp tây y cấp cứu, thử nghiệm theo dõi 10 ca đều
  5. khỏi. Thường sau 2 - 3 lần uống nhân sâm, các triệu chứng đều được cải thiện trên lâm sàng. Dùng hồng sâm 30 g sắc nước cho uống liên tục đồng thời châm bách hội, hai kim hướng trước sau, cấp cứu 10 ca choáng do mất máu có tác dụng nâng huyết áp. Dùng nhân sâm, mạch môn, ngũ vị chế thành thuốc tiêm sinh mạch (hàm lượng mỗi ml có 0,57 g thuốc sống), mỗi lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 - 4 ml có kết quả tốt đối với nhồi máu cơ tim và choáng do tim.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0