intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố để đưa ra quyết định

Chia sẻ: Nguyen Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

122
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một khái niệm sai lầm khi đưa ra quyết định là những quyết định được tạo ra trong sự cô lập với nhau bao gồm việc thu thập thông tin, khám phá những hướng quyết định khác, và tiến hành lựa chọn mà không để ý đến bất cứ điều gì đã diễn ra trước đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố để đưa ra quyết định

  1. Yếu tố để đưa ra quyết định Một khái niệm sai lầm khi đưa ra quyết định là những quyết định được tạo ra trong sự cô lập với nhau bao gồm việc thu thập thông tin, khám phá những hướng quyết định khác, và tiến hành lựa chọn mà không để ý đến bất cứ điều gì đã diễn ra trước đó. Bạn đã bao giờ ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, lúng túng không biết theo hướng giải pháp nào? Quả thực, lúc này việc đưa ra quyết định là rất khó khăn vì có lẽ bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để cân nhắc xem liệu quyết định đó có phải tối ưu nhất hay không. Vậy, có những yếu tố nào tác động đến việc đưa ra quyết định?
  2. Yếu tố tác động đầu tiên chính là hoàn cảnh quyết định. Thực tế, bản chất của việc đưa ra quyết định là một quá trình tập hợp thông tin, các phương án lựa chọn, giá trị và thiên hướng chọn theo một phương án nào đó.Để có được một quyết định đúng đắn đòi hỏi các thông tin thu thập được phải chính xác và mọi phương án đều khả thi. Tuy nhiên, sức ép về thời gian luôn đặt bạn trong tình thế phải có được quyết định tức thời.Do vậy mà sẽ không khỏi tránh được yếu tố thách thức chủ yếu khi đưa ra quyết định chính là sự không chắc chắn, và yếu tố này sẽ bị giảm đi đáng kể nếu như có sự phân tích kỹ càng quyết định đó. Chúng ta gần như không bao giờ có thể có được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định một cách chắc chắn, vì vậy mà hầu hết các quyết định đều bao hàm cả một sự liều lĩnh không thể tránh khỏi. Trên thực tế, hoàn cảnh quyết định luôn biến đổi không ngừng
  3. cùng với thời gian. Ngay cả khi bạn đã đưa ra được quyết định rồi thì hoàn cảnh quyết định vẫn tiếp tục mang lại cho bạn thông tin và những phương án mới. Qua đó bạn có thể cân nhắc và đưa ra được một quyết định mới có ưu thế hơn hẳn quyết định trước đó. Ngoài ra, sự cập nhật liên tục về thông tin sẽ giúp bạn có thể tiếp cận được với nhiều thông tin, để từ đó bạn sẽ chọn cho mình những thông tin tốt nhất. Vì vậy, việc đưa ra quyết định quá sớm thực sự không phải là một ý kiến thuyết phục. Tuy rằng yếu tố về thời gian và mức độ hiệu lực của quyết định đó ở thời điểm hiện tại luôn là một sức ép đối với bạn, thế nhưng thay vì đưa ra quyết định quá sớm thì bạn hãy trì hoãn nó đến mức có thể. Bạn cứ thử nghĩ xem nếu càng kéo dài thời gian trì hoãn thì số lượng thông tin mà bạn nhận được càng nhiều hơn. Từ đó qua quá trình phân tích và cân nhắc, có thể trong đầu bạn sẽ nảy ra những hướng quyết định khác và vì thế cũng có thể lựa chọn của
  4. bạn cũng sẽ khác. Yếu tố tác động tiếp theo là sự ảnh hưởng của số lượng đến việc tạo quyết định. Theo lẽ thường cái gì nhiều quá cũng không tốt, và việc có được quá nhiều thông tin cũng không là ngoại lệ. Khi có quá nhiều thông tin thì sẽ xuất hiện những vấn đề nảy sinh như: việc trì hoãn có thể làm hỏng tính hiệu quả của quyết định; sự quá tải thông tin sẽ làm giảm khả năng đưa ra quyết định và đồng thời nó cũng làm cho nhiều thông tin bị bỏ sót; xuất hiện việc sử dụng thông tin liên quan có chọn lọc; kéo theo đó cũng xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi về mặt tinh thần và sự mệt mỏi khi đưa ra quyết định, điều này sẽ làm cho hoặc là có được quyết định rất nhanh hoặc là không đưa ra được quyết định nào. Như đã biết, trí óc con người không hoàn toàn là siêu việt, nó hữu hạn trong việc xử lý thông tin. Vì thế nếu không chọn lựa tốt thông tin, thì các thông tin sẽ rất dễ bị bỏ qua và làm cho tâm trí con người thêm mệt mỏi.
  5. Một khái niệm sai lầm khi đưa ra quyết định là những quyết định được tạo ra trong sự cô lập với nhau bao gồm việc thu thập thông tin, khám phá những hướng quyết định khác, và tiến hành lựa chọn mà không để ý đến bất cứ điều gì đã diễn ra trước đó. Yếu tố tác động cuối cùng chính là hướng quyết định. Trên thực tế, một quyết định được đưa ra đều dựa trên nền tảng các quyết định khác. Điều này có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến quyết định được đưa ra. Xét về mặt bản chất, mọi quyết định đều nối tiếp nhau, chúng mở đường cho nhiều quyết định trong tương lai đồng thời cũng hạn chế những quyết định đó. Hay nói cách khác, việc đưa ra quyết định vừa là sự thúc đẩy vừa là sự kìm hãm. Và ngay cả khi chưa đưa ra được quyết định nào thì chính điều đó cũng là một quá trình dẫn đến quyết định.
  6. Điều quan trọng là bạn nên nhận thức rằng mọi quyết định mà bạn đưa ra đều có ảnh hưởng đến hướng quyết định và đến sự tập hợp các phương án quyết định ở mọi thời điểm từ hiện tại đến tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0