Yếu tố nghệ thuật của thư từ và thư từ trong tác phẩm văn học
lượt xem 439
download
Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, đặc biệt đối với các nền văn minh cổ đại. Dấu vết sớm nhất của hình thức thư được tìm thấy là giấy ghi nhận có nợ bằng tiếng Ackat (Mêdôpôtami, thuộc miền Lưỡng Hà - Irắc ngày nay) khắc trên thỏi đất sét, khoảng vào thế kỷ XIX tr. CN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Yếu tố nghệ thuật của thư từ và thư từ trong tác phẩm văn học
- Yếu tố nghệ thuật của thư từ và thư từ trong tác phẩm văn học 1. Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, đặc biệt đối với các nền văn minh cổ đại. Dấu vết sớm nhất của hình thức thư được tìm thấy là giấy ghi nhận có nợ bằng tiếng Ackat (Mêdôpôtami, thuộc miền Lưỡng Hà - Irắc ngày nay) khắc trên thỏi đất sét, khoảng vào thế kỷ XIX tr. CN. Thư từ của các pharaông Ai Cập được viết trên giấy cói (-XIV- XI); người Hi Lạp xưa định cư là chủ yếu và chuộng trao đổi bằng lời nói, giao tiếp thư từ chủ yếu thể hiện thông qua các chiến binh, những người đứng đầu nhà nước và các quan viên; người La Mã thể hiện mong muốn gìn giữ, duy trì mối liên hệ với người vắng mặt qua việc trao đổi thư từ, do đó thư gia đình tương đối phổ biến... Bắt đầu từ những dạng sơ khai ban đầu đó, thư từ trở thành phương tiện liên lạc, và là hình thức giao tiếp tinh thần của con người. Giá trị thực tiễn của thư từ là trao đổi thông tin, bao gồm cả văn bản hành chính và thư từ cá nhân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới thư từ cá nhân với những giá trị nghệ thuật vốn có như là đặc trưng của thể loại. Với thư từ, ngôn ngữ viết được dung nạp vào đời sống giao tiếp nói năng hàng ngày. Ngược lại cũng có thể nói, trong tất cả các thể loại viết, thư từ gần với giao tiếp thường ngày nhất. Nó có tính xác thực rất cao và đồng thời thể hiện đời sống tình cảm riêng tư rõ rệt. "Thực tế xác thực mà tiểu thuyết, thơ không có khả năng tạo ra, lại có ở trong thư từ. Các bức thư chiếu sáng mười, hai mươi, bốn mươi năm cuộc đời một con người, đó thực sự là lịch sử của tâm hồn: đó là những thứ không thể phủ nhận, là tư liệu duy nhất của con người" (G. Lanson, 1). Đối tượng phản ánh của thư từ là cái hiện tại, cái hàng ngày, và động lực của nó là cảm xúc. Thư là để thông tin cho nhau, nhưng thư cũng là để giãi bày. Nhật ký viết cho riêng mình, còn thư phải hướng đối 1
- tượng. Những bức thư hay được viết trong những thời điểm cảm xúc thăng hoa, và niềm say mê trở thành sự thôi thúc không thể kiềm chế, phải được trải ra bằng lời và thực hiện đối thoại với người vắng mặt trên trang giấy, với niềm hi vọng và tin tưởng rằng nó sẽ đến tay người nhận và được thông tỏ nỗi niềm. Điều này rất đúng với trường hợp của Bà de Sévigné (1626 - 1696), người đã từng viết 1500 bức thư từ năm 1671 đến năm 1696. Đó là những bức thư đầy xúc động nói lên niềm thương nhớ của một người mẹ đối với con gái trong rất nhiều năm chờ đợi. Những bức thư đã từng chu chuyển qua hơn hai trăm nơi chốn theo bước chân của hai vợ chồng bá tước De Grignan ghi lại những thăng trầm của đời sống cũng như tình cảm trong hai mươi lăm năm xa cách. Bà de Sévingé đã thực sự sáng tạo ra phong cách của riêng mình, bởi bà viết một cách tự nhiên với những tình cảm tự nhiên, không gò bó theo phép tu từ (trường học không dạy phép tu từ cho nữ giới, bản thân bà cũng không được tham khảo những cuốn sách có tính lý luận), và lối viết không theo một "trình tự nhận thức" như M. Proust (1871 - 1922) đã nói. Rất nhiều những bức thư của bà đã làm say mê độc giả và người ta chuyền nhau chép lại. Người phụ nữ này biết rằng một trong số những bức thư của mình sẽ có lúc trở thành "thư ngỏ" với độc giả nhưng chắc chắn bà chưa bao giờ hình dung những bức thư đó sẽ được xuất bản. Bà đã viết những bức thư bình dị nhất và chân thành nhất, như bao lá thư thông thường của những người mẹ luôn lo lắng cho đứa con đang ở xa mình. Thư của bà rất gần với đời sống tình cảm vốn có của con người. Chúng tôi muốn nói thêm rằng, thư từ không chỉ làm sáng tỏ cuộc đời một con người, mà còn có thể chứng thực cho lịch sử một dân tộc ở một thời điểm nào đó. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, hàng ngàn, hàng triệu bức thư đã có mặt trong ba lô của người chiến sĩ vượt đường Trường Sơn vào Nam ra Bắc. Năm 1963 - 1964, Nhà xuất bản Văn học đã sưu tập và xuất bản gần 80 bức thư tiêu biểu của đồng bào miền Nam gửi ra 2
- Bắc, trong hai tập sách Từ tuyến đầu Tổ quốc. Từ những lá thư của các cá nhân gửi cho người thân, bạn bè mình ngoài Bắc, tập hợp các bức thư dưới dạng hồi ký đã là bằng chứng xác thực nhất về tội ác tày trời của bọn Mỹ Ngụy, cũng như sự ghi nhận về tinh thần anh dũng kiên cường của đồng bào miền Nam trong đau thương đã đứng lên đấu tranh với bè lũ cướp nước. Chân thực trong phản ánh là đặc tính nổi bật của thư từ, nhưng là sản phẩm của sáng tạo, thư từ cũng mang cấu trúc tưởng tượng - kể. Bắt đầu từ khi người viết đặt bút viết một bức thư, anh ta đã bắt đầu "bịa chuyện", xây dựng nhân vật - một cái "tôi" với một cuộc đời, một kinh nghiệm, hình dung và thiết lập mối quan hệ với nhân vật mà anh ta giao tiếp. Thư từ như chiếc cầu nối giữa hai đối tượng là người gửi - người nhận. Tuy nhiên, ở đây, vấn đề người gửi - nhiều nhận không đơn giản. Một mặt, được viết ở ngôi thứ nhất, nhưng cái "tôi" tác giả - tức người viết với kinh nghiệm, vốn sống của mình - không hoàn toàn đồng nhất với cái "tôi" văn bản - tức chủ thể trong thư, tương tự như ở thể loại tự truyện, tác giả thực tế không hẳn trùng khít hoàn toàn với người kể chuyện và nhân vật chính. Mặt khác, bởi thư từ không phải là một hình thức giao tiếp trực diện trong các cuộc gặp gỡ hay trao đổi trực tiếp như qua điện thoại, cho nên luôn luôn tồn tại độc giả ngầm ẩn, ngôi thứ hai do tác giả gợi lên, nhớ lại hay tưởng tượng ra, giống như một hình ảnh vẽ trên trang thư. Tác giả (người viết thư) giao tiếp với độc giả thực tế thông qua độc giả ngầm ẩn này. Thậm chí, có những trường hợp tác giả hoàn toàn không quen biết, chưa quen biết người nhận thư, hoặc cũng có nhiều những bức thư không gửi, cho nên tác giả chỉ giao tiếp với người đọc tưởng tượng. Nhưng dù tưởng tượng thì người đọc đó cũng hiện diện bởi người viết gọi đến anh ta như một độc giả và luôn hình dung, chờ đợi phản ứng của người đọc này. Như vậy, đối với thư từ, có bốn nhân vật cùng tồn tại và mỗi nhân vật như sống hai cuộc đời song song: tác giả (người viết thực tế), cái "tôi" văn bản (chủ thể trong thư), ngôi thứ hai văn bản (người đọc tưởng tượng) và độc 3
- giả (người nhận thực tế), trong đó cái "tôi" văn bản và ngôi thứ hai văn bản là sản phẩm của sự hư cấu. Thư từ thường đề cao tính chính xác về thời gian. Mỗi bức thư được viết ở một thời điểm cụ thể, và dấu ấn thời gian đó được ghi trên dòng đầu tiên của bức thư. Nhưng giữa các bức thư trao đổi bao giờ cũng tồn tại khoảng cách. Có thể nói khoảng cách, cả về khoảng cách địa lý và khoảng cách tình cảm, là điều kiện tồn tại của thư từ. Nhiệm vụ của thư từ là rút ngắn khoảng cách đó. Mặt khác giữa thời điểm bức thư được viết và thời điểm nó được đọc luôn có độ chênh. Độ chênh này thường không ổn định, bởi nó tuỳ thuộc vào khoảng cách không gian giữa người gửi và người nhận, tùy thuộc vào phương tiện lưu chuyển, tùy thuộc vào quan hệ giữa các chủ thể liên lạc và độ mật thiết trong quan hệ đó ở từng thời điểm khác nhau. Thời gian dường như bị "hoãn lại". Thời hiện tại của người viết bao giờ cũng trở thành thời quá khứ đối với người nhận. Giao tiếp người gửi - người nhận không cùng lúc đã tạo nên sự hư cấu về thời gian. Như vậy, thư từ không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp sử dụng ngôn ngữ viết. Trong bản thân thể loại, thư từ chứa đựng những yếu tố nghệ thuật sẽ vận dụng một cách hữu ích trong tác phẩm tác phẩm văn học. Thư từ đã trở thành công cụ trao đổi, tranh luận về các vấn đề của văn học. Mặt khác, đối với các nhà văn, như Voltaire (1694 - 1778), G. Sand (1804 - 1876)... nhất là những nhà văn coi viết là nghề, thư từ là một phần hết sức quan trọng trong sáng tác của họ - nó không chỉ là những tư liệu hay "lời tựa" về cuộc đời nhà văn, không chỉ soi sáng mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm - độc giả, mà bản thân thư từ là những văn bản văn học. Tuy nhiên, những nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi không nhằm vào những đối tượng này, mà là những thư từ với ý nghĩa là một mặt gắn bó không tách rời của tác phẩm nghệ thuật hư cấu. 2. Thư từ là một mô típ trong các tác phẩm, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết. Nó thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính xác thực, 4
- thuyết phục độc giả về vấn đề được đặt ra trong truyện. Hoàng Ngọc Phách đã gần như sử dụng nguyên những bức thư của Đạm Thủy và Tố Tâm cùng với những trang nhật ký có thể coi là những bức thư được đọc muộn mằn của Tố Tâm, như một minh chứng hết sức cụ thể cho mối tình đầy bi kịch của hai người. Có thư từ là đầu mối của sự kiện, trung tâm của cốt truyện, có những bức thư chỉ xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong tiến trình của câu chuyện, như Bà Bovary (Madame de Bovary - 1851/1856) của G. Flaubert (1821 - 1880), Đỏ và Đen (Le Rouge et le Noir - 1830) của Stendhal (1783 - 1842), Hội chợ phù hoa (Vanity fair - 1847) của W. M. Thackeray (1811 - 1863), Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1973) ... Cũng có những trường hợp thư từ đơn thuần chỉ là một dạng trang trí hay làm phong phú hình thức của truyện. Cuốn chuyên khảo Thư từ (La Lettre) của M. L Taymans, S. Vandenschrick, H. Vellut-Abraham nêu ra ba mối quan hệ : 1) Thư - văn bản: thư từ làm chậm sự kiện: thư chuyển thông tin; thư từ bình chú cho sự kiện: các bức thư có nội dung chứng minh, xin lỗi, hiệu chỉnh, giải thích; thư từ kích động sự kiện: thư mời, thư đe dọa, thông báo thừa kế, thông báo phá sản... 2) Thư - đối tượng: Thư từ chồng chéo, giao thoa với tiến triển của hành động mà không được độc giả nêu lên: hoặc các bức thư này không có gì quan trọng, hoặc nó không được đọc, hoặc là thực tế bức thư không hề được viết, không có thực. 3) Thư văn bản và đối tượng: thư được đọc nhưng người đọc thư không phải là người được gửi; thư gán cho một người thực ra không phải là tác giả của nó; thư được đọc hoặc viết không đúng lúc...(2) Nhìn chung, trừ một số bức thư tham gia đắc lực vào tiến trình hành động, dẫn dắt sự kiện hoặc thực sự gây "biến cố", sự có mặt của các bức thư trong truyện thường làm chậm nhịp kể. Lượng thông tin trong thư thường không đủ 5
- để lập lại tính liên tục của câu chuyện. Nhưng ở góc độ khác, thư từ không những là phương tiện hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách, duy trì liên hệ mà còn duy trì thông tin cho người đọc trong những lúc nhân vật thực hiện những chuyến du hành của họ hay những lúc họ phải cách ngăn. Những bức thư gia đình, đặc biệt là thư của người bố, chiếm một phần đáng kể trong cuốn tự truyện Kí ức về cuộc sống (Mémoires de la vie) của G. Sand. Điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết và truyện ngắn được nhân lên qua các bức thư, trong đó các nhân vật bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá của mình về các sự kiện và về các nhân vật khác. Tác giả có thể đi từ một điểm nhìn vô hạn định tới điểm nhìn được hạn chế mà không đảo lộn lôgíc của dạng kể chuyện bởi độc giả hiểu rõ sự kiện thông quan sự cảm nhận của nhân vật, đồng thời hiểu rõ bản chất của nhân vật bộc lộ qua thư so với vẻ bề ngoài của anh ta. Hơn bất kỳ một lời nói trực diện nào, bức thư đoạn tuyệt gửi Emma trong đó sự trốn chạy đê hèn đi liền với những lời biện minh ngon ngọt giả tạo đã bóc trần bản chất đểu cáng của Rodolphe (Bà Bôvary). Thư từ cũng phân biệt lượng thông tin giữa độc giả và nhân vật. Độc giả biết nội dung của bức thư trước khi nhân vật được đọc, và ngay cả khi nhân vật không hề đọc; hoặc ngược lại, cũng có khi độc giả có khi có ít thông tin hơn nhân vật bởi thư từ chỉ được nhắc đến mà không được trích dẫn văn bản, như trong Hội chợ phù hoa, người kể chuyện nói rõ nguyên do: "Song, nếu những bức thư của Ôxborn đều cộc lốc một cách rất nhà binh thì ta phải thú thực rằng, giả sử phải đem in cả những lá thư cô Xetlê gửi cho Ôxborn, ắt phải kéo dài cuốn truyện này thành nhiều tập, ngay cả những bạn đọc đa cảm nhất cũng không thể chịu nổi" (3). Đặc biệt, thư từ cũng góp phần cách tân nghệ thuật tiểu thuyết như Vườn bách thú (1923) của V. Chklovski (1893 - 1984), Bọn làm bạc giả (Les Faux- Monnayeurs - 1925) của A. Gide (1869 - 1951)... Bọn làm bạc giả là cuốn tiểu thuyết về tiểu thuyết: nhân vật éduard viết một thuyết cùng tên với tiểu 6
- thuyết của Gide. éduard không chỉ là người bình luận duy nhất trong tác phẩm mà Gide cũng can thiệp với vai trò tương tự. Sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau: thư từ, trích đoạn nhật ký, lời đối thoại, lời gián tiếp.., tác giả nhân lên nhiều điểm nhìn khác nhau và ngăn độc giả thoát ra ngoài tính chân thực thống nhất, duy nhất của tổng thể tiểu thuyết. Sự có mặt của thư từ ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố tổ chức tác phẩm. Vận dụng thư từ là một sáng tạo độc đáo: phong phú hóa phương tiện chuyển tải nội dung và đa dạng hóa hình thức tác phẩm. 3. Cuối cùng, chúng tôi dừng lại ở thể loại tiểu thuyết bằng thư (TTBT), hình thức tiểu thuyết sử dụng thư như một phương tiện chuyển tải hữu hiệu của quá trình tự sự, sử dụng lối kể và hư cấu của tiểu thuyết, vay mượn hình thức của thư từ, trong đó các bức thư đóng vai trò quan trọng trong tổ chức cốt truyện. TTBT ra đời từ các nước phương Tây, đặc biệt là ở Pháp. Nó có tiền đề từ những sáng tác trữ tình bằng thơ - Héroides của Ovide (43 tr.CN - 17), Những bức thư của Abélard và Héroides (Lettres d'Abélard et Héroides), tác phẩm của Dante (1265 - 1321) và Boccace (1313 - 1375), thư viết bằng ngôn từ tình yêu của phong trào Phục hưng... Cùng với hồi ký và ngụ ngôn, thư là một trong ba thể loại mới nảy sinh từ đời sống thượng lưu của thế kỷ XVII, đặc biệt là những bức thư dành cho phái nữ - thư của các phụ nữ kiểu sức, kiểu cách. Nhìn chung, TTBT là cuộc hội ngộ giữa hai dạng thư: thư trao đổi, tranh luận triết học và thư bày tỏ tình yêu, thoát ra ngoài khuôn khổ của văn bản chính thức: Những bức thư tỉnh lẻ (Lettres provinciales - 1656) của Pascan (1623 - 1662), Những bức thư tình yêu (Lettres galantes - 1685) của B.B. de Fontelle (1657 - 1757) ... "Thành công này được chuẩn bị trong một thời gian dài cùng với biểu hiện trữ tình, nhất là tình yêu và sự phát triển của hình thức nghệ thuật thư tín. Bi kịch của Raxin, nghệ thuật hùng biện của Bossuet, tiểu thuyết tâm lý của Bà de la Fayette mách bảo cho TTBT nói về 7
- tình yêu một cách thành thực nhưng vẫn theo khuôn mẫu đạo đức thời đại" (4). Những bức thư của một nữ tu sĩ người Bồ Đào Nha (Lettres d'une religieuse portugaises) của G. de Lavergne de Guilleragues (1628 - 1685) ra đời vào năm 1669 là câu chuyện về một nữ tu sĩ Bồ Đào Nha bị quyến rũ và bị bỏ rơi, đã viết thư 5 bức thư gửi cho người tình bội bạc là một sĩ quan người Pháp. Thư trả lời không được đề cập đến, hay nói đúng hơn là không có thư trả lời - Đây có thể coi như cuốn tiểu thuyết đơn thanh đầu tiên đánh dấu sự ra đời của TTBT. Thư từ nở rộ dưới mọi hình thức, như một thể loại quan trọng bậc nhất của thế kỷ XVIII, đặc biệt vào nửa sau thế kỷ. Hầu hết các nhà văn lớn của thế kỷ này đều chuộng viết thư, đặc biệt là Voltaire, người đã viết 21 000 bức thư, tác giả của Những bức thư triết học (Lettres philosophiques - 1734) (5). TTBT trở thành hình thức thông dụng của tiểu thuyết, thể hiện khuynh hướng xã hội hóa, quan tâm đến hạnh phúc của mỗi cá nhân cũng như tiến bộ chung của cộng đồng trong thế kỷ ánh Sáng. Sử dụng hình thức châm biếm, Những bức thư Ba Tư (Lettres Persanes - 1721) của S-L. de Montesquieu (1689 - 1755) thể hiện thế giới phương Tây qua con mắt của hai người đi du lịch đến từ BaTư - Uskek và Rica. Cuốn tiểu thuyết này là sự pha trộn giữa tình yêu và triết học cuộc đời, cũng là tác phẩm mở đầu của TTBT đa thanh, nơi gặp gỡ những thư từ đan xen, nhân lên nhiều giọng của các nhân vật khác nhau. Nếu như nửa đầu thế kỷ XVIII, hồi ký - thể loại viết ở ngôi thứ nhất và viết ở hồi quá khứ còn chiếm ưu thế thì những thập niên còn lại, TTBT, thể loại viết ở ngôi thứ nhất nhưng ở thời hiện tại đặc biệt nổi trội hơn. Năm 1780, J-J. Rousseau (1712 - 1778) viết Julie hay nàng Héloise mới (Julie ou la nouvelle Héloise) với một dàn hợp xướng nhiều giọng xoay quanh hai giọng chủ đạo của nhân vật chính, diễn tả sự giằng xé giữa tình yêu và đạo đức. P. C. de Laclos (1742 - 1803) nổi tiếng với Những cuộc tình nguy hiểm 8
- (Les Liaisons dangereuses), xuất bản năm 1782, gây xôn xao bởi đề tài trụy lạc. Laclos đã sử dụng kỹ thuật thư một cách hoàn hảo, lấy thư làm công cụ đi liền với đối tượng phản ánh, đây là cuốn TTBT đồng thời là tiểu thuyết về các bức thư. Có thể coi hai cuốn TTBT này những tác phẩm đỉnh cao của văn học thư từ nói chung và TTBT nói riêng. Sang thế kỷ sau, khoảng cách không gian và thời gian của việc trao đổi liên lạc được rút ngắn nhờ phương tiện xe lửa, mặt khác báo chí phát triển trở thành phương tiện thông tin các vấn đề thời sự và cũng là nơi bàn bạc và trao đổi của giới trí thức. Thư từ không còn là những bí mật cá nhân mà được công bố rộng rãi, đặc biệt thư từ của các nhà tiểu thuyết lớn như V. Hugo (1802 - 1885), O. Balzac (1799 - 1850), G. Flaubert (1821 - 1880... Hồi ký của hai người vợ trẻ (Mémoires de deux jeunes mariées- 1841) của Balzac khá độc đáo với dạng hồi ký sử dụng 57 bức thư trong suốt mười hai năm của hai giọng nữ, hai người bạn Renée de Maucombe và Louise de Chaulieu, bàn luận tranh cãi về cuộc sống hôn nhân, hạnh phúc gia đình. ở các nước khác cũng xuất hiện những tác phẩm đáng chú ý như Một lô thư từ (Un lot de lettres - 1879) của nhà văn Mỹ H. James (1811 - 1882)... hay Những người đáng thương (Les pauvres gens - 1845) - cuốn tiểu thuyết đầu tay của F. M Dostoievski (1821 - 1881) đã đưa đến cho nhà văn sự nổi tiếng, và V. G. Bielinski (1781 - 1848) đã coi đó là "cuốn tiểu thuyết xã hội Nga đầu tiên" - thể hiện qua những bức thư tình yêu của một nhân viên văn phòng nghèo Devouchkine. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX ở Pháp, trường phái tự nhiên không hứng thú với thể loại TTBT và nhìn chung TTBT đã có những bước chậm, rơi vào "chứng ngủ lịm" và hầu như ngừng lại bắt đầu từ đó. TTBT tồn tại trong vài ba thế kỷ, nhưng đã đóng góp cho văn học nhiều tác phẩm xuất sắc, và nhiều tiểu thuyết gia như thực sự là những văn sĩ viết thư hay. Điều đó thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về dạng thức tiểu thuyết độc đáo này. 9
- Thư từ được đưa vào tác phẩm, trở thành yếu tố cấu thành cơ bản của tiểu thuyết. Đó là những văn bản chính thức hay do tác giả đặt ra, nhưng thường trong lời tựa mở đầu, tác giả nói rõ vai trò của mình. Rousseau viết: "... Mặc dù ở đây tôi chỉ mang tên là người xuất bản, bản thân tôi đã có làm việc vào cuốn sách này và tôi không giấu điều đó. Tôi đã có làm tất cả không, và toàn bộ thư từ trao đổi có là một hư cấu không? Hỡi những người xã giao, người cần chi điều đó? Đối với người chắc chắn đó là một hư cấu..." (6). Tác giả là người xây dựng cốt truyện, chọn vai đóng người viết thư hay, lập trật tự sắp xếp các bức thư, thay đổi luôn luôn lối viết cho phù hợp kiểu thư của mỗi nhân vật... Tuy vậy, TTBT là thể loại mà tác giả vắng mặt nhiều hơn bất kì thể loại nào khác. Do đó diễn ngôn của nhân vật (lời thư) luôn có tính liên tục, không chịu sự can thiệp của tác giả và loại trừ được những dấu hiệu gián tiếp về tổ chức hay lời đánh giá từ bên ngoài. Tác giả thường trao ngòi bút của mình cho một "văn sĩ viết thư hay" mà anh ta tin tưởng, nhân vật đó mang đậm dấu ấn phong cách của nhà văn nhất. Công chúng đọc thư là ngôi thứ hai rất phong phú: người nhận hiện hữu, người nhận tưởng tượng, độc giả thực tế giấu mặt, tiềm ẩn... Cũng như thư từ nói chung, hai nhân vật không thể thiếu của TTBT là người viết - người đọc hay người gửi - người nhận, đó là hai cực hút lẫn nhau tạo nên tiến triển của câu chuyện được dệt nên qua những trang thư. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nó ít hướng tới sự kiện hơn là quan sát những gì đang diễn ra trong lòng nhân vật. Với điểm nhìn từ bên trong, nhân vật không ngần ngại nói lên những gì mà anh ta cảm và nghĩ. Là thể loại văn học mang đậm tính chủ quan, phân tích sâu rộng về đời sống tình cảm bên trong của con người, TTBT đồng thời cũng là tác phẩm khách quan nhất do đảm bảo tối đa về vẻ giống như thật. TTBT thể hiện ở dạng đơn thanh và đa thanh. Ở dạng đơn thanh, chỉ có một người viết thư (người nhận không trả lời, thư không thể tới hay thất 10
- lạc...). Do đó tiểu thuyết chỉ có một điểm nhìn duy nhất, ổn định. Trước khi xuất hiện hình thức đa thanh, TTBT đơn thanh thường chỉ vang lên một giọng nữ và người viết là nữ này nghe giọng của chính mình: Những bức thư của một người phụ nữ Péru (Lettres d'une péruvienne - 1747) của Bà de Graffigny (1695 - 1758), cuốn TTBT nổi tiếng đã 42 lần tái bản trong 50 năm, Những bức thư Bồ Đào Nha của Guilleragues đã nói ở trên... ở dạng đa thanh, tồn tại nhiều người viết thư và nhiều người đọc thư, vai trò người gửi - người nhận chu chuyển liên tục, người thư từ trao đổi qua lại, vang lên nhiều giọng khác nhau trong tiểu thuyết. Julie hay nàng Héloise mới (Julie ou la nouvelle Héloise - 1761) của Rousseau tập hợp 173 bức thư, với mối quan hệ nhiều chiều và các luồng thư đan chằng nhau giữa 9 nhân vật, xoay quanh những khát khao tình cảm trong cô đơn, thiếu vắng của đôi thanh niên Julie và Saint- Preux. Trong Những cuộc tình nguy hiểm, "bắt chéo" những dòng đối thoại giữa hồn nhiên, đức hạnh và xảo quyệt để cáo giác mỗi một lời trong thư, đồng thời thích thú đặt kề nhau những bản tường thuật khác nhau của cùng một cảnh và đối lập điểm nhìn của nhân vật. Trong dạng tiểu thuyết này, do điểm nhìn đa dạng, độc giả thực tế phải hướng theo điểm nhìn của nhân vật chính, hay cố gắng hòa giải các điểm nhìn này trong một điểm nhìn duy nhất là điểm nhìn của chính độc giả. Dãy liên tiếp các bức thư mang lại tổ chức thời gian bên ngoài (ngày tháng được ghi lại) và thời gian riêng (thời gian viết, thời gian đọc) hợp thành hệ thống thời gian độc lập của TTBT. Thư từ luôn có tính hiện tại - dấu ấn của thời gian sống của người viết, thời gian viết... Có tác phẩm ghi thời gian rõ ràng, chính xác; có tác phẩm không ghi ngày tháng; có lúc thời gian mang tính hư cấu; cũng có lúc thời gian đó chỉ được nêu trong lời tựa. Sự liên kết các bức thư cho phép thiết lập một trật tự, một lịch biểu của tiến trình câu chuyện. Tuy nhiên bản thân TTBT là thể loại lắp ghép với các bức thư đặt kề nhau cho nên luôn tồn tại chỗ tạm ngưng ở khoảng giữa các bức thư. Hơn 11
- nữa, có những bức thư gửi nhận đều đặn, có lúc đến bất ngờ, có lúc thường xuyên, có lúc thưa thớt, có lúc không thể tới nơi do hố ngăn cách, khoảng im lặng giữa các nhân vật. Phía sau mỗi bức thư là khoảng giấy trắng, có thể coi như khoảng trống không gian, "lỗ hổng" thời gian, chỗ tạm ngừng của truyện. Tính đứt quãng, không liền mạch, cùng với độ dài ngắn của từng bức thư (có khi thư được thay bằng thiếp ngắn) tạo nên nhịp điệu phong phú của TTBT. TTBT chú trọng miêu tả tâm lý, nhưng ít miêu tả không gian, môi trường, trừ những tác phẩm trong đó thư từ được kết hợp với loại truyện du hành (récit de voyage) như Những bức thư của một người du hành Nga (Lettres d'un voyageur russe) của Karamzine (1789 - 1790) - tập hợp lại những ghi chép của Karamzine trong chuyến du lịch tới nước Anh, với sự pha trộn giữa nghệ thuật, lối hài hước và giai thoại, ghi lại những ấn tượng, mô tả phong cảnh xen lẫn với những điều tra và những châm biếm... Tuy nhiên, do tính chất lưu chuyển, trao đổi, TTBT rất coi trọng những chỉ dẫn địa lý. Thư từ đòi hỏi phải có nơi gửi và nơi nhận xác định, cụ thể. Mặt khác bản thân khía cạnh tiểu thuyết trong TTBT cũng lưu ý tới những nơi chốn với ý nghĩa là "sân khấu của hành động". Trong Những cuộc tình nguy hiểm, nông thôn và Paris là môi trường, không gian thực tế của hành động và sự kiện. Tuy nhiên, ở đây không gian được nhìn nhận về mặt ẩn dụ nhiều hơn, xoay quanh mối quan hệ về tình yêu và sự sa ngã, đức hạnh và trụy lạc... TTBT gần như đã thuộc về quá khứ, nhưng không có nghĩa đã hoàn toàn đóng kín và không còn tiếng vọng. Chứng điên của Lithuanie (La folle de Lithuanie) của B. Poirot-Delpech (1929 -) - Giải thưởng lớn về tiểu thuyết của Viện Hàn Lâm Pháp năm 1970 - và Chuyển đổi (Transfert) của E. Kaufmann gợi lại hình thức của TTBT qua phương tiện biểu hiện và phân tích tâm lý khi nhân vật tự bộc lộ ở ngôi thứ nhất. ở thập niên 90, một số tác phẩm của B. H. Lévy (1948 -), F. Ségan (1935 -), A. Maillett (1929 -)... đã kết hợp được tính xã hội (vốn là đặc tính cơ bản của thể loại TTBT lúc khởi đầu) - con người 12
- hiện đại mong muốn gìn giữ chút gì còn sót lại của tính nhân văn - và tính cá nhân (tiêu biểu cho TTBT thời kỳ đỉnh cao) - nét hiếm thấy trong một thời đại mà con người đánh mất cả chính mình. Kĩ thuật truyền thông ngày càng phát triển có ảnh hưởng đáng kể đến văn học. Giải thưởng mang tên Sévigné - được mệnh danh là người phụ nữ của thư từ nước Pháp - góp phần khẳng định điều này (7). Văn học sử dụng thư từ vẫn còn phổ biến vào giai đoạn hiện nay và thư từ vẫn tiếp tục đóng góp vào sự thành công của những tác phẩm văn học với ý nghĩa là một nội dung hay hình thức chuyển tải một quá trình tự sự. 13
- Chú thích: (1) (2) (4) M-L. Taymans, S. Vadenschrick, H. Vellut-Abraham - La lettre, Didier Hatier, Bruxelles 1992, tr. 38-39, tr. 67-69, tr. 48. (3) W. M. Thackơrê - Hội chợ phù hoa (Trần Kiêm dịch), tập 1, Nxb. Văn học - Nxb. Đà Nẵng 1988, tr. 225. (5) Còn gọi là Những bức thư Anh (Lettres anglaises). (6) Rútxô - Juyli hay nàng Hêlôidơ mới (Hướng Minh dịch và giới thiệu), Nxb. Văn học, H. 1982, tr. 23. (7) Ken sợi (Fil à fil) của M. Cassan đạt giải Sévigné năm 1965. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CHỈ HUY
8 p | 1219 | 317
-
Nghệ thuật ứng biến trong phỏng vấn tuyển dụng
6 p | 408 | 244
-
Nghệ thuật lãnh đạo hiện đại
5 p | 467 | 237
-
Nghệ thuật thương thuyết
5 p | 274 | 131
-
Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
6 p | 542 | 121
-
Nghệ thuật ứng biến trong phỏng vấn
5 p | 219 | 83
-
Nghệ thuật thương thuyết: Tâm lý chiến
6 p | 229 | 77
-
Nghệ thuật đàm phán giá với khách hàng
4 p | 245 | 69
-
“TRÁI CẤM” TRONG NGHỆ THUẬT DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
9 p | 193 | 61
-
9 YẾU TỐ CỐT LÕI CỦA SỰ THÀNH CÔNG - 3
30 p | 173 | 46
-
Nghệ thuật thương thuyết
39 p | 126 | 45
-
9 YẾU TỐ CỐT LÕI CỦA SỰ THÀNH CÔNG - 4
30 p | 144 | 38
-
Bốn yếu tố để thu phục và giữ chân nhân tài
11 p | 149 | 36
-
Ba yếu tố hình thành, phát triển nhân cách học sinh tiểu học
4 p | 974 | 32
-
Những yếu tố để trở thành cha mẹ lý tưởng
10 p | 116 | 20
-
Yếu tố số một của thành công: Kiên trì
7 p | 94 | 11
-
Mối nguy của trẻ béo phì có bệnh gan nhiễm mỡ
2 p | 61 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn