Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
-
Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát tại đầm Sam Chuồn và Hà Trung thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã xác định được năm loài cỏ biển là Halophila beccarii (cỏ Nàn), Zostera japonica (cỏ Lươn nhật), Halodule pinifolia (cỏ Hẹ tròn), Halodule uninervis (cỏ Hẹ ba răng) và loài Ruppia maritima (cỏ Kim biển) phân bố tại đầm Sam Chuồn và Hà Trung.
14p vinatis 02-08-2024 2 0 Download
-
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái (EbA) trong lĩnh vực nông nghiệp tại ven đầm phá Tam Giang-Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế. Ba phương pháp chính được sử dụng để thu thập thông tin bao gồm: phỏng vấn người am hiểu (n = 10), thảo luận nhóm (n = 4), và phỏng vấn nông hộ (n = 60).
21p viritesh 02-04-2024 11 3 Download
-
Phát triển dịch vụ du lịch là giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng với bối cảnh suy giảm tài nguyên và biến đổi khí hậu tại vùng đầm phá Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu phân tích hiện trạng và vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch đối với thu nhập hộ dân và tài nguyên môi trường ở đầm phá Lăng Cô, Thừa Thiên Huế.
14p viritesh 02-04-2024 8 2 Download
-
Bài viết Đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường nước của cộng đồng ngư dân đầm phá Tam giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành đi thực địa, khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường nước của người dân có các hoạt động sinh kế ở đầm phá Tam giang - Cầu Hai.
3p vilucius 15-03-2023 14 4 Download
-
Bài viết sử dụng phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách và GIS để phân vùng chất lượng nước đầm phá Tam Giang–Cầu Hai. Nghiên cứu sử dụng 26 vị trí quan trắc môi trường trên đầm phá, thời gian thu mẫu là vào các tháng 2, 4, 6, 8 năm 2020.
9p viginnirometty 04-05-2022 45 4 Download
-
Báo cáo này trình bày các phương pháp và kết quả của việc phân tích tính dễ tổn thương do sự biến đổi khí hậu (CCVA) của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (TG-CH) trải dài theo bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu CCVA được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và nhóm chuyên gia liên ngành đến từ Đại học Huế do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (CSSH) chịu trách nhiệm chính. Khu vực nghiên cứu gồm 20 làng chài phân bố trên 18 xã thuộc 5 huyện khác nhau xung quanh khu vực đầm phá (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc).
64p viseulgi2711 09-09-2021 43 10 Download
-
Nghiên cứu này góp phần nhận diện những tinh hoa của quản lý truyền thống mà từ đó có thể vận dụng vào hệ thống quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý đầm phá TG-CH hiện nay.
10p vijijen2711 11-06-2021 33 4 Download
-
Ở Việt Nam, với sự gia tăng dân số, sự thu hẹp diện tích nông nghiệp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu..., mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia rất có thể sẽ bị ảnh hưởng. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý phức tạp thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu thông qua các biểu hiện thời tiết cực đoan như lũ lụt, bão, sạt lở, nước biển dâng, xâm thực. Bài viết trình bày việc tìm hiểu thực trạng an ninh lương thực tại vùng đầm phá Tam Giang và một số yếu tố liên quan.
7p vihampshire2711 14-03-2021 38 5 Download
-
Khu vực Tam Giang - Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 1600 km2 là nơi lưu giữ nhiều giá trị nổi bật về di sản địa chất và các giá trị di sản khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đây là khu vực có tính đa dạng địa chất cao, đa dạng về cấu trúc địa chất, tuổi thành tạo, địa tầng, đá, cổ sinh vật, môi trường sinh thái, lịch sử phát triển và địa mạo cảnh quan. Trong khu vực đã xác lập được 115 di sản địa chất (DSĐC) thuộc 08 kiểu DSĐC là: cổ sinh; địa mạo, cảnh quan; cổ môi trường; đá; địa tầng; khoáng sản; kinh tế địa chất; cấu trúc kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất.
12p thayboitinhyeu 01-06-2020 59 2 Download
-
Bài viết nghiên cứu đa dạng sinh học của hệ đầm phá thông qua nghiên cứu hệ động vật nổi của toàn vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên – Huế và trình bày một số kết quả nghiên cứu.
5p nguaconbaynhay 22-10-2019 40 2 Download
-
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá được sức chịu tải của một số yếu tố môi trường (C, N, P) trong hệ đầm phá TG - CH làm cơ sở cho quản lý, phát triển bền vững hệ đầm phá.
24p phongtitriet000 08-08-2019 36 2 Download
-
Nuôi tôm ở phá Tam Giang - Cầu Hai đang đương đầu với nhiều rủi ro, tôm bị dịch bệnh, mất mùa và thua lỗ do môi trường nước bị ô nhiễm. Quy hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản cả về không gian nuôi và hình thức nuôi là giải pháp quan trọng cho tình hình trên. Nuôi xen canh tôm sú với cá kình được áp dụng ngày càng nhiều hơn.
7p thiendiadaodien_9 04-03-2019 70 3 Download
-
Trong thời gian gần đây các áp lực từ quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên và nước thải từ các khu đô thị, dân cư quanh cũng như các hoạt động phát triển kinh tế trên đầm phá đã và đang dẫn đến những hệ quả xấu, làm biến đổi chất lượng nước, suy thoái tài nguyên thủy sinh vật và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của hệ đầm phá. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những kết quả xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TGCH. Góp phần quản lý tổng hợp và bảo vệ chất lượng môi trường nước.
12p thiendiadaodien_9 04-03-2019 88 7 Download
-
Tìm hiểu, đánh giá những tác động của các công trình đến thành phần loài động thực vật thủy sinh, đến tài nguyên đầm phá, hiểu rõ nguyên nhân và các giải pháp giảm thiểu những tác động này là rất cần thiết hiện nay. Bài báo này khảo sát sự biến động cấu trúc, thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.
11p thiendiadaodien_9 04-03-2019 58 2 Download
-
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về cấu trúc và biến động về thành phần loài, mật độ cũng như sinh khối của quần xã giun nhiều tơ ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.
9p cathydoll1 09-01-2019 77 5 Download
-
Kết quả bài báo này nhằm công bố danh lục thành phần loài cá đầy đủ nhất cho đến nay nhằm góp phần bổ sung mới cho khu hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
6p meolep5 07-01-2019 58 2 Download
-
Bài viết trình bày thành phần sản phẩm khai thác bằng nghề Nò Sáo, đáy, rê ba lớp tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vào mùa mưa 2007 (tháng 10,11,12). Một vài ảnh hưởng của các nghề này đến nguồn lợi sinh vật của đầm phá cũng được nghiên cứu dựa vào so sánh phân bố chiều dài của một số đối tượng khai thác chính với chiều dài cho phép đánh bắt hoặc chiều dài thành thục sinh dục của chính đối tượng đó.
9p vidanh27 08-12-2018 64 4 Download
-
Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2020, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh khoảng 128 nghìn tấn COD, 73 nghìn tấn BOD, 25 nghìn tấn Nitơ, 10 nghìn tấn P, 875 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn nuôi và rửa trôi đất.
8p miulovesmile 09-10-2018 70 6 Download
-
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá sự suy thoái của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thông qua sự biến động về diện tích phân bố, nguồn lợi một số nhóm sinh vật chủ đạo; đánh giá được khả năng phục hồi hệ sinh thái thông qua một số mô hình phục hồi đã và đang thực hiện; bước đầu đề xuất một số giải pháp phục hồi nguồn lợi sinh vật.
121p change16 27-07-2016 181 39 Download
-
Tài liệu Tiến hóa và động lực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai do NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ ấn hành giới thiệu đến bạn đọc các nội dung về hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như: Giá trị tài nguyên, môi trường sinh thái, thực trạng hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai,.... Tài liệu bao gồm 5 chương, được chia thành phần. Phần 1 cung cấp cho bạn đọc nội dung chương I và chương II. Chương I giới thiệu về tổng quan đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam. Chương II giới thiệu về quá trình hình thành và tiến hóa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
67p talata_8 27-01-2015 210 47 Download