Khoa học vật nuôi
-
Bài viết tập trung phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trang trại.
16p viling 11-10-2024 1 0 Download
-
Nghiên cứu này đánh giá cơ sở khoa học và thực tiễn đối với thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải rắn chăn nuôi hữu cơ cho cây trồng theo hướng nông nghiệp tuần hoàn. Việc sử dụng chất thải rắn chăn nuôi cho cây trồng cần quan tâm đến việc chuyển hóa dinh dưỡng dễ tiêu, hạn chế các vi sinh vật truyền nhiễm, gây hại.
8p vifilm 11-10-2024 4 1 Download
-
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về tác dụng hiệp đồng của các hóa chất môi trường có hoạt tính sinh học gây ảnh hưởng hoặc có thể phá hủy hệ thống nội tiết trong cơ thể người và động vật. Đó là hóa chất môi trường gây rối loạn nội tiết (EDCs).
11p xuanphongdacy09 29-09-2024 0 0 Download
-
Nghiên cứu nhân giống các dòng keo lai mới (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) BV350 và BV523 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sẽ góp phần hoàn thiện quy trình chọn tạo giống keo lai mới. Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hai dòng keo lai mới cho thấy việc sử dụng chồi vượt hay chồi nách làm vật liệu vào mẫu, khử trùng bằng HgCl 2 0,1% trong thời gian 7 phút cho hiệu quả cao nhất: tỷ lệ mẫu sạch nảy chồi (HSNC) hữu hiệu ở hai dòng keo lai BV350 và BV523 lần lượt là 40,4% và 42,6%.
12p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Bài viết trình bày ảnh hưởng của tỉa thưa và bón phân đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Sa mộc ở Quảng Ninh sau tỉa thưa 42 tháng cho thấy: Đối với rừng trồng Sa mộc 7 tuổi ở công thức mật độ để lại đạt tăng trưởng trữ lượng tương ứng là m2 (1.100 cây/ha) đạt 47,5 m 3 /ha, m3 (1.600 cây/ha) đạt 44,1 m 3 /ha, m1 (3.322 cây/ha) đạt 36,4 m 3 /ha, chênh lệch cao nhất tới 8,1 m 3 /ha.
10p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sinh trưởng bạch đàn, Keo lá tràm và keo lai được trồng bằng các nguồn vật liệu giống khác nhau (cây mô và cây hom) tại Bình Dương. Kết quả nghiên cứu tại giai đoạn tuổi 4 cho thấy tỷ lệ sống có sự khác biệt giữa các loài và nguồn vật liệu giống keo lai mô - hom, trong đó tỷ lệ sống của keo lai mô (81,2%), keo lai hom (65,3%), Keo lá tràm (77,4%) và bạch đàn lai (59,4%).
6p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Vi khuẩn sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, vi khuẩn sinh màng nhầy tiết ra polysacarit sinh học có khả năng giữ ẩm cho đất. Màng nhầy của vi sinh vật có vai trò rất quan trọng trong cải tạo đất và giữ ẩm cho đất. Nghiên cứu này xác định một số điều kiện thích hợp để nuôi cấy các chủng vi khuẩn sinh màng nhầy; đây là cơ sở khoa học nhằm mục đích nghiên cứu sản xuất chế phẩm giữ ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng thông.
8p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Gừng đen (Distichochlamys citrea) là một loài thực vật đặc hữu mới ở Việt Nam. Hiện nay, trong tự nhiên Gừng đen (D. citrea) được phân bố hẹp và số lượng ít. Bài viết tập trung nghiên cứu nhân giống in vitro loài Gừng đen (Distichochlamys citrea) bản địa.
11p viamancio 04-06-2024 5 1 Download
-
Nghiên cứu tái sinh chồi thông qua phôi soma là bước cần thiết để phục vụ cho công tác chuyển gen. Kết quả nghiên cứu tái sinh Bạch đàn lai UP cho thấy với vật liệu ban đầu là đoạn thân và mảnh lá của chồi in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS giảm ½ Nitơ tổng số (MS*) bổ sung 3,0 mg/l BAP, 0,5 mg/l NAA, 20 g/l Sucrose, 100 ml/l nước dừa và 2,4 g/l Gelrite cho tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo đạt 88,3% đối với đoạn thân và 81,7% đối với mảnh lá.
10p viamancio 03-06-2024 3 1 Download
-
Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) là một loài thực vật quý, hiếm, khả năng tái sinh tự nhiên rất kém, vì vậy ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong bảo tồn và nhân giống thực sự mang lại hiệu quả. Bài viết tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của loại môi trường cơ bản và các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân tạo chồi mới sạch bệnh ban đầu của cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata).
8p viamancio 03-06-2024 8 1 Download
-
Bài viết tập trung nghiên cứu nhân giống in vitro cho Thông caribê sử dụng nguồn vật liệu ban đầu là hạt thu từ các cây trội đã được chọn lọc. Hạt Thông caribê được tiến hành nảy mầm trên bông gòn.
8p viamancio 03-06-2024 5 1 Download
-
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa đen nhỏ Cryptolaemus montrouzieri, một loài côn trùng bắt mồi quan trọng của rệp sáp bột đu đủ Paracoccus marginatus. Kết quả cho thấy, vòng đời của bọ rùa đen nhỏ khi nuôi ở nhiệt độ 30 độ C (28,00 ngày) dài hơn rõ rệt so với ở nhiệt độ 33 độ C (23,91 ngày).
8p viamancio 04-06-2024 4 1 Download
-
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Bệnh học động vật" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi; Đại cương về bệnh truyền nhiễm; Một số bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi - bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài động vật; Bệnh nội, ngoại và sản khoa; Bệnh kí sinh trùng ở vật nuôi. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
108p virabbit 06-03-2024 6 2 Download
-
Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Kết nối tri thức) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh vận dụng được kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó; thực hiện được việc làm phù hợp để chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà;... Mời các bạn cùng tham khảo!
4p hienvienngungtich0201 02-02-2024 32 3 Download
-
Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài 16: Động vật cần gì để sống? (Sách Kết nối tri thức) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh đưa ra được dẫn chứng cho thấy động vật cần ánh sáng, không khí, nước, nhiệt độ và thức ăn để sống và phát triển; vận dụng kiến thức về nhu cầu sống của động vật ứng dụng trong sử dụng và chăm sóc vật nuôi;... Mời các bạn cùng tham khảo!
6p hienvienngungtich0201 02-02-2024 28 2 Download
-
Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài 18: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật (Sách Kết nối tri thức) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh tóm tắt một số nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ; nhận biết được vai trò của các yếu tố cần cho sự sống, phát triển của thực vật, động vật và vận dụng vào giải quyết một số tình huống trong cuộc sống;... Mời các bạn cùng tham khảo!
5p hienvienngungtich0201 02-02-2024 13 1 Download
-
Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài 14: Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi (Sách Cánh diều)
Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài 14: Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi (Sách Cánh diều) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật; hiểu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường; có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà;...
9p hienvienngungtich0201 02-02-2024 13 1 Download
-
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số dầu thực vật đến năng suất và chất lượng trứng gà thương phẩm. Tổng số 128 gà mái đẻ Ai Cập lai (♂White Leghorn × ♀Ai Cập) 28 tuần tuổi được chia đều thành 4 lô tương ứng với 4 khẩu phần ăn. Gà được ăn một trong 4 khẩu phần gồm khẩu phần cơ sở (ĐC), SB15 (ĐC + 1,5% dầu nành), FO15 (ĐC + 1,5% dầu lanh) và SI15 (ĐC + 1,5% dầu sacha inchi) trong thời gian 28 ngày.
9p vigojek 02-02-2024 4 2 Download
-
Hiện cả nước còn rất nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ðây được coi là bài toán không dễ tìm ra lời giải đối với các nhà quản lý. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này!
6p kimphuong1141 16-11-2023 16 3 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu vi khuẩn chuyển hóa nitơ trong nền đáy vùng nuôi tôm hùm (Panulirus sp.) phục vụ nuôi trồng thủy sản" nhằm phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có nguồn gốc từ nền đáy vùng nuôi tôm hùm ở Vịnh Xuân Đài, Phú Yên có khả năng chuyển hóa nitơ nhằm làm cơ sở khoa học trong việc chọn lựa các chủng vi khuẩn hữu ích để tạo chế phẩm vi sinh dạng lỏng, bột và thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm trên bể ương nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn post 5.
27p hoahogxanh06 09-11-2023 12 5 Download