Tích lũy kim loại Cu
-
Bài viết Đánh giá rủi ro sinh thái do tích luỹ kim loại nặng trong trầm tích mặt tại sông Bồng Miêu, Quảng Nam nghiên cứu đánh giá khả năng tích lũy và rủi ro sinh thái một số kim loại nặng (As, Pb, Cd, Hg, Cu, Cr, Zn) trong trầm tích mặt sông Bồng Miêu, tỉnh Quảng Nam.
7p vishekhar 25-10-2023 8 3 Download
-
Mức độ ảnh hưởng của các kim loại nặng (KLN) trong trầm tích không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng kim loại tổng mà còn phụ thuộc vào các dạng liên kết của chúng. Bài viết tập trung vào việc đánh giá các mức độ ô nhiễm của Cu và Zn trong các mẫu trầm tích bề mặt, mẫu được thu thập tại sông Cầu - đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên.
8p viwarmachine 01-07-2023 9 4 Download
-
Bài viết "Rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng" đánh giá sự tích lũy một số kim loại gồm Cu, Pb, Cd, Cr trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng đoạn chảy từ phía nam Hà Nội đến huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đồng thời, chỉ số tích lũy địa chất (I) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềm ẩn được tính toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích đến hệ sinh thái.
6p phuong62310 31-01-2023 9 3 Download
-
Nhằm xác hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd và Cr) trong trầm tích sông và đánh giá được mức độ tích lũy kim loại nặng này trong trầm tích Sông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích Sông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
10p vipagani 24-10-2022 9 3 Download
-
Bài viết Sự tích lũy kim loại nặng trong gạo tại một số vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trình bày xác định hàm lượng của Cu, Zn, Pb và Cd trong gạo ở 3 vùng thuần nông là xã Hòa Tiến; xã Hòa Liên và thôn Hòa Thọ Tây thuộc thành phố Đà Nẵng nhằm cung cấp thông tin về tình trạng ô nhiễm KLN trong gạo.
5p vilexus 30-09-2022 16 3 Download
-
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định sự tích lũy sinh học của các kim loại nặng (KLN) (Cu, Zn, Hg, Pb và Cd) trong 15 mô và cơ quan nội tạng khác nhau (não, cơ ức, xương ức, cơ đùi, xương đùi, máu, tim, phổi, mề, gan, ruột, lách, tụy, mật và thận) của vịt nhà được phơi nhiễm với các KLN trong nước nuôi với nồng độ tương đương giới hạn qui định trong Cột B của QCVN 40:2011/BTNMT.
10p vishivnadar 17-01-2022 42 2 Download
-
Luận văn đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi (trầm tích, nước) và thức ăn tới sự tích lũy một số kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, Cd) trong cá chép nuôi tại trại Quang Trung, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!
91p generallady 16-07-2021 14 3 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích hàm lượng tổng và các dạng liên kết của các kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích hồ Trị An, nhằm đóng góp một phần nhỏ kết quả của đề tài vào việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng ở hồ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
103p swordsnowstride 15-07-2021 27 6 Download
-
Nội dung của Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng một số mô hình tích lũy các kim loại nặng As, Cd, Cu trên loài nghêu Meretrix Lyrata cả trong phạm vi phòng thí nghiệm và môi trường thực tế với độ tin cậy, khả năng ứng dụng khác nhau. Đánh giá khả năng ứng dụng thực tiễn của các mô hình. Mời các bạn cùng tham khảo!
114p fishbell 05-07-2021 22 4 Download
-
Nội dung nghiên cứu của luận văn là xác định hàm lượng KLN trong trầm tích sông Nhuệ; Xác định thành phần và một số đặc tính lý– hóa học của trầm tích sông Nhuệ; Xác định mối tương quan giữa hàm lượng KLN và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy KLN trong trầm tích.
74p concobay25 23-06-2021 27 5 Download
-
Bài viết tiến hành đánh giá khả năng tích lũy một số kim loại nặng (Cd, Cu, Pb, Zn) của 3 loại rau ăn lá là (cải xanh, mồng tơi và xà lách) được trồng phổ biến dọc theo sông Cầu Bây khi có sử dụng nguồn nước tưới khác nhau trong khu vực này.
11p angicungduoc12 13-06-2021 44 2 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án này nhằm tìm hiểu được mức độ hiện diện và biến đổi theo thời gian của hàm lượng các kim loại Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, As, Se, Cd, Hg, và Pb trong các thành phần môi trường khu vực nuôi nghêu Meretrix lyrata ven biển cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai; Đánh giá được khả năng tích lũy các kim loại khác nhau trong nghêu M. lyrata và ứng dụng loài nghêu này làm sinh vật quan trắc môi trường; Xác định ước lượng mức độ rủi ro tới sức khỏe con người do ảnh hưởng của một số kim loại khi sử dụng nghêu M. lyrata làm thực phẩm.
34p extraenglish 26-05-2021 25 3 Download
-
Bài viết tiến hành nghiên cứu khả năng hấp phụ và trao đổi ion của quặng bentonit ngày càng được quan tâm và nghiên cứu trong xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường. Nhóm tác giả Kovo et al. (2015) nghiên cứu khả năng loại bỏ Ni và Mn từ nước của bentonit, kết quả cho thấy bentonit là chất hấp phụ có chi phí thấp và thân thiện với môi trường.
7p nguathienthan11 06-04-2021 25 2 Download
-
Vùng cửa sông, cửa biển, ven biển thường là nơi tích tụ các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ nội địa. Cửa Đại là nơi gặp nhau của ba con sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng trước khi đổ về biển Đông, cửa biển này cũng là nơi tiếp nhận phần lớn các hệ thống nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư, tại đây hàm lượng tổng kim loại Pb được tích lũy trong trầm tích ở các dạng liên kết.
7p vihampshire2711 11-03-2021 29 1 Download
-
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của 3 kim loại nặng điển hình (Cd, Pb và As) đến quá trình phát triển, tích luỹ, đào thải và ảnh hưởng đến hàm lượng cortisol trong máu cá Điêu hồng (Oreochromis. sp) sống trong nước ô nhiễm.
194p capheviahe27 23-02-2021 35 7 Download
-
Cá Rô phi là món ăn rất phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên những nghiên cứu về mức độ tích lũy kim loại chì (Pb) trong cơ thể của loài cá này vẫn chưa được quan tâm một cách cụ thể. Chính vì vậy, bài viết tiến hành nghiên cứu sự tích lũy Pb từ môi trường tự nhiên lên cá rô phi và đánh giá rủi ro sức khỏe đối với người sử dụng.
5p kethamoi9 01-12-2020 46 1 Download
-
Bài viết đánh giá tiềm năng sử dụng bùn thải trong cải tạo đất nông nghiệp thông qua nghiên cứu sự thay đổi tính chất lý, hóa học của bùn thải sinh hoạt trong quá trình ủ phân compost; hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây trồng và đất sau thu hoạch. So sánh hàm lượng Cu, Zn, Pb, Cd tổng số trong mẫu đất, cây trồng nghiên cứu với giá trị giới hạn cho phép về nồng độ kim loại nặng trong đất và cây trồng khi sử dụng phân bón từ bùn thải sinh hoạt.
8p chauchaungayxua7 13-08-2020 83 2 Download
-
Bài viết xác định hàm lượng kim loại nặng trong các lỗ khoan trầm tích lũ tại vùng nghiên cứu. Mẫu trầm tích được thu tại lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum. Kết quả cho thấy, hiện diện của Zn, Cu và Pb trong trầm tích tăng dần từ quá khứ đến hiện tại. Đánh giá mức độ ô nhiễm các kim loại trong trầm tích sông Pô Kô bằng chỉ số tích lũy địa chất Igeo, cho thấy, trầm tích sông Pô Kô có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng, với 4 lần ô nhiễm trầm tích sau 4 trận lũ tại khu vực.
5p vitunis2711 13-12-2019 81 3 Download
-
Bài viết nghiên cứu tình hình ô nhiễm Cu, Pb, Zn trong đất trồng cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Sự tích lũy của các kim loại nặng trong môi trường đất từ các hoạt động nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của các loại cây trồng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như các sinh vật khác thông qua chuỗi thức ăn.
6p kethamoi1 19-11-2019 61 3 Download
-
Nghiên cứu hàm lượng tổng và hàm lượng các dạng liên kết của các kim loại Cu, Pb, Zn trong trầm tích hồ Trị An bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Xác định tuổi trầm tích; so sánh sự khác biệt về hàm lượng kim loại nặng trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ. Sự phân bố hàm lượng kim loại theo tuổi trầm tích; nêu lên sự tương quan giữa hàm lượng các kim loại Cu, Pb, Zn với nhau; đánh giá nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích hồ Trị An dựa vào một số chỉ số và tiêu chuẩn chất lượng trầm tích.
11p vinhsolax 13-09-2019 59 2 Download