Văn hóa tín ngưỡng dân gian
-
Bài viết tập trung đề cập tới vấn đề quan hệ nhóm tộc người - tôn giáo với quốc gia - dân tộc Việt Nam của cư dân ven biển theo tín ngưỡng tôn giáo tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
10p vifilm 11-10-2024 3 1 Download
-
Nghiên cứu này, từ góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu và phương pháp lịch sử-xã hội, tập trung phân tích các motif, bối cảnh văn hóa liên quan đến các cổ mẫu Thần linh và Ma Quỷ. Đồng thời, thông qua việc khám phá sự xung đột giữa các nhân vật điển hình của cổ mẫu, nghiên cứu sẽ cho thấy đặc trưng tư duy siêu hình về thế giới và tín ngưỡng bản địa của người Mường cổ sơ được tái hiện một cách sinh động thông qua Mo Mường.
15p viling 11-10-2024 3 1 Download
-
Bài viết làm rõ diện mạo, đặc trưng của tín ngưỡng Thiên Hậu ở địa phương và tìm hiểu công tác quản lý, éc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
7p vifilm 11-10-2024 2 1 Download
-
Lễ hội Gầu Tào (LHGT) và dân ca giao duyên (DCGD) là những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc H’Mông. LHGT thường được tổ chức vào đầu xuân để cầu phúc, cầu mệnh, và tạ ơn trời đất, thần linh. Trong khi đó, DCGD là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ, thể hiện tình cảm và sự giao duyên qua những giai điệu mượt mà. Việc giải mã các hiện tượng trong LHGT và DCGD giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tín ngưỡng, phong tục và đời sống tinh thần của người H’Mông. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.
7p xuanphongdacy04 04-09-2024 1 0 Download
-
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ của người Chăm Bàlamôn, thể hiện sự kết nối giữa con người và thần linh. Các nhạc cụ truyền thống như kèn saranai, trống ginang, và đàn kanhi thường được sử dụng để tạo nên những giai điệu thiêng liêng, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Những giai điệu này không chỉ làm phong phú thêm nghi lễ mà còn giúp duy trì và truyền tải các giá trị văn hóa, tín ngưỡng qua nhiều thế hệ. Việc bảo tồn và phát huy âm nhạc trong nghi lễ của người Chăm Bàlamôn là một phần quan trọng trong việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
3p xuanphongdacy04 04-09-2024 1 0 Download
-
Múa dân gian là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của nhiều dân tộc Việt Nam, thể hiện qua các nghi lễ, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng. Các điệu múa dân gian thường phản ánh những hoạt động lao động, chiến đấu, và tín ngưỡng của người dân. Đặc điểm nổi bật của múa dân gian là sự kết hợp giữa âm nhạc, tiết tấu và động tác, tạo nên những màn biểu diễn sống động và đầy cảm xúc. Nghiên cứu và bảo tồn múa dân gian không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa mà còn góp phần giáo dục các thế hệ về giá trị truyền thống và lịch sử của dân tộc.
5p xuanphongdacy04 04-09-2024 10 0 Download
-
Nhạc lễ Khmer Nam Bộ là một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian của người Khmer. Dưới góc nhìn văn hóa dân gian, nhạc lễ này không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là cách thể hiện tâm linh và tín ngưỡng. Các nghi lễ như lễ cưới, lễ tang và các lễ hội truyền thống đều có sự hiện diện của âm nhạc, tạo nên không gian văn hóa sống động và gắn kết cộng đồng. Nhạc lễ Khmer Nam Bộ còn phản ánh sự sáng tạo và bản sắc độc đáo của người Khmer trong quá trình gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc.
8p xuanphongdacy04 04-09-2024 12 1 Download
-
Trong nghi lễ Cầu ngư, phần diễn xướng Hò Bả trạo kể về cuộc hành trình trên biển của những người ngư dân, đồng thời cầu mong được cá Ông phù hộ cho một mùa biển bình an, thịnh vượng. Ở một số địa phương, sau khi được dùng để dâng cúng cá Ông, Hò Bả trạo còn được diễn xướng dành cho các đối tượng thờ cúng khác. Điều đó góp phần tạo nên sự pha trộn tín ngưỡng của Hồ Bả trạo trong nghi lễ Cầu ngư như sẽ được làm rõ trong bài viết này.
5p xuanphongdacy04 04-09-2024 4 1 Download
-
Tính tẩu - đàn tính hay đàn then đều là cách gọi phổ thông để chỉ về nhạc cụ đàn trong hoạt động nghi lễ tín ngưỡng của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam và người Choang, người Pián ở Trung Quốc. Người Tày Tuyên Quang cũng có nhiều cách gọi khác nhau về cây đàn này: "ăn tấu" hoặc "ăn tính tâu". Đây là một cách gọi dân dã của nhóm tộc người Tày cư trú lẫn với tộc người Nùng như Lạng Sơn, Cao Bằng và Tuyên Quang.
7p xuanphongdacy04 04-09-2024 4 1 Download
-
Học phần "Phong tục tập quán và Lễ hội văn hóa Việt Nam" trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về phong tục tập quán và những phong tục tập quán tiêu biểu của Việt Nam như phong tục cưới xin, ma chay, lễ hội và lễ tết, các tín ngưỡng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.
16p hoangvanlong24 30-07-2024 6 1 Download
-
Bài viết trình bày các thành tố của không gian văn hóa vùng biển đảo Việt Nam, bao gồm: ngữ văn, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật trình diễn, tri thức bản địa, lễ hội và tín ngưỡng; đồng thời, trình bày các đặc điểm của không gian văn hóa vùng biển đảo Việt Nam: gắn bó với cuộc sống của ngư dân, thể hiện sự gắn bó với biển đảo Việt Nam, thái độ giữ gìn cương vực, chủ quyền quốc gia trên biển đảo. Trên cơ sở ấy, tác giả nêu những suy nghĩ về bảo vệ và phát huy giá trị của không gian văn hóa biển đảo Việt Nam.
8p viwalton 02-07-2024 10 2 Download
-
Luận án góp phần làm rõ đặc điểm văn bản của tác phẩm Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương trên nhiều phương diện, như: Lịch sử hình thành văn bản, quá trình truyền bản, số lượng văn bản, tác giả, ngôn ngữ thể hiện trong tác phẩm. Từ đó khái quát vai trò của tác phẩm trong đời sống Phật pháp và đời sống văn hóa xã hội.
27p khanhchi2560 21-06-2024 4 2 Download
-
Bài viết trình bày một số vấn đề về triết lí nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ trong đạo lí làm người, ý thức tưởng nhớ về cội nguồn và thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
6p gaupanda028 22-04-2024 7 3 Download
-
Bài viết Truyền thuyết Phạm Nhan và kiểu truyện về ác thần của người Việt trình bày các nội dung: Truyền thuyết về Phạm Nhan; Khảo sát truyền thuyết về ác thần; Sự tương quan giữa kiểu truyện về ác thần của người Việt với truyền thuyết Phạm Nhan.
13p visergey 02-04-2024 4 0 Download
-
Ebook Văn hóa phong tục: Phần 2 đề cập đến nhiều khía cạnh trong văn hóa phong tục của đất nước, của thủ đô Hà Nội. Đó có thể là những vấn đề lớn mang tính đại thể đến những sự việc cụ thể trong cuộc sống đời thường. Đó cũng có thể là những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hiện nay nhưng cũng có nhiều câu chuyện dù xưa mà chưa cũ trong đời sống, qua thời gian vẫn nguyên giá trị thời sự.
173p longtimenosee05 13-03-2024 15 2 Download
-
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) - (Tập 2: 1945-2020)" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Hoạt động đầu tư nước ngoài; Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu - thương cảng; Hoạt động tài chính - ngân hàng - tiền tệ; Hoạt động giao thông vận tải - bưu điện;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
384p virabbit 06-03-2024 5 1 Download
-
Tài liệu "Nghề biển truyền thống ở một số tỉnh ven biển Việt Nam" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Lưới đăng - Nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa; Việc quản lý, tổ chức khai thác ngư trường lưới đăng xưa và nay; Ngư cụ và các phương tiện hành nghề lưới đăng; Các kỹ thuật và phương án đánh bắt lưới đăng cổ truyền; Tín ngưỡng và các tục lệ thờ cúng của ngư dân lưới đăng; Từ vựng nghề lưới đăng - một vốn quý trong kho tàng ngộn ngữ, tri thức, văn hóa dân gian của ngư dân Khánh Hòa.
158p virabbit 06-03-2024 10 2 Download
-
Bài viết nghiên cứu những phong tục tập quán Tết cổ truyền thông qua ca dao, tục ngữ được phân tích dưới góc nhìn văn hóa cho thấy: ca dao, tục ngữ không chỉ là một loại hình văn học dân gian phản ánh những nhận thức, tư tưởng, quan niệm của người Việt về hiện thực cuộc sống, mà còn là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc. Nó kết tinh trong mình nhiều giá trị văn hóa dân gian, là một trong những phương tiện duy trì và phát triển những giá trị truyền thống của người Việt Nam.
15p visergey 14-03-2024 26 6 Download
-
Rồng là một hình tượng đặc biệt có vị trí quan trọng trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Trong âm thanh rộn ràng của đất trời mừng xuân Giáp Thìn, con rồng “vũ trụ” đang bay lượn trên khắp bầu trời, người người đều hân hoan hướng tới ước vọng về một sự đổi mới. Bài viết đề cập vài nét về hình tượng rồng trong văn hóa Việt.
7p visergey 14-03-2024 18 5 Download
-
Qua bài viết "Tín ngưỡng đa thần - tín ngưỡng dân gian qua Luật tục Raglai" tác giả chỉ ra những quan niệm về các vị thần và vị trí của thần trong đời sống cộng đồng, ý nghĩa, giá trị tâm linh của tập tục thờ thần trong đời sống hành xử văn hóa, ứng xử giữa con người với con người, các vụ việc giữa các thành viên trong cộng đồng và nhất là, đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào. Mời các bạn cùng tham khảo!
9p phocuuvan0201 02-02-2024 14 1 Download