intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế website bán điện thoại di động

Chia sẻ: Truong Cong Tra | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

2.605
lượt xem
320
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế website bán điện thoại di động trình bày về mô hình hoá cửa hàng bán điện thoại di động; thương mại điện tử và những đặc điểm cần lưu ý trong thương mại điện tử B2C; đặc tả và thiết kế các chức năng hệ thống cho phần Admin và khách hàng, mô tả công việc bán hàng trực tuyến; hình ảnh về website NTMobile; kết luận và hướng phát triển đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế website bán điện thoại di động

  1. 1 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp, đến nay mọi công việc liên quan đến đồ án đã hoàn tất. Trong suốt thời gian này, chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Ở phần đầu tiên của luận văn, cho phép chúng em có đôi điều gửi đến những người chúng em vô cùng biết ơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin và Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu. Cũng xin gửi lời biết ơn đến ba, đến mẹ, những người đã luôn dành những tình thương yêu nhất cho chúng em, những người đã luôn hỗ trợ, dõi theo những bước đi của chúng em trong tất cả các năm học vừa qua. Cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã sát cánh cùng nhau những niềm vui, cùng chia sẻ những khó khăn của chúng em và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  2. 2 LỜI MỞ ĐẦU Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam rất được Chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển. Cho đến nay đã có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp cũng như các tổ chức phải quan tâm đến ứng dụng TMĐT vào kinh doanh để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp hay tổ chức ứng dụng TMĐT một cách đúng nghĩa vào quá trình trao đổi mua bán ở trong nước và quốc tế. Hiện tại các phương tiện kỹ thuật và các công cụ lập trình ứng dụng vào TMĐT chưa được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, để có đủ kiến thức cơ bản về TMĐT xây dựng và vận hành một website có hiệu quả, thực hiện marketing qua mạng, chọn lựa mô hình TMĐT phù hợp, xúc tiến thanh toán qua mạng, áp dụng các biện pháp an toàn mạng tối thiểu cần thiết v.v… Từ những lý do trên, chúng em quyết định chọn đề tài “Thiết kế website bán điện thoại di động” - xây dựng thử nghiệm cửa hàng điện thoại di động ảo theo mô hình thương mại điện tử B2C. Thông qua đó để chúng em hiểu biết, nắm rõ hơn về lĩnh vực TMĐT và các kỹ năng ứng dụng lập trình cho website thương mại điện tử một cách hiệu quả. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  3. 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...........................................................................................5 I.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................5 I.1.1. Giới thiệu bài toán......................................................................................5 I.1.2. Nhận xét bài toán........................................................................................6 I.1.3. Giải quyết đề tài .........................................................................................6 I.2. Nhiệm vụ của đồ án .........................................................................................9 I.3. Các yêu cầu kĩ thuật về phần cứng và phần mềm ......................................10 I.3.1. Cấu hình hệ thống.....................................................................................10 I.3.2. Các chương trình phần mềm ....................................................................11 I.4. Cấu trúc đồ án ................................................................................................11 CHƯƠNG II: NTMOBILE THEO MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C...12 II.1. Giới thiệu về thương mại điện tử (E-Commerce) ............................................12 I.1.1. Thương mại điện tử - Lịch sử phát triển...................................................12 I.1.2. Luật thương mại điện tử ở thế giới và Việt Nam .....................................13 I.1.3. Các đặc trưng của thương mại điện tử.....................................................14 II.2. Các loại hình thương mại điện tử phổ biến .................................................15 II.2.1. Các loại thị trường điện tử .......................................................................15 II.2.2. Phân loại thương mại điện tử...................................................................15 II.2.3. Cửa hàng trực tuyến .................................................................................16 II.3. Những đặc điểm cần lưu ý với thương mại điện tử B2C............................16 II.3.1. Thương mại điện tử B2C ..........................................................................16 II.3.2. An toàn bảo mật và những rủi ro trong E-Commerce..............................17 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG .....................................19 III.1. Phân tích .........................................................................................................19 III.1.1. Các ký hiệu cơ bản trong UML ................................................................19 III.1.2. USE-CASE DIAGRAM .............................................................................20 III.1.3. Đặc tả Use-Case.......................................................................................27 III.1.4. SEQUENCE DIAGRAM ...........................................................................46 III.1.5. CLASS DIAGRAM ....................................................................................59 III.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu.....................................................................................73 III.2.1. Mô tả thực thể kết hợp ..............................................................................73 III.2.2. Mô tả các mối kết hợp ..............................................................................74 III.2.3. Mô tả chi tiết các bảng .............................................................................76 III.2.4. Sơ đồ quan hệ dữ liệu giữa các bảng .......................................................81 III.2.5. Mô tả các ràng buộc toàn vẹn ..................................................................82 CHƯƠNG IV: HIỆN THỰC CHƯƠNG TRÌNH......................................................86 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ...........................92 SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  4. 4 V.1. Kết luận .............................................................................................................92 V.2. Hướng phát triển đề tài ...................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................94 SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  5. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I.1. Đặt vấn đề I.1.1. Giới thiệu bài toán Thế giới ngày một phát triển, đời sống con người ngày càng hiện đại hóa, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người mỗi ngày một cao và có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Hằng ngày mỗi người trong chúng ta đều phải có những nhu cầu thiết yếu như : ăn uống , mua sắm, xem phim, nghe nhạc ...và vì vậy chúng ta phải đi tới các trung tâm giải trí hay mua sắm.... để mua những sản phẩm mình muốn hay đơn giản là thưởng thức những bản nhạc mới nhất. Nắm bắt được nhu cầu đó và xét thấy sự phát triển vượt bậc của mạng Internet ở khắp nơi trên thế giới nói chung và tại nước ta trong những năm gần đây nói riêng nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực tìm kiếm thông tin, truy cập dữ liệu từ xa không còn khó khăn. Người ta tận dụng tối đa những lợi ích mà lĩnh vực này mang lại. NTMOBILE là một trong những trang web đặc thù áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động: bán sản phẩm điện thoại qua mạng và sau này sẽ có xu hường mở rộng. NTMobile Là một công ty chuyên nhập điện thoại di động từ các công ty phân phối nổi tiếng như Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson…để bán lẻ lại cho người tiêu dùng. Việc giao dịch với khách hàng chủ yếu diễn ra tại đây. Khi hết hàng NTMobile sẽ yêu cầu nhập hàng từ công ty. Mục tiêu của việc xây dựng trang web này nhằm giúp cho khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ xa thông qua mạng internet phổ biến. Khách hàng ở nhà hay tại công ty vẫn có thể dễ dàng tham khảo thông tin sản phẩm mình tìm, so sánh giá cả các mặt hàng và lựa chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp nhu cầu của mình, giúp công việc mua sắm một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hệ thống tìm kiếm dễ dàng, giao diện thân thiện. Chỉ cần đăng nhập vào hệ thống với tài khoản đã có (nếu khách hàng đã là hội viên của cửa hàng) hay chỉ cần vài thao tác đăng kí đơn giản là khách hàng có thể tự do chọn mua và tạo đơn đặt hàng tại hệ thống NTMobile. Bên cạnh đó những thông tin tin tức mới nhất của công ty cũng SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  6. 6 I.1.2. Nhận xét bài toán Bài toán thương mại điện tử là một bài toán lớn và phức tạp với nhiều module khách nhau như: tìm kiếm sản phẩm, đưa hàng vào giỏ hàng, đăng ký thành viên, bảo mật, các chức năng quản lý… Những khó khăn hiện tại của cửa hàng: cùng với sự xuất hiện đa dạng của các hãng điện thoại di động khác nhau và yêu cầu về mở rộng thị trường cũng như việc tiếp thị sản phẩm nhanh nhất đến khách hàng, cửa hàng phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết do cơ cấu cũ không đáp ứng được: ∗ Khách hàng phải tốn thời gian trực tiếp đến các cửa hàng bán lẻ để xem và mua sản phẩm. ∗ Khả năng tiếp thị sản phẩm tới khách hàng thấp, không thu hút được nhiều khách hàng cho cửa hàng. ∗ Việc quản lý tồn kho không chặt chẽ và thiếu linh động giữa công ty và NTMobile dẫn đến khó khăn trong khâu quản lý và tình trạng thiếu thông tin cho khách hàng. I.1.3. Giải quyết đề tài ™ Sơ đồ website thương mại điện tử B2C Exchange B2C Exchange Admin Customer Free User Hình I.1: Sơ đồ website B2C Exchange SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  7. 7 ™ Mô tả Admin (Nhà quản trị): là người quản trị trang web, admin đăng nhập tài khoản có toàn quyền sử dụng cấu hình và thêm xóa sửa cơ sở dữ liệu, xem các chi tiết đơn hàng, quản lý các thông tin danh mục, sản phẩm, nhà cung cấp, đơn đặt hàng… Customer (Khách hàng): là khách hàng hay các công ty khác cần mua sản phẩm trên mạng. Họ có thể chọn từng hãng điện thoại ưa thích. Họ dạo quanh cửa hàng mua từng sản phẩm của các hãng điện thoại khác nhau, chọn sản phẩm bỏ vào giỏ hàng, tạo đơn đặt hàng cho nhà quản trị. Customer là khách hàng thành viên đã đăng ký tài khoản và mật khẩu để tiện cho lần giao dịch tiếp theo. Họ có thể thừa hưởng những chương trình khuyến mãi, giảm giá của cửa hàng (nếu có). Free User (Khách hàng vãng lai): là những người chỉ xem sản phẩm trong danh mục nhưng chưa mua, có thể xem quảng cáo giá cả chất lượng sản phẩm. Khách vãng lai muốn mua phải đăng ký thành viên. ™ Mô hình hóa cửa hàng bán điện thoại di động Sản phẩm 1 Hãng điện thoại A 1 xem Sản phẩm 2 Hãng điện thoại B xem Khách hàng xem Sản phẩm 3 Hãng điện thoại C thuộc 2 Đồng ý mua Sản phẩm 4 Hãng điện thoại D 3 4 5 Cho hàng Cập nhật Lập đơn Kết thúc vào giỏ giỏ hàng đặt hàng giao dịch Hình I.2: Mô hình hóa cửa hàng bán điện thoại di động Mô hình được mô tả như sau: SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  8. 8 Quy trình 1: Khi trang chủ được hiển thị, khách hàng có thể xem sản phẩm của các hãng điện thoại có trong danh mục, các sản phẩm này có thể trùng nhau về tên, về loại sản phẩm nhưng chỉ có người quản trị phân biệt được sản phẩm nào thuộc hãng điện thoại nào. Quy trình 2: Sau khi đã chọn được sản phẩm, khách hàng sẽ cho vào giỏ hàng. Quy trình 3: Trong giỏ hàng của mình, khách hàng có thể cập nhật số lượng, thêm hoặc bớt đi sản phẩm. Quy trình 4: Khách hàng sẽ lập đơn đặt hàng sau khi đã quyết định chọn những sản phẩm có trong giỏ hàng. Quy trình 5: Phiên giao dịch sẽ kết thúc khi khách hàng đặt xong đơn đặt hàng. ™ Quy trình mua hàng của khách hàng lần đầu mua hàng Khách hàng Xem sản phẩm thành viên muốn đăng ký thành viên không đăng ký Nhập tên đăng Nhập thông tin nhập, mật khẩu khách hàng đăng nhập và xem hàng Cho hàng Cập nhật Lập đơn vào giỏ giỏ hàng đặt hàng Kết thúc Hình I.3: Quy trình mua hàng của khách hàng Quy trình mua hàng của khách hàng trong cửa hàng như sau: có hai loại khách hàng SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  9. 9 Nếu khách hàng đã là thành viên của cửa hàng khi đó khách hàng đăng nhập vào tài khoản của mình (tên đăng nhập, mật khẩu) thành công sẽ chào mừng khách hàng vào cửa hàng. Sau đó, khách hàng tham quan và dạo quanh cửa hàng trực tuyến, xem các thông tin chi tiết của từng sản phẩm của tất cả các hãng điện thoại. Nếu khách hàng đồng ý sản phẩm nào thì cho hàng vào giỏ hàng ảo tương ứng với nút “Thêm vào”. Khách hàng có thể chọn nhiều sản phẩm vào giỏ hàng và cập nhật lại số lượng sản phẩm (trở lại mua hàng tiếp, xóa một sản phẩm trong giỏ hàng…). Sau khi hoàn thành xong việc chọn hàng nếu khách hàng đồng ý đặt hàng sẽ click vào nút “Tạo đơn đặt hàng” để lập đơn đặt hàng. Cuối cùng kết thúc phiên giao dịch và giỏ hàng ảo sẽ được xóa trong cơ sở dữ liệu, đơn đặt hàng sẽ được lưu vào dữ liệu đơn đặt hàng của cửa hàng. Nếu khách hàng mua hàng lần đầu tiên của cửa hàng thì khách hàng phải đăng ký thành viên của cửa hàng để tiện lợi cho những lần giao dịch tiếp theo thì cửa hàng yêu cầu nhập đầy đủ thông tin khách hàng. Khi việc đăng ký thành công khách hàng sẽ có một tài khoản trên cửa hàng là tên đăng nhập và mật khẩu cho những lần giao dịch tiếp theo. Sau đó quy trình mua hàng diễn ra giống như mô tả khách hàng đã là thành viên như trên. I.2. Nhiệm vụ của đồ án Công ty NTMobile là một công ty kinh doanh khá thành công trong lĩnh vực bán hàng điện thoại di động. Khách hàng ngày càng tăng lên cũng đồng nghĩa với nhu cầu và cung cách phục vụ của công ty phải tốt hơn. Công ty quyết định áp dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực kinh doanh bắt đầu bằng việc giới thiệu sản phẩm cho khách hàng qua mạng sau đó cho khách hàng đặt hàng và tương lai không xa khi việc thanh toán qua mạng dễ dàng và an toàn hơn công ty sẽ nỗ lực để thực hiện điều đó và cho ra đời website NTMobile. Hệ thống website cho phép làm những công việc sau: ™ Đối với người quản trị: ∗ Điều hành mọi hoạt động của website. ∗ Thêm xóa, sửa sản phẩm trong catalog chính của cửa hàng. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  10. 10 ∗ Tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng. ∗ Xử lý đơn đặt hàng. ∗ Thống kê số lượng danh mục, mặt hàng, tin tức và đơn đặt hàng. ™ Đối với khách hàng: ∗ Tham quan cửa hàng. ∗ Đăng ký thành viên. ∗ Xem, lựa chọn và tìm kiếm các sản phẩm . ∗ Có thể đặt hàng qua mạng. ™ Xử lý: ∗ Đặt hàng tự động. ∗ Tìm kiếm thông tin ngay trên website. ∗ Không hỗ trợ forum. ™ Giao diện: Hệ thống hoạt động trên giao diện web application. ™ Phạm vi: ∗ Dữ liệu cập nhật hàng ngày. ∗ Đáp ứng lưu trữ với khối lượng lớn sản phẩm. ∗ Chứa hình ảnh ở mức trung bình. ™ Về mạng: Hệ thống hỗ trợ hoạt động trên Internet (bán hàng qua mạng). I.3. Các yêu cầu kĩ thuật về phần cứng và phần mềm I.3.1. Cấu hình hệ thống ™ Cấu hình tối thiểu: ∗ Hệ điều hành Windows Me trở lên. ∗ Ram 128MB. ∗ Ổ cứng còn trống 100M. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  11. 11 ™ Cấu hình đề nghị: ∗ Hệ điều hành Windows XP Service Pack 2 trở lên. ∗ Ram 256MB. ∗ Ổ cứng còn trống 200M. I.3.2. Các chương trình phần mềm ∗ Macromedia Flash 8. ∗ Microsoft SQL Server 2005. ∗ Microsoft Visual Studio 2005. ∗ Rational Rose 2003. I.4. Cấu trúc đồ án Chương I: Đặt vấn đề. Giới thiệu về đề tài, mô hình hoá cửa hàng bán điện thoại di động. Chương II: NTMobile theo mô hình thương mại điện tử B2C. Giới thiệu sơ lược về thương mại điện tử và những đặc điểm cần lưu ý trong thương mại điện tử B2C. Chương III: Phân tích thiết kế hệ thống. Đặc tả và thiết kế các chức năng hệ thống cho phần Admin và khách hàng, mô tả công việc bán hàng trực tuyến. Thiết kế cơ sở dữ liệu. Chương IV: Hiện thực chương trình. Một vài hình ảnh về website NTMobile. Chương V: Kết luận và hướng phát triển đề tài. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  12. 12 CHƯƠNG II: NTMOBILE THEO MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C II.1. Giới thiệu về thương mại điện tử (E-Commerce) I.1.1. Thương mại điện tử - Lịch sử phát triển Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thỏa thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  13. 13 Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm: Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử: ™ Hiểu theo nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. ™ Hiểu theo nghĩa rộng Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. I.1.2. Luật thương mại điện tử ở thế giới và Việt Nam Ở các nước thương mại điện tử đã phát triển, luật thương mại điện tử chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: luật hợp đồng điện tử, luật về quảng cáo trên Internet; luật cạnh tranh; luật bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ; luật bảo vệ người tiêu dùng trên mạng; luật bảo vệ thông tin cá nhân; luật về thuế trong thương mại điện tử… ™ Quy định của Áo Thương mại điện tử được điều chỉnh tại Áo trước tiên bằng Luật Thương mại điện tử (E-Commerce-Gesetz ECG), Luật bán hàng từ xa (Fernabsatzgesetz), Luật chữ ký (Signaturgesetz), Luật kiểm soát nhập hàng (Zugangskontrollgesetz) cũng như Luật tiền điện tử (E-Geld-Gesetz) mà trong đó quy định pháp luật về hợp đồng và bồi thường của bộ Luật Dân sự Áo (Allgemeine bürgerliche Gesetzbuch - ABGB), nếu như không được thay đổi bằng những quy định đặc biệt trên, vẫn có giá trị. ™ Quy định của Việt Nam SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  14. 14 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Cuối năm 2005, Việt Nam mới có “Luật Giao dịch điện tử” và năm 2006 mới ra đời Nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Tới đầu năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 “Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính ”, số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 “Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số”, số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 “Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”. I.1.3. Các đặc trưng của thương mại điện tử Để xây dựng khung pháp luật thống nhất cho thương mại điện tử, chúng ta cần nghiên cứu và tìm ra các đặc trưng của thương mại điện tử. So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau: Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. ™ Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử ∗ Thư điện tử. ∗ Thanh toán điện tử. ∗ Trao đổi dữ liệu điện tử. ∗ Truyền dung liệu. ∗ Bán lẻ hàng hóa hữu hình. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  15. 15 ™ Lợi ích của thương mại điện tử ∗ Thu thập được nhiều thông tin. ∗ Giảm chi phí sản xuất. ∗ Giảm chi phí bán hàng, giao dịch và tiếp thị. ∗ Giúp thiết lập củng cố đối tác. ∗ Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức. ∗ II.2. Các loại hình thương mại điện tử phổ biến II.2.1. Các loại thị trường điện tử Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B, C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ nhiều ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất. II.2.2. Phân loại thương mại điện tử Thương mại điện tử có thể phân loại theo tính cách của người tham gia, B2C, viết tắt của Business-to-Consumer là hình thức giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, là một trong số những hoạt động chính của thương mại điện tử. Có thể bán vô số các sản phẩm và dịch vụ qua mạng Internet. Tuy nhiên mặt hàng kinh doanh có là gì đi chăng nữa, thì một trang web thương mại điện tử cũng phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản mà khách hàng mong đợi như trong trường hợp khách hàng giao dịch trực tiếp với mình. ™ Người tiêu dùng C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ ™ Doanh nghiệp SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  16. 16 B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên ™ Chính phủ G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ II.2.3. Cửa hàng trực tuyến Cửa hàng trực tuyến đưa hàng vào trong Internet để bán. Đây là một chương trình phần mềm có tính năng giỏ hàng. Người mua chọn lựa các sản phẩm và đặt chúng vào giỏ hàng. Đằng sau một cửa hàng trực tuyến như thế là một việc kinh doanh thật sự, tiến hành các đơn đặt hàng. Có nhiều chương trình phần mềm cho kênh bán hàng này. Một cửa hàng trực tuyến hiện đại không chỉ tạo khả năng cho người dùng xem món hàng hai chiều và đọc một ít thông số kỹ thuật của món hàng đó. Trong lãnh vực hàng tiêu dùng cao cấp người ta cũng đã tạo ảnh ba chiều của sản phẩm để cảm giác của khách hàng càng gần hiện thực càng tốt. Ngoài ra còn có các chương trình cấu hình mà qua đó màu sắc, trang bị và thiết kế của sản phẩm có thể thay đổi để phù hợp với tưởng tượng cá nhân của khách hàng. Bằng cách này người sản xuất hay người chào bán còn có thêm thông tin rất có giá trị về sở thích của khách hàng. Các cửa hàng trực tuyến cũng thường hay không cần đến nhà kho hay chỉ cần đến rất ít, vì thường có thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo nhu cầu. II.3. Những đặc điểm cần lưu ý với thương mại điện tử B2C II.3.1. Thương mại điện tử B2C Business to Customer (B2C), ngụ ý những giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với khách hàng, là một trong những hoạt động chính của thương mại điện tử. Có thể bán vô số các sản phẩm và dịch vụ qua mạng Internet, rất nhiều các trang bán SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  17. 17 Sau đây là một số chi tiết bạn cần quan tâm khi bắt tay vào hình thức kinh doanh này: ∗ Giúp khách hàng tìm thấy những thứ họ cần: Bạn có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấy tới các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm hoặc sơ đồ đường dẫn để giúp khách hàng có thể tự theo dõi các bước đi của họ trên trang web của bạn. ∗ Đừng bắt khách hàng phải đợi: Khi một khách hàng nhấn vào nút “Mua hàng”, họ sẽ không hài lòng khi phải đợi tới vài phút mới có câu trả lời – hay thậm chí tệ hơn là nhận được thông điệp báo lỗi. Trên thực tế, chẳng có gì khiến khách hàng thất vọng hơn một trang web cứ buộc họ phải đoán mò về tình trạng đặt hàng của chính họ. ∗ Tạo điều kiện để khách hàng thanh toán một cách dễ dàng nhất: Các cửa hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau: thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư. Các loại doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau, vì thế hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà khách hàng của bạn thường sử dụng nhiều nhất. Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình: đó là vấn đề an ninh. Chuyện mua bán hàng và thanh toán qua mạng ngày nay đã trở thành giao dịch không thể thiếu trên thương trường thương mại điện tử nhưng tại Việt Nam hiện doanh nghiệp vẫn không thể tham gia vào sân chơi này. II.3.2. An toàn bảo mật và những rủi ro trong E-Commerce ™ An toàn trong thương mại điện tử Có bốn yêu cầu đảm bảo một giao dịch thành công, an toàn trên mạng đó là: SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  18. 18 ∗ Riêng tư (Privacy): làm sao đảm bảo rằng thông tin truyền tải trên mạng không được copy hoặc truy cập bởi bên thứ ba ngoài người nhận và người gửi. ∗ Tính trọn vẹn (Integrity): làm sao đảm bảo thông tin gửi đi không bị thay đổi trong quá trình gửi. ∗ Sự chứng thực (Authentication): làm sao để người gửi và người nhận chứng thực tư cách của nhau. ∗ Sự không thể phủ nhận (Non-repucation): làm sao chứng minh thông điệp gửi và nhận. ™ Lợi ích trong thương mại điện tử ∗ Lợi ích của Thương mại điện tử ∗ Thu thập được nhiều thông tin ∗ Giảm chi phí sản xuất ∗ Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch ∗ Giúp thiết lập củng cố đối tác ∗ Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức ∗ Giảm ách tắc và tai nạn giao thông ™ Các rủi ro trong thương mại điện tử Lừa đảo qua mạng: xuất hiện năm 1996, là dạng kẻ lừa đảo giả dạng những tổ chức hợp pháp như ngân hàng, dịch vụ thanh toán qua mạng…để gửi email hàng loạt yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân và thông tin tín dụng. Nếu người nào cả tin và cung cấp thông tin thì kẻ lừa đảo sẽ lấy tiền từ tài khoản của khổ chủ. Một nguy cơ khác xuất hiện nhiều gần đây là những kẻ lừa đảo tung ra những website bán hàng, bán dịch vụ y như thật trên mạng và tối ưu hóa chúng trên Google để nạn nhân tự tìm thấy và mua hàng trên những trang web này. Thực tế khi nạn nhân thực hiện việc mua sản phẩm hay dịch vụ và cung cấp đầy đủ thông tin về thẻ tín dụng, nạn nhân sẽ không nhận được hàng đã mua mà bị đánh cắp hoàn toàn thông tin thẻ tín dụng, dẫn đến bị mất tiền trong tài khoản. SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  19. 19 Nếu người mua dùng thẻ tín dụng của người khác trái phép để mua hàng qua mạng, khi chủ thẻ phát hiện và khởi kiện với ngân hàng phát hành thẻ và đưa ra bằng chứng mình không hề thực hiện giao dịch đó thì thiệt hại cuối cùng thuộc về người bán. Người bán không những không được thu tiền mà còn bị mất từ 10-30 dollar Mỹ cho chi phí “điều tra”, chi phí này được gọi là phí charge-back, thường được nêu rõ trong mục điều khoản khi người bán xin MerchantAccount hoặc mua dịch vụ của Third Party. Tỷ lệ gian lận thẻ tín dụng ngày càng giảm vì công nghệ xử lý thanh toán qua mạng ngày càng tiến bộ hơn. Đây là đều rất tốt củng cố lòng tin của người mua hàng qua mạng trong thương mại điện tử B2C. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG III.1. Phân tích III.1.1. Các ký hiệu cơ bản trong UML Tên ký hiệu Ký hiệu Actor Use case Association Dependency SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
  20. 20 Aggregation Object Boundary Control Entity Include use case Extend use case Hình III.1: Các ký hiệu cơ bản trong UML III.1.2. USE-CASE DIAGRAM III.1.2.1. Đặc tả Actor ™ Khách hàng : Khách hàng xem và mua hàng tại Website. Website cung cấp nhiều chức năng cho cả khách hàng vãng lai và khách hàng là hội viên.Các chức năng phục vụ cho khách hàng nhằm giúp khách hàng có nhiều tiện ích khi xem và mua hàng như: xem tin tức, xem chi tiết sản phẩm, chon sản phẩm bỏ vào giỏ hàng, tạo đơn đặt hàng. Khách hàng vãng lai có thể đăng ký tài khoản và mật khẩu để tiện cho lần giao dịch tiếp theo. ™ Bộ phận quản trị: SVTH: Lưu Thanh Nga - Lê Hữu Toàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2