intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp dạy học tương tác và hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ

Chia sẻ: NN NN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

388
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học ngoại ngữ rất cần có sự tương tác, do vậy thực sự cần thiết để áp dụng phương pháp dạy học tương tác vào giảng dạy ngoại ngữ. Bài viết này sẽ phân tích, góp phần làm sáng tỏ khái niệm dạy học tương tác và các yếu tố cơ bản tham gia vào hoạt động dạy học tương tác qua thực tế dạy-học ngoại ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp dạy học tương tác và hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ

38 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 7 (237)-2015<br /> <br /> <br /> NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC<br /> VÀ HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ<br /> INTERACTIVE TEACHING METHODS AND EFFECTIVENESS<br /> IN TEACHING FOREIGN LANGUAGES<br /> HOÀNG THANH HƯƠNG<br /> (ThS; Đại học Ngoại thương)<br /> Abstract: Interactive teaching is a strategy of teaching in order to help learner be more<br /> active in the cognitive process. In the process of teaching foreign languages, the interaction<br /> between teachers, students and school environment plays an important role for improving the<br /> efficiency and quality of teaching.<br /> Key words: interaction; strategy; active; the cognitive process.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề cao. Bài viết này sẽ phân tích, góp phần làm<br /> Trong những năm gần đây, một trong sáng tỏ khái niệm dạy học tương tác và các<br /> những thay đổi lớn lao của lĩnh vực giáo dục yếu tố cơ bản tham gia vào hoạt động dạy<br /> chính là sự dịch chuyển từ phương pháp dạy học tương tác qua thực tế dạy-học ngoại<br /> học lấy người dạy làm trung tâm sang lấy ngữ.<br /> người học làm trung tâm. Trên cơ sở này, 2. Khái niệm “tương tác” và “dạy học<br /> nhiều phương pháp dạy học tích cực ra đời tương tác”<br /> nhằm khai thác tính chủ động và các tiềm Theo “The Oxford Modern English<br /> năng sẵn có của người học. Trong số đó, Dictionary”, “tương tác”có nghĩa là “hành<br /> đáng kể nhất là phương pháp dạy học tương động cùng nhau” [8]. Theo “Từ điển tiếng<br /> tác – một phương pháp dựa vào sự tác động Việt” “Tương tác là sự tác động qua lại lẫn<br /> qua lại của các yếu tố tham gia vào quá trình nhau” [7]. Trên cơ sở nghiên cứu đối tượng<br /> dạy học tạo nên tính tương tác đa chiều giữa tham gia tương tác, Jean Maxc Denomme và<br /> chủ thể và khách thể của hoạt động dạy học. Madeleine Roy cho rằng, sự tương tác trong<br /> Tuy nhiên, khi ứng dụng phương pháp hoạt động dạy học là mối quan hệ tác động<br /> dạy học tương tác vào thực tiễn dạy học qua lại của ba yếu tố cơ bản, đó là: người<br /> trong nhà trường, một bộ phận giáo viên đã dạy, người học và môi trường học. Như vậy,<br /> có cách hiểu chưa đúng về phương pháp tương tác trong dạy học chính là: sự tác<br /> này. Họ cho rằng, dạy học tương tác chỉ là động qua lại giữa người dạy với người học,<br /> sự tác động qua lại giữa người dạy và người người học với người học và người dạy,<br /> học và sự tác động đó thường chỉ diễn ra người học với môi trường học, trong đó<br /> theo một chiều là người dạy tác động đến tương tác giữa người dạy và người học là<br /> người học chứ không có chiều ngược lại và mối quan hệ tương tác chủ đạo. Biểu hiện<br /> cũng không có sự tương tác giữa người học của mối quan hệ tương tác giữa người dạy,<br /> và người học; người học, người dạy với môi người học và môi trường chính là người học<br /> trường. Chính vì chưa nắm rõ tinh thần của tương tác với người dạy và môi trường học<br /> phương pháp này nên việc áp dụng cũng như để bộc lộ, khẳng định bản thân; còn người<br /> triển khai tổ chức dạy học theo phương pháp dạy và môi trường học lại bộc lộ những hiểu<br /> này của một số giáo viên chưa đạt hiệu quả biết, kinh nghiệm, thậm chí những thiếu sót<br /> Số 7 (237)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 39<br /> <br /> <br /> để từ đó người học lĩnh hội được kiến thức phối hợp sử dụng các phương pháp tương<br /> và kinh nghiệm để phát triển bản thân. tác chủ đạo như: diễn giảng tích cực, hỏi đáp<br /> Có thể thấy, tương tác trong dạy học về theo lôgíc bài học, thảo luận nhóm…Dưới<br /> bản chất là sự hợp tác tìm kiếm câu trả lời đây là một số phương pháp thường dùng<br /> hoặc giải pháp với mục đích phát huy tối đa trong giảng dạy ngoại ngữ, mời xem bảng 1:<br /> hiệu quả học tập của người học. Do vậy, nói Bảng 1: Các phương pháp dạy học tương tác<br /> đến sự tương tác trong dạy học là bao quát được ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ<br /> đủ cả các hành vi: hợp tác, chia sẻ kiến thức Phương pháp Vai trò trong giảng<br /> và kinh nghiệm, giải quyết vấn đề trong môi dạy<br /> trường đa tương tác. Có thể coi dạy học Diễn giảng tích cực Giúp người học nắm<br /> tương tác là một chiến lược dạy học hướng (sử dụng thiết bị dạy bắt nội dung bài học<br /> vào người học, đề cao tính năng động của học, kết hợp hỏi đáp, và giúp người học<br /> trao đổi…) vận dụng, sáng tạo<br /> người học trong quá trình học tập<br /> Củng cố và hệ thống Ôn tập<br /> Từ sự phân tích trên, khái niệm “dạy học<br /> hóa kiến thức<br /> tương tác” có được hiểu là mối quan hệ tác Ứng dụng, luyện tập Thực hành<br /> động qua lại giữa người dạy, người học và Kiểm tra, đánh giá Kiểm định chất lượng<br /> môi trường học, làm cho hoạt động dạy học Hỏi đáp theo lôgích Giảng kết hợp với<br /> vận động và phát triển, nhằm thực hiện chức bài học trao đổi<br /> năng dạy học và hướng vào việc phát triển kĩ Tạo tình huống Minh họa bằng lời và<br /> năng, nhận thức và năng lực của người học. Đóng vai hành động<br /> Trong ba yếu tố người dạy, người học và Trò chơi Tạo hứng thú học tập<br /> môi trường học, người học là chủ thể chính Thảo luận nhóm Cùng suy nghĩ<br /> và được phát triển liên tục trong suốt quá Trong một tiết học ngoại ngữ, sự tương<br /> trình dạy học tương tác. Sự phát triển của tác trong giảng dạy được cụ thể hóa qua các<br /> người học là mục tiêu mà phương pháp sư thành tố tham gia vào hoạt động dạy học như<br /> phạm tương tác hướng đến. Tuy nhiên, cần sau:<br /> phải chú ý là phương pháp dạy học tương tác Người dạy, với vai trò là người hỗ trợ,<br /> chỉ đạt hiệu quả khi có sự tham gia của ba cùng tham gia vào các hoạt động học tập<br /> yếu tố người dạy, người học và môi trường trong lớp học. Người dạy thông qua giáo cụ<br /> học tập và sự thiếu hụt của một trong ba yếu trực quan và các thiết bị phục vụ giảng dạy<br /> tố cũng ảnh hưởng đến mục đích cũng như hướng dẫn sinh viên tham gia giải quyết các<br /> hiệu quả của hoạt động dạy học. vấn đề thuộc bài giảng như từ mới, cấu trúc<br /> 3. Phương pháp dạy học tương tác và ngữ pháp, yếu tố văn hóa...Người dạy sử<br /> hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ dụng các câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm<br /> Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết kiến bắt kiến thức bài giảng của người học, từ đó<br /> thức và rèn luyện các kĩ năng, theo đó, dạy kích thích thảo luận, khơi gợi người học đưa<br /> học ngoại ngữ mà thiếu sự tương tác giữa ra những quan điểm trái chiều để tạo nên sự<br /> người dạy - người học - môi trường sẽ ảnh tranh luận trong tập thể và đi đến kết luận<br /> hưởng đến quá trình nắm bắt kiến thức cũng thống nhất. Với vai trò là người điều khiển<br /> như rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo<br /> Chính vì thế, hiện nay phương pháp dạy học các cảnh huống dùng ngôn ngữ mà người<br /> tương tác được ứng dụng rộng rãi trong học có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong<br /> giảng dạy ngoại ngữ. cuộc sống hàng ngày, tạo các cơ hội cho<br /> Theo hướng tiếp cận “lấy người học làm người học thực hành ngôn ngữ, giúp người<br /> trung tâm”, người dạy ngoại ngữ thường hay học tham gia vào những hoạt động liên quan<br /> 40 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 7 (237)-2015<br /> <br /> <br /> tới ngôn ngữ để phát triển các kĩ năng giao Từ mối quan hệ của các thành tố tham gia<br /> tiếp ở người học. Nói chung, người dạy sẽ vào hoạt động dạy học chúng ta thấy, sự<br /> vận dụng mọi thao tác và phương tiện để phối hợp tích cực của người dạy với người<br /> khuyến khích và thu hút một cách tự nhiên học và việc khai thác triệt để các phương<br /> sự tham gia của người học vào các hoạt tiện dạy học hiện đại đã làm cho giờ học<br /> động dạy học; tăng cường thúc đẩy các hoạt ngoại ngữ đạt được hiệu quả mong muốn.<br /> động thực hành trong lớp học nhằm giúp Trong hoạt động dạy học, người dạy với vai<br /> người học phát triển tốt các kĩ năng sử dụng trò là người truyền tải kiến thức mới, người<br /> ngôn ngữ. hướng dẫn và củng cố kiến thức, cùng với<br /> Người học, với vai trò là thành tố trung các thủ thuật đa dạng hoá hoạt động dạy học<br /> tâm của hoạt động dạy học, sẽ tiếp xúc với cũng như thủ thuật động viên khích lệ tính<br /> ngôn ngữ qua âm đọc, từ vựng, cấu trúc và chủ động suy nghĩ của người học đã kích<br /> các yếu tố phi ngôn ngữ như văn hóa, thói thích mối quan tâm của người học, lôi cuốn<br /> quen bản ngữ... Người học sẽ học tập và ôn sự chú ý của người học, tạo nên hứng thú<br /> luyện kiến thức bài giảng dưới sự hướng dẫn học tập cho người học, từ đó giúp cho người<br /> của người dạy. Người học không giao tiếp học dễ dàng tiếp thu kiến thức và sử dụng<br /> với người dạy và bạn học một cách thụ thành thạo các kĩ năng ngôn ngữ. Còn người<br /> động. Người học chủ động đặt câu hỏi, bổ học, trong bối cảnh lớp học đa tương tác, có<br /> sung ý kiến, bình luận trực tiếp về những nhiều cơ hội phát triển các kĩ năng ngôn ngữ<br /> vấn đề mà bạn học vừa nói, đưa ra ý kiến thông qua việc thực hành ngôn ngữ với<br /> không tán thành… Người học sử dụng thán người dạy và bạn học. Trong môi trường lớp<br /> từ, cử chỉ, hành động để thể hiện cảm xúc học đa tương tác, người học giảm được tâm<br /> trong giao tiếp. Quan trọng hơn cả là người lí ngại ngùng, tăng tính chủ động và hợp tác<br /> học không cảm thấy căng thẳng trong quá giữa người học với người dạy, người học với<br /> trình học. người học. Từ đó, người học luyện được<br /> Tuy nhiên, phương pháp dạy học tương cách học tập và làm việc với đồng đội và tập<br /> tác chỉ thực hiện có hiệu quả trong môi thể.<br /> trường dạy học đa phương tiện. Đó là một Như vậy có thể thấy, bản thân phương<br /> mô hình phòng học hiện đại được trang pháp dạy học tương tác đã chú trọng tới việc<br /> bịcác thiết bị như máy chiếu, máy tính, ti vi, sử dụng ngoại ngữ của người học.Vì khi<br /> đài, bảng phấn, hệ thống âm thanh, mạng phương pháp này được ứng dụng vào giảng<br /> internet…Tất cả các phương tiện này sẽ hỗ dạy ngoại ngữ, các hoạt động trên lớp của<br /> trợ tích cực cho hoạt động giảng dạy và học người học đều gắn liền với việc sử dụng<br /> tập của người dạy và người học.Cụ thể là, ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp, chứ<br /> trong môi trường học tập năng động cùng không phải người học nghe người dạy độc<br /> với các thiết bị kĩ thuật công nghệ hiện đại, giảng hoặc giảng giải về ngôn ngữ mà mình<br /> mọi giác quan của người học được kích đang học. Dường như, trong lớp học ngoại<br /> thích, người học sẽ nắm bắt được âm đọc, từ ngữ, các kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết<br /> mới, cấu trúc hoặc nội dung bài học nhanh được tiến hành đan xen liên tục. Người học<br /> chóng. Đồng thời, hình ảnh, âm thanh, video có cơ hội thực hành các tình huống có thật<br /> và các công cụ trực quan sinh động cũng sẽ như hỏi đường, đi chợ, mua hàng, mặc cả.<br /> giúp người dạy dễ dàng truyền thụ kiến thức Thậm chí, người học biết xin lỗi và cám ơn<br /> và thu hút sự quan tâm chú ý và tính chủ trong những tình huống giao tiếp thực tế. Ở<br /> động tích cực tham gia xây dựng bài của mức độ cao hơn, người học nắm thành thạo<br /> người học. các chiến lược giao tiếp như: biết hỏi lại khi<br /> Số 7 (237)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 41<br /> <br /> <br /> chưa rõ vấn đề, biết yêu cầu nhắc lại khi Mặc dù kết quả ứng dụng của phương<br /> chưa kịp nắm bắt, biết đàm phán thông tin… pháp dạy học tương tác chịu sự ảnh hưởng<br /> Những gì người học làm được chính là minh của nhiều yếu tố, song bài viết vẫn muốn<br /> chứng cho việc người dạy biết khai thác tối nhấn mạnh rằng việc ứng dụng phương pháp<br /> đa các hoạt động trên lớp nhằm giúp người dạy học tương tác vào giảng dạy ngoại ngữ<br /> học thực hiện chức năng tích cực, không thụ thực sự rất cần thiết đối với việc nâng cao<br /> động trong việc lĩnh hội kiến thức. chất lượng và hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ.<br /> 4. Kết luận Các chuyên gia trong lĩnh vực dạy học ngoại<br /> Về bản chất, phương pháp dạy học tương ngữ thống nhất rằng, tính ưu việt của<br /> tác là một chuỗi kích thích và phản ứng của phương pháp dạy học tương tác trong giảng<br /> các thành tố (người dạy - người học - môi dạy ngoại ngữ nằm ở chỗ: Nó đã làm tăng<br /> trường)nhằm giải quyết các vấn đề truyền tính tự chủ và độc lập của người học trong<br /> thụ, tiếp nhận và sử dụng kiến thứctrong quá trình thụ đắc ngôn ngữ và phát triển môi<br /> hoạt động dạy học. Do phương pháp dạy học trường học ngoại ngữ một cách tự giác.<br /> tương tác khắc phục nhiều nhược điểm của Đồng thời phương pháp này cũng tạo cơ hội<br /> phương pháp dạy học truyền thống, nên cho người học có thể tiếp thu và thực hành<br /> nhiều năm trở lại đây phương pháp này đã ngôn ngữ một cách trực tiếp.<br /> được sử dụng tương đối rộng rãi trong lĩnh TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> vực dạy học. 1. J .Đenome, M.Roy (2001), Tiến tới<br /> Học ngoại ngữ rất cần có sự tương tác, do một phương pháp sư phạm tương tác, NXB<br /> vậy thực sự cần thiết để áp dụng phương Thanh niên và Trí thức.<br /> pháp dạy học tương tác vào giảng dạy ngoại 2. “Ngữ học trẻ 2008 - Diễn đàn học tập<br /> ngữ. Đơn giản vì, người học không thể học và nghiên cứu”, Hội Ngôn ngữ học Việt<br /> cách vẽ một bức tranh mà không tiếp xúc Nam.<br /> với giấy, màu và cọ vẽ. Tương tự như vậy, 3. Phạm Quang Tiệp (2012), Quan điểm<br /> người học sẽ rất khó để học ngoại ngữ mà sư phạm tương tác trong dạy học, Tạp chí<br /> không tiếp xúc và rèn luyện với ngoại ngữ Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> ấy. Mục đích chính yếu của ngôn ngữ là 2, số 12.<br /> giúp cho việc giao tiếp, nên sự tương tác 4. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp<br /> dạy học - truyền thống và đổi mới, NXBGD<br /> bằng ngôn ngữ giữa người dạy và người học<br /> Việt Nam.<br /> đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển<br /> 5. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc<br /> khả năng sử dụng ngôn ngữ đó của người<br /> trưng của phương pháp dạy học tích cực,<br /> học.<br /> Tạp chí Giáo dục, số 32.<br /> Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý rằng,<br /> 6. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Dạy học<br /> không phải chỉ vận dụng một cách có nghệ<br /> hướng vào phát huy khả năng sáng tạo của<br /> thuật phương pháp dạy học tương tác như đã sinh viên đại học, Tạp chí giáo dục số 151.<br /> nêu trên, thì sẽ có một tiết học ngoại ngữ 7. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển<br /> thành công. Vì một tiết học ngoại ngữ muốn tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.<br /> thành công, còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu 8. Julia Swannell (1994), The Oxford<br /> tố bên trong và bên ngoài môi trường học, modern English dictionary, Oxford<br /> trong đó có trình độ người dạy, trình độ University Press, New York.<br /> người học, sĩ số lớp học, chương trình, giáo 9. Moore, M.G. (1989), Three types of<br /> trình, thời lượng, cơ sở vật chất và các thiết interaction, The American Journal of<br /> bị hiện đại... Distance Education, p1-7.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2