intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)

Chia sẻ: Paradise_12 Paradise_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

460
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt với chiến tranh. Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta phải gánh chịu và khắc phục. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là vô cùng to lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những con người của thời chiến, những người đã trực tiếp tham gia và cả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………… Luận văn Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) 1
  2. 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hàng nghìn n ăm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt với chiến tranh. Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta phải gánh chịu và khắc phục. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là vô cùng to lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những con ngư ời của thời chiến, những người đã trực tiếp tham gia và cả những ngư ời đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Điều đó đ ã tạo ra không ít thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nh ững người đang sống trong thời bình như chúng ta hiện nay, không thể không thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những người lính đ ã trực tiếp ra chiến trường và những người giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh để lại. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy, mỗi người trong chúng ta có một lúc n ào đó trong cuộc sống đ ã tự hỏi: Chúng ta ph ải làm gì đ ể bù đ ắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công cách mạng – những người m à sức khỏe và điều kiện sống của họ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn? Chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách cho người có công cách mạng như: chính sách b ảo hiểm y tế, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp... đã đ ược ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách n ày trong nhiều năm qua đã đạt được một số th ành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho ngư ời có công cách mạng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta vẫn thiếu các nguồn lực để có thể thực hiện một cách tốt nhất công việc này. Việt Nam là một nư ớc nghèo. Thêm vào đó, những năm qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, của thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên nên điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước càng gặp nhiều 2
  3. khó khăn. Vì thế, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng vẫn chưa có điều kiện quan tâm, đầu tư đúng mức. Như chúng ta đ ã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi ngư ời. Đối với những người có công CM, nhất là những thương, bệnh binh vấn đề này càng cấp thiết và cần quan tâm nhiều hơn h ết. Tại Hội thảo Công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người có công, được Cục người có công (Bộ Lao động-TBXH) tổ chức ngày 15/4/2010, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã khẳng định “Công tác điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, được xem như là một yêu cầu bức thiết vì rất nhiều đối tượng người có công đã bày tỏ nguyện vọng và mong muốn được đi thăm quan, nghỉ ngơi điều d ưỡng sức khoẻ dù ch ỉ là một lần”. Trên thực tế, nhu cầu được điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe của người có công CM tại các cơ sở chăm sóc người có công là rất cao nhưng số lượng được đi điều dưỡng h àng năm rất ít, còn lại đa số điều d ưỡng tại nhà. Tình trạng này cũng là phổ biến tại Huyện Ho ài Ân, tỉnh Bình Định. Đây là một huyện thuộc căn cứ cách mạng cũ nên số người có công cách mạng khá đông (2459 người trong đó thương, bệnh binh là 1567 người, chiếm phần đông là 3 xã Ân nghĩa:79 ngư ời, Ân Tường Tây: 75 người, Ân Tư ờng Đông là: 75 người) [12]. Trong những năm vừa qua, mỗi năm chỉ có khoảng 60 người được đưa đi điều dưỡng tại Trung tâm chăm sóc người có công CM tại thành phố Quy Nh ơn. Để giải quyết vấn đề bất cập này, Sở LĐTB và XH tỉnh Bình Định đ ã ra công văn số 225/LĐTBXH – NCC ngày 14/02/2011, nêu rõ “Đối với các đối tượng thuộc diện điều d ưỡng luân phiên 5 năm 1 lần đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải căn cứ danh sách các năm trước để rà soát, đối chiếu, tránh trùng lặp, nếu địa ph ương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm th ì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định”. Mặc dù vậy, công văn này cũng có mặt chưa thỏa đáng và gây lúng túng cho nhiều địa phương trong quá trình thực hiện bởi ở một số địa phương đối tượng đủ 5 năm thì thiếu chỉ tiêu, trong khi đó nhiều đối tượng chưa đủ 5 năm lại có nguyện vọng được đi điều dưỡng tiếp. Nh ững nhu cầu, nguyện vọng của người có công cách mạng về chăm sóc sức khỏe nếu không được giải quyết tốt, trước hết sẽ trực tiếp tác động xấu đến sức khỏe và cu ộc sống của những ngư ời có công cách mạng, sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến 3
  4. ch ất lượng cuộc sống của gia đ ình họ cũng như ảnh h ưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Huyện và của đất nước nói chung. Xu ất phát từ mong muốn làm được một việc có ích và từ thực tế bất cập giữa nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn, tồn tại trong quá trình th ực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, nhất là tại một huyện miền núi còn vô vàn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đ ời sống của người dân như Hoài Ân, tác giả đ ã lựa chọn đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi ro, một trong nh ững rủi ro thường gặp là ốm đau, bệnh tật vì vậy mà vấn đề chăm sóc sức khỏe gần như là mối quan tâm rất lớn của tất cả mọi người. Trong những năm qua nước ta cũng nhận thức một cách đúng đắn đầy đủ về tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi cá nhân. Đảng và nhà nước đã rất chú ý quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân, gần đây Đảng, Nh à nước đã b an hành nhiều chính sách chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Chẳng hạn, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc có nêu rõ “thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế và chính sách viện phí, trong đó có chính sách trợ cấp và bảo hiểm cho NCCCM tiến tới bảo hiểm y tế cho người dân”. Hay một loạt các văn kiện khác về vấn đề này cũng đư ợc ban hành như chỉ thị số 16 của Ban bí th ư trung ương về củng cố và hoàn thiện mạng lư ới y tế cơ sở. Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong đó có thể kể đến một số đề tài : “Khảo sát về hệ thống chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn miền núi, miền Trung” (năm 1992); “Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam” (Đại học Califonia tài trợ (năm 1999)), “Đánh giá 10 năm thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam” (Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em quản lý và tài trợ thực hiện năm 2001) . . . Trong đó đáng chú ý h ơn cả là đ ề tài “đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao ở tuổi Việt Nam” của nhóm tác giả: Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thắng và cộng sự. Đề tài này làm phong phú thêm nguồn tài 4
  5. liệu cho đề tài “Chăm só c sức khỏe người có công cách mạng : thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)”. Đề tài “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho ng ười cao ở tuổi Việt Nam” chỉ mới đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng về bệnh tật, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của người cao tuổi; việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của gia đình; việc triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để cung cấp bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm “ nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi”. Nhưng đề tài này chưa đưa ra được những giải pháp để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng như những giải pháp cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ngư ời cao tuổi như mục tiêu mà đ ề tài đ ã đưa ra. Cho đ ến nay hầu như có rất ít đề tài nghiên cứu về NCCCM, m à đa số thực trạng về cuộc sống của họ đ ược thể hiện một phần qua các trang báo: dân trí, báo công an nhân dân, b áo quân đội nhân dân . . . trong đó bài viết “Người bệnh binh già trong căn nhà xiêu vẹo” trên báo dân trí (thứ tư ngày 12/1/1011). Bài báo này viết về cuộc sống gia đình người bệnh binh Nguyễn Anh Thập (xã Song Lộc – Can Lộc – Hà Tỉnh) vô cùng khó khăn: b ản thân ông bị bệnh tật hành hạ, vợ con gặp nạn, ốm đau liên miên, nuôi con cái học h ành, gia đình ông lại cưu mang hai cụ già không có con. Họ phải sống trong một căn nh à xiêu vẹo đe đọa đến tính mạng bất cứ lúc nào. Qua đó phản ánh thực trạng vẫn còn m ột số NCCCM chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức, cuộc sống của họ còn ch ứa đựng vô vàng khó khăn , thách thức và ẩn hiện những nguy cơ. Trong q uá trình thực tập tác giả cũng đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp “thực trạng thực hiện công tác điều dưỡng cho ng ười có công cách mạng của phòng LĐ – TB & XH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” . Đề tài này cũng đã ph ần n ào phản ánh được thực trạng về bệnh tật, thực hiện chế độ điều dưỡng cho NCCCM và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện công tác này tốt hơn, tuy nhiên gặp ph ải một số hạn chế về thời gian nên đ ề tài mới phản ánh được một mặt của vấn đề chăm sóc sức khỏe và chưa phản ánh được đầy đ ủ thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM. Cho nên những giải pháp đưa ra chưa mang tính tổng thể, toàn diện để giải quyết triệt và bền vững vấn đề sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCCCM. 5
  6. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu có trước, tác giả thực hiện đề tài “ Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)” với mong muốn làm rõ thực trạng về chăm sóc sức khỏe cho NCCCM, cũng như góp phần đ ề xuất một số giải p háp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe NCCCM. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho NCCCM, thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe NCCCM ở huyện Ho ài Ân đang diễn ra như th ế n ào, đã đạt được những kết quả n ào, còn những mặt tồn tại, yếu kém n ào? Nh ững thuận lợi và những khó khăn mà công tác này gặp phải là gì? Trên cơ sở đó, đ ề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đư ợc những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết những nghiệm vụ sau: Nghiên cứu lý luận về người có công cách mạng (chủ yếu tập trung vào đối tượng th ương binh và b ệnh binh); sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe n gười có công cách mạng ở huyện Ho ài Ân, tỉnh Bình Định. Chủ yếu là những người đã tham gia cách m ạng từ năm 1945 – 1975 họ thuộc nhóm người cao tuổi, độ tuổi đang gặp nhiều vấn đề về sức: Đây là lứa tuổi có sự lão hóa và xuất hiện nhiều bệnh tật nhất trong các gia đoạn phát triển của cuộc đời con người cộng thêm những vết thương, bệnh tật do chiến tranh gây ra, cho nên họ rất cần đến sự can thiệp của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trên cơ sở tìm hiểu rỏ thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, tác giả đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng tại địa phương. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu 6
  7. Như tên đề tài đã ch ỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng và giải pháp chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện Ho ài Ân, tỉnh Bình Định. Đối tượng khảo sát Đề tài tiến h ành khảo sát 130 thương, bệnh binh. 5.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình ch ăm sóc sức khỏe người có công cách mạng huyện Hoài Ân – tỉnh Bình Định. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Người có công cách mạng bao gồm rất nhiều đối tượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào hai nhóm đối tượng chiếm số lượng rất đông tại huyện là thương binh và bệnh binh và chỉ khảo sát nhóm đối tư ợng tham gia cách mạng trong giai đoạn 1945 – 1975. Đồng thời, đề tài chỉ khảo sát tại 3 xã có số lượng thương, b ệnh binh đông nhất trong Huyện là: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Nghĩa 6. Giả thuyết nghiên cứu Hầu hết ngư ời có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã và đang được chăm sóc sức khỏe theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe nhưng chất lượng và hiệu quả của công tác này chưa cao do rất nhiều khó khăn mang lại, nhất là thiếu thốn về tài chính, đội ngũ y, bác sĩ; cơ sở vật ch ất ngh èo nàn, lạc hậu… Gia đình, chính quyền các cấp, các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sĩ và cả cộng đồng có vai trò rất lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. Chính họ sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng sức khỏe cho người có công cách mạng. 7. Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin 7.1. Phương pháp nghiên cứu 7.1.1. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp này được tác giả lựa chọn sử dụng trong đề tài bởi người có công cách mạng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau và họ sống rải rác trên địa bàn huyện 7
  8. nên rất khó khăn để điều tra tổng thể. Cụ thể của phương pháp này tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu tỷ lệ, mẫu điều tra được tiến hành trên hai nhóm đối tư ợng là thương binh , bệnh binh và đ ược điều tra điển hình tại 3 xã nhiều thương, b ệnh binh: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông Ân Nghĩa. Số lượng mẫu nghiên cứu là 130 đối tượng, đủ đại d iện cho thương, bệnh binh cũng như người có công cách mạng của cả huyện Ho ài Ân -tỉnh Bình Định. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu tỉ lệ nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng trên địa b àn Huyện. 7.1.2. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu Thu thập các thông tin từ các nguồn như sách, báo, khóa lu ận, trên m ạng internet, tạp chí, các báo cáo liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. Nh ững thông tin thu thập được xử lí theo yêu cầu của khóa luận nh ưng vẫn đảm bảo tính khách quan. 7.1.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến Bảng trưng cầu ý kiến gồm tất cả 28 câu, trong đó có 14 câu hỏi đóng, 13 câu hỏi vừa đóng vừa mở, 1 câu hỏi mở. Tổng cộng có 130 phiếu được phát tại 3 xã: Ân Tường Tây, Ân Tư ờng Đông và xã Ân Nghĩa. Mục đích của phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của người có công cách mạng, cụ thể là thương binh và bệnh binh về vấn đề chăm sóc sức khỏe của họ. 7.1.4. Phương pháp phỏng vấn Nh ằm tìm hiểu sâu h ơn vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng, tác giả tiến h ành phỏng vấn sâu 45 đối tượng cụ thể tại xã Ân Tường Tây là 15 người, xã Ân Tường Đông là 15, xã Ân Nghĩa là 15 người và một số vị lãnh đạo địa phương, các b an nghành có liên quan như: phòng LĐTB và XH, nh ững người thực hiện chính sách người có công CM tại các xã, Bệnh viện huyện Hoài Ân, trạm y tế các xã..... 8
  9. 7.1.5. Phương pháp quan sát kèm theo ghi hình Tác giả sử dụng phương pháp quan sát và ghi hình nh ằm phối hợp với phương pháp trưng cầu ý kiến và phương pháp phỏng vấn với mục đích tìm hiểu và đảm bảo tính khách quan và độ chính xác của những thông tin thu được. 7.2. Phương pháp xử lý thông tin 7.2.1. Thông tin thu được từ các tài liệu Tất cả những thông tin thu thập được, tác giả đã tổng thuật, lược thuật theo các chủ đề, tổng quan tình hình nghiên cứu, xác lập một số lý thuyết, khái niệm làm cơ sở lý lu ận, xây dựng giả thiết nghiên cứu, mô tả bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội ở địa phương. 7.2.2. Thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến Phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu đ ược xử lý theo tỷ lệ % trong đó kết hợp với so sánh tương quan giữa các biến quan trọng để có thể thấy rõ mối quan hệ trong các vấn đề phân tích. 7.2.3. Thông tin thu được qua phỏng vấn Nh ững thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu được tác ghi băng, ghi chép sau đó phân loại, chọn lọc, dưới dạng trích dẫn từ các biên b ản đã được xử lý và sử dụng. 7.2.4. Thông tin thu được qua quan sát và hình ảnh Tác giả tiến h ành đối chiếu, so sánh thông tin từ việc quan sát, ghi chép cũng như những hình ảnh thu đư ợc để h ình thành câu trả lời và kiểm tra độ chính sát của thông tin cho bảng hỏi cũng như phỏng vấn sâu. 8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 8.1. Ý nghĩa lý luận Nh ững thông tin thu thập được từ nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về người có công cách mạng, người cao tuổi nói riêng và lý luận về chính sách xã hội nói chung. 9
  10. Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực người có công cách m ạng, chính sách xã h ội và chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Như chúng ta đã biết, chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng là một việc làm vô cùng cần thiết và có ý n ghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình th ực thi, công tác n ày gặp rất nhiều khó khăn, bất cập ở nhiều địa phương. Với kết quả nghiên cứu của đề tài, người thực hiện đề tài mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người có công tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; gợi mở một số giải pháp để các cấp, chính quyền địa phương, gia đình, các bên liên quan và cả cộng đồng sẽ nhận thức rõ và đ ầy đủ vai trò và trách nhiệm trong quá trình th ực h iện công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng. Đồng thời, cũng như là một thông điệp hướng sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, nhất là những người trẻ tuổi ở địa phương để cùng thực hiện có hiệu quả hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng đặc biệt với đối tượng là thương, b ệnh binh. 9. Cấu trúc khóa luận Khóa luận được cấu trúc làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận khuyến nghị. Trong đó phần nội dung được chia làm ba chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận Chương 2: Thự c trạng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM huyện Hoài Ân , tỉnh Bình Định Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm só c sức khỏe cho NCCCM huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định 10
  11. PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Chính sách xã hội Chính sách xã hội là những quy định bằng văn bản nhằm để hỗ trợ cho nhóm đối tượng trong xã hội. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đối với họ, góp phần tạo ra sự công bằng, bình đẳng, ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội. Chính sách xã hội bao gồm một số nội dung cơ bản sau: Chính sách xã hội có những đặc trưng riêng, nhờ vậy, m à người ta có thể phân biệt nó với các chính sách khác như: chính sách chính sách chính trị, chính sách kinh tế, tư tưởng. . . xét trên phương diện quản lý những đặc trưng đó là: Chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan đ ến con người, bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, lấy con người và các nhóm người làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người, hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội. Chính sách xã hội mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi vì mục tiêu cơ b ản của nó là hiệu quả xã hội. Công bằng xã hội là nội dung cơ bản của chính sách xã hội. Nhà nước sử dụng chính sách xã h ội như một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hư ớng các giá trị mới, hướng vào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái ác. Chính sách xã hộ i của nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao, tạo những điều kiện, cơ hội như nhau để mọi người phát triển và hòa nh ập cộng đồng. Hiệu quả chính sách xã hội là ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách xã hội còn mang tính kế thừa lịch sử, nó có sự thay đ ổi theo thời gian và tùy thu ộc vào đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc. Bất kỳ một khoa học nào cũng có đối tượng nhiên cứu của m ình, đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng là h ệ thống chính sách cũng như quy trình chính sách trên thực tiễn (ho ạch định, thực thi, đánh giá chính sách). Với đối tượng nghiên cứu như trên, chính sách xã hội có những chức năng cơ bản: 11
  12. Chức năng nhận thức: Chính sách xã hội phát hiện ra tính quy luật của xã hội (phản ánh đời sống văn hóa và các quan h ệ văn hóa xã hội), tính quy luật của chính trị và sự vận động của hệ thống chính trị trong xã hội. Tất cả các quy luật n ày đều phản ánh nội dung của chính sách và đóng vai trò quy đ ịnh nội dung, phương hướng của chính sách xã hội, n ên việc nhận thức nó là hết sức quan trọng của chính sách xã hội. Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất biện pháp cho công tác quản lý xã hội: một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong tương lai gần hoặc xa, làm cơ sở để lượng giá và đề xuất chính sách xã hội. Chức năng thực tiễn: chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, đi vào thực tiễn một cách thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ổn định, góp phần hoàn ch ỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước. Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển xã hội, nh ưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc một cách máy móc m à có tính độc lập tương đối. Mục tiêu của khoa học chính sách xã hội là thông qua việc nghiên cứu thực tiễn các chính sách để tìm ra những giải pháp để cải tiến hệ thống chính sách, nâng cao ch ất lư ợng hoạch định và thực thi chính sách của nh à nước hướng đến mục tiêu cuối cùng là công b ằng, an sinh và tiến bộ xã hội. Do mục tiêu và chức năng của mình, chính sách xã hội đã trở th ành một lĩnh vực rất rộng lớn, hoặc có thể xem là nó thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Có thể phân chia chính sách xã hội theo nhiều khía cạnh để tìm hiểu hoặc quản lý. Có thể nói chính sách xã hội ở cấp độ nh à nước, khu vực, nơi làm việc, cộng đồng. Chính sách xã hội có thể phân chia theo các nhóm xã hội được tác động: nhóm nghề nghiệp, giới, tuổi, tộc người. Thông thường, người ta nói đến những lĩnh vực chủ chốt sau đây: chính sách bảo đảm thu nhập trong trường hợp bình thường hoặc gặp rủi ro, chính sách thị trư ờng lao động, chính sách xã hội doanh nghiệp, chính sách nhà ở, chính sách gia đình, phụ nữ và trẻ em, chính sách xã hội trong giáo dục, chính sách xã hội trong y tế, chính sách giúp đỡ thanh niên, chính sách người cao tuổi, trợ giúp xã hội. . . [8; 9 – 11] Do hoàn cảnh đất nước ta có lịch sử phát triển khác với các nước khác cho nên chính sách xã hội được nhận thức và thực hiện cũng mang đặc điểm riêng biệt. 12
  13. Trước thời kỳ đổi mới (năm 1986 ) ở nước ta chính sách xã hội chưa được nhận thức đầy đủ. Còn tồn tại quan niệm chính sách xã hội chỉ là những chính sách dành cho nh ững đối tượng xã hội đặc biệt thiếu khả năng lao động hoặc cần ưu đãi. Nhiều người coi chính sách xã hội là chính sách cứu trợ xã hội, ưu đ ãi xã hội và bảo hiểm xã hội. Nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô như dân số, việc làm, thiết kế, những phương án phát triển chưa tính toán đầy đủ đến những vấn đề xã hội và môi trường xã hội cần thiết cho con người. Đôi khi chính sách kinh tế tách rời chính sách xã hội, còn chính sách xã hội đôi khi vượt quá trình độ phát triển của nền kinh tế. Chủ nghĩa bình quân không chỉ trong phân phối thu nhập nói chung, mà cả trong việc thực hiện chính sách xã hội. Nhiều nhu cầu xã hội của cá nhân đáng được thỏa mãn nh ưng lại đồng hóa trong tập thể, cộng đồng. Những đặc điểm khác biệt của cá nhân ít được quan tâm. Chính sách xã hội chưa được nhận thức và thực hiện đầy đủ với tất cả những yêu cầu của nó. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thực hiện ngày càng tốt chính sách xã hội. Vấn đề xã hội được tính đến nhiều hơn trong các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách xã hội đư ợc nhận thức một cách toàn diện trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhân tố con người và những điểm khác biệt của cá nhân đã được chú trọng. Thực hiện chính sách xã hội được xem là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các lực lượng xã hội chứ không còn là nhiệm vụ của riêng nhà nước như giai đoạn trước đây. Chủ nghĩa bình quân cũng được khắc phục. Với chính sách mở cửa tạo điều kiện để chúng ta huy động tiềm lực quốc tế cho việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội do các cuộc chiến trong lịch sữ để lại cũng như những vấn đề mới xuất hiện do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường [8; 55]. 1.2. Chính sách xã hội cho người có công CM Chính sách xã hội cho người có công cách mạng thể hiện truyền thống tốt đẹp của chúng ta “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước ta với thế hệ đã “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc”. Trong đó có rất nhiều chính sách cụ thể: chính sách trợ cấp, chính sách bảo hiểm, chính sách điều dưỡng, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đ ãi trong kinh tế… cho người có công. Trong đề này tác giả thực hiện nghiên cứu về chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công. 13
  14. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công, người có công CM đặc biệt là nhóm đối tượng thương binh, bệnh binh là những người rất cần đến chế độ chăm sóc nhất là vấn đề chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể người có công cách mạng đư ợc hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe được quy định trong Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế, theo thông tư chế độ chăm sóc sức khỏe đối với NCCCM cụ thể nh ư sau: Chế độ bảo hiểm và quyền lợi về bảo hiểm y tế của người có công CM Nh ững đối tượng có công cách mạng được hưởng bảo hiểm y tế bao gồm: người có công với cách mạng và thân nhân của họ đư ợc cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm y tế. Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hư ởng quyền lợi về chăm sóc sức khỏe theo quy định của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII và các văn bản h ướng dẫn thi h ành. Chế độ điều dưỡng Là một trong những chế độ rất tốt và đạt hiệu quả cao, có tầm quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe người có công cách mạng và nó nhiệt liệt được hưởng ứng. Nó được chia ra làm hai phương thức điều dưỡng đó là: Điều dưỡng mỗi năm một lần, b ao gồm những đối tượng như sau: người hoạt động cách mạng trước ngày 0 1 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đ ến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; b à mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh), b ệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do th ương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình; n gười có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; ngư ời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần, gồm những đối tượng sau: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy 14
  15. giảm khả năng lao động dưới 81%; thương binh, b ệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dư ới 81% đang sống tại gia đ ình; n gười hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Trong đó có nh ững quy định về kinh phí và nơi điều dưỡng cụ thể: Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi và về). Mức chi điều dưỡng: 1.500.000 đồng/người/lần, bao gồm: Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 1.100.000 đồng. Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường: 100.000 đồng. Quà tặng đối tượng: 100.000 đồng. Chi khác (khăn m ặt, xà phòng, bàn ch ải, thuốc đánh răng, nghe chuyện thời sự, tham quan, chụp ảnh, phục hồi chức năng,…): 200.000 đồng. Điều dưỡng tại g ia đ ình Mức chi điều dưỡng là 800.000 đồng/người/lần. [5] Chế độ chăm sóc sức khỏe cho thương binh Theo điều 20, 21, 22 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng thì thương binh được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe như sau: Trợ cấp h àng tháng, phụ cấp h àng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và kh ả năng của Nhà nư ớc; thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thì người phục vụ được Nh à nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành cho thương binh, bệnh binh đư ợc Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, đư ợc miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật. 15
  16. Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với bệnh binh Theo điều 23, 24, 25 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng th ì bệnh binh được hưởng các chế độ chăm sóc như sau: Trợ cấp hàng tháng theo t ỷ lệ mất sức lao động. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và kh ả năng của Nhà nước. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nh à nước mua bảo hiểm y tế cho con từ m ười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi h ết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dư ỡng ở gia đình thì người phục vụ được Nh à nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng. Tổ chức thực hiện và những yêu cầu thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công CM Tổ chức thực hiện Căn cứ vào những quy định trên các tổ chức, cá nhân ban ngành có liên quan: Bộ LĐ – TB&XH, Bộ tài chính, Bộ y tế, phòng LĐ – TB&XH ở địa phương, các trung tâm chăm sóc người có công … tổ chức thực hiện, cụ thể là: Hàng năm, căn cứ dự toán chi ưu đ ãi người có công và số lượng thực tế các đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ lao động – thương b inh và xã hội phối hợp với Bộ tài chính phân bổ kinh phí ngay từ đầu năm cho Sở lao động – thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ đó triển khai xuống các Phòng lao đ ộng – thương binh và xã hội triển khai thực hiện đúng theo quy định. Sở lao động – thương binh và xã hội lập danh sách đối tượng đư ợc điều dưỡng trong năm và ra quyết định điều dưỡng người có công. Sở lao động – thương binh và xã hội lập kế hoạch chi tiết phân bổ xuống Phòng lao động – thương binh và xã hội, phòng LĐ – TB&XH, hai bên phối hợp tổ chức thực hiện đưa đối tượng đi đ iều dưỡng tại các cơ sở điều dư ỡng hoặc điều d ưỡng tại gia 16
  17. đình theo quy đ ịnh. Sở lao động – thương binh và xã hội phối hợp với Sở Y tế thực hiện thăm khám sức khỏe cho đối tượng điều dưỡng tại gia đ ình . Kinh phí chi tiền điện, nư ớc sinh hoạt, văn nghệ, báo chí được giao dự toán trực tiếp cho các cơ sở điều dưỡng n gười có công với cách mạng do Ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/3/2009. Những yêu cầu đặt ra khi thực hiện Đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đặc biệt là ngành LĐ – TB&XH và ngành y tế, các tổ chức đo àn thể, người được điều dưỡng. Đòi hỏi khi thực hiện đảm bảo thực hiện đúng quy định của các chính sách. Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện h ành. Trường hợp đối tư ợng đi điều dưỡng tập trung, nếu không ở hết thời gian của đợt điều dưỡng thì không được thanh toán lại tiền. Số kinh phí còn lại do Sở lao động – thương binh và xã hội quản lý để tăng số đối tư ợng hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm [5]. 1.3. Các khái niệm liên quan 1.3.1. Chính sách xã hội Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách xã hội trong đó định nghĩa của PGS.TS. Lê Trung Nguyệt được xem là đ ầy đủ chính xác, nó ch ỉ rõ chủ thể xây dựng chính sách và đ ề ra nhiệm vụ cụ thể của chính sách xã hội. “Chính sách xã hội là loại chính sách được thể hiện bằng pháp luật của nhà nước thành một hệ thống quan điểm, chủ trương phương hướng và biện pháp để giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề liên quan đến công bằng xã hội, và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội” [8; 7]. 1.3.2. Quan niệm về người có công cách mạng Cho đến nay, hầu như chưa có một định nghĩa cụ thể về người có công cách mạng. Theo Pháp lệnh ưu đ ãi dành cho người có công cách mạng, ban h ành theo quyết định n ăm 2005 “ Người có công cách mạng" là những người: 17
  18. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đ ến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. Liệt sĩ. Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Bệnh binh. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Người có công giúp đỡ CM. Thân nhân của những người có công cách mạng. Trong đó được khái niệm một cách rõ ràng về từng loại đối tượng cụ thể: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công n hận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chún g cách mạng cấp xã ho ặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. Liệt sĩ là người đ ã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nh à nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục m à hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm 18
  19. cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở đ ịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những b à mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế h ay có thể hiểu bà mẹ Việt Nam anh hùng là người đã sinh ra và nuôi dưỡng những đưa con liệt sĩ, theo quy định ít nhất là 2 người con. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Thương binh là quân nhân, công an nhân dân b ị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh" và "Huy hiệu thương binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; d ũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nh à nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở đ ịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó được chia ra làm 4 lo ại: thương binh loại 1 (trên 81% ), thương binh loại 2 (từ 61% - 80% ), thương binh hạng 3 (từ 41% - 60% ), thương binh loại 4 (từ 21% - 40% ). Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị th ương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp tại Điều 19 (quy định về thương binh) được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh". Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được gọi chung là thương binh. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đ ình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên; ho ạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ 3 năm nhưng đ ã có đủ 10 năm trở lên công tác trong Quân đội nhân 19
  20. dân, Công an nhân dân; đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 10 năm nhưng không đủ điều kiện hư ởng chế độ hưu trí; làm nghĩa vụ quốc tế; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phụ c vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đ ơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có h ại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho đ ịch. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng (về trợ cấp, bảo hiểm) là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng “Huân chương kháng chiến”, “Huy chương kháng chiến”. Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người trong gia đ ình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" ho ặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người đư ợc tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; ngư ời trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến h oặc Huy chương kháng chiến [17 ]. Chúng ta có thể nhận thấy rằng người có công CM bao gồm rất nhiều đối tượng nhưng trong đề tài này tác giả chỉ tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe thương, bệnh binh hơn ai h ết họ là những người rất cần đến hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ở đối tượng thương, bệnh binh được chia ra làm nhiều loại đối tư ợng khác nhau và trong khóa luận này tác giả tìm hiểu những người thương, bệnh binh chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2