Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 4
download
Mục đích cơ bản của luận văn này là làm rõ thêm lý luận khoa học các quan điểm về sức khỏe và quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Đánh giá được tương đối thực trạng về thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để từ đó, có thể đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN QUỐC ĐOÀN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP- LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - THÁNG 04 NĂM 2020
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: TS. ĐÀM BÍCH HIÊN Phản biện 2: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 401 Nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia 77 Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 9 giờ 00, ngày 21 tháng 08 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ai sinh ra trên đời cũng đều có riêng cho mình những mục đích sống khác nhau, nhưng dù là mục đích, lý tưởng gì thì chúng ta đều cần có sức khỏe thì mới thực hiện được những mục tiêu này. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân cũng như của toàn xã hội. Bác Hồ kính yêu nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”[16]. Có thể nói: Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, do vậy, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn là vấn đề mà các Nhà nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Từ khi tiến hành đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ nhân quyền và hội nhập quốc tế, vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân càng được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của sức khỏe của người dân trong xã hội nên ngay từ khi nước Nhà mới giành được độc lập, các quyền của công dân nói chung và quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe nói riêng ngày càng được pháp luật Việt Nam ghi nhận và khẳng định. Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới, chất lượng dịch vụ y tế, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân đạt được nhiều thành tựu nhất định. Mạng lưới cơ sở y tế được phát triển. Thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, những năm qua Việt Nam đã không ngừng phát triển mạng lưới y tế hoàn chỉnh, rộng khắp từ Trung ương đến tận các xã, thôn, bản trong cả nước, góp phần nâng cao thể trạng sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, về cơ cấu dân số. Việt Nam hiện phải đối mặt với những thách thức mới về sức khỏe. Xã hội ngày càng hiện đại kèm theo những hệ lụy như tình trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, áp lực công việc, con người ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe người Việt Nam. Thực tế, tuổi thọ của người dân Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng nhìn chung chất lượng sức khỏe chưa được nâng lên, trong khi đó những nguy cơ có hại cho sức khỏe vẫn rất cao và ngày càng gia tăng. Trong đó, ô nhiễm môi trường, việc sử dụng thực phẩm hàng ngày không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tồn tại. Ở các vùng nông thôn còn ít hiểu biết chung về sức khỏe, bệnh dịch và 1
- đặc biệt là chưa quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ, khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách khám chữa bệnh định kỳ cho người dân, tuy nhiên ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhóm đối tượng có thu nhập thấp vẫn ít được quan tâm đúng mực, chưa có chế tài xử phạt rõ ràng đối với các hành vi làm tổn hại đến sức khỏe người khác, chưa có chỉ tiêu cụ thể về sức khỏe để nâng cao và bắt kịp với thế giới. Trong bối cảnh này, Việt Nam cần phải định hưởng lại hệ thống chính sách về vấn đề chăm sóc, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân để giải quyết những thách thức trên và thiết kế lại cách thức cung cấp dịch vụ y tế nhằm đảm bảo các chức năng y tế công cộng thiết yếu, cũng như tái thiết lập một hệ thống bảo vệ và chăm sóc sức khỏe vững mạnh. Chính phủ cần có những chính sách và chiến lược mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện chất lượng bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người dân cần được quyền tiếp cận thông tin để có thể chủ động, tích cực tham gia các quyết định, cũng như thiết lập các mô hình chăm sóc sức khỏe mới và phù hợp, đáp ứng nhu cầu của từng vùng, từng địa phương và từng nhóm đối tượng cụ thể. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay nhằm đẩy mạnh phát huy những mặt tốt, những thành tựu đã đạt được, đồng thời tìm ra những khó khăn, vưởng mắc khi thực hiện những công việc này trên thực tế, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chính sách, của pháp luật với vấn đề bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn tới là rất cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề bảo đảm quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay không còn là vấn đề mới mẻ. Ở những phương diện và mức độ khác nhau đã có một số công trình, bài báo đề cập đến vấn đề này. Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được, và trong phạm vi quan tâm của đề tài, nổi bật lên một số công trình sau: Tác giả Lê Thị Hoàng Liễu với đề tài luận án tiến sĩ xă hội học “Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở” năm 2014 Luận án gồm 138 trang với 4 chương với có nội dung: Đánh giá thực trạng kiến thức của người dân biết về chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mức độ tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại hệ thống y tế công địa phương, Đánh giá của người dân về cung cách thái độ phục vụ của viên chức y tế 2
- địa phương và quan tâm của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương. Tác giả Đặng Bích Thủy với đề tài luận án tiến sĩ “Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam” năm 2017. Luận án gồm 144 trang với 4 chương có nội dung: đánh giá thực trạng việc thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam. Tác giả Vương Vân Huyền với đề tài luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” năm 2014. Luận án gồm 88 trang với 2 chương có nội dung: phân tích thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam, Luận văn hướng tới xây dựng các giải pháp pháp lý để góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tác giả Trần Quốc Bảo với luận văn thạc sĩ xã hội học đề tài “Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” năm 2019. Luận văn gồm 3 chương với nội dung: Tìm hiểu tình hình chăm sóc sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở huyện Đức Huệ, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bản huyện Đức Huê tỉnh Long An. Tác giả Trần Hằng với bài viết “Đảm bảo mọi người dân đều có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe” đăng trên báo điện tử Vietnamnet online ngày 29/11/2019 nêu vấn đề trăn trở trong nhiều năm qua của ngành y tế là đến năm 2020 phải giải quyết căn bản tình trạng quá tải khám, chữa bệnh tại một số bệnh viện tuyến cuối. Các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến vấn đề về sức khỏe cộng đồng riêng lẻ, chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người trong thời kỳ mới, và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quá điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích tổng quảt: Làm rõ thêm lý luận khoa học các quan điểm về sức khỏe và quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Đánh giá được tương đối thực trạng về thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để từ đó, có thể đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam trong thời gian tới. 3
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận bao gồm làm rõ các khái niệm chính liên quan đến để tài: quyền bảo vệ, quyền chăm sóc sức khỏe con người, các lý thuyết, cách tiếp cận có thể áp dụng cho việc tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay. Tim hiểu cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quyển bảo vệ chăm sóc sức khỏe và xác định những vấn để cần tập trung phân tích. Xây dựng khung phân tích và sử dụng các dữ liệu, thông tin thu thập được để phản tích, đánh giá việc thực hiện quyển bảo vệ chăm sóc sức khỏe và các yếu tố tác động trong bối cảnh hội nhập kinh tế ở Việt Nam theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề xuất các gải pháp nhằm thực hiện tốt hơn quyển bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sức khỏe và quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Thực trạng quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay. Một số giải pháp nâng cao thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trên toàn quốc. Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, các số liệu chủ yếu trong 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020. "Bảo vệ chăm sóc sức khỏe" là một khái niệm rộng lớn. Do đó, nội dung của quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe cũng rất rộng, bao phủ ở hầu hết các lĩnh vực trong xã hội. Tuy nhiên, để phù hợp với quy mô của một Luận văn Thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực Y tế liên quan trực tiếp đến bảo vệ sức khỏe và chăm sóc sức khỏe con người. Những vấn để khác liên quan đến quyền sức khỏe như: Bạo hành, xâm phạm tính mạng, thân thể, tại nạn thương tích, buôn bán người… và các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong các lĩnh vực khác như: Hình sự, Dân sự, Lao động, Tư pháp… sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của để tài này, 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền 4
- tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: a) Phương pháp tổng quan tài liệu có sẵn, bao gồm các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, các văn bản luật pháp, chính sách, chương trình liên quan đến thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, Các văn bản chính sách liên quan trong lĩnh vực y tế trong quá trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam có những ảnh hướng đến thực hiện quyển bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người. b) Phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp các đề tài nghiên cứu có liên quan để tổng hợp và phân tích, lý giải các vấn để mà mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra để tìm hiểu thực trạng thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý huận, luận văn đã góp phần hoàn thiện lý luận về nghiên cứu quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người khi vận dụng lý thuyết về quyền con người, lý thuyết cấu trúc- chức năng, lý thuyết sinh thái học xã hội trong lĩnh vực Y tế và cách tiếp cận dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa chủ thể mang quyền (con người) và các bên liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyền về sức khỏe. Sự xem xét mối quan hệ này cũng được đặt trong bối cảnh Việt Nam đang có nhiều biến đổi về kinh tế - xã hội dưới tác động của quá trình hiện nay khi mà Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập Quốc tế, đặc biệt là sự điều chinh các chính sách kinh tế vĩ mô. Việc vận dụng các lý thuyết và cách tiếp cận nêu trên trong mối liên hệ với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam không chỉ cho phép tìm hiểu được bản chất của quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe mà còn cho phép tim hiểu và lý giải những tác động của chính sách, pháp luật Nhà nước đối với việc thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe từ bối cảnh kinh tế- xã hội tới các yếu tố liên quan đến các bên chịu trách nhiệm thực hiện quyển này. Về mặt thực tiễn, luận văn chi ra những hạn chế và những khó khăn trong quá trình thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người của các bên chịu trách nhiệm thực hiện đó là Nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng và gia đình. Dựa trên những phát hiện này luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để việc thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người ở Việt Nam được hoàn thiện hơn. Những phát hiện và giải pháp của luận văn là nguồn tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và những cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người nói riêng và quyền con người nói chung. 5
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cẩu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Chương 2. Pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe và thực tiễn thi hành ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Giải pháp, kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE 1.1. Lý luận về quyền được chăm sóc sức khỏe 1.1.1. Khái niệm chung về sức khỏe Sức khỏe, lâu nay vẫn được xem như là tình trạng không có bệnh tật, đau yếu. Tuy nhiên, theo định nghĩa của tổ chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Như vậy chúng ta có thể hiểu sức khỏe gồm ba mặt: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. 1.1.2. Khái niệm chung về bảo vệ chăm sóc sức khỏe Bảo vệ sức khỏe: Là các hoạt động nhằm ngăn chăn các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của một người và dẫn đến các tình trạng chấn thương, đau yếu và bệnh tật. Ở đâu thì con người cũng đều phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy cơ sức khỏe trong cuộc sống. Một số hoàn cảnh dẫn tới các nguy cơ gồm: suy dinh dưỡng, béo phì, huyết áp cao, sử dụng thuốc lá, sử dụng các loại nước uống có cồn, nguồn nước không sạch, không đảm bảo vệ sinh và chất thải… Các hoạt động bảo vệ sức khỏe sẽ làm giảm các nguy cơ tác động tiêu cực đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng như các bệnh truyền nhiễm. Có môt số nguy cơ như tiền sử gia đình, sự kiểm soát của mỗi cá thể, và các yếu tố khác như phong cách sống, môi trường xã hội và hạ tầng, có thể được cảnh báo để tăng duy trì và tăng cường sức khỏe. Ngành y tế đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các nguy cơ này. 6
- 1.1.3. Khái niệm chung về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đối với mỗi cá nhân, để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi đối với sức khỏe của bản thân mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Theo các quy định và trên tinh thần của pháp luật, nội dung của quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe đó là: Mọi người đều có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Nhà nước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp, ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác, và tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu. 1.2. Lý luận pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe 1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe Khái niệm pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe: Tùy góc độ tiếp cận mà có thể có khái niệm không giống nhau đối với pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, ở bình diện chung, xét từ góc độ lý luận về Nhà nước và Pháp luật, lý luận về quyền con người và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe, có thể đưa ra khái niệm đối với pháp luật về quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam như sau: Pháp luật về quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm do Nhà nước Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận để quy định về các quyền lợi của mọi người dân trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc sức khỏe, và hệ thống các biện pháp pháp tổ chức của Nhà nước, của xã hội để bảo vệ, bảo đảm quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe được thực thi trên thực tế. 1.2.2. Vị trí, vai trò của quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về sức khỏe có thể nhận thấy vai trò của quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe như sau: Thứ nhất, bảo vệ chăm sóc sức khỏe là một quyền con người cơ bản, không thể thiếu để thực hiện các quyền khác. Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn chăm súc sức khỏe cao nhất có thể đạt được để sống một cuộc sống có nhân phẩm. Hiện thực hóa quyền được chăm súc sức khỏe có thể được thực hiện thông qua nhiều cách tiếp cận bổ trợ nhau, chẳng hạn như xây dựng chính sách y tế, hoặc thực hiện các chương trình y tế do Nhà nước triển khai, hoặc ban hành 7
- những văn bản pháp luật cụ thể để điều chỉnh. Thứ hai, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe liên quan mật thiết với và phụ thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, nhân phẩm, bình đẳng, không phân biệt đối xử, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền tự do lập hội, hội họp, đi lại. Những quyền và tự do này là những yếu tố hợp thành của quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Thứ ba, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe không chỉ được hiểu như là một quyền được khỏe mạnh mà bao gồm các tự do và quyền khác, ví dụ như tự do trong việc làm chủ về sức khỏe và thân thể, kể cả về tình dục và sinh sản, tự do không bị can thiệp, chẳng hạn không bị tra tấn, điều trị và thí nghiệm y tế mà không được sự đồng ý, quyền bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc sức khỏe... Thứ tư, thuật ngữ “tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được” đề cập đến những tiền đề sinh học và kinh tế-xã hội của từng cá nhân và nguồn lực sẵn có của Nhà nước. Có rất nhiều khía cạnh không thể được giải quyết chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân. Đó là những yếu tố như gien di truyền, tính nhạy cảm của cá nhân với tình hình sức khỏe của bản thân, lối sống và điều kiện sống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Vì vậy, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe được hiểu là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hóa, dịch vụ và điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể. Thứ năm, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản là: Khả năng sẵn có về cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế công, các loại hàng hoá và dịch vụ, cũng như các chương trình chăm sóc sức khỏe của Nhà nước. Khả năng có thể tiếp cận của mọi người với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hoá và dịch vụ y tế . Thứ sáu, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe, giống như tất cả các quyền con người khác, đặt ra ba cấp độ nghĩa vụ đối với Nhà nước đó là: nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện. 1.3. Bảo đảm quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe 1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe Bình đẳng và không phân biệt đối xử Nguyên tắc không phân biệt đối xử bảo đảm rằng quyền con người được thực thi mà không phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc ý kiến khác, nguồn gốc xuất 8
- thân hoặc địa vị xã hội, tài sản, hoặc tình trạng khác chẳng hạn như khuyết tật, tuổi tác, hôn nhân và gia đình, khuynh hướng tình dục và tình trạng sức khỏe, nơi cư trú, tình hình kinh tế và xã hội. Khả năng sẵn có Liên quan tới nhu cầu cấp thiết phải có đủ số lượng cho hoạt động của các cơ sở y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ, cũng như các chương trình y tế cho tất cả mọi người. Tính sẵn có có thể được đo lường thông qua phân tích dữ liệu phân tách thành các phân tầng khác nhau và đa dạng bao gồm căn cứ theo độ tuổi, giới tính, nơi cư trú và tình trạng về kinh tế, xã hội thông qua khảo sát định tính để nắm được mức độ bao phủ về bảo hiểm và lực lượng nguồn nhân lực trong ngành y tế. Phổ quát, không thể chia cắt và phụ thuộc, quan hệ lẫn nhau Đặc tính cơ bản và quan trọng của quyền con người là mang giá trị phổ quát và không thể tước đoạt. Các quyền được áp dụng bình đẳng như nhau và cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, không phân biệt. Các tiêu chuẩn quyền con người đối với thực phẩm, sức khỏe, giáo dục, không bị tra tấn, đối xử vô nhân đạo hay hạ thấp con người… đều có liên quan đến nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó sự cải thiện, nâng cao hưởng thụ một quyền nào đó sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ, hưởng thụ các quyền khác của con người. Tương tự như vậy, việc tước đi một quyền cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến những quyền khác. Khả năng tiếp cận Yêu cầu các cơ sở y tế, hàng hóa và dịch vụ công phải bảo đảm rằng người dân có thể dễ dàng tiếp cập được. Khả năng tiếp cập có bốn khía cạnh liên quan như sau: Không phân biệt đối xử, Khả năng tiếp cận thể chất, Khả năng tiếp cận kinh tế (khả năng chi trả), Khả năng tiếp cận thông tin. Sự tham gia Việc tham gia đòi hỏi phải đảm bảo rằng Nhà nước, tổ chức và công dân có quyền sở hữu và kiểm soát các quá trình xây dựng chương trình, chính sách phát triển y tế, sức khỏe trong tất cả các giai đoạn từ lập chương trình, kế hoạch, phân tích, thực hiện, giám sát và đánh giá chính sách về sức khỏe cộng đồng. Khả năng chấp nhận được Liên quan đến vấn đề tôn trọng đạo đức ngành y, phù hợp với yếu tố văn hóa. Khả năng chấp nhận được đòi hỏi các cơ sở y tế, hàng hóa, dịch vụ và chương trình bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phải lấy con người làm trung tâm và phục vụ 9
- cho nhu cầu cụ thể của các nhóm dân cư khác nhau và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về y đức để vì niềm tin và sự hài lòng của người bệnh. Khi Nhà nước xây dựng, thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe phải luôn tính đến khả năng chi trả chi phí các dịch vụ này. Phải chắc chắn rằng toàn bộ người dân đều có khả năng chi trả cho việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe của cá nhân mình. Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ một phần hoặc toàn phần cho các đối tượng yếu thế trong xã hội như: Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc thiểu số, Người già, trẻ em, người khuyết tật… Chất lượng Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ về sức khỏe phải được kiểm soát, được cơ quan Nhà nước phê duyệt một cách khoa học dựa trên các tiêu chuẩn về y tế. Chất lượng là một thành phần chính của tiêu chuẩn y tế, gồm cả về kinh nghiệm cũng như nhận thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ y tế chất lượng phải gồm các tiêu chuẩn sau đây: An toàn: tránh gây thương tích cho những người cần được sự chăm sóc sức khỏe; Hiệu quả: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên bằng chứng cho những người có nhu cầu; Lấy người dân làm trung tâm: cung cấp dịch vụ chăm sóc đáp ứng sở thích, nhu cầu và giá trị cá nhân; Kịp thời: Các dịch vụ về sức khỏe phải được tiến hành nhanh chóng, khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, người dân được đáp ứng kịp thời, giảm thời gian chờ đợi và đôi khi sự đáp ứng chậm trễ có thể gây hại cho sức khỏe thậm chí tính mạng của người. Công bằng: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không thay đổi về chất lượng dựa trên giới tính, dân tộc, vị trí địa lý và tình trạng kinh tế, xã hội của người bệnh; đảm bảo người có tiền và người nghèo, người có địa vị trong xã hội và người yếu thế cùng được hưởng các chế độ như nhau trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Tích hợp: cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tích hợp với các dịch vụ liên quan như: phòng chống dịch bệnh, môi trường trong lành, thực phẩm an toàn…bảo đảm có sẵn đầy đủ trong suốt cuộc đời con người; Tiết kiệm: tối đa hóa lợi ích của các nguồn lực có sẵn và tránh lãng phí. 1.3.2. Các biện pháp bảo đảm quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe Các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật 10
- Các biện pháp áp dụng hình phạt của Nhà nước Xử lý theo pháp luật dân sự: Xử lý theo pháp luật hình sự: Ngoài các hình phạt trên người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ xung như: Cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Tiêu hủy tang vật; Khôi phục lại tình trạng ban đầu; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền; bồi thường thiệt hại… Kết luận chương 1 Qua phân tích chương 1: “Cơ sở lý luận về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe”, tác giả rút ra kết luận sau: 1. Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe là một quyền tự nhiên, cơ bản, tối cao của con người nhưng không phải là quyền tuyệt đối, xét theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện hành. Quyền này có nội hàm rộng, không chỉ liên quan trong lĩnh vực y tế đến việc bảo vệ các cá nhân khỏi bị tước đoạt tính mạng một cách tùy tiện, mà còn gắn với những điều kiện vật chất và xã hội bảo đảm cho sự tồn tại và an ninh của con người. Với nội hàm rộng như vậy, bên cạnh những khía cạnh đã được khẳng định rõ ràng, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe vẫn còn những nội dung đang được tiếp tục nghiên cứu làm rõ. 2. Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các quyền khác của con người. Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe là một phần tất yếu không thể tách rời của quyền con người. Ở Việt Nam, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe mặc dù không được quy định riêng trong một văn bản cụ thể nhưng đã được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Khung pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành, mà nền tảng là Hiến pháp 2013, và một số bộ luật, luật liên quan. 3. Pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe bao gồm tổng hợp các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền này trên cơ sở quy định pháp luật và nguyên tắc. Việc thực hiện pháp luật bị chi phối bởi hai yếu tố quan trọng đó là yếu tố về pháp luật và yếu tố ý thức và ý chí của các chủ thể tham gia vào hoạt động đảm bảo quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Những vấn đề được nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe. 11
- 4. Ở Việt Nam, quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe trực tiếp quy định trong các bản Hiến pháp, và đã được bảo vệ từ lâu trong hệ thống pháp luật thông qua các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm, cũng như các quyền được trợ giúp của những cá nhân và nhóm yếu thế. Nhìn chung, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đã tương thích với những nguyên tắc cơ bản về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe trong luật quốc tế. Mặc dù vậy, giống như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam vẫn cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện và tương thích ở mức độ cao hơn với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền này. Từ những định hướng của Đảng trong Chiến lược cải cách tư pháp và động lực từ những phát triển tiến bộ to lớn về chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, có thể tin tưởng rằng khuôn khổ pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam tới đây sẽ được hoàn thiện một cách đáng kể. Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Quy định pháp luật hiện hành về quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe 2.1.1. Quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trong Hiến Pháp 2013 Quyền con người nói chung và quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là tiếng nói chung, mục tiêu chung của xã hội loài người. Pháp luật về quyền con người ghi nhận các tư tưởng và lý luận về quyền con người. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thúc đẩy sự phát triển tự do, nhân phẩm và hạnh phúc của mỗi người, mỗi quốc gia và văn minh nhân loại. Sự ghi nhận các quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người trong Hiến pháp Việt Nam thể hiện quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kế thừa và phát huy các bản Hiến pháp cữ, Hiến pháp năm 2013 đã đặt nền móng cho thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước ta. So với các bản hiến pháp trước đây, Hiến pháp 2013 có những phát triển mới trong chế định về quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. Đó là: 2.1.2. Quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trong các VBQPPL về y tế Hiện nay, hệ thống pháp luật về y tế gồm 1137 văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh các hoạt động về sức khỏe : Điển hình là Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm (1989). Luật gồm 55 điều được chia làm 11 chương với phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành như y tế, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, thể thao, phục hồi 12
- chức năng, điều dưỡng và kế hoạch hoá gia đình. Nhiều quy định của Luật thể hiện một tầm nhìn có tính chiến lược như quy định “bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân" mà không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế. Bên cạnh ngành y tế thì ngành thể dục thể thao, ngành lao động thương binh xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Luật cũng quy định quyền của mọi công dân Việt Nam “được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ chuyên môn về y tế”. Luật còn quy định trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh… 2.1.3. Quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trong các bộ luật khác Trên tinh thần Hiến pháp 2013, các bộ luật, luật khác có liên quan cũng thể hiện khá rõ nét về quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. 2.1.4. Quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trong các Văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới là một văn bản về chính sách y tế. Có thể coi đây là chính sách của các chính sách y tế. Trong Nghị quyết 20-NQ/TW đã đưa ra năm quan điểm chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Chỉ thị 06-CT/TW năm 2002 của Ban Bí thư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở đã xác định rõ mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã; là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Quyết định số 122/QĐ-TT ngày 10-01-2013 về Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030, đã chỉ rõ: “Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội”. 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 2.2.2. Một số thành tựu đạt được của ngành y tế Với quan điểm "Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân 13
- dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân"[1], Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống y tế hiện đại, từng bước đưa các chỉ tiêu y tế vượt mức đề ra, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận, sử dụng y tế chất lượng cao ngay tại địa phương. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ giai đoạn từ 1990 đến 2019 liên quan đến lĩnh vực y tế như: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 37‰ năm 1990 xuống còn 17,3‰ vào năm 2015 và 16,7‰ năm 2019, Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm từ 51,5‰ xuống còn 21,6‰ vào năm 2015 và 20,9‰ vào 2019, Tỷ lệ tử vong ở người mẹ mang thai giảm từ 139‰ năm 1990 xuống còn 56‰ vào năm 2015 và 54 ‰ năm 2019. 2.2.3 Những thách thức trong thi hành pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe Việt Nam hiện nay Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi, nhưng nếu xem xét đầy đủ các khía cạnh chúng ta vẫn còn thấy y tế Việt Nam còn một số vấn đề như sau: Hệ thống y tế cồng kềnh, nhiều đầu mối, chưa đồng bộ, thiếu ổn định, hoạt động chưa hiệu quả, phối hợp giữa y tế công và y tế tư nhân chưa chặt chẽ để phù hợp với biến đổi mô hình bệnh tật, mất an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, già hóa dân số và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân. 2.3. Đánh giá chung về thực hiện bảo đảm quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Như đã phân tích ở trên, quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào việc quyền này có được thừa nhận, tôn trọng và thực hiện trên thực tế hay không phụ thuộc rất nhiều vào pháp luật có kiên quan. Pháp luật hiện hành về quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam không quy định trọn vẹn trong một VBQPPL cụ thể mà các quyền này được ghi nhận ở các bộ luật, luật chuyên ngành có liên quan. 2.3.1. Thực trạng thực hiện quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay Kế thừa và phát triển các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp 2013 về quyền con người: như quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền được bảo đảm an sinh xã hội… Tất cả những quyền trên đã đáp ứng những nhu cầu mới nảy sinh về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ đổi mới đất nước. Trên cơ sở Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngày càng được hoàn thiện. Nhà nước đã thông qua nhiều bộ luật, luật bao phủ hầu hết các lĩnh vực của 14
- đời sống xã hội và nhìn chung tương thích với những nguyên tắc, quy định của Luật pháp quốc tế về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Có thể nhận thấy hiệu quả của các quy phạm pháp luật thông qua các thành tựu như sau: “Năm 2008, năm đầu tiên triển khai BHXH tự nguyện, có 6,11 nghìn người tham gia thì đến tháng 12/2019 con số này là hơn 570 nghìn người (tăng gần 100 lần). Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng nhanh với 5,9 triệu người khi bắt đầu triển khai năm 2009 lên 15,77 triệu người ở thời điểm tháng 12/2019. Đầu năm 1990, sau khi thực hiện một số mô hình thí điểm BHYT. Nghị định số 299-HĐBT ngày 15/8/1992 về việc ban hành điều lệ BHYT. Sau 2 năm thực hiện, hệ thống tổ chức BHYT từ Trung ương đến địa phương đã hình thành với sự quản lý của BHYT Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Năm 2002, Chính phủ ban hành Quyết định 20/2002/QĐ-TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Kể từ đây hòa trộn 2 chính sách an sinh xã hội quan trọng là BHXH, BHYT thống nhất thực hiện từ Trung ương xuống địa phương, theo mô hình một quỹ quốc gia”. Đặc biệt, BHYT là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, với nhiều lần sửa đổi, bổ sung, chính sách BHYT phát triển mạnh mẽ, chế độ ngày càng hoàn thiện, đúng đắn, vai trò của BHYT từng bước khẳng định trong hệ thống chính sách, thực sự trở thành những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Ngày 23/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ngay sau Luật được ban hành, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn thi hành luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh ra đời đã tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể: Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã góp phần chuẩn hóa chất lượng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông qua việc quy định điều kiện tối thiểu để cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hơn nữa, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã góp phần tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân. Ngài ra, Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam đã tiếp cận được với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới, góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng được cải thiện. Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân, phòng chống dịch 15
- bệnh, nâng cao chất lượng công tác dân số, 31/7/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chương trình Mục tiêu y tế- dân số giai đoạn 2016- 2020. Trong những năm thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể, mạng lưới y tế Việt Nam được phát triển rộng khắp, cùng với Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 đã góp phần kiểm soát được các bệnh, dịch mới nổi, không có dịch lớn xảy ra, tiếp tục giảm số mắc, số tử vong của nhiều bệnh dịch nguy hiểm, bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân đã giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 15,3% năm 2013 và giảm xuống còn 13% năm 2019. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi đã giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 25,9% năm 2013 và 23,3% năm 2019. Việt Nam cũng triển khai được năng lực giám sát xét nghiệm rất tốt. Tất cả bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm và phát hiện, từ MERS-CoV, Ebola, hay cúm A/H7N9 và rất đáng tự hào khi Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới thành công trong trong việc khống chế dịch COVID-19, chữa trị không để ca tử vong nào (Tính đến hết tháng 4/2020)… Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hoạt động hiệu quả từ giám sát cộng đồng, giám sát tại cửa khẩu, tại phòng xét nghiệm, giám sát tại vùng bất thường liên quan đến yếu tố dịch tễ đều được báo cáo, sàng lọc. Luật Bảo vệ môi trường được áp dụng từ năm 2014 đã hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật về Bảo vệ môi trường phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất về môi trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực sống trong môi trường trong lành của con người. Hệ thống VBQPPL về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam tương đối toàn diện và phong phú, bao gồm các lĩnh vực như an toàn sức khỏe cộng đồng, quy định về kiểm dịch động thực vật, hệ thống quy định về kinh doanh, xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm. Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về VSATTP, nhiều văn bản luật, pháp lệnh có liên quan đến công tác kiểm soát VSATTP cũng đã được ban hành như Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Luật Hình sự, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ thực vật,... và hàng loạt các 16
- văn bản dưới luật cũng được ban hành. Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm soát VSATTP trong xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được tiếp cập theo hướng mới, chuyển từ phương thức quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm (quản lý dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố áp dụng), từ quản lý theo phương thức kiểm tra VSATTP theo công đoạn sang quản lý theo quá trình, theo chuỗi cung cấp thực phẩm. Bên cạnh những nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật quốc gia về bảo đảm và thúc đẩy quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong những năm qua Việt Nam luôn chủ trương đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là việc tham gia thực hiện về cơ bản đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người nhằm thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho người dân Việt Nam theo đúng các chuẩn mực quốc tế. Ngay sau đó, đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hết các công ước quốc tế quan trọng khác liên quan đến nhân quyền như: Việt Nam đã tham gia cả hai Công ước quốc tế cơ bản về Nhân quyền năm 1966 (ICCPR, ICESCR) và một số điều ước quốc tế khác về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như Công ước về Quyền trẻ em 1989, Công ước về quyền của người khuyết tật (2006), Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người... Trong năm 2019, Việt Nam cũng đã bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về các quyền dân sự, chính trị, một trong những công ước được sự quan tâm cao của dư luận quốc tế. Phiên bảo vệ đã diễn ra thành công trên tinh thần trao đổi thẳng thắn. Việt Nam đã giải đáp rõ ràng với lập luận vững chắc về chính sách và pháp luật của Việt Nam về quyền con người, cũng như thực tiễn triển khai các nghĩa vụ theo Công ước. Chúng ta cũng cung cấp thông tin để giúp cho các thành viên Ủy ban công ước hiểu rõ hơn về tình hình thực tế Việt Nam 2.3.2. Một số tồn tại trong thực hiện quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Vấn đề về hệ thống pháp luật: Văn bản pháp luật chưa đầy đủ: Chế tài xử phạt chưa thích đáng: Bất cập về tổ chức thực hiện của Nhà nước Bất cập về nguồn lực: Ảnh hưởng do yếu tố xã hội: 17
- Kết luận chương 2 Có thể nói, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ giai đoạn từ 1990 đến 2019 liên quan đến lĩnh vực sức khỏe như: Tăng tuổi thọ trung bình, Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, Tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) … Đây là những thành tựu đáng ghi nhận, được quốc tế đánh giá cao. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền trong cả nước đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tình trạng sức khỏe nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm, nhiều bệnh dịch nguy hiểm trước đây đến nay đã được khống chế và đẩy lùi. Không quốc gia nào có thể đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và các mục tiêu phát triển bền vững về y tế nếu thiếu hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh. Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Chăm sóc sức khỏe ban đầu là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa người dân và cộng đồng với hệ thống y tế, đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Quan điểm quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chăm sóc sức khỏe Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không những thể hiện sâu sắc chủ nghĩa nhân văn cao đẹp của Người, mà còn là kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ta trong thời kỳ mới. 3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm của Nhà nước nhưng đồng thời cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình, của mỗi lực lượng kinh tế - xã hội và của cả cộng đồng”[3]. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện được mục tiêu: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn