intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

§1  2. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ HỌCI MỤC TIÊU

Chia sẻ: Paradise6 Paradise6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu '§1  2. dao động và sóng cơ họci mục tiêu', tài liệu phổ thông, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: §1  2. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ HỌCI MỤC TIÊU

  1. §1  2. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ HỌC I MỤC TIÊU Nêu được định nghĩa dao động điều hòa. Nhận biết được dao động điều hòa dựa trên đồ thị dao động và phương trình dao động. Nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình dao động (biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha). Vẽ được đồ thị dao động, đồ thị của hai dao động lệch pha trên cùng một trục tọa độ. II CHUẨN BỊ Giáo viên  Một con lắc đơn có giá đỡ.  Một đồng hồ đếm giây.  Một thanh chắn thẳng đứng.  Một bộ thiết bị ghi đồ thị dao động của con lắc đơn, như ở hình 1.2 SGK.
  2. III GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC 1. HS tự làm thí nghiệm để nhận biết một số đặc tính của chuyển động của con lắc đơn. GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để nhận biết tính tuần hoàn của con lắc đơn.  Đánh dấu vị trí xa nhất của quả cầu để xem sau 10 dao động thì khoảng cách đến vị trí cân bằng có thay đổi không.  Dùng đồng hồ đeo tay để đếm thời gian của 10, 20, 30 dao động rồi tính thời gian trung bình thực hiện một dao động xem có thay đổi không. Từ kết quả TN đưa ra khái niệm dao động tuần hoàn. 2. Khảo sát quy luật biến thiên của li độ theo thời gian của con lắc đơn. Đưa ra định nghĩa dao động điều hòa. a) GV biểu diễn TN ghi đồ thị dao động của con lắc đơn như ở Hình 1.2 SGK.  Phân tích ý nghĩa của đồ thì dao động là cho biết sự biến thiên của li độ x theo thời gian t.  Đồ thị có dạng hình sin như dạng đường biểu diễn của hàm số sin hay côsin. x = Acos(t + ) (1) b) GV nêu ra định nghĩa dao động điều hòa. Dao động có li độ x là một hàm số côsin của thời gian t, biểu diễn bằng công thức (1).
  3. c) GV thông báo phương trình (1) gọi là phương trình của dao động điều hòa, cho phép ta xác định được vị trí của vật theo thời gian. 3. Tìm hiểu ý nghĩa các đại lượng có mặt trong phương trình dao động, gọi là các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà. GV hướng dẫn HS phân tích phương trình (1) để làm rõ ý nghĩa của các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa. Trước hết cần thông báo rằng trong phương trình (1) các đại lượng A, ,  đều là các hằng số ứng với mỗi dao động, biểu thị những đặc trưng riêng của dao động đó. a) Biên độ dao động : A là giá trị cực đại của li độ x khi t biến thiên, gọi là biên độ dao động, ứng với hai vị trí của vật dao động ở xa vị trí cân bằng nhất (x = A và x = A). Đây cũng là vị trí ban đầu mà ta đặt vật trước khi thả cho vật dao động. b) Pha của dao động : Đây là một đại lượng hơi phức tạp, khó hiểu đối với HS vì lúc đầu nó chỉ mang một ý nghĩa toán học. Trong phương trình x = Acos(t + ) gọi là pha của dao động. Sau đó mới nói rõ nếu biết (t + ) thì xác định được x, nghĩa là xác định được vị trí của dao động. Bởi vậy, có thể nói pha của dao động cho phép ta xác định được vị trí của dao động. Tuy nhiên muốn xác định được pha của dao động còn phải biết , t. Khi t = 0 thì pha có giá trị là , gọi là pha ban đầu.
  4. c) Chu kì và tần số : Hai đại lượng này chưa có mặt trực tiếp trong phương trình dao động (1). Cần phải thực hiện một số phép biến đổi toán học để làm xuất hiện hai đại lượng này.  Vì hàm số côsin là một hàm điều hòa nên khi pha (t + ) tăng lên một giá trị 2 thì x lại có giá trị như cũ x = Acos(t + ) = Acos(t +  + 2) (2) 2    = Acos   t  (3)       2 So sánh (2) và (3) ta thấy khi thời gian t tăng lên một lượng T =  thì x có giá trị như cũ, chuyển động lặp lại như cũ. Nói cách khác, T là khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật đi qua cùng một vị trí về cùng một phía và gọi là một chu kì dao động. Như vậy, phương trình dao động (1) có thể viết dưới dạng tương đương : 2 x = Acos   t    (4)  T  Khái niệm tần số của dao động được định nghĩa tương tự như tần số của chuyển động tròn đều. Đó là số dao động thực hiện được trong 1s. Dễ 1 . Suy ra một dạng tương đương nữa của phương trình dao dàng suy ra f = T động là
  5. x = Acos(2ft + ) (6) Ngoài khái niệm tần số theo ý nghĩa thông thường trên còn có một đại lượng nữa gọi là “tần số góc”. Đối với chuyển động dao động trên một đường thẳng thì không có một góc cụ thể nào cho nên tần số góc chỉ có ý nghĩa toán học. Trong phương trình x = Acos(t + ) thì pha (t + ) có ý nghĩa tương đương với góc  trong hàm số x = Acos, bởi vậy khi  được 2 viết dưới dạng  = = 2f thì  có ý nghĩa như số lần góc 2 thực hiện T được trong thời gian một giây (có ý nghĩa như vận tốc góc trong chuyển động tròn đều). Tìm hiểu cách vẽ đồ thị của một dao động điều hòa. 4. Đầu tiên GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ đồ thị của hàm số côsin (x = 2 Acos) để nhận biết dạng hình sin. Sau đó thay  =  và biểu diễn li t+ T độ x theo thời gian, với trục thời gian chia độ theo chu kì T (cho t lần lượt T T 3T T các giá trị bằng , , , 2T ...k ). 42 4 4 Sau đó vẽ đồ thị của hai dao động có c ùng chu kì (hay tần số) nhưng lệch pha nhau trên cùng một hệ trục tọa độ. Chú ý rằng hai dao động c ùng chu kì (hay tần số) lệch pha nhau 2 (ngược pha) sẽ đi qua vị trí cân bằng về
  6. T cùng một phía ở hai thời điểm cách nhau một khoảng thời gian là . Từ đó, 2 kT suy ra lệch pha nhau k có nghĩa là lệch nhau về thời gian là . 2 Có thể cho HS luyện tập ngay việc vẽ đồ thị của hai dao động cùng  pha, ngược pha, lệch pha nhau ,… 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0