intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 đề kiểm tra HK1 Sinh 7 – (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

246
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là 3 đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7 kèm đáp án này giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, ôn tập kiểm tra, thi cuối kỳ, rèn luyện kỹ năng để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình môn Sinh lớp 7.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 đề kiểm tra HK1 Sinh 7 – (Kèm Đ.án)

  1. PhòngGD-TX Uông Bí Kiểm tra học kì I Trường THCS Trần Quốc Toản Lớp 7 THCS năm học 2009-2010 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao để) I Câu hỏi trắc nghiệm Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây Câu 1: (2 điểm ) 1, Vỏ trai được hình thành từ ; a Lớp sừng b Bờ vạt áo c Thân trai d Chân trai 2 Ốc sên đào lỗ đẻ trứng có ý nghĩa sinh học gì a. Bảo vệ trứng khỏi bị kẻ thù phát hiện b Ôc sên con mới nở sẽ có thức ăn ngay c. Hai câu a,b sai d. Hai câu a,b đúng 3 Vỏ tôm cứng mà tôm vẫn tăng trưởng được là nhờ a. Vỏ tôm ngày càng dày và lớn lên làm cho cơ thể tôm lớn lên theo b. Sau mỗi giai đoạn tăng trưởng tôm phải lột xác c Đến giai đoạn tăng trưởng vỏ ki tin mềm ra d. Cả 3 câu a,b,c đều đúng 4 Cho các động vật sau ,động vật nào thuộc lớp sâu bọ và ghi vào bài làm Cái ghẻ ,cua ,nhộng ,ve bò ,tôm ,bọ xít, bò cạp ,bọ hung ,nhện , cáy, bướm,sâu xám
  2. II. Câu hỏi tự luận Câu 2 (1,5 điểm ) Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung . Câu 3 (3.5 điểm ) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống Câu 4 (3 điểm ) Nêu vai trò thực tiễn và biện pháp bảo vệ nguồn lợi Chân khớp -------------------------------- Hướng dẫn chấm môn sinh học 7 Kì I ; Năm học 2009-2010 Câu hỏi Nội dung câu hỏi Điểm Câu I 1 .b 2.d 3.b 1,5 2 điểm 4: Nhộng, bọ xít, bọ hung, bướm, sâu xám 0,5 Câu 2 Đặc điểm để nhận biết châu chấu 1,5 điểm - cơ thể chia 3 phần ;đầu ,ngực,bụng 0,5 - ngực có 3 đôi chân ,2 đôi cánh 0,5 - bụng có nhiều đốt ,mỗi đốt mang một đôi lỗ thở 0,5 Câu 3 Đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống; 3,5 điểm -vỏ ;+cấu tạo băng kin tin có thấm can xi –cứng cáp đẻ che chở vá là chỗ bám cho cơ 0,5 +Vỏ chứa sắc tố làm tôm cómàu sắccủa môi tường -tự vệ - Cơ thể chia 2 phần ;Đầu –ngực và bụng 0,5 Đầu –ngực.; 0,5 +Mắt ,râu để định hướng và phát hiện mồi + Chân hàm _ giữ và xử lý mồi 0,5 +Chân ngực _ bắt mồi và bò 0,5 Bụng ; + Chân bụng – bơi giữ thăng bằng ,ôm trứng 0,5 +Tấm lái - lái và giúp tôm bơi giật lùi 0,5
  3. Câu 4 - Vai trò thực tiễn 3 điềm + Có lợi ;làm thực phẩm ,làm thuốc ,cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu ,thụ phấn cho cây trồng ,diệt sâu hại ,làm thức ăn cho động vật khác làm sạch môi trường 1,0 + Có hại ;truyền bệnh ,phá hại sản phẩm nông nghiệp phá hại gỗ 1,0 - Biện pháp bảo vệ nguồn lợi Chân khớp ;cải tạo môi trường sống bằng cách bón phân đúng kĩ thuật ,hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường . 1,0
  4. PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Môn: SINH HỌC 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Học sinh hoàn thành tất cả các câu hỏi sau: Câu 1: (3,0 điểm) 1.1 Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào? 1.2 Tiêu hoá ở trùng giày khác với trùng biến hình như thế nào? Câu 2: (2,0 điểm) 2.1 Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? 2.2 Nêu những lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt. Em có những việc làm nào góp phần bảo vệ giun đất? Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày những đặc điểm chung của Sâu bọ. Đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác? Câu 4: (1,0 điểm) Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố có ý nghĩa gì đối với đời sống của tôm? Câu 5: (2,0 điểm) Vẽ và chú thích đầy đủ đầu và cơ quan miệng của châu chấu. Chú ý: Hình vẽ phải cùng màu mực bài làm. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
  5. PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: SINH HỌC 7 Câu 1: (3,0 điểm) 1.1 (1,0 điểm) Trùng biến hình sống và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi: - Nơi sống: ở lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong bình nuôi (0,25 đ). - Di chuyển: nhờ hình thành chân giả (0,25 đ). - Bắt mồi: dùng chân giả (0,25 đ). - Tiêu hoá mồi: nhờ hình thành không bào tiêu hoá (0,25 đ). 1.2 (2,0 điểm) Tiêu hoá ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ: - Có rãnh miệng và lỗ miệng ở vị trí cố định (0,5 đ). - Thức ăn nhờ lông bơi cuốn vào miệng rồi không bào tiêu hoá được hình thành từng cái ở cuối hầu (0,5 đ). - Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo xác định để chất dinh dưỡng được hấp thụ dần dần đến hết (0,5 đ), rồi chất thải được loại ra ở lỗ thoát có vị trí cố định (0,5 đ). Tóm lại, bộ phận tiêu hoá được chuyên hoá và cấu tạo phức tạo hơn ở trùng biến hình. Câu 2: (2,0 điểm) 2.1 (1,0 điểm) Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất: - Cơ thể hình giun (0,25 đ). - Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển (0,25 đ). - Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rút trong đất (0,25 đ). - Cách dinh dưỡng cũng góp phần vào sự di chuyển trong đất rắn (0,25 đ).
  6. 2.2 (1,0 điểm) * Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt: - Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất (0,25 đ). - Làm tăng độ màu mỡ cho đất: do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra (0,25 đ). * Những việc làm bảo vệ giun đất: - Có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất (0,25 đ). - Tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun đất (0,25 đ). Câu 3: (2,0 điểm) - Những đặc điểm chung của Sâu bọ: + Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác (0,5 đ). + Cơ thể sâu bọ có 3 phần : đầu, ngực, bụng (0,5 đ). + Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh (0,5 đ). - Đặc điểm phân biệt Sâu bọ với các Chân khớp khác: có 2 đôi cánh, 3 đôi chân và 1 đôi râu (0,5 đ). Câu 4: (1,0 điểm) Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố có ý nghĩa gì đối với đời sống của tôm: - Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn (0,25 đ), làm cơ sở cho các cử động (0,25 đ). - Nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường(0,25 đ), giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù (0,25 đ). Câu 5: (2,0 điểm) - Vẽ đúng, đẹp cân đối, cùng màu mực bài làm (1,0 đ). - Chú thích đúng, đầy đủ (1,0 đ). ----------------------------
  7. Trường THCS Nguyễn Trãi Thứ . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . KIỂM TRA HKI (SINH 7) Tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian 45 phút Điểm: Lời phê: I/ Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn: (6đ) 1. Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh là: a. Tự dưỡng. b. Dị dưỡng. c. Tự dưỡng và dị dưỡng d. Ký sinh. 2. Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người qua đường: a. Máu. b. Tiêu hóa. c. Hô hấp. d. Da. 3. Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là: a. Sống trong nước. b. Cấu tạo đa bào. c. Cấu tạo đơn bào. d. Sống thành tập đoàn. 4. Đặc điểm không phải của giun dẹp là: a. Cơ thể dẹp. b. Cơ thể đối xứng tỏa tròn. c. Cơ thể đối xứng 2 bên. d. Cơ thể gồm đầu, đuôi, lưng, bụng. 5. Cấu tạo có ở giun đất mà không có ở giun dẹp và giun tròn là: a. Cơ quan tiêu hóa. b. Hệ tuần hoàn. c. Hệ hô hấp. d. Hệ thần kinh. 6. Giun đất không ăn: a. Mùn đất. b. Vụn hữu cơ. c. Động vật nhỏ. d. Vụn hữu cơ và mùn đất 7. Trai có cơ thể: a. Phân tính. b. Lưỡng tính. c. Lưỡng tính hoặc phân tính. d. Lưỡng tính và phân tính. 8. Loài thân mềm có tác hại đục thủng thuyền và phá hoại các công trình bằng gỗ dưới nước là: a. Ốc nước ngọt. b. Hà. c. Bạch tuộc. d. Mực. 9. Vỏ bọc cơ thể của tôm có cấu tạo bằng chất: a. Kitin. b. Đá vôi. c. Kitin có tẩm canxi. d. Cuticun. 10. Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở: a. Gốc râu. b. Khoang miệng. c. Bụng. d. Đuôi. 11. Cá chép sống ở trong môi trường: a. Nước lợ. b. Biển. c. Nước ngọt. d. Cả 3 môi trường trên.
  8. 12. Ở cá chép loại vây nào dưới đây được xếp vào vây chẵn: a. Vây ngực và vây lưng. b. Vây bụng và vây đuôi. c. Vây ngực và vây hậu môn. d. Vây bụng và vây ngực. II/ Điền các cụm từ vào chỗ trống ở đoạn sau: (1đ) (Chuỗi hạch; chính thức; vòng tơ; hai bên) Cơ thể giun đất đối xứng . . . . . . . . . . . . . , phân đốt và có khoang cơ thể . . . . . . . . . . . . . . Nhờ sự chun dãn cơ thể kết hợp với các . . . . . . . . . . . . . mà giun đất di chuyển được. Giun đất có tuần hoàn kín và thần kinh kiểu . . . . . . . . . . . . . III/ Ghép cột (A) phù hợp với cột (B): (1đ) Ý nghĩa thực tiễn thân mềm (A) Tên đại diện (B) Trả lời 1. Làm thực phẩm cho người a. Mực, bào ngư, sò huyết. 1. . . 2. Làm vật trang trí b. Hóa thạch một số vỏ ốc, vỏ sò. 2. . . 3. Có giá trị về mặt địa chất. c. Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò. 3... 4. Có giá trị xuất khẩu. d. Mực, sò, ngao, hến, trai, ốc. 4... IV/ Chú thích vào sơ đồ cấu tạo ngoài của tôm đồng hình 22, trang 75 SGK: (2đ)
  9. ĐÁP ÁN  I/- Chọn câu đúng nhất: 6đ (Mỗi ý đúng 0,5đ) 1c; 2a; 3b; 4b; 5b; 6c; 7a; 8b; 9c; 10a; 11c; 12d II/ Điền từ theo thứ tự là: 1đ (Mỗi ý đúng 0,25đ) Hai bên; chính thức; vòng tơ; chuỗi hạch. III/ Ghép chéo: 1đ (Mỗi ý đúng 0,25đ) 1–d 2–c 3–b 4–a IV/ Chú thích hình: (2đ) (Mỗi ý 0,25đ) A.- Phần đầu ngực: 1.- Mắt kép. (0,5đ) 2.- Hai đôi râu. (0,25đ) 3.- Các chân hàm. (0,25đ) 4.- Các chân ngực (0,25đ). B.- Phần bụng: 5.- Các chân bụng. (0,5đ) 6.- Tấm lái. (0,25đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2