intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 Đề thi lập đội tuyển dự thi Quốc gia lớp 12 (2013 - 2014) tỉnh Đăk Lăk (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyen Phuoc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

170
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

3 Đề thi lập đội tuyển dự thi Quốc gia lớp 12 năm 2013 - 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk dành cho học sinh giỏi Sử, Ngữ văn và Tiếng Pháp, tư liệu này sẽ giúp các em phát huy tư duy, năng khiếu về môn Sử, Ngữ văn và Tiếng Pháp trước kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các cùng bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 Đề thi lập đội tuyển dự thi Quốc gia lớp 12 (2013 - 2014) tỉnh Đăk Lăk (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 12 (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) Những sự kiện lịch sử nào dẫn tới tình trạng “Chiến tranh lạnh” ra đời giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2: (2,5điểm) Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam là gì? Bằng thực tiễn lịch sử, em hãy làm sáng tỏ luận điểm đó. Câu 3: (3,0điểm) Nêu chủ trương đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương qua Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 và Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945). Câu 4: (3,0điểm) Trình bày việc thành lập các tổ chức vũ trang cách mạng nước ta từ năm 1940- 1945. Những đóng góp quân sự của ông Võ Nguyên Giáp ở giai đoạn này như thế nào? Câu 5: (3,0điểm) Quá trình hòa hoãn, đi đến đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước được Chính phủ ta tiến hành như thế nào từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946? Câu 6: (3,0điểm) Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm tác chiến của ta là “đánh chắc, tiến chắc”. Còn trong Đại thắng xuân 1975, đặc biệt Chiến dịch Hồ Chí Minh lại là “Đánh nhanh, thắng nhanh”. 1/ Em hãy giải thích vì sao có sự khác nhau về phương châm tác chiến đó? 2/ Việc thực hiện tác chiến ở 2 chiến dịch đó diễn ra như thế nào? Câu 7: (3,0điểm) Trình bày những nguyên nhân chung dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là gì? -------------- HẾT --------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……………………............…………… Số báo danh………....
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 12 Câu 1 Những sự kiện dẫn tới sự ra đời của “Chiến tranh lạnh”- (2,5điểm) - Trước hết, đó là sự đối lập giữa 2 cường quốc về mục tiêu và chiến lược. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mỹ ra sức chống Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. (0,75điểm). - Hai là, sự ra đời của “Kế hoạch Mác san” (6/1947). Mỹ viện trợ các nước Tây Âu 17 tỷ USD để phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời đưa các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự đối lập kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu. (0,75điểm) - Ba là, Mỹ lập ra tổ chức “Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO), tháng 4/1949, nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Liên Xô cũng lập ra tổ chức “Hiệp ước Vác sa va” (tháng 5/1955), để phòng thủ. (0,75điểm). - Những sự kiện trên đánh dấu sự xác lập trật tự 2 cực, 2 phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm cả thế giới. (0,25điểm). Câu 2 Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam .....(2,5 điểm) Yêu cầu số một... Yêu cầu số một của nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai đó là độc lập dân tộc. (0,5 điểm) Sáng tỏ luận điểm.... (2,0 điểm) - Dưới chế độ phong kiến, nông dân mâu thuẫn sâu sắc với quan lại địa chủ, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược họ đã tạm gác mối thù giai cấp, đứng dưới ngọn cờ phong kiến để giành lại độc lập dân tộc. Họ đã tích cực tham gia phong trào chống Pháp xâm lược. (0,5 điểm) - Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị thì giai cấp nông dân là nạn nhân của tất cả các chính sách khai thác thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt. Họ không chỉ bị bóc lột về kinh tế mà còn bị nô dịch về chính trị; phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước. Chính vì vậy, yêu cầu hàng đầu của họ là chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc. (0,5 điểm) - Tất cả các cuộc khởi nghĩa diễn ra cuối thế kỉ XIX (ngọn cờ phong kiến) đã lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia. Đầu thế kỉ XX, trong các cuộc vận động yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản cũng lôi cuốn đông đảo giai cấp nông dân tham gia. (0,5 điểm) - Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong tất cả các phong trào đấu tranh 1930- 1931, 1936-1939, 1939-1945, nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất. Từ năm 1936, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nông dân vẫn hăng hái đứng lên theo Đảng làm cách mạng; làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (0,5 điểm) Câu 3 Nêu chủ trương đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương qua các văn kiện:
  3. - Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 (2,0 điểm) + Kẻ thù: đế quốc, phát xít Pháp – Nhật và tay sai. (0,5 điểm) + Xác định nhiệm vụ và mục tiêu: nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu cao khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới người cày có ruộng. Thành lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. (0,5 điểm) + Quyết định thành lập mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh và giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào và Căm pu chia, thay tên các Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc. (0,5 điểm) + Xác định hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân. (0,5 điểm) - “Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (1,0 điểm) + Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng sâu sắc về chính trị, nhưng điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi, xác định phát xít Nhật là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp-Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. (0,5 điểm) + Hình thức đấu tranh là từ bất hợp pháp, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Quyết định phát động “cao trào kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. (0,5 điểm) Câu 4 Lực lượng vũ trang cách mạng… (3,0điểm) Sự thành lập các tổ chức vũ trang: (1,5điểm) - Thành lập các trung đội Cứu quốc quân: Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, Đảng chủ trương chuyển một bộ phận lực lương vũ trang sang xây dựng các đơn vị du kích. Tháng 2/1941, các đơn vị này thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân I tại Bắc Sơn- Võ Nhai. Trung đội này lại phân tán khắp các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn để gây dựng lực lượng. Trên cơ sở đó đã hình thành Trung đội Cứu quốc quân II (9/1941).Để đáp ứng yêu cầu mới, tháng 2/1944, Trung đội Cứu quốc quân III đã ra đời tại Bắc Sơn- Võ Nhai. (0,5 điểm) - Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân: Tình hình thế giới biến đổi mau lẹ theo hướng có lợi cho cách mạng. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị: “Sửa soạn khởi nghĩa”. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng, gồm 34 người do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. (0,5 điểm) - Thành lập Việt Nam Giải phóng quân: Để gấp rút chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (4/1945) quyết định thống nhất các đơn vị vũ trang thành lực lượng duy nhất. Tháng 5/1945, các Trung đội Cứu quốc quân và Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Như vậy, bên cạnh lực lượng đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng, ta đã có lực lượng vũ trang hỗ trợ cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. (0,5 điểm) Đóng góp quân sự của Võ Nguyên Giáp ở giai đoạn này: (1,5điểm) - Là người đứng ra thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông trở thành người “Anh Cả” của quân đội. (0,5 điểm)
  4. - Dưới sự chỉ huy của ông, Đội đã đánh thắng 2 trận liên tiếp ở đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng), gây dựng niềm tin cho cách mạng. (0,5 điểm) - Ngày 16/8/1945, thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng, ông dẫn đầu một đơn vị vũ trang, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. (0,5 điểm) Câu 5 Quá trình hòa hoãn, đi đến đuổi quân Trung Hoa Dân quốc… (3,0điểm) - Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa thành công, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân Nhật đã kéo vào miền Bắc nước ta, (phía Nam là quân Anh, Pháp…). Theo sau chúng là các tổ chức tay sai Việt Quốc, Việt Cách…về nước hòng cướp chính quyền. (1,0điểm) - Trong hoàn cảnh phải đối phó nhiều kẻ thù cùng một lúc, ta chủ trương tam thời hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc. Cụ thể: nhường cho bọn tay sai của chúng 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế trong Chính phủ; nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế (cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, dùng tiền giấy…); tuyên bố “tự giải tán” Đảng cộng sản…Nhờ đó, ta làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. (1,0điểm) - Từ tháng 2/1946, quân Trung Hoa Dân quốc phải rút về nước do cuộc nội chiến Quốc- Cộng sắp xẩy ra. Chúng đã ký với Pháp bản “Hiệp ước Hoa- Pháp”, theo đó, Pháp nhường cho chúng một số quyền lợi ở Trung Quốc. Đổi lại, quân Pháp được ra Bắc chiếm đóng. Ta tạm hòa hoãn với Pháp bằng “Hiệp định sơ bộ” (6/3/1946). Bằng hiệp ước này, ta đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta, tránh được nguy cơ phải đối phó với nhiều kẻ thù. (1,0điểm) Câu 6 Phương châm tác chiến của 2 chiến dịch…(3,0điểm) 1/ Lý do khác nhau: (1,5điểm) - Về tương quan lực lượng: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch mạnh hơn hẳn ta về mọi mặt. Địch có quân đội thiện chiến, có vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, hành quân và tiếp tế bằng đường hàng không… Còn quân đội ta chỉ quen lối đánh du kích, chưa trải qua đánh chính quy. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta mạnh hơn địch cả số lượng quân cũng như chiến thuật, chiến lược. Ta có đầy đủ vũ khí và phương tiện chiến tranh đảm bảo cho thắng lợi của chiến dịch. - Về tình thế chiến trường: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch xây dựng một trận địa phòng ngự vững chắc, được mệnh danh “pháo đài không thể công phá”. Nếu ta sử dụng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” chắc chắn tổn thất hi sinh của bộ đội sẽ vô cùng lớn, có nghĩa khó giành được thắng lợi. Còn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh không phải là trận địa chiến mà là một chiến trường rộng mở, bên nào mạnh hơn, bên đó chiến thắng. Với lý do trên nên mỗi chiến dịch, ta đã chọn phương châm tác chiến phù hợp, thể hiện nghệ thuật quân sự siêu việt. 2/ Việc thực hiện tác chiến: (1,5điểm) - Thời gian tác chiến: Chiến dịch Điện Biên Phủ, với một khoảng không gian nhỏ hẹp, nhưng chiến dịch kéo dài 56 ngày đêm (từ 13/3- 7/5/1954), ta mới thành công. Còn Chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ diễn ra trong 1 tuần (26- 30/4/1975). - Phương châm tác chiến: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta bao vây và tấn công địch bằng hệ thống giao thông hào, từng bước bao vây, chia cắt, cô lập địch để tiêu diệt chúng. Còn trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta sử dụng lối đánh thọc sâu và chia cắt địch
  5. bằng sức mạnh tổng lực của bộ binh, xe tăng, pháo, máy bay… đẩy địch vào tình thế suy vong và thất bại nhanh chóng. Câu 7: (3,0điểm) Trình bày những nguyên nhân chung dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX... (1,5 điểm) + Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản. (0,5 điểm) + Sự phân chia thuộc địa giữa các nước không đồng đều. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển mạnh, nhu cầu thuộc địa ngày càng lớn, dẫn đến cuộc chiến tranh để chia lại thuộc địa. (0,5 điểm) + Các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau dẫn đến việc hình thành các khối đế quốc đối lập, làm cho các cuộc chiến tranh nhanh chóng bùng nổ. Cả hai cuộc chiến này đã để lại những hậu quả tàn khốc, nặng nề cho nhân loại. (0,5 điểm) Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai...(1,5 điểm) + Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn về quyền lợi, lãnh thổ, về thuộc địa hết sức gay gắt giữa các nước đế quốc với nhau. Sự phân chia theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn chứa đựng những mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa các nước đế quốc. (0,5 điểm) + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc; thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản và đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. (0,5 điểm) + Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc đã dần hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau. Nhưng cả hai khối đều coi Liên Xô là kẻ thù chiến lược cần phải tiêu diệt. Chính sách hai mặt của Anh - Pháp - Mỹ đã tạo điều kiện cho phát xít Đức tiến hành cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. (0,5 điểm) ----------HẾT----------
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA NH 2013-2014 MÔN : TIẾNG PHÁP 12 (Nghe hiểu) - THPT ĐỀ CHÍNH THỨC ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- (Phiếu làm bài Nghe hiểu này gồm 02 trang) Thời gian : 25 phút, không kể thời gian giao đề. ĐIỂM ….. / 04 GIÁM KHẢO 1 GIÁM KHẢO 2 SỐ PHÁCH BẰNG SỐ BẰNG CHỮ (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) CHÚ Ý : - HS làm bài thi NGHE HIỂU trên phiếu làm bài này, không được sử dụng tài liệu, kể cả từ điển. - Không được dùng bút chì, bút đỏ và bút xóa để làm bài. IV. COMPRÉHENSION ORALE [4 points] Vous allez écouter deux documents. Pour chacun de ces documents, vous aurez 2 minutes pour lire les questions et, après chacune des trois écoutes, 1 minutes pour prendre des notes et/ou répondre aux questions en cochant la bonne réponse () ou en écrivant l’information demandée. Document 1 : 01. Le document sonore est :  a. un entretien d’embauche.  b. une interview journalistique.  c. un dialogue entre les deux collègues.  d. une discussion de travail. 02. Le collègue de Sylvie est surpris parce que :  a. Sylvie a l’air très fatiguée.  b. Sylvie est en retard.  c. Sylvie part en vacances.  d. Sylvie ne devrait pas être au bureau. 03. Pourquoi Sylvie est-elle venue au travail avec sa valise ? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 04. À la gare de Munich, Sylvie :  a. a manqué son train avec wagon-lit.  b. a rencontré son amie de classe.  c. a pris un train avec une couchette.  d. a pris un bus. 05. Pourquoi le train n’a pas pu emmener les passagers à Munich ?  a. Il y avait trop de passagers, c’était dangereux pour la sécurité.  b. Il n’a jamais démarré.  c. Il y avait une grève des cheminots.  d. Il est tombé en panne pendant le trajet. 06. Sylvie est :  a. médecin.  b. infirmière.  c. étudiante en médecine.  d. secrétaire de bureau. 1/2
  7. 07. Aujourd’hui, elle remplace Suzy pour :  a. aider le Dr Van Acker lors d’une opération.  b. laver les patients.  c. faire le tour des chambres et examiner les patients.  d. préparer les repas. 08. Suzy ne peut pas aller au travail :  a. parce qu’il neige beaucoup.  b. parce qu’elle est malade.  c. parce que sa mère est malade.  d. parce qu’elle doit s’occuper de son bébé. Document 2 : 09. Ce document sonore est :  a. un bulletin de météo.  b. une prise de parole d’une personnalité.  c. un bulletin d’information.  d. une interview à la radio. 10. Ce bulletin parle principalement :  a. d’un militaire étranger qui vit au Kenya.  b. d’une association qui aide les familles des étrangers au Kenya.  c. de la NRIPO : de sa genèse, son importance et son fonctionnement.  d. de la situation économique des familles kényanes. 11. Le fondateur de cette association est :  a. un étranger qui vit au Kenya.  b. un général kényan.  c. un Français qui travaille au Kenya.  d. un groupe de familles kényanes. 12. Les familles/les parents ont besoin d’aide car leurs enfants :  a. ne sont pas riches.  b. voyagent sans cesse à l’étranger.  c. n’ont pas de travail.  d. vivent à l’étranger. 13. L’association compte :  a. 1 500 personnes.  b. 150 parents.  c. 100 membres.  d. 500 familles. 14. Dans cette organisation, l’important c’est que :  a. les parents communiquent leurs problèmes au quotidien.  b. les gens échangent à manger jour après jour.  c. tout le monde s’aide.  d. les membres partagent la joie de vivre. 15. Les enfants du général Oginga vivent et travaillent en Angleterre.  a. VRAI  b. FAUX  c. On ne sait pas 16. Dites ce qui est arrivé à Jaramogi Arap. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ---FIN--- 2/2
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA NH 2013-2014 ĐĂKLĂK ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC ----- MÔN TIẾNG PHÁP 12 - THPT Giám khảo cần lưu ý : Bài thi được chấm điểm theo thang điểm 20 /20 và không làm tròn điểm. CORRIGÉ PROPOSÉ I. COMPRÉHENSION ÉCRITE [ 6 điểm ] Document 1 : (4 điểm) A. Répondez en cochant la bonne réponse ou en écrivant l’information demandée. 01.  b. d’un quotidien en ligne. (0,25) 02.  c. Actualité (0,25) 03.  b. Constater une situation de fait. (0,25) 04. Les nanotechnologies et les conséquences sur la santé humaine et sur l’environnement. (0,25) 05. La nanotechnologie concerne de nombreuses innovations, dont le point commun est la taille : 500 000 fois plus petites que l’épaisseur d’un trait de stylo. (0,25) 06. On les trouve dans le secteur de la santé (nanosondes pour détecter plus rapidement le cancer), de l’industrie (raquettes de tennis ultra-légères), du cosmétique (crèmes), de la gastronomie, etc. (0,125) 07. Argument 1 : Les nanoparticules peuvent endommager l’ADN de cellules humaines. (0,125) Argument 2 : Question du principe de précaution : Les industriels doivent déclarer l’utilisation de nanotechnologies. (0,25) 08. Pour avancer dans la recherche appliquée. (0,25) 09. Il faudra que les industriels indiquent sur l’étiquette des produits les infos sur l’utilisation des nanotechnologies. (0,25) B. Dites si les affirmations suivantes sont vraies ou fausses en cochant la bonne case, puis justifiez votre réponse par une phrase ou un passage du texte. 10.  b. FAUX (0,25) Justification : Il y a plusieurs débats, dont celui sur l’alimentation. 11.  b. FAUX (0,25) Justification : Encore sept réunions publiques vont avoir lieu. 12.  a. VRAI (0,25) Justification : Elle aura lieu le 23 février à Paris. 13.  a. VRAI (0,25) Justification : Il faut donc étudier les nanotechnologies famille par famille, pour évaluer les risques. C. Reformulez les phrases suivantes en proposant deux verbes équivalents pour chacun des verbes soulignés. 14. démarrer ; commencer (0,125) 15. arriver ; apparaître (0,125) 16. engendrer ; entraîner (0,125) 17. réunir ; rassembler (0,125) 18. abîmer ; détériorer (0,125) D. Que signifie l’expression « monter au créneau » ? 19. Monter au créneau : réagir fortement pour défendre sa position./ s’engager dans un combat (en premier ligne) (0,125) Document 2 : (2 điểm) – Mỗi yếu tố đúng cho 0,125 điểm. (01) découvrir (02) ère (03) Dégagé (04) dominer (05) accéder (06) fondée (07) conviction (08) conduirait (09) noble (10) meilleurs (11) vécu (12) même (13) autrement (14) objectivité (15) s’aider (16) différentes 1
  9. II. CONNAISSANCES DE LA LANGUE [ 6 điểm ] Phần ngữ pháp có 60 câu nhỏ. Mỗi câu trả lời đúng cho 0,1 điểm. A. (0,6 điểm) 01. Une personne distraite 02. Un homme maigre 03. Un enfant calme 04. Un animal remuant 05. Un canard domestique 06. Un terrain immense B. 0,5 điểm) 07. essayage 08. emballage 09. lancement 10. expéditions 11. fermeture C. (0,5 điểm) 12. plonger 13. reléguées / placées 14. consacré 15. installé / fixé 16. inscrit / porté D. 0,8 điểm) 17. pour 18. chez 19. dans 20. malgré 21. vers 22. à cause de 23. pendant 24. sur E. (1,1 điểm) 25. ai été invitée 26. avaient 27. appartenait 28. me suis retrouvée 29. avais perdu 30. ont promenés 31. a conduits 32. avons suivi 33. domine 34. étais 35. a invitée F. (0,8 điểm) 36. dont 37. laquelle 38. auxquelles 39. où 40. desquels 41. qui 42. lesquelles 43. que G. (0,4 điểm) 44. Il lui avait dit qu’à ce moment-là, il ne pouvait pas lui répondre, mais que le lendemain, ce serait peut- être possible. 45. L’élève a expliqué au professeur : « Hier, je suis allé chez ma grand-mère et j’y ai oublié toutes mes affaires. » 46. Il m’a assuré qu’il avait compris et qu’il ne recommencerait plus la même erreur. 47. Robert a dit à sa fille d’embrasser Sophie de sa part quand elle la verrait. H. (0,5 điểm) 48. Ils habitent dans un grand immeuble gris sans âme au nord de Paris. 49. Dans ces bâtiments vétustes, à l’écart de la ville, vivent des familles défavorisées. 50. On ne peut rien conserver, dans cette vieille cave humide. 51. Aujourd’hui, on y voit des escaliers condamnés et des boîtes aux lettres arrachées. 52. Réaménager le terrain l’ancien terrain vague, c’est une bonne idée. I. (0,4 điểm) 53. Tout le monde est autorisé à entrer dans cette réserve. 54. Ce sport se pratique partout maintenant. 55. Moi, je suis persuadée que rien n’existe sur Mars. 56. J’ai visité plusieurs pays ; tous m’ont plu. J. (0,4 điểm) 57. Les services publics ont été privatisés pour cause de rentabilité. 58. Des décisions ont été prises en faveur des petits actionnaires. 59. Le ministre des Finances s’est dérobé face aux questions des journalistes. 60. L’argent a été détourné par le conseiller fiscal du Crédit municipal. 2
  10. III. EXPRESSION ÉCRITE [4 điểm] Le respect des consignes concernant le contenu (0.5pt) Message • capacité à dégager ou à préciser la problématique. (0.75pt) • précision et cohérence dans la présentation et l'enchaînement des idées. (0.75pt) Qualité linguistique • compétence morpho-syntaxique. (0.75pt) • compétence lexicale. (0.75pt) • degré d’élaboration des phrases. (0.5pt) IV. COMPRÉHENSION ORALE [ 4 điểm ] Mỗi câu trả lời đúng được cho 0,25 điểm. Document 1 : (2 điểm) 01.  c. un dialogue entre les deux collègues. 05.  d. Il est tombé en panne pendant le trajet. 02.  d. Sylvie ne devrait pas être au bureau. 06.  c. étudiante en médecine. 07.  c. faire le tour des chambres et examiner les 03 Parce qu’elle arrive directement de la gare. patients. 04.  a. a manqué son train avec wagon-lit. 08.  b. parce qu’elle est malade. Document 2 : (2 điểm) 09.  c. un bulletin d’information. 13.  a. 1 500 personnes. 10.  c. de la NRIPO : de sa genèse, son importance 14.  c. tout le monde s’aide. et son fonctionnement. 11.  b. un général kényan. 15.  a. VRAI 16. Il a perdu sa femme et ses amis de l’association 12.  d. vivent à l’étranger. l’ont beaucoup aidé. __________________ 3
  11. TRANSCRIPTION DES ENREGISTREMENTS : DOCUMENT 1 : . Un homme : Tiens, qui voilà ? Sylvie ! Qu’est-ce que tu fais ici ? Tu ne devais pas revenir demain ? Une femme : Si, mais le médecin chef m’a appelée en urgence. Un homme : Je comprends mieux pourquoi tu as ta valise. Tu arrives directement de la gare, c’est ça ? Une femme : Oui, exactement. Je suis morte de fatigue. Un homme : Mais tu avais réservé une place en wagon-lit si je me souviens bien … Une femme : C’est vrai. Malheureusement, j’ai manqué ma correspondance à Munich car mon premier train est tombé en panne. Un homme : C’est pas de chance ! Une femme : Comme tu dis. Donc, le premier train est resté bloqué pendant des heures, puis on a dû descendre et monter dans un bus. On était nombreux … il y avait au moins 500 passagers. Un homme : Le bus vous a emmenés à la gare de Munich ? Une femme : Hm hm … mais évidemment mon train de nuit avec ma place dans le wagon-lit était parti depuis longtemps. Un homme : Alors, tu as dû racheter un autre billet ? Une femme : Non, en gare de Munich, un employé de la Deutsche Bahn a mis un tampon sur mon billet puis il m’a donné les horaires des trains pour Bruxelles. Il a dit que je pouvais monter dans le train suivant, comme ça. Un homme : Donc tu as voyagé toute la nuit … Une femme : Oui, j’ai traversé toute l’Allemagne en place assise et j’ai dû changer 3 fois de train … Et tout à l’heure, j’étais sur le point d’arriver à la gare quand j’ai reçu un coup de téléphone du Dr Van Acker. Il m’a dit que Suzy était malade et qu’il fallait la remplacer. Un homme : Et tu as accepté malgré la fatigue du voyage ? Une femme : Oui, C’est ça la vie des étudiants en médecine. Ha ha ha ! Mais c’est juste pour la matinée. Ensuite, Marc prendra le relais. Un homme : Bon bah, dépêche-toi alors ! Va vite prendre une douche pendant que je te prépare un café. On commence les visites avec le Dr Van Acker dans 30 minutes. DOCUMENT 2 : Donc, juste un petit commentaire Arnaud, sur cette association, la NRIPO. Elle a été fondée par un général de l’armée kenyane, Jomo Oginga, peu de temps après la mort de sa femme, il y a une dizaine d’années maintenant. En fait, ses trois enfants vivent au Royaume-Uni et donc quand il est resté seul, il a voulu répondre à un phénomène qui le touchait lui et bon nombre de gens au Kenya, celui du départ massif des enfants en quête de fortune dans des pays occidentaux et qui fait que les parents se retrouvent souvent seuls dans leur vieil âge. Euh en fait, dans les structures plus traditionnelles de la société, ça c’est impensable et donc, les parents ne savent pas toujours comment faire quand ils n’ont pas leurs enfants et qu’ils ont besoin d’aide. Voilà donc pourquoi le général Oginga a fondé cette association d’entraide. Alors, maintenant, elle est forte de 1 500 membres, donc des parents hein, mais pas le reste de la famille, car au Kenya, comme dans toute l’Afrique d’ailleurs, la famille, c’est un vaste terme et donc le général a préféré ne pas tous les inclure. L’association est présente aussi bien dans les villes que dans les campagnes, mais au fond, ce qui fait sa force, c’est vraiment cette idée que les parents peuvent s’aider les uns les autres. Par exemple, j’ai pu connaître le cas de Jaramogi Arap, un habitant de Garissa de 67 ans qui me confiait que quand sa femme est morte, eh bien ses amis de l’association se sont occupés de tout. Sans eux, il me disait qu’il n’aurait pas su quoi faire. C’était vraiment émouvant de voir à quel point il leur en est reconnaissant. Donc vous voyez, les temps changent. ________________ 4
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Câu 1 (8 điểm): Karl Marx nói: “Thực tế đã chứng minh rằng người hạnh phúc nhất chính là người làm cho người khác hạnh phúc”. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy phát biểu quan niệm của mình về hạnh phúc. Câu 2 (12 điểm ): Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp”. Anh/chị hãy cảm nhận và so sánh vẻ đẹp khác nhau của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” để làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------- HẾT --------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……………………............……………… Số báo danh………....
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn này gồm 3 trang) I. YÊU CẦU CHUNG 1. Nắm được kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn THPT. 2. Vận dụng tốt các kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học để giải quyết các yêu cầu cụ thể. 3. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, bố cục mạch lạc, văn giàu hình ảnh và cảm xúc, khuyến khích sự sáng tạo mới mẻ trong ý tưởng và diễn đạt. II. YÊU CẦU CỤ THỂ ( Đáp án và biểu điểm) Câu 1. (8 điểm) Các ý chính cần đạt : 1. Giới thiệu vấn đề quan niệm về hạnh phúc, dẫn câu trích. ( 1 điểm) 2. Giải thích câu nói của Karl Marx ( 3 điểm ) - Hạnh phúc là cảm giác sung sướng, thỏa mãn khi được đáp ứng những nhu cầu chính đáng về vật chất hoặc tinh thần. Cần chú ý phân biệt hạnh phúc với sự thỏa mãn. Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần cao quý của con người. - Vì sao “Người hạnh phúc nhất là người làm cho người khác hạnh phúc” ? Có nhiều con đường để đạt đến hạnh phúc, trong đó, sự dâng hiến là một con đường. Khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui đến cho người khác thì ta cũng được thỏa mãn, sung sướng về mặt tinh thần, tình cảm. - Thực tế đã có nhiều vĩ nhân, anh hùng dân tộc, các nhà khoa học .v.v.. đã có niềm hạnh phúc lớn lao khi cống hiến cho xã hội, cho nhân loại. - Câu nói của Marx đã nhấn mạnh yêu cầu để con người có hạnh phúc nhất, đó là sự dâng hiến, chia sẻ,“ làm cho người khác hạnh phúc”. Đây là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc, cần được học tập và phát huy. 3. Quan niệm về hạnh phúc ( 3 điểm ) - Hạnh phúc là một giá trị tinh thần cao quý cần phải biết trân trọng, dày công tìm kiếm, vun đắp. - Để có hạnh phúc chân chính, con người phải phấn đấu, vươn lên trên mọi mặt của cuộc sống để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của mình. - Quan trọng hơn là mỗi người phải biết dâng hiến cho xã hội, cống hiến cho đất nước, phải biết giúp đỡ, yêu thương, san sẻ , đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Như thế , ta mới là người hạnh phúc nhất. 4. Kết luận chung ( 1 điểm) -1-
  14. Câu 2. (12 điểm), ý chính cần đạt: 1. Giới thiệu Nguyễn Tuân – nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, dẫn câu trích. Giới thiệu nhân vật Huấn Cao và ông lái đò trong hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân ở hai thời kỳ sáng tác. ( 1,0 điểm) 2. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi : ( 2,0 điểm) - Bản chất của nghệ thuật là phát hiện và thể hiện cái đẹp của cuộc sống. - Nguyễn Tuân là nhà văn luôn khát khao đi tìm cái đẹp trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Đó là cái đẹp của thiên nhiên đất nước, cái đẹp của những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc. Đặc biệt là cái đẹp của con người. - Tuy nhiên, quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người ở mỗi thời kỳ có những nét khác nhau. Điều đó thể hiện qua hai nhân vật Huấn Cao và ông lái đò. 3. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao. (2,5 điểm) - Giới thiệu tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao - Vẻ đẹp tài hoa - Vẻ đẹp khí phách - Vẻ đẹp thiên lương - Ý nghĩa của nhân vật - Nghệ thuật xây dựng nhân vật 4. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò (2,5 điểm ) - Giới thiệu về tùy bút Người lái dò sông Đà và nhân vật ông lái đò. - Vẻ đẹp ngoại hình - Vẻ đẹp tài hoa, trí dũng - Vẻ đẹp tâm hồn giản dị, khiêm tốn - Tình cảm của tác giả đối với ông lái đò - Nghệ thuật xây dựng nhân vật 5. So sánh hai nhân vật ( 3,0 điểm) - Hai nhân vật của hai tác phẩm ở hai thời kỳ sáng tác khác nhau: trước và sau Cách mạng tháng Tám. - Trước cách mạng, là một nhà văn lãng mạn, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ một thời nay chỉ còn vang bóng. Vì vậy, nhân vật Huấn Cao được xây dựng để thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và đem cái đẹp đó đối lập với cái tầm thường, dung tục, giả dối của cuộc đời. - Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã trở thành một nghệ sĩ lớn của nhân dân, hòa mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Ông đi tìm cái đẹp trong cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. Vì vậy, vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò là vẻ đẹp bình dị, vô danh của người lao động trong cuộc đời mới. -2-
  15. - Do đặc điểm thể loại, nhân vật Huấn Cao là nhân vật truyện ngắn, tuy dựa vào nguyên mẫu trong quá khứ nhưng chủ yếu do nhà văn hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo. Nhân vật ông lái đò là nhân vật tùy bút, chủ yếu dựa vào quan sát và cảm nhận thực tế của nhà văn. 6. Kết luận chung ( 1,0 điểm) Thí sinh có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý chính cần đạt của bài. ----------HEÁT---------- -3-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2