intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

30 giây quảng cáo trên TVC

Chia sẻ: Ho Mina | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

136
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã qua lâu rồi mà thời kỳ mà nhà may, quán ăn, dầu gió, áo cưới… đều làm TVC với chi phí năm ba triệu đồng và chia sẻ cùng một loại nhạc nền, giọng đọc cho lời bình. Ngày nay, TVC thực hiện là một sản phẩm xa xỉ mà đứng trước mỗi đơn đặt hàng, các nhà quảng cáo phải vắt óc nghĩ ra cách làm sao khi phát sóng, 30 giây ngắn ngủi của phim quảng cáo phải khuấy động được cảm xúc và làm rung cảm tâm hồn người xem....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 30 giây quảng cáo trên TVC

  1. 30 giây quảng cáo trên TVC Đã qua lâu rồi mà thời kỳ mà nhà may, quán ăn, dầu gió, áo cưới… đều làm TVC với chi phí năm ba triệu đồng và chia sẻ cùng một loại nhạc nền, giọng đọc cho lời bình. Ngày nay, TVC thực hiện là một sản phẩm xa xỉ mà đứng trước mỗi đơn đặt hàng, các nhà quảng cáo phải vắt óc nghĩ ra cách làm sao khi phát sóng, 30 giây ngắn ngủi của phim quảng cáo phải khuấy động được cảm xúc và làm rung cảm tâm hồn người xem. Nếu không đó chỉ là những khoảnh khắc phù phiếm vô nghĩa không hơn không kém. Phim quảng cáo thuật ngữ chuyên môn gọi là TVC, lâu nay đã trở thành vũ khí không thể thiếu của rất nhiều nhãn hàng để tấn công vào tâm trí người tiêu dung qua các kênh truyền hình. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp trong nước biết sử dụng công cụ này hiệu quả.
  2. Không ai có thể phủ nhận hiệu quả nhanh chóng và rộng rãi của hình thức TVC. Nhưng nếu mục tiêu làm ra một TVC không rõ ràng, khoảng tiền không nhỏ để làm phim quảng cáo này có nguy cơ trở thành lãng phí. Vậy người ta cần bao nhiêu tiền để làm một TVC hay? Câu hỏi này thương gây bối rối cho những người làm công việc sang tạo trong các công ty quảng cáo. Nhưng đối với những chuyên gia nhiều kinh nghiệm thì lại dẫn đến nhiều câu trả lời rất khác nhau. Có thể chỉ cần 1.000 USD, mà cũng có thể phải tiêu tốn đến con số hàng triệu USD cho vài chục giây ngắn ngủi, tùy thuộc vào ý tưởng kịch bản phim lớn đến đâu và hiệu quả tiếp thị mà một nhãn hàng mong muốn đến mức nào.
  3. Những TVC quảng cáo dầu gội đầu, mỹ phẩm, thiết bị điện tử, xe hơi,… có những hình ảnh demo với hiệu ứng đặc biệt để mô tả sản phẩm thường phải chi trả hàng chục ngàn USD cho từng cảnh một. Dễ thấy rằng, những TVC hoành tráng với kinh phí sản xuất khổng lồ thường làm công chúng chớp ngợp và gây ấn tượng mạnh. Ngay cả các giải thưởng lớn mang tính quốc tế của giới quảng cáo cũng thường được trao cho những TVC dạng này. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo chắc chắn mức độ ảnh hưởng của chúng đến hành vi mua hang của người tiêu dung. Liệu hình ảnh kiêu hung của một chàng trai đứng trên đỉnh Himalaya với chai bia vàng óng trên tay có hơn được tấm bảng gỗ tróc sần “Bia hơi 3.000 đồng/cốc”? Vấn đề này lại thuộc phạm trù hoạch định chiến lược tiếp thị có hợp lý hay không.
  4. Nói vậy là không có nghĩa những TVC có kinh phí sản xuất thấp không thể gây ấn tượng mạnh. Có rất nhiều TVC đã được thực hiện với kinh phí cực nhỏ nhưng lai gây ấn tượng mạnh mẽ không ngờ, nhờ ý tưởng độc đáo của các nhà sang tạo. Dĩ nhiên, những tác phẩm kinh điển như vậy không phải lúc nào cũng có, hay nói đúng hơn là nghìn năm một thuở. Điều đáng nói là rất nhiều khách hang trong nước khi đặt vấn đề với công ty quảng cáo điều không thừa nhận sự thật phủ phàng ấy mà luôn mong muốn TVC của mình thuộc về thiểu số hiếm hoi này: ý tưởng cực hay, chi phí sản xuất cực thấp. Tóm lại, dù ai nấy đều công nhận tiền bạc không thể quyết định
  5. giá trị của một TVC và ý tưởng mới là yếu tố then chốt, nhưng có lẽ tốt hơn cả vẫn là một ý tưởng tuyệt vời được đi cùng với khoản kinh phí xứng đáng! Một trong những điều bất cập thường thấy của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi làm TVC là không xác định được kinh phí cần thiết dành cho việc phát sóng, không ít phim quảng cáo được đầu tư khá nhiều cho ý tưởng kịch bản lẫn kinh phí sản xuất nhưng lại chết yểu vì khoản chi phí cho media (các kênh truyền thông) chỉ còn đủ cho một hai lần phát sóng mà thôi, sau đó để dành phát ở..hội chợ! Nếu lấy trung bình một spot 30 giây ngốn hết 2.000 USD mỗi lần xuất hiện vào thời điểm tương đối tốt trong ngày, một TVC có chi phí sản xuất thường thường bậc trung khoảng 30.000 USD sẽ cần thêm vài lần số tiền ấy nữa mới đủ sức “lọt mắt xanh” người tiêu dùng.
  6. Như vậy, câu hỏi “giữa ý tưởng và chi phí sản xuất TVC, cái nào quan trọng hơn?” dường như lại không đáng quan tâm bằng đầu tư tổng thể cho việc sản xuất và phát sóng là bao nhiêu. Tất nhiên, một ý tưởng độc đáo được thể hiện hòan hảo, xuất hiện liên tục trên sóng truyền hình quả là lý tưởng. Tuy nhiên, điều này chỉ thuộc về các sản phẩm lừng lẫy đến từ các tập đòan đa quốc gia. Mặt khác, những ông chủ lớn này chỉ cần đầu tư kinh phí sản xuất TVC một lần duy nhất là có thể sử dụng để phát sóng trên khắp thế giới. Như vậy, họ lại tiết kiệm được thêm một khỏan tiền không nhỏ để tăng cường cho media. Trong khó đó, phim quảng cáo của Việt Nam chỉ phát sóng trong nước mà thôi. Mà chi phí phát sóng mới là một thách thức khó vượt qua của nhiều doanh nghiệp nội địa. Nếu hôm nay quý vị đang có trong đầu thực hiện một TVC để phát sóng thì trước hết, hãy trả lời câu hỏi liệu mình có đủ tiền trả
  7. cho các đài truyền hình hay không, sau dó mới cần tính đến chi phí “mua” ý tưởng và sản xuất. Mỗi TVC hòan thành là một công trình đúng nghĩa. Từ công đọan đầu tiên là tìm hiểu thông tin và yêu cầu của khách hàng cho đến bước cuối cùng là đem đến nhà đài để phát sóng. Tất cả các công đọan này đều cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đòi hỏi rất nhiều công sức của cả công ty quảng cáo, hãng phim lẫn khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thói quen làm việc thẳng với các hãng phim, thậm chí các đài truyền hình khi có nhu cầu làm phim quảng cáo. Họ quên rằng, cần một agency công ty thực hiện quảng cáo để phụ trách công việc xây dựng kịch bản, giám sát thực hiện TVC. Không như các sản phẩm phim ảnh khác, TVC thường chỉ là một phần nằm trong chiến dịch quảng cáo tổng thể bao trùm nhiều
  8. kênh truyền thông: TV, báo chí, quảng cáo ngòai trời, Internet… nhằm tạo ra nhiều cơ hội đưa thông điệp quảng cáo đến đối tượng tiêu dùng. Chính vì vậy, thông thường các công ty quảng cáo phải sọan thảo một kế họach chi tiết gồm rất nhiều hạng mục cần thực hiện đồng thời cho một sản phẩm, bao gồm TVC. Khi đó, tính chuyên nghiệp và đồng nhất của quảng cáo mới được đảm bảo. Tâm lý làm TVC chỉ để “bằng chị bằng em” dường như đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam, có cũng được, không có cũng không sao. Quan niệm này đã gây ra nhiều tình huống dở khóc, dở cười đối với những người làm quảng cáo có lương tâm. Vì vậy, rất cần thiết phải có một thế hệ người làm marketing am hiểu về công dụng của các hình thức truyền thông. Như thế, họ mới có thể quyết định sang suốt việc nên hay không nên đưa TVC vào kế họach quảng cáo, tiếp thị. Nhìn dưới gốc độ tiết kiệm
  9. chi phí, nên chăng chúng ta hãy để ý đến các hình thức quảng cáo hợp thời hơn chỉ trông chờ vào phim quảng cáo trên truyền hình. Internet và các hình thức quảng cáo tương tác cũng có thể là những gợi ý tốt. Đã qua lâu rồi mà thời kỳ mà nhà may, quán ăn, dầu gió, áo cưới… đều làm TVC với chi phí năm ba triệu đồng và chia sẻ cùng một loại nhạc nền, giọng đọc cho lời bình. Ngày nay, TVC thực hiện là một sản phẩm xa xỉ mà đứng trước mỗi đơn đặt hàng, các nhà quảng cáo phải vắt óc nghĩ ra cách làm sao khi phát sóng, 30 giây ngắn ngủi của phim quảng cáo phải khuấy động được cảm xúc và làm rung cảm tâm hồn người xem. Nếu không đó chỉ là những khoảnh khắc phù phiếm vô nghĩa không hơn không kém.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2