5 CÁCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NHÂN VIÊN KHÁCH QUAN<br />
<br />
Về bản chất, đây chính là dịp để nhân viên tự đánh giá và sau đó sếp đánh giá hiệu quả làm <br />
việc của nhân viên cho một giai đoạn thời gian một cách khách quan, theo nhiều khía <br />
cạnh khác nhau và mang tính xây dựng. Tuy nhiên, điều này thường khó xảy ra do cả <br />
người tự đánh giá và người đánh giá đều áp đặt suy nghĩ, cảm nhận chủ quan của <br />
mình vào quá trình đánh giá.<br />
<br />
Theo khảo sát của Globoforce – công ty tư vấn các giải pháp để công nhận nhân viên, 63% <br />
nhân viên tin rằng kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của họ không phản ánh đúng thực tế, <br />
trong khi 51% cho rằng các kết quả này thiếu chính xác. Nhận thức này lý giải vì sao nhiều <br />
nhân viên cũng như các nhà quản lý đều chẳng thích thú gì với việc đánh giá hiệu quả làm <br />
việc của nhân viên.<br />
David Niu – nhà sáng lập của TINYhr (công ty tư vấn các giải pháp cải thiện sự hài lòng của <br />
nhân viên) đưa ra những lời khuyên sau đây giúp các nhà quản lý giảm bớt tính chủ quan <br />
trong quá trình đánh giá:<br />
<br />
Phân biệt hiệu quả làm việc với cá tính<br />
<br />
Theo Niu, một trong những sai lầm mà các nhà quản lý thường mắc phải là nhầm lẫn giữa <br />
hiệu quả làm việc với cá tính của nhân viên, trong khi trên thực tế đó là hai yếu tố khác biệt. <br />
Cá tính là những đặc điểm cá nhân của nhân viên. Hiệu quả làm việc là những kết quả mà <br />
nhân viên đã đạt được trong một giai đoạn thời gian. Mỗi nhân viên có cách giải quyết công <br />
việc khác nhau và đôi khi sếp có thể không đồng tình với cách giải quyết công việc của một <br />
nhân viên nào đó.<br />
Niu khuyên các nhà quản lý nên tự hỏi liệu nhân viên có đạt được các kết quả như mình <br />
mong đợi hay không, hành vi của họ có tác động tiêu cực đến kết quả công việc hay không…<br />
Khi một nhân viên thực hiện một công việc theo cách khác với nhà quản lý thì điều đó không <br />
có nghĩa là phương pháp của nhân viên ấy không tốt.<br />
Tránh “hiệu ứng gần nhất”<br />
<br />
Sếp có nhớ những gì nhân viên đạt được trong 2 tháng vừa qua hoặc trong 11 tháng trước hay <br />
không? Đôi khi, ngay cả những việc đã xảy ra cách đây một tuần nhà quản lý cũng không thể <br />
nhớ hết. Vì vậy, theo lẽ tự nhiên, các nhà quản lý sẽ dễ nhớ những kết quả làm việc trong <br />
thời gian gần nhất của nhân viên hơn.<br />
Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là “hiệu ứng gần nhất”. Theo đó, con người có <br />
khuynh hướng nhớ tốt hơn những thông tin mà mình vừa được nhận biết trong thời gian gần <br />
với hiện tại nhất.<br />
Chẳng hạn, nếu một nhân viên phạm một lỗi trong tháng vừa rồi, hiệu ứng gần nhất sẽ <br />
khiến nhà quản lý quên hết những thành tích vượt bậc trong năm của nhân viên ấy.<br />
Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, Niu khuyên các nhà quản lý nên nhìn <br />
bao quát về những kết quả mà nhân viên đã đạt được trong cả năm thay vì chỉ bị chi phối bởi <br />
những gì đã diễn ra trong thời gian gần nhất.<br />
<br />
Không nên chú trọng quá nhiều đến quá khứ<br />
<br />
Việc để ý quá nhiều đến lịch sử làm việc của nhân viên cũng có thể làm “méo mó” kết quả <br />
đánh giá hiệu quả làm việc. Khảo sát của Globoforce cho biết, 70% nhân viên mong muốn <br />
các đánh giá, nhận xét về hiệu quả làm việc sẽ giúp họ phát triển nghề nghiệp sau này. Nếu <br />
chỉ nhìn vào quá khứ của nhân viên, nhà quản lý có thể sẽ không đưa ra được các cơ hội phát <br />
triển nghề nghiệp cho họ.<br />
Theo Niu, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên là một dịp tốt để các nhà quản lý kèm <br />
cặp, dẫn dắt nhân viên, giúp họ đạt được nhiều tiến bộ trong tương lai. Vì vậy, trong những <br />
dịp này, nhà quản lý nên tìm hiểu các mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn của nhân viên và <br />
giúp nhân viên đạt được các mục tiêu ấy bằng cách xây dựng những chương trình giúp họ bổ <br />
sung các kỹ năng cần thiết.<br />
Thu thập nhiều nguồn phản hồi khác nhau<br />
<br />
Khi thực hiện một cuộc khảo sát, doanh nghiệp không nên đưa ra kết luận chỉ dựa trên một <br />
nguồn dữ liệu mà cần phải thu thập nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Niu khuyên các nhà <br />
quản lý cũng nên áp dụng nguyên tắc này khi đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.<br />
Nghĩa là sếp nên tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp đã từng làm việc trực tiếp với <br />
nhân viên được đánh giá. Việc làm này sẽ giúp cho nhà quản lý hiểu rõ hơn về những thành <br />
công cũng như những điểm cần hoàn thiện của nhân viên.<br />
<br />
Quên đi những chuẩn mực chủ quan<br />
<br />
Nhà quản lý có sử dụng các mô hình cho điểm theo thang điểm từ 1 – 5 để đánh giá nhân viên <br />
hay không? Đâu là các tiêu chuẩn hay các thước đo để so sánh?<br />
Theo Niu, hình thức đánh giá này mang nặng tính chủ quan, bởi lẽ mỗi nhà quản lý sẽ có <br />
cách diễn giải rất khác nhau giữa một nhân viên được đánh giá “một sao” với một nhân viên <br />
được đánh giá “năm sao”.<br />
Niu khuyên các nhà quản lý nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng theo nguyên tắc SMART (bao <br />
gồm năm nguyên tắc: cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn <br />
rõ ràng) từ đầu năm cho nhân viên.<br />
Sau đó, thường xuyên cùng nhân viên rà soát lại việc thực hiện những mục tiêu này, đưa ra <br />
các chương trình hành động để cải thiện kết quả nếu cần thiết, qua đó tìm hiểu những điểm <br />
mạnh, điểm yếu của nhân viên, tính chủ động của nhân viên trong công việc, làm cơ sở cho <br />
việc đánh giá hiệu quả làm việc định kỳ cho nhân viên.<br />