6 Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc gia lớp 12 – Vòng 2 (2012 - 2013) – GD&ĐT Hà Tĩnh
lượt xem 105
download
6 Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học, Tin học, Toán , Vật lý, Lịch sử và Địa lí lớp 12 - Vòng 2 năm 2012-2013 của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh dành cho các bạn học sinh giỏi, tư liệu này sẽ giúp các bạn học sinh phát huy tư duy, năng khiếu về môn Hóa trước kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các cùng bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 6 Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc gia lớp 12 – Vòng 2 (2012 - 2013) – GD&ĐT Hà Tĩnh
- SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HOÁ HỌC –VÒNG II (Đề thi có 02 trang, gồm 6 câu) Thời gian làm bài: 180 phút Câu I: 1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các sản phẩm đibrom hoá khi cho trixiclo[3,2,1,0]octan tác dụng với Br2/CCl4. 2. Hợp chất A có công thức phân tử C9H16. Khi cho A tác dụng với hiđro dư, xúc tác Ni, thu được hỗn hợp D gồm ba chất đồng phân của nhau là D1, D2, D3 có công thức cấu tạo lần lượt là: (D1) (D2) (D3) a. Hãy xác định công thức cấu tạo của A. b. Viết công thức cấu dạng bền có thể có của D1 và D2. Câu II: 1. Từ tinh dầu hoa hồng người ta tách được hai đồng phân A1 và A2 đều có công thức phân tử C10H18O, chúng đều làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 và tạo thành C10H18OBr4. Khi cho tác dụng với HBr ở nhiệt độ thấp, từ mỗi chất sẽ tạo thành hai dẫn xuất monobrom C10H17Br. Khi oxi hoá A1 và A2 bằng CuO thì đều thu được hợp chất có công thức C10H16O, bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường axit thì đều thu được CH3COCH3 và CH3COCH2CH2COOH. Xác định cấu trúc của A1 và A2, gọi tên chúng theo danh pháp IUPAC (mạch cacbon tuân theo quy tắc isoprenoit). Viết các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra. 2. Khi chưng cất than đá người ta thu được chất A có công thức phân tử C9H8. Hiđro hoá hoàn toàn A thu được chất B (C9H16), còn nếu oxi hoá A thu được một trong các sản phẩm là axit phtalic. a. Xác định công thức cấu tạo của A và B. b. Từ A và các chất thích hợp viết phương trình phản ứng tổng hợp tạo ra các hợp chất: OH OH Câu III: 1. Khi cho phenol tác dụng với anhiđritphtalic có hoặc không có mặt bazơ đều thu được hợp chất C14H10O4 (chất X), nhưng khi đun nóng với H2SO4 đặc thì thu được phenolphtalein (chất Y). a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b. Viết công thức cấu tạo của X, Y. 2. Metyl tert–butyl ete có tên thương mại là MTBE, được dùng pha vào xăng thay cho (C2H5)4Pb để tránh ô nhiễm chì. a. Hãy đề nghị 2 sơ đồ phản ứng sản xuất MTBE ở quy mô công nghiệp đi từ nguyên liệu đầu là hiđrocacbon. b. So sánh 2 phương pháp đưa ra và lựa chọn phương pháp có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Câu IV: 1. Để tách xiclohexanon có nhiệt độ sôi 1560C ra khỏi hỗn hợp xiclohexanon và xiclohexanol người ta làm như sau: lắc hỗn hợp với dung dịch NaHSO3 bão hoà trong nước; để yên một lúc rồi thêm ete etylic, lắc đều; tách lấy phần ete và phần nước; thêm dung dịch H2SO4 loãng vào phần nước, sau đó chiết bằng ete, tách lấy phần ete rồi làm khan bằng Na2SO4; cất cách thuỷ đuổi ete thì thu được xiclohexanon. a. Giải thích ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm. b. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. 2. Hợp chất A (C5H8O) là một anđehit không no quang hoạt. Khi cho A tác dụng với C6H5MgBr rồi thuỷ phân trong môi trường axit thì thu được chất B (C11H14O). B phản ứng với B2H6 được sản phẩm rồi phản ứng với H2O2/OH- thu được chất C. Khi C phản ứng với CrO3/H+ thì thu được chất D (C11H12O3). Khử D bằng hỗn hống Zn/Hg trong HCl thu được chất E, đun E với H3PO3 thì được một xeton vòng F (C11H12O). a. Viết công thức cấu tạo của các chất từ A đến F. b. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Câu V: 1. Hợp chất A có công thức C9H8O2. Ngoài tính axit, A còn làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom. Khi đun nóng với dung dịch KMnO4, A chuyển thành kali benzoat. Cho A tác dụng với H2 có xúc tác Ni, thu được axit B có công thức C9H10O2. Biết A không có đồng phân cis – trans. Hãy xác định công thức cấu tạo của A và B. 2. Trong mật mía có một chất đường không có tính khử là rafinozơ có công thức phân tử C18H32O16. Khi thủy phân nó bằng axit thu được các sản phẩm D-fructozơ, D-galactozơ và D- glucozơ. Nếu thủy phân bằng bằng men - galactozida lại cho -D-galactozơ và saccarozơ. Nếu thủy phân bằng men invecta lại cho D-fructozơ và một đi saccarit. Metyl hóa rafinozơ, sau đó đem thủy phân thu được các sản phẩm: 1,3,4,6-tetra-O- metyl-D- fructozơ, 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-galactozơ và 2,3,4-tri-O-metyl-D-glucozơ Viết công thức cấu tạo của rafinozơ. Câu VI: 1. A là axit hữu cơ mạch hở, biết 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch NaOH 0,4M. Đốt cháy A thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng 88:27, lấy muối natri của A nung với vôi tôi xút thu được hiđrocacbon là chất khí ở điều kiện thường. Viết công thức cấu tạo các đồng phân axit của A. 2. Cho etyl propanoat tác dụng với dung dịch kiềm theo phương trình phản ứng: CH3CH2COOCH2CH3 + OH- CH3CH2COO- + CH3CH2OH Lấy vào 5 bình, mỗi bình 100 ml dung dịch có chứa 2,50 mmol OH- và 2,50 mmol etyl propanoat. Sau một thời gian nhất định ta đem chuẩn độ nhanh các dung dịch bằng HCl 0,100 mol/lít tới khi đạt điểm tương đương, được kết quả như sau: t (phút) 0 5,00 10,00 20,00 60,00 VHCl (ml) 25,00 15,53 11,26 7,27 3,01 a. Tính nồng độ các chất tác dụng tại các thời điểm chuẩn độ. b. Hãy xác định bậc của phản ứng. c. Tính hằng số tốc độ của phản ứng trên. -----------------HẾT--------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học). - Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm. - Họ và tên thí sinh………………………………., số báo danh………………………………………………
- SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC –VÒNG II Câu I: 1. Phương trình hoá học xảy ra: Tên gọi: 1,3-đibrombixiclo[3,2,1]octan và 1-brommetyl-4-brombixiclo[3,2,0]heptan. 2. a. Công thức cấu tạo của A là: CH3 H3C D1 và D2 có thế ở dạng cis hoặc trans, nên D1 có thể có cấu dạng bền: hay CH3 H3CH2C H3CH2C CH3 cis- trans- D2 có thể có cấu dạng bền: CH2CH3 H3C CH2CH3 hay H3C cis- trans- Câu II: 1. Dựa vào các giả thiết đã cho ở đầu bài ta suy ra công thức của A1 và A2 là các đồng phân cis- và trans- như sau: CH2OH CH2OH Cis – 3,7 – đimetylocta – 2,6 – đien – 1 – ol ; trans – 3,7 – đimetylocta – 2,6 – đien – 1 – ol. Sơ đồ phản ứng: (CH3)2C=CH(CH2)2C(CH3)=CHCH2OH+2Br2 (CH3)2CBr-CHBr(CH2)2C(CH3)Br- CHBrCH2OH (CH3)2C=CH(CH2)2C(CH3)=CHCH2OH+HBr (CH3)2C=CH(CH2)2C(CH3)=CHCH2Br (CH3)2C=CH(CH2)2C(CH3)=CHCH2OH+CuO (CH3)2C=CH(CH2)2C(CH3)=CHCHO (CH3)2C=CH(CH2)2C(CH3)=CHCH2OH + KMnO4 + H2SO4 CH3COCH3 + CH3COCH2CH2COOH + HOOCCOOH + … 2. Khi oxi hoá A thu được axit phtalic nên A có vòng benzen. Khi hiđro hoá hoàn toàn A thu được C9H16 nên A có 2 vòng. Vậy công thức của A và B lần lượt là:
- Sơ đồ tổng hợp: Và: 1,B2H6 OH 2,H2O2 3,NaOH Câu III: 1.a b.Các phương trình hoá học xảy ra: O OH O + O COO (C14H10O4) COOH O OH 2 + O HO O OH O + H 2O O (Phenolphtalein) 2. Từ CH4 điều chế được CH3OH. Từ (CH3)2C=CH2 điều chế được (CH3)3COH. Phương pháp thứ nhất: CH3OH + (CH3)3COH CH3 – O – C(CH3)3 + H2O Cần dùng CH3OH dư nhiều để ưu tiên tạo ra MTBE tránh tạo ete đối xứng. Chưng cất tách được ete ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng. Phương pháp thứ 2: CH3OH + (CH3)2C=CH2 CH3 – O – C(CH3)3. Phương pháp thứ nhất đi từ 2 ancol và cần nhiệt độ cao hơn để tách nước, có thể tạo sản phẩm phụ.
- Phương pháp thứ 2 đi từ một ancol, thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn, vì thế sẽ kinh tế hơn. Câu IV: 1a. Hỗn hợp xiclohexanon và xiclohexanol khi lắc với dung dịch NaHSO3 bão hoà sẽ có kết tủa tách ra không tan trong ete. Thêm dung dịch H2SO4 loãng vào phần nước sẽ hoà tan kết tủa. Dùng ete để chiết lấy xiclohexanon. Chưng cất thì đuổi được ete và thu được xiclohexanon. 1b. Các phương trình hoá học xảy ra: OH O NaOH SO3Na OH O H2SO4 SO3Na + SO2 + H2O + Na2SO4 2. A: CH3-CH-CHO B: CH3-CH-CH(OH)-C6H5 CH=CH2 CH=CH2 C: CH3-CH-CH(OH)-C6H5 D: CH3-CH-CO-C6H5 CH2-CH2OH CH2COOH CH3 E: C6H5-CH2-CH(CH3)-CH2-COOH F: O Câu V: 1.Từ giả thiết ta suy ra công thức cấu tạo của A, B lần lượt là: A: CH2=C(C6H5)COOH B: CH3CH(C6H5)COOH. 2. Vì rafinozơ là đường không có tính khử nên không còn nhóm OH somiaxetat tự do. - Thủy phân bằng axit rafinozơ cho D- flucozơ, D-galactozơ và D-glucozơ nên nó là đường ba và được tạo ra từ các mono saccarit trên - Khi thủy phân bằng men cho -D-galactozơ và saccarozơ nên -D-galactozơ ở đầu mạch - Mặt khác khi thủy phân đường ba này lại cho D-fructozơ và một đi saccarit, vì vậy D- fructozơ phải đứng ở một đầu mạch D-glucozơ đứng giữa mạch Từ các sản phẩm sau khi sau khi metyl hóa rafinozơ suy ra: + Phân tử -D –fructozơ có nhóm OH ở cacbon số 2 tham gia tạo liên kết glucozit + Phân tử -D-galactozơ có nhóm OH ở cacbon số 1 tham gia tạo liên kết glucozit + Phân tử - D-glucozơ có cacbon số 1 và số 6 tham gia liên kết glucozit Từ trên suy ra công thức cấu tạo của rafinozơ như sau: CH2OH HO OH H 1 6 OH H H O CH2 H O H 1 H OH H H OHCH2 O OH H 2 OH O H HO H OH OH CH2OH
- Câu VI: 1. Vì số mol NaOH = số mol axit nên A có dạng RCOOH. Khi RCOONa tác dụng với vôi tôi xút thu được RH là chất khí nên R chỉ chứa tối đa 4C. Gọi A là CxHyO2. Từ phản ứng cháy ta có: 44x : 9y = 88 : 27; suy ra x : y = 2 : 3. Vậy A có dạng (C2H3)nO2, trong đó 2n 4, nghiệm thích hợp là n = 2, A là C4H6O2. Công thức cấu tạo các đồng phân: CH2=CH – CH2 – COOH ; CH3 – CH =CH – COOH CH2=C(CH3) – COOH . 2. Tại các thời điểm chuẩn độ tương ứng nồng độ của este và OH- luôn bằng nhau và lần lượt bằng: Lúc đầu : Ceste =COH-=0,025mol/lít Sau 5 phút: Ceste =COH-=0,01553mol/lít Sau 10 phút: Ceste =COH-=0,01126mol/lít Sau 20 phút: Ceste =COH-=0,00727mol/lít Sau 60 phút: Ceste =COH-=0,00310mol/lít b. Dùng phương trình động học của phản ứng bậc 1 và bậc 2 lần lượt thử với các thí nghiệm: 1 C * Nếu là phản ứng bậc 1: k = ln 0 t C Sau 5 phút k5=0,095 l/mol.phút Sau 10 phút k10=0,0476 l/mol.phút Phản ứng không phải là phản ứng bậc 1 1 1 1 * Nếu là phản ứng bậc 2: k = ( ) t C C0 Sau 5 phút : k = 4,88 l/mol.phút Sau 10 phút: k = 4,88 l/mol.phút Sau 20 phút: k = 4,88 l/mol.phút Sau 60 phút: k = 4,87 l/mol.phút . Vậy: Phản ứng là bậc 2 và biểu thức động học của phản ứng là k = t Ceste COH- c. Hằng số tốc độ là k = 4,88 l/mol.phút ------------------------------------------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ – Vòng 2 (Đề thi có 01 trang, gồm 5 câu) Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (4 điểm) a. Phân biệt sự khác nhau giữa dải hội tụ nhiệt đới và frông; giữa áp cao Cực và áp cao Xibia. b. Tín phong có vai trò như thế nào đối với khí hậu nước ta? Câu 2 (3 điểm) a. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. b. Nêu nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. Câu 3 (4 điểm) a. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? Trình bày sự tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. b. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của một quốc gia. Câu 4 (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. b. Vì sao "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? Câu 5 (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của gió phơn Tây Nam ở nước ta. Trình bày hoạt động của gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ. b. So sánh đặc điểm khác nhau về tự nhiên giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. HẾT - Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.................................. Số báo danh:....................
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA HÀ TĨNH LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2011-2012 Môn: ĐỊA LÍ – VÒNG 2 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1a Phân biệt sự khác nhau giữa dải hội tụ nhiệt đới và frông; giữa áp cao Cực 2.0 và áp cao Xibia. - Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, 0.5 có cùng tính chất nóng ẩm nhưng hướng ngược nhau. - Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn khác nhau về tính chất vật lí. 0.5 - Cao áp Cực hình thành thường xuyên (do nhiệt lực – năng lượng Mặt Trời luôn yếu). 0.5 - Cao áp Xibia hình thành theo mùa (vào mùa đông t0 ở trung tâm lục địa Á-Âu giảm mạnh). 0.5 1b *Tín phong có vai trò đối với khí hậu nước ta: 2.0 - Đặc điểm của Tín phong: Thổi quanh năm từ khu vực áp cao chí tuyến về XĐ, ở 0.5 BBC có hướng đông bắc, NBC có hướng đông nam, tính chất khô .... - Mùa đông: Tín phong BBC thổi đến nước ta bị gió mùa đông bắc lấn át ở Bắc Bộ 0.5 nhưng lại tạo ra một mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau... - Thu - Đông: Tín phong BBC thổi theo hướng đông bắc gặp địa hình núi chắn gió 0.5 gây mưa ở Trung Trung bộ... - Nửa sau mùa hạ: Tín phong NBC vượt Xích Đạo thổi vào nước ta tạo ra gió mùa 0.5 Tây Nam gây mưa lớn cho cả nước... 2a Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất. 2.0 - Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, 0.5 nước trên lục địa và hơi nước trong không khí. Nước trên Trái Đất luôn chuyển động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác và tuần hoàn theo những vòng khép kín. Có 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước ở biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp 0.5 lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn: nước ở biển và đại dương bốc hơi ngưng tụ thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành 1.0 mưa. Ở vùng núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Mưa và tuyết tan theo sông suối và dòng ngầm về sông, sông đổ ra biển và đại dương, rồi tiếp tục lại bốc hơi... 2b Nêu các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của 1.0 sự tuần hoàn đó. * Nguyên nhân: 0.5 + Trên bề mặt Trái Đất có nước (thuỷ quyển), nước trong thiên nhiên luôn vận động + Do tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời + Nguyên nhân khác do: Gió, Khí áp... * Ý nghĩa: 0.5 + Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất. + Phân phối, điều hoà lại nguồn nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và vùng khô hạn thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất.
- + Tác động sâu sắc đến khí hậu, chế độ thuỷ văn làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất. 3a Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng 2.0 rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? Tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. * Tại sao ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiểm tỉ trọng nhỏ: 1.0 - Nguồn thức ăn không bảo đảm, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên. - Chủ yếu phát triển trồng trọt, chưa coi trọng vai trò của chăn nuôi. - Thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ hạn chế. - Trình độ KHKT, công tác thú y hạn chế, công nghệ sinh học chưa phát triển * Trình bày tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. 1.0 - Thức ăn tự nhiên => hình thức chăn thả - Thức ăn tự nhiên và sản phẩm trồng trọt => chăn nuôi nửa chuồng trại. - Thức ăn từ sản phẩm trồng trọt, thức ăn chế biến => chăn nuôi chuồng trại. - Thức ăn chế biến công nghiệp => chăn nuôi công nghiệp 3b Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của một 2.0 quốc gia. - Khái niệm công nghiệp hoá: Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều 0.5 hướng phát triển mạnh ngành công nghiệp.Đưa nền kinh tế chủ yếu dựa trên lao động thủ công năng suất thấp thành nền kinh tế sản xuất bằng máy móc có năng suất cao. - Khái niệm đô thị hoá: là quá trình kinh tế -xã hội, biểu hiện của nó là sự tăng 0.5 nhanh về số lượng và qui mô các điểm dân cư đô thị, tập trung dân cư trong các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. - Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của một quốc gia. + Chức năng của đô thị: Chủ yếu hoạt động các ngành công nghiệp, GTVT, thương 0.5 mại, du lịch, văn hoá, hánh chính…còn sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp. + Công nghiệp hoá phát triển dẫn đến đời sống người dân được cải thiện, lối sống thành thị được phổ biến trong dân cư, số dân thành thị sẽ tăng lên, số lượng thành 0.25 phố cũng tăng. Như vậy, đô thị hoá phát triển. + Đô thị hoá phát triển với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển sẽ trở thành nơi hấp dẫn cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp phát triển theo. 0.25 (Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và là nhân quả của nhau). 4a Trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc 2.5 Trung Bộ. - Nêu khái quát về vị trí, giới hạn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. 0.5 - Sự phân hóa về mật độ: nhìn chung mật độ sông ngòi của miền Tây Bắc thấp 0.25 hơn Bắc Trung Bộ. - Sự phân hóa về hướng chảy: Sông ngòi ở Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ 0.25 có hướng chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Sông ngòi phía nam của Bắc Trung Bộ có hướng chủ yếu tây - đông. - Sự phân hóa về chiều dài và độ dốc (hình thái sông): Các sông ở Tây Bắc và 0.25 phía bắc của Bắc Trung Bộ có chiều dài lớn như sông Đà, sông Mã, sông Cả và độ dốc lòng sông nhỏ hơn so với các sông phía nam của miền. Các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ ngắn và có độ dốc lớn. - Về tổng lưu lượng dòng chảy: Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ có tổng lưu 0.25 lượng lớn hơn các sông ở phía nam. - Sự phân hóa về thủy chế: Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ, sông ngòi của Bắc 0.25
- Trung Bộ lũ vào thu đông. - Sự phân hóa hàm lượng phù sa và giá trị kinh tế: Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ 0.25 có tổng lượng phù sa, giá trị thủy điện lớn hơn các sông ở phía Nam. * Giải thích: Do đặc điểm về địa hình, hướng địa hình, diện tích lưu vực và chế độ 0.5 mưa khác nhau ở phía bắc và phía nam dẫn tới sự phân hóa sông ngòi của miền. 4b "Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông 1.5 Cửu Long: - Sông dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, có hồ TônlêXap (CamPuChia) 0.5 điều tiết nước, nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài. - Do địa hình thấp, bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác 0.5 động của thủy triều, sông ngòi, kênh rạch, nên ở đồng ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ. - Từ lâu đời, người dân đã thích ứng với mùa lũ. Bên cạnh đó mùa lũ mang lại 0.5 nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất. 5a Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của 3.0 gió phơn tây nam ở nước ta. - Hoàn lưu khí quyển vào mùa hè: 0.5 + Chịu tác động của khối khí chí tuyến vịnh Bengan - là một khối khí có nguồn gốc biển (nóng, ẩm, khá dày, có nhiệt độ trung bình 25-270C, độ ẩm tuyệt đối cao: 20g/m3, độ ẩm tương đối đạt 85%). Khi đến nước ta khối khí đó biến tính mạnh mẽ. + Áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp ở ĐB sông Hồng đã hút gió từ phía tây, tạo thuận lợi để khối khí vịnh Bengan vượt Trường Sơn thổi tới Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ theo hướng tây nam. Quá trình vượt núi đã tạo nên gió phơn khô nóng. - Địa hình: phần lớn diện tích ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc là đồi núi, núi chạy theo hướng 0.5 tây bắc – đông nam vuông góc với hướng gió tây nam. - Mặt đệm: phía đông của vùng là những đồng bằng ven biển được cấu tạo bởi vật 0.5 liệu phù sa sông, biển, cát phổ biến, thực vật kém phát triển… là những yếu tố góp phần tăng cường sự bốc hơi bề mặt, tăng mức độ khô nóng cho gió tây. Trình bày hoạt động của gió phơn tây nam ở Bắc Trung Bộ: - Bắc Trung Bộ là khu vực có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các 0.5 vùng khác ở nước ta. Thời kì hoạt động mạnh nhất 5, 6, 7. - Gió phơn Tây Nam xuất hiện thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2-5 ngày, cá biệt có đợt kéo dài từ 12 - 15 ngày.Tác động đến thời tiết, khí hậu: khô, nóng, độ ẩm 0.5 thấp. - Phạm vi hoạt động từ Thừa thiên-Huế đến Thanh Hóa, trong đó mạnh nhất ở các 0.5 huyện miền núi phía tây thuộc tỉnh Nghệ An. 5b So sánh đặc điểm khác nhau về tự nhiên giữa vùng Đồng bằng sông 2.0 Hồng(ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). - Khí hậu: ĐBSH có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng 0.5 của bão nhiều hơn...; ĐBSCL khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng, ít ảnh hưởng của bão; - Sông ngòi: ĐBSH có hệ thống đê ngăn lũ và đê biển; ĐBSCL không có hệ thống 0.5 đê dọc theo các triền sông mà chỉ có đê bao và các đập, cống thoát lũ và ngăn mặn; - ĐBSH có diện tích đất mặn ít hơn ĐBSCL (ĐBSH chỉ có dải đất mặn song song với đường bờ biển); ĐBCSL diện tích này rất lớn và bao bọc xung quanh đất phù sa 0.5 sông. - ĐBSH có thành phần sinh vật nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới trong khi đó ĐBSCL 0.25 có TP sinh vật vùng nhiệt đới và á xích đạo.
- - Nguồn gốc và địa hình: ĐBSCL hình thành trên vùng sụt lún có thềm lục địa rộng, nông hơn ĐBSH; ĐBSCL rộng, thấp, phẳng, hình tứ giác còn ĐBSH nhỏ, cao 0.25 hơn,hình tam giác. 5 Tổng điểm 20.0 câu
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 2 (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. (5,0 điểm) Nghệ thuật rút lui chiến lược, tạo và chớp thời cơ đã được quân dân ta thời Trần thể hiện như thế nào trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên? Nêu tác dụng của nghệ thuật quân sự đó đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Câu 2. (4,0 điểm) Bình luận câu hỏi và trả lời trong bài Văn sách của khoa thi Đình năm 1876 sau đây: - “Nước Nhật Bản học theo các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không?” - “Nhật Bản thuở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu, mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, dẫu là có nên phú cường, về sau này cũng hóa ra loài mọi rợ!”. Câu 3. (5,0 điểm) Nhận xét về khuynh hướng chính trị, kết cục và nêu ý nghĩa của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích, so sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Giải thích vì sao có sự giống, khác nhau đó? Câu 5. (3,0 điểm) Tại sao nói, trong trật tự Vécxai – Oasinhtơn, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản chỉ tạm thời và mong manh? So sánh trật tự Vécxai – Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta. ---------------- Hết ------------------ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh………………………………. Số báo danh……
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 1 (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. (4,5 điểm) So sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Câu 2. (5,0 điểm) Qua việc chọn một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, anh (chị) hãy nêu và phân tích một bài học lịch sử đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 3. (4,5 điểm) Thông qua phân tích mục tiêu, lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy xác định tính chất của hai phong trào đó. Câu 4. (3,0 điểm) Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới? Câu 5. (3,0 điểm) Tại sao nói, chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất? ---------------- Hết ------------------ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh………………………………. Số báo danh………
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 1 HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM THANG ĐIỂM Câu1 So sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền (4,5đ) và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo. a) Khái quát diễn biến trận Bạch Đằng (938) và trận Bạch Đằng (1288) - Trận Bạch Đằng (938): 0,50 + Cuối năm 938, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền huy động và lãnh đạo nhân dân xây dựng trận địa tại cửa sông Bạch Đằng. + Với cách đánh sáng tạo, độc đáo, chỉ non nửa ngày, quân ta đã đánh bại cuộc tấn công xâm lược cuả Nam Hán. - Trận Bạch Đằng (1288) 0,50 + Cuối năm 1287, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Quân dân nhà Trần tiếp tục chống xâm lược… + Trần Quốc Tuấn lãnh đạo nhân dân xây dựng trận địa mai phục ở cửa sông Bạch Đằng… Thuỷ quân của địch đại bại b) So sánh - Giống nhau: 1,50 + Lợi dụng cơ chế thuỷ triều và địa hình xung quanh sông Bạch Đằng để xây dựng bãi cọc ngầm, bố trí trận địa mai phục. + Nhử địch vào trận địa mai phục… + Đều thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” - Khác nhau: 1,50 + Trận Bạch Đằng (938): Đánh địch khi chúng mới bắt đầu tiến vào nội địa nước ta… + Trận Bạch Đằng (1288): Đánh địch khi chúng đã vào nội địa nước ta và đang trên đường rút chạy về nước… - Ý nghĩa lịch sử: đều là những trận quyết chiến chiến lược; thắng lợi của 0,50 ta đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù; giành và bảo vệ độc lập dân tộc; để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về sau. Câu2 Qua việc chọn một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta (5,0đ) trong thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, anh (chị) hãy nêu và phân tích một bài học lịch sử đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. - Khái quát các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân 0,50
- dân ta từ TK X – XVIII, nêu những bài học lịch sử lớn: Đoàn kết toàn dân, tiến công để phòng thủ và phòng thủ để tiến công, giảng hòa trong thế thắng để kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất cho dân tộc… - Chọn một cuộc kháng chiến, nêu và phân tích một bài học lịch sử: 0,50 + Phải trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến đã chọn (Kháng chiến chống Tống (1075 – 1077, kháng chiến chống Nguyên – Mông thế kỉ XIII, kháng chiến chống Xiêm, chống Mãn Thanh thế kỉ XVIII…). + Sự kiện dùng làm căn cứ để rút ra bài học phải được phân tích đầy đủ và 4,00 sâu sắc; chứng minh được bài học đó đã được các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta sau đó tiếp nối, bổ sung và hoàn chỉnh để trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Câu3 Thông qua phân tích mục tiêu, lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần (4,5đ) vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy xác định tính chất của hai phong trào đó. a) Phong trào Cần vương(1885 – 1896) - Khái quát phong trào: Với Hiệp ước Patơnốt (1884), thực dân Pháp đã 0,25 hoàn thành căn bản quá trình xâm lược nước ta. Nhân dân cả nước bất bình với hành động bán nước của triều đình nhà Nguyễn. Hưởng ứng chiếu Cần vương, một phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi trên quy mô cả nước. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy… - Mục tiêu: Giúp vua chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại 1,00 chế độ phong kiến - Lãnh đạo: chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước (Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…), những người chịu sự chi phối của tư tưởng “trung quân, ái quốc” - Qua mục tiêu và lãnh đạo phong trào cho thấy, phong trào Cần vương là 1,00 phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, theo hệ tư tưởng phong kiến b) Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) - Khái quát phong trào: 0,25 + Nông dân Yên Thế (Bắc Giang) vốn di dân từ vùng đồng bằng Bắc Kì lên sinh sống. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kì, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên tự vệ. + Phong trào diễn ra gần 30 năm, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất… - Mục tiêu: Bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự bình yên cho xóm làng trước cuộc 1,00 tấn công của thực dân Pháp - Lãnh đạo: Những người nông dân, tiêu biểu là Đề Thám, Đề Nắm, Cả Dinh, Cả Huỳnh… - Từ mục tiêu và lãnh đạo phong trào cho thấy, cuộc khởi nghĩa nông dân 1,00 Yên Thế là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, đồng thời đó cũng
- là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất nước ta thời Cận đại. Câu4 Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng, Cách mạng tháng Mười Nga năm (3,0đ) 1917 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới? a) Khái quát cuộc Cách mạng tháng Mười b) Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới - Khái niệm cách mạng vô sản: Do giai cấp vô sản lãnh đạo, dùng bạo lực 0,50 cách mạng nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, lập nên chế độ XHCN - Nhiệm vụ của CM tháng 10: Lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập nên 0,50 chuyên chính của giai cấp vô sản, đưa đất nước đi lên CNXH - Lãnh đạo: giai cấp vô sản Nga với đội tiên phong là Đảng Bônsêvích - Động lực cách mạng: Khối liên minh công – nông 0,50 - Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền - Kết quả: Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay nhân 0,50 dân. Chính quyền Xô viết giành thắng lợi hoàn toàn trên khắp nước Nga rộng lớn (khác với cuộc cách mạng 18/3 và Công xã Pari 1871). b) Ảnh hưởng đối với thế giới - Phá vỡ trận tuyến của CNTB, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn 0,50 chỉnh bao trùm thế giới… - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường đấu tranh mới cho phong trào cách mạng thế giới… - Sau cách mạng tháng 10 Nga, phong trào công nhân ở các nước TBCN 0,50 và phong trào GPDT ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bước đầu liên kết thành một phong trào chung cùng chống CNĐQ… Câu5 Tại sao nói, chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính khủng bố công (3,0đ) khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất? - Sự thiết lập chế độ phát xít: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đe 1,00 doạ nghiêm trọng sự tồn tại của CNTB. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp bước ra khỏi khủng hoảng thông qua những cải cách kinh tế - xã hội thì các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại thiết lập chế độ phát xít… - Đối nội: Chính phủ Hítle thiết lập nên chuyên chính độc tài, công khai 1,00 khủng bố các đảng phải dân chủ tiến bộ; Hítle nắm trong tay cả quyền lập pháp và hành pháp; tổ chức nền kinh tế theo hướng mệnh lệnh, tập trung, phục vụ nhu cầu quân sự…Giới cầm quyền Nhật Bản quân phiệt hoá bộ máy nhà nước; thu hẹp các quyền dân chủ, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của quần chúng… - Đối ngoại: tăng cường chạy đua vũ trang, ráo riết chuẩn bị chiến tranh 1,00 hòng chia lại thị trường, thuộc địa trên thế giới… + Hành động của CNPX khiến nguy cơ chiến tranh đe doạ hoà bình, an ninh thế giới… …………………….. Hết ……………………..
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm 04 trang) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM THANG ĐIỂM Câu 1 Nghệ thuật rút lui chiến lược, tạo và chớp thời cơ đã được quân dân ta (5,0đ) thời Trần thể hiện như thế nào trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên? Nêu tác dụng của nghệ thuật quân sự đó đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến a) Khái quát cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của quân Mông - Nguyên 0,50 b) Rút lui chiến lược - Trước thế mạnh của địch, cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi kinh thành Thăng Long, lui về Thiên Trường, Thiên Mạc, đồng thời thực hiện 1,50 kế sách “vườn không nhà trống”… - Kế sách đó là sự vận dụng linh hoạt phương châm, “tránh thế mạnh của địch vào lúc ban mai, đánh địch vào buổi chiều tà” của người xưa. Ngoài 0,50 việc “lấy nhàn, đợi mệt”, quân ta còn có thời gian củng cố lực lượng của mình. b) Tạo và chớp thời cơ - Cùng với việc rút lui chiến lược, nhà Trần còn cho lực lượng dân binh ngày đêm quấy nhiễu, tiến hành chiến tranh du kích, khiến quân địch luôn 1,00 ở trong trạng thái bất an… Đặc biệt, ở lần thứ ba, khi địch tổ chức lực lượng thuyền lương hùng hậu đi theo, quân dân ta đã chặn đánh lực lượng này, gây cho lực lượng của Ô Mã Nhi, Thoát Hoan hoang mang… - Khi tinh thần quân địch hoảng loạn, quân dân nhà Trần quyết định phản công chiến lược, đánh trận quyết định, khiến địch đại bại (có dẫn chứng 1,00 minh hoạ)… - Cụ thể hoá phương châm “lấy yếu thắng mạng, lấy ít địch nhiều”, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, kết hợp thời có khách 0,50 quan, phản công giành thắng lợi… Câu 2 Bình luận câu hỏi và trả lời trong bài văn sách của khoa thi Đình năm (4,0 đ) 1876 sau đây: - “Nước Nhật Bản học theo các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không?” - “ Nhật Bản thuở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu, mà bây giờ
- thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, dẫu là có nên phú cường, về sau này cũng hóa ra loài mọi rợ!”. - Qua câu hỏi của bài văn sách cho thấy, nhà Nguyễn cũng đã thấy và thừa nhận tác dụng của cải cách sẽ làm cho đất nước cường thịnh (duy tân ở Nhật Bản)… 2,00 - Câu trả lời của nhất loạt sĩ tử trong khoa thi Đình, những người sau này sẽ đảm nhận trọng trách quốc gia thể hịên tư tưởng bảo thủ, chịu sự chi phối của Nho giáo, không chịu đổi mới… - Mặc dầu có một số sĩ phu yêu nước tiến bộ có tư tưởng canh tân nhưng lực lượng ít ỏi, thiếu cơ sở xã hội, trong khi lực lượng thủ cựu chiếm số 1,00 đông, trong đó có nhà vua… Vì thế, tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối XIX thất bại - Nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội làm cho đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng 1,00 để “trở nên phú cường”… Câu 3 Nhận xét về khuyng hướng chính trị, kết cục và nêu ý nghĩa của các (5,0đ) phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. a) Cuối thế kỉ XIX - Khái quát phong trào… 0,50 - Nhận xét + Phong trào yêu nước mang tư tưởng phong kiến, chủ trương chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến, trong bối cảnh chế độ này đang lâm vào 1,50 khủng hoảng trầm trọng.. + Phong trào thất bại chứng tỏ ngọn cờ phong kiến không đáp ứng được yêu cầu mới của lịch sử dân tộc - Ý nghĩa: phong trào thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho 0,50 cuộc đấu tranh về sau… b) Đầu thế kỉ XX - Khái quát phong trào… 0,50 - Nhận xét + Phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương khôi phục lại độc lập dân tộc, đoạn tuyệt với chế độ phong 1,50 kiến, phát triển đất nước theo con đường TBCN + Phong trào thất bại do thự dân Pháp rất mạnh, tư tưởng DCTS vào nước ta còn thiếu cơ sở xã hội, phương pháp tiến hành còn có những hạn chế, sai lầm… - Tiếp tục kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc; phong trào diễn ra vơi nhiều hình thức, thu hút đông đảo lực lượng tham gia, để lại những bài 0,50 học kinh nghiệm quý báu về sau… Câu 4 Phân tích, so sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa
- (3,0đ) cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Giải thích vì sao có sự giống, khác nhau đó. a) Khái quát các cuộc cách mạng DCTS thời Cận đại: LSTG Cận đại (Cách mạng Nedecland đến CM tháng 10 Nga) là lịch sử của cuộc đấu tranh nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa CNTB với chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt dưới nhiều hình thức mà trước 0,50 tiên là các cuộc cách mạng tư sản. Những cuộc CMDCTS diễn ra từ thế kỉ XIX trở về trước… là CMDCTS kiểu cũ, còn những cuộc cách mạng như cuộc CM 1905 – 1907, tháng 2/1917 ở Nga là CMDCTS kiểu mới… b)Giống (có phân tích) + Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho xã hội phát triển 0,50 + Động lực: Quần chúng nhân dân c) Khác (có phân tích) + Lãnh đạo: . Cách mạng DCTS kiểu cũ: tư sản, quý tộc mới . Cách mạng DCTS kiểu mới: vô sản + Hình thức chính quyền . Cách mạng DCTS kiểu cũ: nền chuyên chính của giai cấp tư sản 1,00 . Cách mạng DCTS kiểu mới: nền chuyên chính của giai cấp vô sản + Hướng phát triển . Cách mạng DCTS kiểu cũ: Xây dựng CNTB . Cách mạng DCTS kiểu mới: tiến hành cách mạng XHCN d) Giải thích + Nhiệm vụ chống phong kiến, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho xã hội phát triển là nhiệm vụ của giai cấp tư sản. Giai cấp này sinh ra để lật đô chế độ PK, thiết lập CNTB, mở đường cho XH TBCN phát triển. Giai cấp TS từ thế kỉ XIX trở về trước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của 0,50 mình. Sang đầu thế kỉ XX, CNTB phát triển sang giai đoạn ĐQCN, giai cấp TS không còn đóng vai trò tiến bộ nữa, trong khi đó, chế độ PK vẫn còn tồn tại ở một số nước. Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai giai cấp mới – giai cấp vô sản + Lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, mặc dầu đều nhằm thực hiện 0,50 nhiệm vụ chung là chống chế độ phong kiến. Trong CM DCTS mới, giai cấp vô sản lãnh đạo CM lật đổ chế độ PK, làm thay nhiệm vụ của giai cấp TS. Sứ mệnh của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ TBCN, thiết lập nên chuyên chính vô sản. Vì thế, sau khi lật đổ chế độ PK, giai cấp vô sản đưa cách mạng phát triển lên một giai đoạn mới – CMXHCN. Câu 5 Tại sao nói, trong trật tự Vécxai – Oasinhtơn, quan hệ hòa bình giữa (3,0đ) các nước tư bản chỉ tạm thời và mong manh? So sánh trật tự Vécxai – Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta. a) Giải thích - Chiến tranh thế giớ thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận tổ chức hội 0,50 nghị ở Vecxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922) để kí hoà ước và
- các hiệp ước phân chia quyền lợi. Qua đó, một trật tự thế giới mới được thiết lập - Trật tự Vécxai – Oasinhtơn. - Ngay sau khi hinh thành, trong trật tự đã bộc lộ những mâu thuẫn giữa những nước bất mãn đối với những nước thoả mãn. - Nước Đức bị trừng trị quá nặng nề…, gây nên tâm lí bất mãn trong chính giới và nhân dân Đức. Nhật Bản và Italia là những nước thắng trận những 0,50 được phân chia quá ít quyền lợi so với tham vọng của họ…Vì thế, Đức, Italia, Nhật Bản đều không thoả mãn với trật tự Vécxai – Oasinhtơn, muốn phá bỏ nó để thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho họ - Mâu thuẫn giữa những nước bất mãn và thoả mãn trong trật tự Vécxai – Oasinhtơn là nguyên nhân sâu xa dân tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 0,50 (1939 – 1945) b) So sánh - Giống nhau: Đều thiết lập sau các cuộc chiến tranh thế giới; các nước 0,50 thắng trận chủ chốt đều có nhiều quyền lợi - Khác: + Trật tự Vécxai – Oasinhtơn: Trừng trị nước chiến bại quá nặng nề; phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận không thoả đáng ; Hội quốc liên 0,50 không đảm đương được chức năng duy trì trật tự thế giới mới… + Trật tự hai cực Ianta: Trừng trị các nước chiến bại và phân chia quyền lợi giữa các nước chiến thắng thoả đáng; đứng đầu một cực là Liên xô - 0,50 đại diện cho lực lượng tiến bộ thế giới; Liên Hợp quốc đảm đương được chức năng duy trì hoà bình, an ninh thế giới… --------------------------Hết----------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển Tập Đề Thi OLYMPIC TOÁN Các Nước [6 Tập - Có Lời Giải] - Tập 1
59 p | 809 | 275
-
Tuyển Tập Đề Thi OLYMPIC TOÁN Các Nước [6 Tập - Có Lời Giải] - Tập 2
59 p | 480 | 231
-
Tuyển Tập Đề Thi OLYMPIC TOÁN Các Nước [6 Tập - Có Lời Giải] - Tập 3
42 p | 430 | 191
-
Tuyển Tập Đề Thi OLYMPIC TOÁN Các Nước [6 Tập - Có Lời Giải] - Tập 4
40 p | 395 | 181
-
Tuyển Tập Đề Thi OLYMPIC TOÁN Các Nước [6 Tập - Có Lời Giải] - Tập 5
41 p | 532 | 178
-
Tuyển Tập Đề Thi OLYMPIC TOÁN Các Nước [6 Tập - Có Lời Giải] - Tập 6
36 p | 373 | 167
-
Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi toán 6
56 p | 1318 | 167
-
ĐỀ THI CHỌN LẦN 1 ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Tiếng Anh (Lớp 9)
7 p | 563 | 48
-
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012 – MÔN SINH HỌC_Đề 6
5 p | 251 | 48
-
Các dạng đề thi môn Địa lý
4 p | 216 | 41
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
5 p | 206 | 36
-
Đề kiểm tra chọn đội tuyển học sinh giỏi Toán 6
3 p | 236 | 27
-
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012 – MÔN SINH HỌC_Đề 4
4 p | 89 | 17
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 6 cấp huyện
33 p | 201 | 17
-
TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRÀ TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI KHỐI THCS
52 p | 204 | 10
-
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi có đáp án: Môn Vật lý - Trường THPT Nguyễn Duy Trinh
4 p | 144 | 6
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 lần 2 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Đề chính thức)
6 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn