intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Âm dương và Châm cứu

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

204
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A.- Âm Dương và Kinh Lạc a) Theo Nguyên Tắc Thăng Giáng Theo nguyên tắc : "Âm thăng, Dương giáng" (âm đi lên, dương đi xuống). Đứng thẳng, giơ tay lên trời ta có : - Các kinh âm ở tay, đi lên, tức đi từ vùng nách, ngực lên ngón tay (theo chiều ly tâm). Các kinh Dương ở tay, đi xuống, tức từ các ngón tay đi vào ngực, nách (theo chiều hướng tâm). - Các kinh âm ở chân, đi lên, tức từ các ngón chân đi lên đầu mặt (theo chiều hướng tâm). Các kinh dương ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Âm dương và Châm cứu

  1. Âm dương và Châm cứu A.- Âm Dương và Kinh Lạc a) Theo Nguyên Tắc Thăng Giáng Theo nguyên tắc : "Âm thăng, Dương giáng" (âm đi lên, dương đi xuống). Đứng thẳng, giơ tay lên trời ta có :
  2. - Các kinh âm ở tay, đi lên, tức đi từ vùng nách, ngực lên ngón tay (theo chiều ly tâm). Các kinh Dương ở tay, đi xuống, tức từ các ngón tay đi vào ngực, nách (theo chiều hướng tâm). - Các kinh âm ở chân, đi lên, tức từ các ngón chân đi lên đầu mặt (theo chiều hướng tâm). Các kinh dương ở chân đi xuống, tức từ đầu mặt đi xuống chân (theo chiều ly tâm). Cần ghi nhớ hướng đi của các đường kinh vì rất cần thiết trong việc áp dụng nguyên tắc Bổ tả trong châm cứu. b) Theo Nguyên Tắc Trong Ngoài Âm trong, dương ngoài thì : Các kinh ở phía trong chân, tay thuộc âm(Phế, Tâm, Tâm bào, Thận, Can, Tỳ). Các kinh ở phía ngoài chân tay thuộc dương (Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang, Đởm, Vị). Ngoài ra, Bụng thuộc Âm nên Nhâm mạch thuộc âm. Lưng thuộc dương nên Đốc mạch thuộc Dương. B. Âm Dương Và Huyệt
  3. Để phân biệt huyệt vị theo âm dương, có thể theo 1 số nguyên tắc sau : a) Bên trái là dương, bên phải là âm : do đó, các huyệt bên trái mang đặc tính dương (hưng phấn) gọi là Dương huyệt. Các huyệt bên phải mang đặc tính âm (ức chế) gọi là âm huyệt. Việc phân biệt âm huyệt, dương huyệt có giá trị rất lớn trong việc chọn huyệt điều trị cho thích hợp. Thí dụ : Bệnh về Phế. - Người bệnh đi nắng về, sốt, chảy máu mũi (máu cam). Biện chứng bệnh như sau : Đi nắng về sốt là bệnh cấp tính, thực chứng. Mũi chảy máu là do Hỏa khí của Phế vượng (Mũi có liên hệ đến Phế vì Nội Kinh ghi : Phế khai khiếu ở mũi, Máu màu đỏ, thuộc Hỏa). Đây là thực chứng, áp dụng nguyên tắc. "Thực tắc tả", do đó, cần tả Hỏa của Phế, tức tả Dương hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên trái (Ngư tế là hỏa huyệt của Kinh Phế, bên trái thuộc Dương). Người bị bệnh lao phổi lâu năm, ho ra máu. Biện chứng bệnh như sau : Bệnh lâu năm thuộc Hư chứng. Ho ra máu là hỏa của Phế vượng (vì tiếng ho là tiếng của Phế, máu màu đỏ thuộc hỏa). Vì đây là bệnh lâu ngày, hư chứng do âm hỏa suy, không ức chế được dương kiến dương hỏa bùng lên. Áp dụng nguyên tắc
  4. "Hư tắc bổ" cần bổ Âm hỏa huyệt của Phế tức là huyệt Ngư tế bên phải (Ngư tế là hỏa huyệt của kinh Phế, bên phải thuộc âm). Cũng bệnh về phế, cũng huyệt Ngư tế mà trường hợp thứ nhất dùng huyệt ở bên trái, trường hợp 2 lại dùng huyệt bên phải. Nếu không phân biệt được âm dương của huyệt sẽ không bao giờ sử dụng huyệt 1 cách chính xác được . b) Các huyệt của kinh âm (mặt trong chân tay) thuộc âm, các huyệt của kinh dương (mặt ngoài chân tay) thuộc dương. c) Các huyệt thuộc Nhâm mạch (đường giữa bụng) thuộc âm. Các huyệt thuộc Đốc mạch (đường giữa sống lưng) thuộc dương. d) Những huyệt nào không nằm vào các đường kinh âm hoặc dương có thể dựa vào vị trí hoặc tác dụng của huyệt để xác định đặc tính âm dương cho huyệt đó :
  5. Thí dụ : Huyệt Ấn đường, khi kích thích, tiết ra chất Endorphin, làm giảm đau (có tác dụng ức chế) do đó, mang đặc tính âm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2