intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

177
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khí huyết trong các đường kinh không giống nhau: - Kinh thái dương, kinh quyết âm: huyết nhiều, ít khí. - Kinh thiếu dương, kinh thiếu âm, kinh thái âm: huyết ít, khí nhiều. - Kinh dương minh: huyết nhiều, khí nhiều. 2. Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày: - Trương Cảnh Nhạc dẫn lời của Cao Võ (khi bàn luận về thủ thuật châm cứu) nói rằng: “Nghênh có nghĩa là gặp lúc khí lai (đến) (ví dụ: dần thời, khí lai chú vào phế; mão thời, khí lai chú vào đại trường). Bấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 2)

  1. LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 2) IV. KHÍ HUYẾT TRONG CÁC ĐƯỜNG KINH 1. Khí huyết trong các đường kinh không giống nhau: - Kinh thái dương, kinh quyết âm: huyết nhiều, ít khí. - Kinh thiếu dương, kinh thiếu âm, kinh thái âm: huyết ít, khí nhiều. - Kinh dương minh: huyết nhiều, khí nhiều. 2. Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày: - Trương Cảnh Nhạc dẫn lời của Cao Võ (khi bàn luận về thủ thuật châm cứu) nói rằng: “Nghênh có nghĩa là gặp lúc khí lai (đến) (ví dụ: dần thời, khí lai chú vào phế; mão thời, khí lai chú vào đại trường). Bấy giờ là lúc mà khí của phế và đại trường vừa thịnh, phải dùng lúc đoạt để châm tả...”. - Sự thịnh suy của khí huyết trong từng đường kinh trong ngày: + Từ 3 giờ đến 5 giờ: giờ dần (giờ của Phế).
  2. + Từ 5 giờ đến 7 giờ: giờ mão (giờ của Đại trường). + Từ 7 giờ đến 9 giờ: giờ thìn (giờ của Vị). + Từ 9 giờ đến 11 giờ: giờ tỵ (giờ của Tỳ). + Từ 11 giờ đến 13 giờ: giờ ngọ (giờ của Tâm). + Từ 13 giờ đến 15 giờ: giờ mùi (giờ của Tiểu trường) . + Từ 15 giờ đến 17 giờ: giờ thân (giờ của Bàng quang). + Từ 17 giờ đến 19 giờ: giờ dậu (giờ của Thận). + Từ 19 giờ đến 21 giờ: giờ tuất (giờ của Tâm bào). + Từ 21 giờ đến 23 giờ: giờ hợi (giờ của Tam tiêu). + Từ 23 giờ đến 1 giờ: giờ tý (giờ của Đởm). + Từ 1 giờ đến 3 giờ: giờ sửu (giờ của Can). V. MƯỜI HAI KINH CHÍNH A. KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ 1. Lộ trình đường kinh: Bắt đầu từ trung tiêu (vị) vòng xuống đại trường, vòng lên dạ dày (môn vị, tâm vị), xuyên qua cách mô lên Phế. Từ Phế tiếp tục lên khí quản, thanh quản,
  3. họng, rẽ ngang xuống để xuất hiện ngoài mặt da tại giao điểm khe liên sườn 2 và rãnh delta - ngực, rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay, xuống khuỷu ở bờ ngoài tấm gân cơ nhị đầu, tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay đến rãnh động mạch quay (ở bờ trong trước đầu dưới xương quay). Tiếp tục xuống bờ ngoài ngón tay cái (ngư tế) và tận cùng ở góc ngoài móng tay cái. Phân nhánh: từ huyệt Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía lưng bàn tay đến góc ngoài góc móng tay trỏ để nối với kinh đại trường.
  4. 2. Các huyệt trên đường kinh Phế: Có tất cả 11 huyệt của đường kinh phế. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng: 1. Trung phủ 2. Vân môn
  5. 3. Thiên phủ 4. Hiệp bạch 5. Xích trạch 6. Khổng tối 7. Liệt khuyết 8. Kinh cừ 9. Thái uyên 10. Ngư tế 11. Thiếu thương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2