intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Amiodaron (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Amiodaron Tên thương mại: CORDARONE Nhóm thuốc và cơ chế: Amiodaron được dùng để điều chỉnh các nhịp bất thường của tim (thuốc chống loạn nhịp). Amiodaron được tìm ra nǎm 1961. Thuốc được FDA cho phép dùng làm thuốc chống loạn nhịp trên lâm sàng vào nǎm 1985. Mặc dù amiodaron có nhiều tác dụng phụ, một số trong đó nặng và có thể gây tử vong, thuốc đã điều trị thành công nhiều trường hợp loạn nhịp mà các thuốc chống loạn nhịp khác thất bại. Amiodaron được xem là một thuốc chống loạn nhịp "phổ rộng", thuốc có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Amiodaron (Kỳ 1)

  1. Amiodaron (Kỳ 1) Tên gốc: Amiodaron Tên thương mại: CORDARONE Nhóm thuốc và cơ chế: Amiodaron được dùng để điều chỉnh các nhịp bất thường của tim (thuốc chống loạn nhịp). Amiodaron được tìm ra nǎm 1961. Thuốc được FDA cho phép dùng làm thuốc chống loạn nhịp trên lâm sàng vào nǎm 1985. Mặc dù amiodaron có nhiều tác dụng phụ, một số trong đó nặng và có thể gây tử vong, thuốc đã điều trị thành công nhiều trường hợp loạn nhịp mà các thuốc chống loạn nhịp khác thất bại.
  2. Amiodaron được xem là một thuốc chống loạn nhịp "phổ rộng", thuốc có tác dụng phức tạp và đa dạng trên hoạt động điện của tim là nguyên nhân tạo ra nhịp tim. Những tác dụng điện quan trọng nhất là: 1. làm chậm tốc độ tái phân cực (tốc độ hệ thống điện của tim nạp lại sau khi tim co). 2. kéo dài giai đoạn điện trong đó tế bào cơ tim bị kích thích điện (thời gian tiềm tàng). 3. làm chậm tốc độ dẫn điện (tốc độ mỗi xung điện được dẫn truyền qua hệ thống điện của tim). 4. giảm tốc độ nóng của máy phát xung điện bình thường ở tim (máy tạo nhịp tim). 5. làm chậm dẫn truyền qua những đường truyền điện đặc biệt (đường phụ) gây ra loạn nhịp.
  3. Ngoài việc là thuốc chống loạn nhịp, amiodaron còn làm giãn mạch. Tác dụng này có thể gây tụt huyết áp. Vì tác dụng này nên thuốc cũng có lợi trên những bệnh nhân bị suy tim ứ huyết. Kê đơn: có Dạng dùng: viên nén (màu hồng), hình tròn 200mg. Bảo quản Viên nén cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30oC. Chỉ định: Amiodaron được dùng để điều trị nhiều loạn nhịp nặng bao gồm rung thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ và cuồng động nhĩ. Cách dùng: Amiodaron thường được uống nhiều lần mỗi ngày để giảm thiểu kích ứng dạ dày thường thấy với những liều cao hơn. Cũng vì lý do này, người ta khuyến nghị uống amiodaron trong bữa ǎn. Tương tác thuốc: Amiodaron có thể tương tác với các chất chẹn bêta như atenolol (TENORMIN), propranolol (INDERAL), metoprolol (LOPRESSOR) hoặc một số chất chẹn kênh calci như verapamil (CALAN, ISOPTIN, VERELAN, COVERA-HS) hoặc diltiazem (CARDIZEM, DILACOR, TIAZAC), gây nhịp tim chậm quá mức hoặc chẹn đường dẫn truyền xung điện ở tim.
  4. Amiodaron làm tǎng nồng độ digoxin (LANOXIN) trong máu khi hai thuốc này được dùng đồng thời. Người ta khuyến nghị giảm 50% liều digoxin khi bắt đầu liệu pháp amiodaron. Nồng độ flecainid (TAMBOCOR) trong máu tǎng hơn 50% với amiodaron. Nồng độ procainamid (PROCAN-SR, PRONESTYL) và quinidin (QUINIDEX, QUINAGLUTE) tǎng 30-50% trong tuần đầu tiên điều trị amiodaron. Những phối hợp này có thể gây ra thêm những tác dụng điện, hậu quả là làm loạn nhịp nặng thêm. Một số chuyên gia khuyến nghị giảm liều các thuốc này khi bắt đầu điều trị amiodaron. Amiodaron có thể gây ngộ độc phenytoin (DILANTIN) vì thuốc làm tǎng 2-3 lần nồng độ phenytoin trong máu. Các triệu chứng ngộ độc phenytoin bao gồm lắc lư nhãn cầu (tạm thời và có thể hồi phục), mệt mỏi và đi không vững.
  5. Ritonavir (NORVIR) có thể ức chế enzym chuyển hóa amiodaron. Mặc dù chưa có vấn đề lâm sàng nào được thừa nhận là hậu quả của tương tác này, nên thận trọng tránh phối hợp này vì khả nǎng ngộ độc amiodaron.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2