Ẩn số
Chia sẻ: Phaidaucuoctinh Phaidaucuoctinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10
lượt xem 3
download
Anh bảo tôi những người già họ đáng thương lắm, họ như ngọn lửa leo lắt giữa một đêm trở gió. Tôi hỏi có bao giờ trong những bức tranh của mình anh gọi tên được điều đó hay không? Anh lại bảo tôi biết gì về tranh mà hỏi. Tôi cười vu vơ, tôi bảo đúng là tôi chẳng biết gì về nghệ thuật cả nhưng một tác phẩm nghệ thuật bất kì nào rồi cái đích cũng là đi đến lòng người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ẩn số
- Ẩn số
- Anh bảo tôi những người già họ đáng thương lắm, họ như ngọn lửa leo lắt giữa một đêm trở gió. Tôi hỏi có bao giờ trong những bức tranh của mình anh gọi tên được điều đó hay không? Anh lại bảo tôi biết gì về tranh mà hỏi. Tôi cười vu vơ, tôi bảo đúng là tôi chẳng biết gì về nghệ thuật cả nhưng một tác phẩm nghệ thuật bất kì nào rồi cái đích cũng là đi đến lòng người. Anh lại bảo: -Tranh cãi với em về những điều ấy cũng giống như một người cô đơn đứng trước biển cả hét vang. Biển vẫn vỗ những âm thanh muôn đời vào bờ, tiếng hét được biển trả về. Càng thấy nỗi cô đơn của mình thêm hoang hoải. Có thể tôi không thật sự hiểu hết những gì anh muốn nói. Nhưng tôi thấy buồn và tự ái ghê ghớm lắm. Một lần nữa tôi quyết định đi tìm lời giải thích về cái nhìn khắc khoải của những người già đã đi qua cuộc đời tôi.
- *** Bà bảo tôi: -Mày kiếm cho bà cái nón mê và cái gậy bà ra đường ăn xin cho khuất mặt chúng mày. Tôi bảo: -Cháu lạy bà, bà mà làm thế thì bố cháu chỉ có nước là từ chức về vườn thôi. Mà bố mẹ cháu có làm gì quá đáng đâu mà bà phải giận. Là thể nào bà cũng thậm thụt khóc, bà bảo: -Bà có cần mẹ mày phải cung cúc tận tụy bà đâu, cũng không cần cơm ngon áo đẹp. Chỉ cần mẹ mày thi thoảng chuyện chò cho bà đỡ buồn, làm gì mà cứ như bà là cái gai trong mắt mọi người. Cũng có những buổi chiều bà ra ngõ khóc, bà trách ông sao vội ra đi bỏ bà thui thủi một mình, con cái mỗi đứa một nơi, nhiều lúc muốn chết mà không chết được. Tôi ra dỗ bà: -Bà vào nhà đi, sao lại ra đây khóc một mình thế này chứ. Bà già rồi mà vẫn khóc nhè. Các cô các chú rồi cũng sẽ về bên bà, về hết, từng người một. Bà đừng khóc nhè nữa bà nhé! Ba chửi:
- -Cha mày, toàn dối bà. Bà sống hết cuộc đời rồi cũng có thấy đứa nào trở về đâu. Tất cả chúng mày chỉ giỏi lừa bà thôi. Bà biết hết. Tôi thấy buồn vì lại thêm một lần nói dối bà. Cô chú tôi đều bỏ nhà đi từ lúc trẻ. Chú tôi lên Điện Biên lấy đến hai vợ, sinh cả đàn con mà vẫn chẳng chịu về quê. Mẹ tôi bảo “Tại bà mày hồi xưa ghê quá, cứ cấm đoán nó chuyện vợ con nên mới ra nông nỗi nó bỏ ra đi”. Cô tôi cũng vậy, đang theo học một lớp dạy nghề trên tỉnh rồi yêu đương ai chẳng biết mà tự nhiên vác cái bụng to đoành về nhà, bà ngất lên ngất xuống. Sau này thi thoảng ngồi nhổ tóc ngứa cho bà, bà lại thủ thỉ kể, giọng bà mờ nhạt, xa xăm như vạt nắng xiên ngang ở cuối vườn: -Hồi ấy bà bực tức nên chỉ đuổi dọa nó thôi, ai ngờ nó bỏ đi thật. Để bà mang tiếng cả đời, chả biết nó sống chết thế nào mà không nhắn về cho bà lấy một câu. Rồi bà khóc. Bất cứ ai khóc cũng làm tôi thấy buồn, và những buổi chiều nhìn người già khóc tôi lại còn cảm giác day dứt không yên trong lòng. Như thể sự xuất hiện của tôi trong buổi chiều ấy càng trở nên vô vị hơn, nhạt nhòa hơn. Bà thích tôi ngồi thủ thỉ cùng bà, vì lúc ấy bà không còn thấy mình bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn, bà không thấy cuộc đời thật đáng buồn, đáng chán. Lúc ấy bà sẽ nhai trầu bỏm bẻm, mắt bà ánh lên niềm vui, bà vỗ vai tôi ề à kể đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất, kim cổ, đông tây. Những hôm mẹ tôi ốm, bà cứ đi ra đi vào hỏi xem có ăn cái này không? Có thấy trong người đỡ nhiều không? Có muốn lấy cái gì không? Cứ ân cần như thế
- giữa bà và mẹ chẳng có một chút ngăn cách nào cả. Cũng có khi bà mắng tôi như tát nước, bà bảo con gái con đứa phải lo tu tỉnh mà học hành, sau này còn chăm sóc cho bố mẹ. Đừng như cô chú mày rồi lại đến nước biệt tăm biệt tích. Để rồi tôi luôn đọc được trong mắt bà sự cô độc trong những buổi chiều tàn, và dường như bà sợ mẹ tôi cũng sẽ cô độc giống bà…Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng thấy bà yêu mẹ tôi nhiều lắm. *** Bà ngoại tôi thì khác. Con cháu nói gì cũng nhất nhất nghe theo, kể cả lũ cháu có lỡ moi hòm lúa trộm tiền bà cũng chỉ dám thậm thụt khóc, không dám kêu ai. Mẹ tôi bảo: -Mẹ cứ thế chúng nó lại chẳng hư. Bà bảo: - Nói nó rồi nó ghét mình, cũng ở một nhà mà nó đá thúng đụng nia thì còn gì nữa. Có nói ra chúng nó lại bảo là mình già lẩm cẩm, sắp xuỗng lỗ rồi còn bầy trò vu oan giáo họa cho con cháu. Rồi bà thở dài, bà bảo chúng nó hỏi vay tiền bà đi đánh điện tử, lúc hết tiền bà hỏi chúng chẳng trả. Lúc bà ốm nằm đấy không ai gánh nước cho mà nấu ăn. Bà nhờ chúng, chúng gánh nước trừ nợ bà luôn. Tôi nghe mà mắt cay cay, bảo bà: -Hay bà về quách nhà cháu mà ở, ở chi đây cho khổ.
- Bà xoa đầu tôi cười: -Bà mà không ở được với con trai lại đi phiền con gái, cháu ngoại thì còn ra cái thể thống gì. Cháu cứ yên tâm, bà thể nào cũng sống được đến lúc chết. Những lúc ấy tôi chỉ ước giá như ngoại cứ hay hờn hay dỗi, hay quở mắng con cháu như bà nội còn hơn. Thà như thế chắc mẹ tôi cũng thấy nhẹ lòng. Hôm nọ bác bá tôi làm nhà chẳng biết nói thế nào mà bà ngoại dọn ra ngoài vườn, dựng một túp lều. Ai hỏi ngoại cũng bảo “tại tôi già rồi chẳng quen đi gạch hoa, nhỡ trơn ngã ra đấy lại khổ con khổ cháu”. Nhưng lúc mọi người đã đi hết tôi thấy ngoại cứ ngồi lấy vạt áo lau nước mắt, ngoại thắp hương lên ban thờ khấn khấn vái vái, kể lầm rầm đủ thứ chuyện. Nhiều lúc tôi hỏi: -Người sống không đáng tin hay sao mà có chuyện gì bà cũng giấu để rồi lại đi kể cho người chết mấy đời rồi. Ngoại mắng: -Con mới nhà, nói thế khác phải tội. Người chết thì họ không có mồm nhưng họ có mắt. Mình không kể người ta cũng biết. Tôi lại bảo: -Thế ngoại tưởng người sống không biết chuyện gì chắc? Ngoại lại ho mấy tiếng, lật đật chống gậy đứng dậy đi lẫn vào bóng tối. Hình ảnh này rất giống với bà nội tôi, và hình như bất cứ người già nào cũng thế.
- *** Tôi hỏi anh: -Những bức tranh của anh có bao giờ nói lên được những điều ấy hay chưa? Anh cười, vẫn cái cười đầy kiêu căng và khinh bạc. Tôi căm ghét nó giống như tôi căm ghét bất cứ cái gì tạo cho tôi cảm giác thấy mình nhỏ bé. Anh bảo: -Em đừng cố để hiểu mọi chuyện làm gì cả, rồi thì cuối cùng em cũng không hiểu gì đâu. Tôi bảo: -Ừ! Thì với em những người già ai cũng đáng thương, cái đó chúng ta nghĩ giống nhau nhưng em muốn nhìn thấy nghệ thuật của anh nói được nhiều hơn thế hoặc ít ra cũng đủ để người ta hiểu. Anh cười bảo: -Khi nào em thật sự hiểu… Tôi thật sự đã không muốn tiếp tục tranh cãi với anh nữa không phải vì tôi sợ mình thua cuộc. Chỉ đơn giản là bỗng nhiên tôi thấy mọi việc thật vô nghĩa. Chỉ ẩn số về những người già mới thật sự làm tôi day dứt. Day dứt nên lại tiếp tục đi tìm…
- Tôi đã từng gặp rất nhiều người già đi xin ăn. Cứ mỗi lần những bàn tay run run chìa ra rồi nói lời cảm ơn là tôi lại thấy lạnh sống lưng. Cái câu dọa dẫm hôm nào của bà “Mày kiếm cho tao cái nón mê và cái gậy tao ra đường ăn xin cho khuất mặt chúng mày” lại làm tôi rùng mình. Những lúc như thế tôi chỉ muốn về quê, bỏ mọi công việc khác để được ngồi nghe bà rủ rỉ kể đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất. Như thể cả năm bà chẳng kể được những điều ấy với ai, cả năm chẳng ai chịu ngồi nghe bà kể. Lắm lúc tôi hỏi: -Sao bà lại có nhiều chuyện để kể thế bà nhỉ? Bà bảo: -Bà sống hết cả cuộc đời lại không có đến từng ấy chuyện thì cuộc đời này thật là nhàm chán. Chỉ sợ mày không có thời gian ngồi nghe bà kể, chứ bà thì còn nhiều chuyện lắm. Rồi bà lại nhờ tôi xâu kim, tôi trêu: -Bà có nhìn thấy gì đâu mà khâu vá, bà muốn khâu cái gì thì để cháu khâu cho. Bà ngồi thần người ra một lúc rồi lẩm bẩm: -Có những chuyện bà sẽ để bụng mang xuống mồ để kể cho ông. Tôi lại trêu: -Thế là bà vẫn yêu ông cháu lắm. Bà lại chửi “cha mày”, mắt bà nhìn xa xôi, đùng đục một màu buồn.
- *** Sau một khoảng thời gian khá lâu tôi lại gặp anh. Chúng tôi ngồi trên tầng cao, mỗi đứa theo đuổi một suy nghĩ vẩn vơ, xa vời và đều trở nên nhỏ bé. Anh bất chợt gợi lại chuyện cũ, anh bảo anh chẳng thể nào vẽ được một bức tranh ưng ý kể từ hôm chúng tôi tạm biệt nhau bên bờ hồ. Tôi cười, chắc hẳn đó không phải là một nụ cười mãn nguyện hay khiêu khích. Tôi thấy buồn ngay cả khi người thua cuộc là anh, nhưng hình như cả hai chúng tôi đều đã quên rằng đó là một cuộc tranh cãi chưa đến hồi kết thúc. Giọng anh buồn buồn: -Những người già thì thật là đáng thương em nhỉ? Tôi im lặng. Vì tôi nghĩ anh hiểu tôi. Chúng tôi hái những đóa bồ công anh thả từ tầng cao xuống. Anh lại bảo: -Trong mỗi người già là một bồ cô đơn. Tôi gật đầu: -Và họ có bản năng sinh tồn của họ dù cho họ thể hiện nó bằng cách nào đi nữa. Giống như em đã từng chứng kiến có những người già họ không thích ăn xin, họ đi bán một vài thứ linh tinh lấy tiền, và họ nhờ người khác mua cho họ. Em đã từng từ chối, vì em không cần dùng gì đến những thứ lặt vặt ấy, em muốn cho họ ấy tiền. Nhưng họ đã mắng vào mặt em vì cho rằng em đã hạ thấp họ. Anh thấy không, đối với những người già hình như chúng ta chẳng hiểu được gì nhiều cả.
- Chúng tôi lại tiếp tục thả những bông bồ công anh từ tầng cao xuống, hy vọng nó như những nỗi cô đơn của người già được trôi theo cơn gió…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án số 3 - Bài 3: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI NHÀ HÀNG
5 p | 556 | 80
-
Giáo án số 14 - Bài 7: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NHÀ HÀNG
5 p | 404 | 47
-
Giáo án số 2 - Bài 2: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG
3 p | 288 | 46
-
Bí ẩn những con tàu ma (phần 1)
3 p | 230 | 41
-
Giáo án số 6 - Bài 3: NHỮNG YÊU CẦU CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN PHỤC VỤ ĂN UỐNG
4 p | 264 | 26
-
Kỳ án dưới ánh trăng truyền kì - Chương 13
5 p | 217 | 25
-
Giáo án số 5 - Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH TRONG NHÀ HÀNG
4 p | 213 | 18
-
Giáo trình Chế biến món ăn (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
154 p | 34 | 10
-
Giáo trình Chế biến món ăn (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
106 p | 43 | 7
-
các ẩn số chánh trị trong tiểu thuyết võ hiệp - kim dung: phần 2
37 p | 30 | 7
-
các ẩn số chánh trị trong tiểu thuyết võ hiệp - kim dung: phần 1
101 p | 31 | 7
-
Bài giảng Bảo vệ môi trường và an ninh an toàn: Phần 2
84 p | 22 | 6
-
Truyện dài - Cửa sổ phía đông: Phần 1
135 p | 14 | 6
-
Giáo trình Thực tập cơ bản - Chế biến món ăn tại cơ sở (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
175 p | 31 | 5
-
Giáo trình Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
173 p | 32 | 5
-
người mặt nạ đen ở nước an - giép: phần 1
89 p | 44 | 2
-
Yêu cầu đào tạo nhân viên an ninh bảo vệ tại khách sạn
10 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn