intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Anh chị hãy bình giảng bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bà Huyện Thanh Quan sống vào nửa đầu thế kỉ XIX ở nước ta. Bà xuất thân trong một gia đình quý tộc thời Lê tại làng Nghi Tàm ven hồ Tây. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ nhà thơ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng cái điệu thơ, hồn thơ trong các sáng tác của bà làm ta bâng khuâng nhớ mãi. Trong số các sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan thì bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” là một tác phẩm tiêu biểu nói lên nỗi niềm tâm sự nhớ quê hương, nhớ kinh thành của nhà thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Anh chị hãy bình giảng bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan

Đề  bài: Anh chị  hãy bình giảng bài thơ  Thăng Long thành hoài cổ  của Bà Huyện <br /> Thanh Quan<br /> Dàn ý chi tiết <br /> 1/ Mở bài<br /> ­Tác giả:<br /> + Bà Huyện Thanh Quan sống vào nửa đầu thế kỉ XIX ở nước ta.<br /> + Bà xuất thân trong một gia đình quý tộc thời Lê tại làng Nghi Tàm ven hồ Tây.<br /> Bà Huyện Thanh Quan là một nữ nhà thơ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học  <br /> Việt Nam.<br /> ­Tác phẩm: Trong số  các sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan thì bài thơ  “Thăng Long  <br /> thành hoài cổ” là một tác phẩm tiêu biểu nói lên nỗi niềm tâm sự  nhớ  quê hương, nhớ <br /> kinh thành của nhà thơ.<br /> 2/ Thân bài <br /> ­Hai câu đề:<br /> + Hai câu đề  mở  đầu bài thơ  vừa như  một tiếng than, một lời trách móc với những đổi  <br /> thay trong cuộc đời.<br /> + Từ “hí trường” có nghĩa là sân khấu, là nơi diễn trò mua vui.<br /> + Liệu có phải nhà thơ  đang than thở, trách móc ông trời đã tạo nên cuộc đời giống như <br /> một sân khấu để diễn hết trò này đến trò khác.<br /> + Lịch sử thay đổi, các triều đại cũng đổi thay, Thăng Long cũng cứ thế mà thay đổi theo <br /> thời gian. Điều này làm cho nhà thơ cảm thấy rất buồn.<br /> ­Hai câu thực:<br /> + Hai câu thực sử  dụng phép đối đã cho thấy sự  thay đổi đến đau lòng của kinh thành <br /> Thăng Long.<br /> + Long thành xưa kia ngày ngày nhộn nhịp xe ngựa đi lại nhưng ngày nay chỉ còn lại “hồn  <br /> thu thảo”.<br /> + Mùa thu càng thêm buồn hơn với màu cỏ  thu úa vàng, cảnh vật trở  nên tàn tạ, những  <br /> con đường đã vắng người qua.<br /> Những cung điện nguy nga ngày xưa nay cũng đã thay đổi, giờ chỉ còn lại nền cũ.<br /> + Hai câu thơ đã vận dụng phép đối một cách linh hoạt, thanh điệu bằng trắc hô ứng nhau <br /> mang đến giai điệu du dương, trầm bổng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.<br /> ­Hai câu luận:<br /> + Trong hai câu luận, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa: đá và nước giống như con <br /> người.<br /> + Nền đá cũ vẫn còn đó, vẫn thách thức cùng năm tháng, vẫn buồn thương đau đớn. Nơi <br /> bến cũ, hồ xưa, nước còn cau mặt với những đau thương, mất mát.<br /> + Qua những hình ảnh ấy, tác giả đã gửi gắm nỗi niềm tiếc nuối, buồn thương cho một <br /> thời vàng son chói lọi của kinh thành Thăng Long – nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên.<br /> ­Hai câu kết:<br /> + Gương cũ ở đây ý muốn nói đến chuyện đời, giữa quá khứ và hiện tại hay cụ thể hơn  <br /> chính là Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.<br /> + “Cảnh đấy” chính là những cảnh mà nhà thơ  đã nêu  ở  trên: lối xưa, nền cũ, hồn thu <br /> thảo, bóng tịch dương, đá và nước…<br /> + Trước những cảnh vật như thế, nữ sĩ không khỏi đau xót trước cảnh hoang tàn của kinh <br /> thành Thăng Long.<br /> 3/ Kết bài<br /> ­ Bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” xứng đáng là viên ngọc quý trong nền thi ca cổ điển  <br /> Việt Nam.<br /> ­ Ngôn từ, thi liệu, cảnh vật… tất cả đã được nhà thơ chọn lựa và sử dụng một cách tinh <br /> tế tạo nên bức tranh mang màu sắc cổ điển, thi vị.<br /> ­ Bài thơ là nỗi buồn của nhà thơ nhưng qua đó cũng thể hiện tình yêu Thăng Long vô bờ <br /> bến của thi sĩ.<br /> Bài tham khảo <br /> Bà Huyện Thanh Quan sống vào nửa đầu thế  kỉ  XIX  ở  nước ta. Bà xuất thân trong một  <br /> gia đình quý tộc thời Lê tại làng Nghi Tàm ven hồ Tây. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ <br /> nhà thơ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Bà tuy sáng tác không  <br /> nhiều nhưng cái điệu thơ, hồn thơ trong các sáng tác của bà làm ta bâng khuâng nhớ  mãi. <br /> Trong số các sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan thì bài thơ  “Thăng Long thành hoài cổ” <br /> là một tác phẩm tiêu biểu nói lên nỗi niềm tâm sự nhớ quê hương, nhớ kinh thành của nhà <br /> thơ.<br /> Hai câu đề mở đầu bài thơ vừa như một tiếng than, một lời trách móc với những đổi thay  <br /> trong cuộc đời:<br /> “Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,<br /> Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương”.<br /> Từ  “hí trường” có nghĩa là sân khấu, là nơi diễn trò mua vui. Liệu có phải nhà thơ  đang  <br /> than thở, trách móc ông trời đã tạo nên cuộc đời giống như một sân khấu để  diễn hết trò <br /> này đến trò khác. Lịch sử  thay đổi, các triều đại cũng đổi thay, Thăng Long cũng cứ  thế <br /> mà thay đổi theo thời gian: Thăng Long… Đông Đô… Thăng Long… Hà Nội… Sự  thay <br /> đổi  ấy làm cho nhà thơ  cảm thấy buồn và có chút gì đó như  mất mát kèm theo những  <br /> tiếng thở dài ngao ngán.<br /> Thời gian thấm thoát cũng gần một thiên niên kỷ  đã trôi qua, kinh thành xưa một thời  <br /> hoàng son là thế mà nay chỉ còn lại phế tích, hoang tàn. Hai câu thực sử dụng phép đối đã  <br /> cho thấy sự thay đổi đến đau lòng của kinh thành Thăng Long:<br /> “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,<br /> Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”<br /> Long thành xưa kia ngày ngày nhộn nhịp xe ngựa đi lại, nào là xe ngựa của các vương <br /> công quý tử, của hoàng thân quốc thích… nhưng ngày nay chỉ còn lại “hồn thu thảo”. Mùa  <br /> thu càng thêm buồn hơn với màu cỏ  thu úa vàng, cảnh vật trở  nên tàn tạ, những con <br /> đường đã vắng người qua. Những cung điện nguy nga ngày xưa nay cũng đã thay đổi, giờ <br /> chỉ  còn lại nền cũ. Khung cảnh hoang tàn, đổ  nát  ấy kết hợp với “bóng tịch dương” –  <br /> bóng mặt trời lúc sắp lặn làm cho khung cảnh ngày càng  ảm đạm hơn, con người cũng <br /> chất chứa nỗi buồn. Hai câu thơ  đã vận dụng phép đối một cách linh hoạt, thanh điệu <br /> bằng trắc hô ứng nhau mang đến giai điệu du dương, trầm bổng, để lại ấn tượng sâu sắc <br /> trong lòng người đọc. Đặc biệt là những người con kinh thành sẽ  cảm thấy rất buồn và <br /> có chút mất mát trước sự đổi thay của quê hương giống như tác giả.<br /> Dù vật đổi sao dời nhưng tàn “nước” và “đá” vẫn còn đó như những chứng nhân của lịch <br /> sử, của phế tích hoang tàn:<br /> “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,<br /> Nước còn cau mặt với tang thương”<br /> Trong hai câu luận, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa, trong đó “đá” và “nước” cũng <br /> giống như  con người, mang tình người và hồn người. Nền đá cũ vẫn còn đó, vẫn thách <br /> thức cùng năm tháng, vẫn buồn thương đau đớn. Nơi bến cũ, hồ  xưa, nước còn cau mặt  <br /> với những đau thương, mất mát. Qua những hình  ảnh  ấy, tác giả  đã gửi gắm nỗi niềm  <br /> tiếc nuối, buồn thương cho một thời vàng son chói lọi của kinh thành Thăng Long – nơi  <br /> nhà thơ  sinh ra và lớn lên. Với cách sử  dụng phép đối và từ  hán việt (tuế  nguyệt, tang <br /> thương) một cách tinh tế đã làm tăng chất xúc cảm cho vần thơ.<br /> Cảm xúc hoài cổ dồn nén dâng lên ở hai câu trong phần kết:<br /> “Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,<br /> Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”<br /> Gương cũ  ở  đây ý muốn nói đến chuyện đời, giữa quá khứ  và hiện tại hay cụ  thể  hơn  <br /> chính là Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. “Cảnh đấy” chính là những cảnh mà nhà <br /> thơ  đã nêu  ở  trên: lối xưa, nền cũ, hồn thu thảo, bóng tịch dương, đá và nước… Trước  <br /> những cảnh vật như  thế, nữ sĩ không khỏi đau xót trước cảnh hoang tàn của kinh thành <br /> Thăng Long.<br /> Bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” xứng đáng là viên ngọc quý trong nền thi ca cổ điển <br /> Việt Nam. Ngôn từ, thi liệu, cảnh vật… tất cả đã được nhà thơ chọn lựa và sử dụng một <br /> cách tinh tế tạo nên bức tranh mang màu sắc cổ điển, thi vị. Bài thơ  là nỗi buồn của nhà  <br /> thơ nhưng qua đó cũng thể hiện tình yêu Thăng Long vô bờ bến của thi sĩ.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2