Đề bài: Anh chị hãy phân tích phóng sự góc chiến giữa đình của nhà văn Ngô Tất Tố <br />
để thấy được sự đặc sắc của tác phẩm<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Việt Nam ta có rất nhiều tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay, không thể không nhắc <br />
đến một tác giả nổi tiếng trong những năm của thế kỷ XX gắn liền với nhiều hoàn cảnh <br />
lịch sử đó là Ngô Tất Tố, nhắc đến truyện kí Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nhớ <br />
đến ngay ông, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời.<br />
<br />
Ngoài tác phẩm “tắt đèn” của Ngô Tất Tố rất nổi tiếng của ông thì còn các công trình <br />
nghiên cứu, dịch thuật, tiểu thuyết như “Lều chõng” còn để lại hai tập phóng sự viết về <br />
nông thôn Việt Nam trước năm 1945: “Tập án cái đình” và “’Việc làng”. Ông xuất thân là <br />
một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có <br />
giá trị, không những vậy ông còn là một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh <br />
hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu, bài viết của ông miêu tả lên được hiện <br />
thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng và sau cách mạng<br />
<br />
Trong đó “Việc làng” gồm có 16 bài phóng sự; “Góc chiếu giữa đình” là bài số VI của tác <br />
phẩm, được trích ra. Qua nội dung câu chuyện kể về ông Lũy tổ chức lễ ăn khao vì mua <br />
được cái chức lý cựu mà trở thành khánh kiệt, nợ nần, tác giả đã châm biếm hủ tục nơi <br />
“cái làng xôi thịt” ngày xưa, chỉ mặt vạch tên bọn chức dịch là đầu trò của mọi hủ tục, tệ <br />
nạn ấy, chúng chỉ muốn ăn chơi, vung tiền để mua chức, mua quyền rồi để thấy được <br />
một bộ máy chính quyền mục nát, không có đức tính của một vị quan, và ông Lũy chính là <br />
nạn nhân của bọn chức quan quyền ấy.<br />
<br />
Đọc nội dung câu chuyện ta mới thấy được những mặt trái mà vợ chồng ông Lũy làm ra <br />
thật đáng thương, hai vợ chồng luôn mang những đức tính tốt đẹp của người dân cày lam <br />
lũ, tính nết “thật thà, chăm chỉ”, cần cù tiết kiệm làm ăn không chỉ riêng làng đó mà còn là <br />
của người nông dân Việt Nam. Suốt một thời gian dài mười lăm năm, chồng làm nghề <br />
cày thuê, vợ chuyện đi ở vú sữa. Nhờ thế mà ông bà đã đưa nhà mình “lên đến bậc có máu <br />
mặt”, có cái lưng vốn kha khá “có gần mẫu ruộng và nửa con trâu”. Như biết được sự vất <br />
vả ấy mà nhờ trời mấy năm được mùa liên tiếp, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia, trong <br />
chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, như vậy quá là tốt đối với mỗi gia đình.<br />
<br />
Ví như chẳng đâu xa tác giả chính là người chứng kiến tình cảnh này, nên khi viết nhà <br />
văn đã viết một cách tinh tế nói lên được sự thực của xã hội phong kiến, thuở ấy chỉ là <br />
một nho sinh đến ở trọ gần nhà ông Lũy thế mà trong lễ ăn khao, ông đã sai người nhà <br />
mời đến tận ba lần. Khi được mừng một đồng bạc, ông Lũy “ra ý không thích” không <br />
phải ông ham muốn mừng tiền nhiều mà vì ông chỉ muốn mua đôi liễn nhờ nhà nho “viết <br />
chữ vào cho” để lấy được may mắn chứ ông không muốn lấy tiền của nhà nho. Chi tiết <br />
ấy đã thể hiện ông Lũy là một con người rất tình nghĩa chứ không phải có quan là ông <br />
không còn những đức tính vốn có ấy.<br />
<br />
Theo tác giả, cái ngôi làng khi đó đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, mà ở <br />
đây, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, vì người dân Việt Nam vốn rất tin vào thần linh <br />
nên bọn chúng đã bày mưu để nhân dân ta u mê về tín ngưỡng như vậy, bọn thực dân <br />
phong kiến đã giở mọi trò lừa đảo nhằm thực hiện chính sách ngu dân khiến cho nhân dân <br />
ta không làm gì chỉ tin vào thần linh, bóc lột của chúng: “Bày ra một cái triều đình giả dối, <br />
lấy ông thần gỗ tôn lên ngai báu, lấy tổng lý làm công khanh, lấy thịt xôi làm bổng lộc để <br />
họ đam mê áo mũ xênh xang, trống giong cờ mở”.<br />
<br />
Cái sai lầm đó chính là triều đình phong kiến nên đời sống nhân dân như thế nào thì các <br />
quan cũng không quan tâm họ chỉ nghĩ cách nào để hại dân, và chính quyền thực dân <br />
phong kiến vẫn chủ trương duy trì lấy nó, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu tối, <br />
lạc hậu, không cho đất nước phát triển, người dân lúc nào cũng luẩn quẩn trong cúng bái. <br />
Và rồi ông Lũy chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, như con <br />
còn hiền lành lâm nạn, bị sập bẫy của bọn lý dịch làng giương lên, cũng chỉ biết nghe <br />
theo không chống lại được. Vốn ông Lũy biết mình “rất lấy làm bất mãn” về thân phận <br />
bạch đinh đầu chày đít thớt thấp hèn, chúng đã gọi ông ra giữa đình bán cho ông cái chức <br />
lí cứu lấy một trăm bạc chi tiêu vào công việc tu bổ ngôi đình bị dột mấy chỗ. Khi ông <br />
Lũy còn đang phân vân , ông nghĩ sẽ không được ai quý trọng thì họ “nói rất bùi tai” khiến <br />
cho ai nghe cũng muốn mua ngay: “chỉ mất trăm bạc mà được ngồi ngang hàng với lý <br />
trưởng, phó lý, với các chức dịch trong làng, được “ăn biếu ăn xén”…<br />
<br />
Khi đã mua được chức “lý cựu” rồi lại còn phải tổ chức ăn khao, riêng đối với bọn chức <br />
quan thì một khi đã tổ chức phải thật linh đình không được sơ sài, trong khi đất nước thì <br />
đang khó khăn, dân làng thì nghèo. Ông Lũy muốn hoãn đến tháng mười có lúa gạo đỡ <br />
phải vay mượn nhưng bọn hương lý không nghe, vì “để lâu không tiện dân làng đã vậy <br />
còn qủy thần”.<br />
<br />
Chỉ sau năm ngày cuộc ăn khao,chính tác giả gặp bà cựu cắp nón đi ra cổng làng, với một <br />
dáng vẻ không vui. Cái cơ ngơi chắt bóp suốt mười lăm năm trời đã tan biến. Cái giá mua <br />
chức lý cựu và cuộc ăn khao đâu có rẻ: “gần mẫu ruộng và nửa con trâu đã bán hết cả, lại <br />
còn nợ thêm hơn bảy chục đồng”, cả công sức, và tài sản của hai vợ chồng dành dụm, <br />
làm lụng sau mấy ngày đều đi hết lại còn ngập trong nợ nần, đó là một bài học đắt giá <br />
cho việc mua chức lý, khiến hai vợ chồng có chức có quyền cũng chỉ là nạn nhân của bọn <br />
thực dân phong kiến mà thôi.<br />
<br />
Tác phẩm “Góc chiếu giữa đình” là một bài phóng sự đặc sắc, hay, mang giàu giá trị tố <br />
cáo hiện thực của Ngô Tất Tố. Sự việc được kể lại một cách chi tiết, cụ thể, sinh động. <br />
Khiến cho người đọc cũng cảm thấy như mình được tham dự, sự việc và con người trong <br />
cuộc châm biếm hủ tục, vạch mặt chỉ tên bọn chức dịch trong cái làng ngày xưa, để thấy <br />
tội ác của bọn thực dân phong kiến. Hủ tục và bọn lý dịch đã xô đẩy bao người dân <br />
lương thiện vào khuynh gia bại sản, sống trong nợ nần, cho xã hội đi vào nơi tối tăm.<br />
<br />
<br />