Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích nét phong cách triết luận trữ tình của Nguyễn Khoa <br />
Điềm trong chương Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Nếu như bắt rễ được vào trí nhớ trong hình thái toàn vẹn là lẽ sống còn của thơ, thì các <br />
bản trường ca quả đã gặp nhiều khó khăn. Dân mình trong một quy mô lớn mà đi tới toàn <br />
bích, thật thiên nan vạn nan. Đọc một trường ca nào đó, thường người ta hay nắm cái Tứ <br />
lớn, cái Cốt chung, rồi nhớ vài mảng, vài đoạn lẻ hay nhất đây đó, chứ khó nạp vào bộ <br />
nhớ tất tật. Nói khác đi, trường ca thường sống bằng cách xé lẻ bàn thân mình. Việc <br />
người đọc dường như quên đi phần lớn các chương khác của "Mặt đường khát vọng"để <br />
chỉ nhớ mỗi chương "Đất nước", phải chăng là thuộc vào cái quy luật nghiệt ngã đó? <br />
Nhưng một bản trường ca dài rộng mà ghim vào trí nhớ người đọc được cả một chương <br />
lớn chẳng phải đã là thành công sao! Nghĩ thật vui: cùng viết về một đề tài, cũng là thành <br />
công tiêu biểu cho thi ca của hai cuộc kháng chiến, nhưng, nếu "Đất nước’ của Nguyễn <br />
Đình Thi được hình thành từ hai "tiền thân" nhỏ hơn, thì "Đất nước" của Nguyễn Khoa <br />
Điềm lại vỡ ra từ một chỉnh thể lớn hơn. Vì điều đó, chúng đã cùng sống bước vào kí ức <br />
của người yêu thơ? không hẳn. Còn bời một tương phản khác đáng kể hơn: Nguyễn Đình <br />
Thi chừng như đã hoà tan suy tư của mình vào cảm xúc Trong khi ở Nguyễn Khoa Điềm <br />
cảm xúc muốn kết tinh lại trong suy tư Người ta có thể nói đến hiện tượng đốt cháy trái <br />
tim lên thành trí tuệ và đốt cháy trí tuệ lên thành tình cảm. Phải chăng hai tác giả kia với <br />
hai thi phẩm của mình đã phần nào ứng với hai suy cảm đó? Sự chuyển hóa trong tư duy <br />
thơ ở thi phẩm Nguyễn Khoa Điềm có thể gọi là trữ tình triết luận.<br />
<br />
Ai đã đọc “Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm đểu thấy nể độc đáo trước nhất thuộc về <br />
chất liệu của nó: chất liệu văn hoá dân gian<br />
<br />
Nhưng tìm đến chất liệu này cũng là hướng đi của không ít cây bút. Trước đó ở những <br />
mức đậm nhạt khác nhau, có thể thấy chất liệu này có mặt trong "Bài thơ quê hương" <br />
của Nguyễn Bính, hay "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ những thi phẩm gần gũi về đề tài <br />
Cho nên, tính độc đáo thực sự phải nằm ở việc xử lí chất liệu ấy Nguyễn Khoa Điềm đã <br />
xử lí bằng lối suy cảm triết luận trữ tình vậy<br />
<br />
Trước tiên, cả chương thơ được tổ chức thành một cuộc tâm tình của một đôi trai gái. Họ <br />
hẹn hò với nhau, tâm sự, tự tình. Những khi riêng tư nhất, cần phải nói những chuyện sâu <br />
kín nhất, họ lại nói về Đất nước. Đất nước trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả dân <br />
tộc. của từng con người, của mỗi lứa đôi. Qua đó Nguyễn Khoa Điềm đã làm được điều <br />
này: biến một vấn đề chính trị thành một câu chuyện tâm tình, chuyển hoá ý thức công <br />
dân thành tình cảm cá nhân, đời tư hoá một chủ đề sử thi. Là cuộc tâm tình, nên lối biểu <br />
hiện nghiêng về suy ngẫm, mỗi lời thơ kết tinh bao suy tư chiêm nghiệm của thi sĩ. Lời <br />
tâm sự lứa đôi đấy luyến ái (ở đây chủ yếu là lời người con trai bỗng trở lên thiêng liêng <br />
trang trọng, như là một tâm nguyện của một thế hệ. Đọc theo chương thơ, giọng tâm tình <br />
sâu đậm luôn cất lên mặn mà đằm thắm : "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi", "Em ơi em <br />
hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm đất nước", "Nhưng em có biết có những người con gái <br />
con trai/ Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi", "Em ơi em đất nước là máu xương <br />
của mình". Có thể nói đây là môi trường trữ tình dành cho cả chương thơ, môi trường ấy <br />
quyết định giọng điệu cảm xúc của toàn thi phẩm: giọng trầm lắng trang trọng. Tuy nhiên <br />
đây chưa phải là điều thật quan hệ đến chất liệu văn hoá dân gian<br />
<br />
Điểm mấu chốt khiến tác giả mài sắc lối suy cảm triết luận và huy động vốn văn hoá dân <br />
gian hết sức bề bộn của mình chính là một cảm hứng riêng về cái đề tài chung ấy. "Đất <br />
nước là gì? Đất nước của ai dường như đó là những câu hỏi xoáy sâu vào trong niềm trăn <br />
trở của Nguyễn Khoa Điềm. Nó đòi được trả lời. Để tìm kiếm câu trả lời, thi sĩ đã dùng <br />
trí tuệ đốt cháy những cảm xúc của mình thành những ngẫm ngợi, những đúc kết, có tầm <br />
khái quát cao sâu, đã dùng một suy cảm vừa giàu triết lí vừa thơ mộng để nhào nặn tái tạo <br />
lại toàn bộ vốn văn hoá nhân gian của mình đặng lắng nghe từ cao biểu tượng dân gian <br />
quá ư quen thuộc những tiếng nói hết sức bất ngờ, những nghĩa lí như chưa từng nghe <br />
thấy. Và tiếng nói tập trung nhất của mọi biểu tượng văn hoá dân gian mà thi sĩ nghe thấu <br />
chính là: Đất nước ở trong ta. Đất nước ở quanh ta và Đất nước của nhân dân "trong anh <br />
và em hôm nay đều có một phần Đất nước/ Khi hai đứa cầm tay Đất nước hài hoà nồng <br />
thắm/ Khi chúng ta cầm tay mọi người/Đất nước vẹn tròn to lớn", "Đất nước của nhân <br />
dân/Đất nước của ca dao thần thoại"... Vì thế, dù muốn dù không, sự sắc sảo của một tư <br />
duy đã giúp thi sĩ đột phá vào chiều sâu của vấn để triển khai sự trả lời của mình trên <br />
những bình diện cơ bản nhất cấu thành một Đất nước. Toàn bài là một dòng tâm sự tuôn <br />
chảy khá tự nhiên phóng túng. Nhưng đúng là nhìn sâu vào cái dòng chảy luôn có xu <br />
hướng tràn lan ấy vẫn thấy suy tư của người làm thơ xoáy vào ba bình diện chính là: bề <br />
rộng không gian lãnh thổ, chiều dài thời gian lịch sử và bề dày văn hoá. Ba bình diện ấy <br />
đan xen chuyển hoa sang nhau trong cùng một dòng chảy tràn trề trào ra từ một bầu tâm <br />
huyết bỏng cháy đối với đất nước mình. Chính điều này cho thấy rõ lối suy cảm triết <br />
luận trữ tình ở Nguyễn Khoa Điềm ở đây đã đạt đến độ nhuần nhuyễn thế nào.<br />
<br />
Nét chủ đạo trong tư duy triết luận trữ tình là đào sâu cái bản chất của các sự vật dưới <br />
dạng những biểu tượng thi ca sống động. Tư duy ấy chuyển động dựa trên mạch logic <br />
biện chứng với những mối liên hệ thật bất ngờ kỳ thú. Câu thơ định nghĩa ở đây thật lợi <br />
hại, nó vừa là những mệnh đề triết học vừa là những hình tượng thơ truyền cảm. Hình <br />
dung về sự sinh thành của Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm thấy nó là sự sinh trưởng của <br />
Đất và Nước, cùng sự sinh sôi của các địa danh. Tìm kiếm văn hoá, thi sĩ tìm thấy những <br />
giá trị văn hoá lớn lao ẩn ngay trong những vật phẩm nhỏ nhoi tầm thường... Ở đâu cũng <br />
loé sáng những phát hiện, những khám phá bất ngờ. Có lẽ đối với bất cứ Tổ quốc nào, thì <br />
hai thành phần khởi đầu, hai "nguyên tố", hai tế bào khởi đầu cho mọi sự sinh thành đểu <br />
phải là Đất và Nước. Hai nguyên tố này kết hợp với nhau để rồi từ có mà sinh thành cái <br />
cơ thể đất đai, nước non, xứ sở. Nguyễn Khoa Điềm đã suy cảm về lãnh thổ bắt đầu từ <br />
hai "nguyên tố" ấy .<br />
<br />
Đất là nơi anh đến trường<br />
<br />
Nước là nơi em tắm<br />
<br />
Đất nước là nơi ta hò hẹn<br />
<br />
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm<br />
<br />
Chỉ bằng trực cảm cũng có thể thấy đoạn thơ trên là một loạt những định nghĩa bằng thơ, <br />
chúng là sản phẩm của một tư duy vừa giàu chất trữ tình thơ ca. vừa mang tính huyền <br />
thoại, vừa thấm đượm phong vị triết học. Không phải ngẫu nhiên mà Đất tương ứng với <br />
Anh, Nước tương ứng với Em. Một yếu tố thuộc Âm. Một yếu tố thuộc Dương. Khi nói <br />
riêng về từng người thì Đất và Nước cũng đứng tách riêng thành hai chữ, nhưng đến khi <br />
Anh với Em hò hẹn, để hợp lại thành Ta thì Đất và Nước cũng liền lại với nhau thành <br />
Đất Nước. Như vậy chẳng phải Đất và Nước hoà hợp cùng với tình yêu và trong tình yêu <br />
của con người hay sao? Từ đó bắt đầu sự sinh sôi. Và khi Em nhớ Anh thì cả Đất Nước <br />
dường như cũng sống trong nỗi nhớ thầm. Cho nên câu thơ "Đất nước là nơi em đánh rơi <br />
chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là một câu thơ đẹp, trong đó tình yêu đôi lứa đã hoà hợp <br />
làm một với tình yêu non sông đất nước. (Xin mở một ngoặc đơn để ghé nhìn sang <br />
Nguyễn Đình Thi. Khác với ở Nguyễn Khoa Điềm, hai biểu tượng làm công cụ chính để <br />
cho tác giả suy cảm về "Đất nước" lại là Mặt đất và Bầu trời). Cứ thế Đất nước lớn lên <br />
trong tình yêu. Cả tình yêu của phạm vi đôi lứa. cả tình yêu trong phạm vi cộng đồng. Tư <br />
duy triết luận cứ mở rộng mãi để bao quát sự sinh thành, trưởng thành, mở mang của toàn <br />
thể Đất Nước:<br />
<br />
Đất là nơi con chim Phượng hoàng bay về hòn núi bạc<br />
<br />
Nước là nơi con cá Ngư Ông móng nước biển khơi<br />
<br />
Thời gian đằng đẵng<br />
<br />
Không gian mênh mông<br />
<br />
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ<br />
<br />
Đất là nơi chim về<br />
<br />
Nước là nơi rồng ở<br />
<br />
Lọc Long Quân và Âu Cơ<br />
<br />
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng<br />
Song song với quá trình hình thành Đất và Nước để tạo ra địa bàn cư trú của người Việt <br />
suốt mấy nghìn năm qua là sự sinh sôi của các địa danh. Mỗi một địa danh không phải là <br />
một dòng tên vô nghĩa. Đằng sau mỗi tên đặt, tên làng, tên núi, tên sông là những cuộc <br />
đời; mỗi cuộc đời là một kì tích, một huyền thoại Một mảnh đất chưa có tên là một miền <br />
đất hoang chưa có lịch sử, chưa có sự sống đích thực của con người. Vì thế, khi địa danh <br />
lan đi đến đâu thì đất đai được mở rộng đến đó. Nó là dấu ấn về sự sinh tồn của dân tộc <br />
này. Lan theo những địa danh, Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lại được cả diện mạo của <br />
non sông đất nước. Mỗi địa danh đều làm rung động sâu tâm linh của con người: Núi Bút <br />
non Nghiên. Hòn Vọng Phu Hòn Trống Mái, Vịnh Hạ Long, Sông Cửu Long, Ông Đốc, <br />
Ông Trang, Bà Đen. Bà Điểm... Mỗi địa danh là một cuộc đời, mỗi cuộc đời hóa thân <br />
thành sông núi:<br />
<br />
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy<br />
<br />
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta<br />
<br />
Điều đó cũng có nghĩa: chính Nhân Dân đã gây dựng, mở mang, truyền giữ đất nước này.<br />
<br />
Lối suy cảm triết luận trữ tình trước khi tác động vào trái tim người đọc, thường khi phải <br />
vòng qua trí tuệ của họ. Hay như Chế Lan Viên nói: Tư duy phải đi trước một bước. Cách <br />
tác động phổ biến nhất (hữu hiệu nhất?) của nó phải chăng là tạo ra các nghịch lí? Các <br />
chân lí thi ca thường đi vào sự tiếp nhận của người yếu thơ triết luận trong y phục nghịch <br />
lí. Người ta không khỏi ngỡ rằng. Nghĩa là câu thơ kia có một phút ngập ngừng. Nhưng <br />
sau phút ngập ngừng bên ngưỡng cửa của sự tiếp nhận, nó bước thẳng vào kí ức người ta <br />
rồi ờ lì, bám rễ vào tâm khảm. Cho nên, nghịch lí (hay hình thức có tính phi lí) là sự hiện <br />
hình phổ biến cho những suy cảm ở thi phẩm này. Tôi muốn nói đến những câu thơ khi <br />
Nguyễn Khoa Điềm trầm tư triết luận về Văn hoá.<br />
<br />
Thống nhất với lối viết về các bình diện bề rộng không gian, chiều dài thời gian ghi <br />
công cho những người vô danh, nghiền ngẫm về bề dày văn hoá, thi sĩ này cũng không <br />
nhắc đến các công trình nổi danh thuộc nền văn hoá bác học. Không kế những công trình <br />
kiến trúc như Chùa Một Cột, Chùa Bút Tháp ..., không kể những công trình điêu khắc như <br />
Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, Mười tám vị La Hán Chùa Tây Phương... cũng không điểm <br />
đến những tác phẩm văn chương bất hủ như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân <br />
Tiên v.v.„ Đó cũng là những công trình hết sức tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy <br />
nhiên, đó là thứ Văn hoá dễ thấy, nó cũng giống những người anh hùng hữu danh lưu <br />
trong sử sách, ở đây, Nguyễn Khoa Điềm quan tâm nhiều hơn đến thứ văn hoá khác: <br />
những sản phẩm văn hóa nhỏ nhoi bình thường đến tầm thường, quen thuộc đến quen <br />
nhàm trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dửng dưng quên lãng Đất nước đã được <br />
phát hiện từ một câu chuyện cổ tích, một câu ca dao vất vưởng trôi nổi ở chốn thôn quê <br />
được phát hiện từ cái kèo. cái cột nôm na. từ vị gừng cay muối mặn mộc mạc, từ cách <br />
làm ra hạt gao dãi dầu một nắng hai sương, từ cách bới tóc sau đầu của những người mẹ <br />
Việt. Tất cả khiến cho người đọc sững sờ: hoá ra chẳng phải nhọc công tìm kiếm Đất <br />
nước ở đâu xa. Trái lại, đất nước ở quanh ta. Đất nước ở trong ta, và ở ngay những gì <br />
đơn sơ thân thuộc nhất.<br />
<br />
Song, có lẽ bất ngờ hơn cả vẫn là phát hiện này:<br />
<br />
Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
<br />
Câu thơ là một nghịch lí, phi lí. Đất nước là một khái niệm lớn lao, thiêng liêng, hệ trọng, <br />
tại sao lại có thể nằm trong một miếng nhỏ nhoi, tầm thường, không có gì quan trong? Đi <br />
tìm sự khởi thuỷ của một đất nước, nghĩa là phái ngược thời gian trở về với ngọn nguồn <br />
xa xưa, sao lại bắt đầu với miếng trầu của "bây giờ”? Câu thơ xem ra thật phi logic <br />
nhưng ngẫm nghĩ ta sẽ thấy rằng cái phi logic kia chi là hình thức của câu thơ. Tác giả đã <br />
mượn một hình thức phi lí để chứa đựng một chân lí. Đó là: một đất nước dù lớn đến đâu <br />
cũng bắt đầu từ những cái nhỏ nhoi, vô số những cái nhỏ nhoi mới làm nên sự lớn lao. <br />
Nói cách khác không có những cái nhỏ nhoi như miếng trầu thì cũng không có sự lớn lao <br />
như đất nước. Thì ra mỗi miếng trầu ngỡ như vô nghĩa kia đều gánh trong nó một phần <br />
Đất nước. Mỗi miếng trẩu bà ăn hôm nay đều đã có bốn nghìn năm tuổi ! Mỗi cái hiện <br />
diện trong hôm nay, của bây giờ, phía đằng sau có cả một lịch sử lâu dài. Vì thế quá khứ <br />
luôn có mặt trong hiện tại, lịch sử vẫn đang hiện diện đến hôm nay.<br />
Những câu thơ như thế thật là một sự phát kiến bất ngờ, khiến người đọc phải giật <br />
mình. Nó không chỉ là một sản phẩm của một tư duy sắc sảo. Mà trước hết nó là sản <br />
phẩm của một tình yêu, một tấm lòng Nếu không có sự trân trọng với tất cả những gì mà <br />
tổ tiên chắt chiu, chi chút, gìn giữ trong mấy nghìn năm qua, thì mọi thứ triết luận dù sắc <br />
sảo đến đâu cũng không thể có được những câu thơ có thể đánh động vào tầng sâu của <br />
tâm linh người đọc đến thế được. Mối giao kết giữa yếu tố trữ tình và yếu tố triết luận <br />
trong mọi suy cảm thi ca chân chính chẳng phải là tuân theo cái cơ chế đó sao?<br />