TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 188-195<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT<br />
LÊN NUÔI CẤY ĐỈNH SINH TRƯỞNG VÀ THIẾT LẬP CÂY HOÀN CHỈNH<br />
Ở CÂY CỌC RÀO (Jatropha curcas L.)<br />
Đỗ Đăng Giáp1*, Nguyễn Thị Kim Loan1, Trần Trọng Tuấn1, Trương Thị Trúc Hà1, Thái<br />
Xuân Du1, Bùi Văn Thế Vinh2, Nguyễn Đình Lâm3, Dương Tấn Nhựt4<br />
(1)<br />
<br />
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)dodanggiap@gmail.com<br />
(2)<br />
Đại học Kỹ thuật công nghệ tp. Hồ Chí Minh<br />
(3)<br />
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam<br />
(4)<br />
Viện Sinh học Tây Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT: Cây cọc rào (Jatropha curcas L.) được xem là nguồn năng lượng sinh học tái sinh không<br />
cạnh tranh với các cây lương thực trên thế giới. Phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng sẽ có ích cho việc<br />
nhân giống đồng nhất và tạo cây sạch vi rút. Chồi cây cọc rào có chứa đỉnh sinh trưởng được chọn để khử<br />
trùng và đem nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung riêng rẽ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác<br />
nhau sau: kinetin (N6-furfuryladenin) (0; 0,1; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg.l-1), BA (6-benzylaminopurine) (0; 0,1;<br />
0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg.l-1), TDZ (thidiazuron) (0; 0,01; 0,05; 0,10; 0,50; 1,0 mg.l-1). Sự cảm ứng chồi ban<br />
đầu được thúc đẩy hiệu quả nhất trong môi trường MS có bổ sung 0,1 mg.l-1 TDZ. Ở nồng độ này, hơn<br />
95% đỉnh sinh trưởng phát triển hình thành chồi, ở các chồi được tái sinh không có sự hình thành mô sẹo.<br />
Việc sử dụng TDZ kết hợp với GA3 không có ảnh hưởng tốt lên sự hình thành chồi từ đỉnh sinh trưởng<br />
cây cọc rào mà chỉ có tác dụng kéo dài mẫu cấy. Trạng thái môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng lên sự phát<br />
triển của đỉnh sinh trưởng, môi trường MS bán rắn có bổ sung 0,1 mg.l -1 TDZ sẽ thích hợp cho sự hình<br />
thành chồi. Sự hình thành rễ ở những chồi bất định có kết quả tốt trên môi trường MS có bổ sung 1,0<br />
mg.l-1 IBA và 3,0 mg.l-1 thiamin.<br />
Từ khóa: Jatropha curcas, cytokinin, đỉnh sinh trưởng, nhân giống, TDZ<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Cây cọc rào (Jatropha curcas L.) thuộc họ<br />
Thầu dầu (Euphorbiaceae), hay còn được gọi là<br />
cây dầu mè (tên tiếng Anh: Physic nut). Cây có<br />
nguồn gốc từ Mê-xi-cô, Trung Mỹ, sau đó được<br />
lan truyền sang châu Phi, châu Á. Cây Cọc rào<br />
có tên trong từ điển những cây thuốc và vị thuốc<br />
Việt Nam [8]. Cây có thể sinh trưởng ở những<br />
vùng đất cát khô hạn. Hạt cây cọc rào có hàm<br />
lượng dầu khoảng 30-40%, dầu thô từ hạt được<br />
chế biến thành dầu diesel sinh học (biodiesel)<br />
và nhiều sản phẩm giá trị khác như phân hữu<br />
cơ, thuốc trừ sâu sinh học, dược liệu... Hiện<br />
nay, nhiều nước trên thế giới đang chạy đua<br />
phát triển cây này, nhất là các nước Ấn Độ,<br />
Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia,<br />
Philippin, Mianma và nhiều nước châu Phi<br />
nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng tại chỗ và<br />
xuất khẩu. Trồng cây cọc rào chống được sa<br />
mạc hóa, mang lại việc làm cho người nghèo, có<br />
ý nghĩa kinh tế-môi trường-xã hội cao.<br />
Trồng cây để khai thác dầu lâu năm thì<br />
phương pháp nhân giống bằng hạt được sử dụng<br />
188<br />
<br />
nhiều hơn. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng,<br />
cây tạo thành từ nhân giống bằng giâm cành có<br />
đời sống ngắn hơn, khả năng chống hạn và bệnh<br />
tật kém hơn cây nhân giống bằng hạt [11].<br />
Nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng<br />
hạt là chất lượng cây con không đồng nhất, bởi<br />
vì cây cọc rào là cây thụ phấn chéo nên giữa các<br />
hạt có sự khác nhau về mặt di truyền, các cây<br />
tạo ra bằng gieo hạt có hàm lượng dầu trong hạt<br />
không ổn định, dao động từ 4 đến 40% [13]. Vì<br />
vậy, phương pháp nhân giống in vitro vẫn là kỹ<br />
thuật hiệu quả để nhân nhanh những cây đầu<br />
dòng. Vi nhân giống cây J. curcas đã được<br />
nghiên cứu nhiều trên thế giớí, cây con được tái<br />
sinh từ nuôi cấy các bộ phận khác nhau như:<br />
chồi nách, chồi đỉnh, đốt thân, trụ dưới lá mầm,<br />
cuống lá, lá... [31, 27, 32, 6, 14, 30].<br />
Để sản xuất hiệu quả biodiesel từ cây cọc<br />
rào, điều quan trọng là cần có giống tốt và nhân<br />
những cây đầu dòng để phát triển vùng nguyên<br />
liệu [31, 27]. Phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh<br />
trưởng đã được sử dụng rộng rãi trong vi nhân<br />
giống thực vật bậc cao trong suốt ba thập kỷ qua.<br />
<br />
Do Dang Giap et al.<br />
<br />
Ứng dụng quan trọng nhất của nuôi cấy đỉnh sinh<br />
trưởng là tạo ra các cây con sạch bệnh, nhân<br />
nhanh và bảo quản các phôi mầm sạch vi rút<br />
trong thời gian dài thông qua kỹ thuật bảo quản<br />
phôi đông lạnh [26]. Kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh<br />
trưởng được ghi nhận là có thể dòng hóa những<br />
giống cây trồng từ ex vitro vào điều kiện in vitro<br />
có đặc điểm sạch nhiều bệnh thực vật khác nhau<br />
như: vi rút, vi khuẩn, nấm bệnh [16, 15, 23, 10,<br />
3]. Những hiệu quả của kỹ thuật nuôi cấy đỉnh<br />
sinh trưởng đã được ứng dụng trong dòng hóa<br />
cây giống sạch bệnh ở một số loại cây trồng có<br />
giá trị như: khoai tây [4], tỏi [5], đậu lạc [21], củ<br />
cải đường [2] và cà chua [1]. Trong bài báo này,<br />
chúng tôi sử dụng phương pháp nuôi cấy đỉnh<br />
sinh trưởng cây Cọc rào để tạo nguồn cây giống<br />
cây cọc rào đầu dòng sạch bệnh. Kết quả nghiên<br />
cứu này sẽ giúp ích nhiều trong thiết lập quy<br />
trình nhân giống, giúp sản xuất cây với số lượng<br />
lớn trong thời gian ngắn.<br />
<br />
(gibberellic acid) lên sự phát triển của đỉnh sinh<br />
trưởng cây cọc rào in vitro<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Các chồi hình thành từ đỉnh sinh trưởng<br />
được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung<br />
1 mg.l-1 IBA [8] kết hợp với vitamin B1 –<br />
thiamin (0; 1,0; 3,0; 6,0; 9,0 mg.l-1). Sau 3 tuần<br />
nuôi cấy ghi nhận các chỉ tiêu: số lượng rễ và<br />
chiều dài rễ.<br />
<br />
Vật liệu<br />
Sử dụng các chồi có chứa đỉnh sinh trưởng<br />
của cây cọc rào đầu dòng được trồng tại vườn<br />
ươm Viện Sinh học nhiệt đới làm vật liệu nuôi<br />
cấy. Các chồi sau khi thu nhận được khử trùng<br />
sơ bộ bằng cách đặt dưới vòi nước chảy (30<br />
phút), rửa qua bằng xà phòng loãng, sau đó<br />
ngâm trong cồn 70% (30 giây). Mẫu được<br />
chuyển vào tủ cấy và lắc khử trùng với dung<br />
dịch javel ở nồng độ 12,5% với thời gian là 5<br />
phút, sau đó rửa lại bằng nước cất vô trùng (4-5<br />
lần), dùng kính lúp tách lấy đỉnh sinh trưởng để<br />
sử dụng cho các thí nghiệm.<br />
Phương pháp<br />
Khảo sát ảnh hưởng của cytokinin (BA, kinetin)<br />
và TDZ lên sự phát triển của đỉnh sinh trưởng<br />
cây cọc rào in vitro<br />
Các đỉnh sinh trưởng được cấy vào môi<br />
trường cơ bản MS (Murashige & Skoog, 1962)<br />
có bổ sung 30 g.l-1 sucrose; 8 g.l-1 agar và các<br />
chất điều hòa sinh trưởng gồm kinetin (0; 0,1;<br />
0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg.l-1 ); BA 0; 0,1; 0,5; 1,0;<br />
1,5; 2,0 mg.l-1); TDZ (0; 0,01; 0,05; 0,10; 0,50;<br />
1,0 mg.l-1) ở các nồng độ riêng rẽ.<br />
Khảo sát ảnh hưởng sự kết hợp của TDZ và GA3<br />
<br />
Các đỉnh sinh trưởng được cấy vào môi<br />
trường MS có bổ sung 30 g.l-1 sucrose; 8 g.l-1<br />
agar; 0,1 mg.l-1 TDZ kết hợp với GA3 ở các<br />
nồng độ khác nhau (0; 1,0; 3,0; 5,0; 7,0 mg.l-1).<br />
Khảo sát ảnh hưởng một số trạng thái môi<br />
trường nuôi cấy lên sự phát triển của đỉnh sinh<br />
trưởng cây cọc rào in vitro<br />
Các đỉnh sinh trưởng được cấy vào môi<br />
trường cơ bản MS có bổ sung 30 g.l-1 sucrose;<br />
0,1 mg.l-1 TDZ và agar lần lượt là 0,0 g.l-1<br />
(lỏng), 4,0 g.l-1 (bán rắn), 8,0 g.l-1 (rắn).<br />
Các thí nghiệm sau 4 tuần nuôi cấy ghi<br />
nhận các chỉ tiêu: tỷ lệ hình thành chồi, số chồi<br />
hình thành và khối lượng tươi mẫu.<br />
Khảo sát ảnh hưởng của thiamin lên sự hình<br />
thành rễ của các chồi từ đỉnh sinh trưởng cây<br />
cọc rào in vitro<br />
<br />
Tất cả môi trường được điều chỉnh về pH<br />
5,8-5,9, hấp khử trùng ở 121°C, 1 atm trong 20<br />
phút.<br />
Điều kiện thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được tiến hành trong phòng<br />
nuôi cấy có nhiệt độ trung bình 25°C 2, thời<br />
gian chiếu sáng 14 h/ngày, cường độ chiếu sáng<br />
tương đương 50,64 1,00 µmol.m-2s-1, độ ẩm<br />
trung bình 60% 5.<br />
Xử lý thống kê số liệu<br />
Các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu thí<br />
nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên. Số liệu được ghi<br />
nhận và xử lý bằng phần mềm Statgraphics<br />
Centurion XV theo phương pháp DMRT [8] ở<br />
mức ý nghĩa 5%.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Ảnh hưởng của cytokinin (BA, kinetin) và<br />
TDZ lên sự phát triển của đỉnh sinh trưởng<br />
cây cọc rào in vitro<br />
Sự phát triển của đỉnh sinh trưởng trên môi<br />
189<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 188-195<br />
<br />
trường có bổ sung BA, kinetin và TDZ được thể<br />
hiện trong bảng 1. Các chất điều hòa sinh<br />
trưởng ở những nồng độ khác nhau có ảnh<br />
hưởng khác nhau đến sự hình thành chồi từ đỉnh<br />
sinh trưởng của cây Cọc rào. Sau 4 tuần nuôi<br />
cấy trên môi trường có bổ sung kinetin, BA,<br />
TDZ, đỉnh sinh trưởng có sự phát triển, các chồi<br />
mới được hình thành với tỷ lệ tái sinh chồi, số<br />
chồi hình thành và khối lượng tươi của chồi cao.<br />
<br />
Trên môi trường có bổ sung 1,0 mg.l-1 kinetin<br />
cho tỷ lệ mẫu hình thành chồi cao hơn (86,67%)<br />
so với những công thức còn lại, tuy nhiên, số<br />
chồi hình thành (8,67) lại thấp hơn so với môi<br />
trường có bổ sung 0,5 mg.l-1 kinetin (9,67), sự<br />
khác biệt giữa các công thức không có ý nghĩa<br />
về mặt thống kê. Trên môi trường MS có bổ<br />
sung BA, sự hình thành chồi thấp hơn so với<br />
môi trường có bổ sung kinetin và TDZ.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của BA, kinetin và TDZ lên sự phát triển của đỉnh sinh trưởng cây Cọc rào<br />
Công thức<br />
thí nghiệm<br />
<br />
Kinetin<br />
<br />
BA<br />
<br />
TDZ<br />
<br />
Nồng độ<br />
CĐHSTTV<br />
(mg.l-1 )<br />
0,1<br />
0,5<br />
1,0<br />
1,5<br />
2,0<br />
0,1<br />
0,5<br />
1,0<br />
1,5<br />
2,0<br />
0,01<br />
0,05<br />
0,1<br />
0,5<br />
1,0<br />
<br />
Tỉ lệ mẫu hình<br />
thành chồi (%)<br />
<br />
Số chồi hình<br />
thành/mẫu (chồi)<br />
<br />
Khối lượng tươi<br />
(g)<br />
<br />
66,67ef<br />
80,00c<br />
86,67bc<br />
83,33bc<br />
66,67ef<br />
60,00f<br />
83,33bc<br />
70,00e<br />
60,00f<br />
30,00g<br />
60,00f<br />
93,33b<br />
96,66a<br />
76,67d<br />
23,30g<br />
<br />
9,00e<br />
9,67d<br />
8,67e<br />
7,30f<br />
7,00fg<br />
7,00fg<br />
8,67e<br />
8,67e<br />
10,67cd<br />
5,00g<br />
11,66cd<br />
16,66b<br />
17,66a<br />
16,0b<br />
13,66d<br />
<br />
0,0224de<br />
0,0331cd<br />
0,0219de<br />
0,0193ef<br />
0,0148ef<br />
0,0173ef<br />
0,0208e<br />
0,0136f<br />
0,0090g<br />
0,0095g<br />
0,0319d<br />
0,0541c<br />
0,0944a<br />
0,0714b<br />
0,0464cd<br />
<br />
a, b, c... thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy P = 0,05 theo phương pháp Duncan.<br />
<br />
Ảnh hưởng của các nồng độ TDZ đến sự<br />
phát sinh chồi khá rõ rệt, môi trường có bổ sung<br />
TDZ ở các nồng độ từ 0,01 - 0,10 mg.l-1 đều khả<br />
năng cảm ứng tạo chồi in vitro, nồng độ TDZ<br />
tăng dần thì số chồi và khối lượng tươi của chồi<br />
cũng tăng. Ở công thức có bổ sung 0,10<br />
mg.l-1 TDZ, tỷ lệ hình thành chồi đạt gần tối đa<br />
(96,66%), số chồi và khối lượng tươi trung bình<br />
cũng cao nhất (17,66 chồi/mẫu và 0,0944<br />
g/chồi). Tuy nhiên, khi tăng nồng độ từ 0,5 - 1,0<br />
mg.l-1 TDZ thì khả năng tạo chồi và khối lượng<br />
tươi giảm dần có thể do sự ức chế của chất điều<br />
hòa sinh trưởng lên sự phát triển của đỉnh sinh<br />
trưởng. Do đó, có thể thấy môi trường nuôi cấy<br />
có bổ sung 0,1 mg.l-1 TDZ thích hợp cho sự<br />
phát triển của đỉnh sinh trưởng cây cọc rào.<br />
<br />
190<br />
<br />
TDZ được sử dụng trong vi nhân giống thông<br />
qua con đường phát sinh cơ quan và phát sinh<br />
phôi trên nhiều đối tượng thực vật khác nhau<br />
[18]. Trong các báo cáo gần đây, TDZ là một<br />
phần không thể thiếu trong nuôi cấy mô các cây<br />
thân gỗ cũng như cây thân thảo [12].<br />
Ảnh hưởng kết hợp giữa TDZ với GA3 lên sự<br />
phát triển của đỉnh cọc rào in vitro<br />
TDZ có thể kích thích cảm ứng và nhân<br />
chồi khi được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với<br />
các chất điều hòa khác. Trên cở sở đó, chúng tôi<br />
tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của<br />
TDZ kết hợp với GA3 lên sự tăng trưởng của<br />
đỉnh sinh trưởng cây Cọc rào. Kết quả thu được<br />
sau 4 tuần được trình bày trong bảng 2.<br />
<br />
Do Dang Giap et al.<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của TDZ và GA3 lên sự phát triển của đỉnh sinh trưởng cây cọc rào<br />
Công thức<br />
<br />
TDZ (mg.l1<br />
)<br />
<br />
GA3 (mg.l-1)<br />
<br />
ĐC<br />
G1<br />
G2<br />
G3<br />
G4<br />
<br />
0,1<br />
0,1<br />
0,1<br />
0,1<br />
0,1<br />
<br />
0,0<br />
1,0<br />
3,0<br />
5,0<br />
7,0<br />
<br />
Khi tiến hành cấy mẫu đỉnh sinh trưởng lên<br />
môi trường có bổ sung 0,1 mg.l-1 TDZ với GA3<br />
ở các nồng độ khác nhau, chúng tôi nhận thấy,<br />
trên môi trường đối chứng 0,1 mg.l-1 TDZ<br />
không có bổ sung GA3 có tỷ lệ hình thành chồi,<br />
số lượng chồi hình thành và khối lượng tươi<br />
trung bình của chồi đạt cao nhất. Các công thức<br />
còn lại số mẫu được cảm ứng để hình thành<br />
chồi tương đối thấp.<br />
Trong nuôi cấy in vitro, GA3 có tác dụng<br />
kéo dài thân, kích thích các chồi, mầm ngủ trên<br />
cây. Gibberellin có tác động đối với nhiều đỉnh<br />
sinh trưởng, nếu thiếu gibberellin đỉnh sinh<br />
trưởng thể hiện một dạng hình cầu, tạo nên các<br />
mắt cây. GA3 đã được xác định là rất có hiệu<br />
<br />
Tỉ lệ mẫu hình<br />
thành chồi<br />
(%)<br />
100,00a<br />
83,00a<br />
73,33ab<br />
60,00c<br />
56,67c<br />
<br />
Số chồi hình<br />
thành/mẫu<br />
(chồi)<br />
15,67a<br />
10,67b<br />
7,67b<br />
6,00ab<br />
5,00c<br />
<br />
Khối lượng<br />
tươi (g)<br />
0,0818a<br />
0,0284ab<br />
0,0242ab<br />
0,0242ab<br />
0,0178b<br />
<br />
quả trong việc ngăn chặn những sự phân chia vô<br />
tổ chức có thể dẫn tới sự hình thành mô sẹo,<br />
đồng thời nó kích thích và đẩy mạnh sự biệt hóa<br />
của đỉnh sinh trưởng [23]. Theo kết quả nhận<br />
được, chúng tôi thấy rằng, GA3 kết hợp với<br />
TDZ không có ảnh hưởng tốt lên sự hình thành<br />
chồi từ đỉnh sinh trưởng cây cọc rào mà chỉ có<br />
tác dụng kéo dài mẫu cấy.<br />
Ảnh hưởng một số trạng thái môi trường<br />
nuôi cấy đến sự phát triển của đỉnh sinh<br />
trưởng cây cọc rào in vitro<br />
Sự phát triển của đỉnh sinh trưởng trên các<br />
môi trường rắn, bán rắn và lỏng được thể hiện<br />
trong bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của một số trạng thái môi trường nuôi cấy lên sự phát triển của đỉnh sinh<br />
trưởng cây cọc rào<br />
Trạng thái môi<br />
trường<br />
Rắn<br />
Bán rắn<br />
Lỏng<br />
<br />
Tỉ lệ mẫu hình thành<br />
chồi (%)<br />
92,3b<br />
100a<br />
51,6c<br />
<br />
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, sự thay<br />
đổi về trạng thái vật lý của môi trường nuôi cấy<br />
cũng có tác động lên sự thay đổi của mẫu cấy.<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, ảnh hưởng của điều<br />
kiện nuôi cấy (môi trường lỏng, bán rắn, rắn)<br />
khá rõ nét lên sự tăng trưởng của đỉnh sinh<br />
trưởng. Trên môi trường MS ở điều kiện bán<br />
rắn, các đỉnh sinh trưởng phát triển hoàn chỉnh<br />
nhất, tỷ lệ hình thành chồi, số chồi hình thành<br />
và khối lượng tươi là cao nhất sau 4 tuần nuôi<br />
cấy. Trên môi trường lỏng, đỉnh sinh trưởng bị<br />
chết hoặc chồi hình thành yếu ớt, thân và lá bị<br />
mọng nước. Các chồi hình thành trên môi<br />
<br />
Số chồi hình<br />
thành/mẫu (chồi)<br />
7,00b<br />
8,67a<br />
5,33c<br />
<br />
Khối lượng tươi (g)<br />
0,0939 b<br />
0,1729 a<br />
0,0315 c<br />
<br />
trường rắn tuy có tỷ lệ hình thành chồi, số lượng<br />
chồi và khối lượng tươi tương đối cao, nhưng<br />
khó áp dụng việc nhân giống trên môi trường<br />
rắn vào nhân giống thương mại, bởi vì tốn nhiều<br />
chi phí mua agar sẽ làm tăng giá thành của cây<br />
giống.<br />
Hiện nay, hầu hết các loài thực vật được<br />
nhân giống thương mại trên môi trường bán rắn<br />
đều thông qua con đường phát sinh cơ quan.<br />
Khi nuôi cấy mô hoặc tế bào thực vật trong môi<br />
trường lỏng ở trạng thái tĩnh và không thoáng<br />
khí, các mẫu không sinh trưởng, phát triển hoặc<br />
có hiện tượng thủy tinh thể ở chồi và lá, cây con<br />
<br />
191<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 188-195<br />
<br />
sẽ dễ bị chết khi đưa ra ngoài vườn ươm [24].<br />
Như vậy, môi trường MS bổ sung 0,1 mg.l-1<br />
TDZ ở điều kiện bán rắn là thích hợp cho nuôi<br />
cấy đỉnh sinh trưởng cây cọc rào (hình 1a, 1b,<br />
1c, 1d).<br />
Ảnh hưởng của thiamin lên sự hình thành rễ<br />
của các chồi từ đỉnh sinh trưởng cây cọc rào<br />
Tất cả các tế bào được nuôi cấy đều có khả<br />
năng tổng hợp tất cả các loại vitamin cơ bản<br />
nhưng thường là với số lượng dưới mức yêu<br />
<br />
cầu. Để mô có sức sinh trưởng tốt phải bổ sung<br />
thêm vào môi trường một hay nhiều loại<br />
vitamin. Các vitamin là rất cần thiết cho các<br />
phản ứng sinh hoá. Thực vật cần vitamin để xúc<br />
tác các quá trình biến dưỡng khác nhau.<br />
Thiamin là một vitamin căn bản cần thiết cho sự<br />
tăng trưởng của tất cả các tế bào. Các chồi non<br />
được nuôi cấy trên môi trường có bổ sung IBA<br />
kết hợp với thiamin đều bắt đầu cảm ứng hình<br />
thành rễ bất định sau 3 tuần nuôi cấy. Kết quả<br />
nghiên cứu được ghi nhận ở bảng 4.<br />
<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của kết hợp 1,0 mg.l-1 IBA và thiamin lên sự hình thành rễ của chồi tái sinh sau<br />
3 tuần nuôi cấy<br />
Công thức<br />
IT0<br />
IT1<br />
IT2<br />
IT3<br />
IT4<br />
<br />
Nồng độ thiamin (mg.l-1)<br />
0,0<br />
1,0<br />
3,0<br />
6,0<br />
9,0<br />
<br />
Việc bổ sung thiamin vào môi trường nuôi<br />
cấy có ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và<br />
phát triển rễ của chồi cây Cọc rào in vitro. Khi<br />
tăng nồng độ thiamin thì số lượng rễ và chiều<br />
dài rễ trung bình cũng tăng lên. Theo nghiên<br />
cứu của Thái Xuân Du và nnk. (2010) [8] đã ghi<br />
nhận môi trường MS kết hợp với 1,0 mg.l-1 IBA<br />
thích hợp cho sự hình thành rễ từ chồi tái sinh<br />
thông qua nuôi cấy lớp mỏng tế bào lá của cấy<br />
cọc rào. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho<br />
thấy, trên môi trường có bổ sung 1,0 mg.l-1 IBA<br />
.<br />
<br />
Số rễ<br />
0,758c<br />
1,342a<br />
1,517a<br />
1,568a<br />
1,034b<br />
<br />
Chiều dài rễ (cm)<br />
2,351c<br />
3,528b<br />
3,987a<br />
3,859ab<br />
3,196b<br />
<br />
kết hợp với 3,0 mg.l-1 hoặc 6,0 mg.l-1 thiamin,<br />
số lượng rễ và chiều dài rễ trung bình đạt cao<br />
hơn so với công thức đối chứng không có bổ<br />
sung thiamin (hình 1e). Dhillon et al. (2009) [7]<br />
đã công bố những ảnh hưởng tích cực của<br />
thiamin lên sự hình thành rễ từ cành giâm cây<br />
Cọc rào. Linsmaier & Skoog (1965) [17] đã<br />
khẳng định thiamin cần thiết cho cho sự sinh<br />
trưởng của cây sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về<br />
sự có mặt của nó trong môi trường MS.<br />
<br />
Hình 1. Hình thái nuôi cấy đỉnh sinh trưởng theo thời gian<br />
trên môi trường bán lỏng có bổ sung 0,1 mg.l-1 TDZ<br />
a. 3 ngày tuổi; b. 7 ngày tuổi; c. 14 ngày tuổi; d. 21 ngày tuổi; e. Cây hoàn chỉnh sau 60 ngày.<br />
192<br />
<br />