Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê đến cấu trúc thương mại của Việt Nam - Chi Lê
lượt xem 3
download
Bài viết sử s ng các chỉ số thương mại TSI (chỉ số chuyên môn hóa thương mại); IIT (chỉ số thương mại nội ngành) và chỉ số sự đóng góp vào cán cân thương mại (CTB) nhằm phân tích cấu tr c thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam-Chi Lê kể từ sau khi FTA có hiệu lực. Kết quả cho thấy Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc á đã chế biến; Muối, ưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi, xi măng; Các sản phẩm bằng da, yên cương và bộ yên cương, các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; Đồ gốm, sứ; Đồ chơi, thiết bị trò chơi và d ng c thể thao, ph kiện là những nhóm hàng chuyên xuất khẩu sang thị trường Chi Lê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê đến cấu trúc thương mại của Việt Nam - Chi Lê
- 2. Bộ công thương (2016), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hà Nội. 3. Bộ công thương (2016), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA),Hà Nội. 4. Bộ lao động – Thương binh và xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hà Nội. 5. Trần Thanh Hải (2017), ―Hiẹp định đối tác kinh tế xuyen Thái Bình Dưong và vấn đề bảo vẹ quyền lợi người lao đọng Viẹt Nam‖, Tạp chí Nghề uạt, (02), trang 70-73. 6. http://tinhuykhanhhoa.vn/tin-chi-tiet/id/6579/Trien-khai-cac-hiep-dinh-thuong-mai- tu-do-the-he-moi-trong-giai-doan-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-sau-rong-va-toan-dien 7. http://www.congdoanvn.org.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi-524/cam-ket-ve-lao- dong-trong-cac-fta-kinh-nghiem-mehico-bai-hoc-cho-viet-nam-(phan-1)- 136724.tld. 8. http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/docum ents/publication/wcms_464454.pdf. ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM-CHI LÊ ĐẾN CẤU TRÚC THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM-CHI LÊ TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai Học viện Hành chính Quốc gia Tóm lược: Bài viết sử s ng các chỉ số thương mại TSI (chỉ số chuyên môn hóa thương mại); IIT (chỉ số thương mại nội ngành) và chỉ số sự đóng góp vào cán cân thương mại (CTB) nhằm phân tích cấu tr c thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam-Chi Lê kể từ sau khi FTA có hiệu lực. Kết quả cho thấy Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc á đã chế biến; Muối, ưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi, xi măng; Các sản phẩm bằng da, yên cương và bộ yên cương, các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; Đồ gốm, sứ; Đồ chơi, thiết bị trò chơi và d ng c thể thao, ph kiện là những nhóm hàng chuyên xuất khẩu sang thị trường Chi Lê. Các hóa chất vô cơ, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị; Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ; Đồ gốm, sứ; Máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; Nhạc c và các bộ phận, ph kiện đều là những nhóm hàng hóa có thương mại nội ngành. Có khá nhiều nhóm hàng hóa đóng góp tiêu cực vào cán cân thương mại giữa hai quốc gia, chỉ có một số ít có tác động tích cực như Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác; Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Hạt dầu và quả có dầu, các loại ngũ cốc, hạt và quả khác, cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô; Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia s c đã chế biến; Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ. Từ khóa: Chỉ số thương mại, hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê, TSI, IIT, CTB 806
- 1. Giới thiệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê được ký kết từ năm 2011, song đến năm 2014 mới có hiệu lực. Đây là hiệp định đầu tiên mà Việt Nam ký kết với quốc gia khu vực Châu Mỹ, là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Chi Lê tăng qua các năm, năm 2008, xuất khẩu đạt 68.892USD tăng lên 110.520USD vào năm 2009 và tăng đến 520.783USD vào năm 2014, đến năm 2018 xuất khẩu của Việt Nam sang Chi Lê đạt 781.946USD (tăng 50,4% so với năm 2014) (Theo Trademap.org). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu chưa đạt được giá trị như xuất khẩu. Năm 2008, nhập khẩu hàng hóa từ Chi Lê là 104.390USD tăng lên 367.474USD vào năm 2014 và 305.985 USD năm 2018 (Theo Trademap.org). Kể từ khi hiệp định có hiệu lực, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích sự thay đổi cấu trúc thương mại giữa Việt Nam-Chi Lê để thấy rõ hơn sự thay đổi về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cũng như lợi thế so sánh thương mại hàng hóa của hai quốc gia. Bài viết sau nhằm giải quyết vấn đề trên, hay bài viết sẽ đi phân tích cấu trúc thương mại giữa 2 quốc gia kể từ sau khi FTA có hiệu lực. Rõ ràng, việc làm sáng tỏ nhóm hàng hóa chuyên xuất khẩu, hay nhập khẩu cho thấy rõ được lợi thế so sánh của quốc gia này so với quốc gia khác có ý nghĩa rất lớn đến bức tranh thương mại giữa hai nước. Tác giả sẽ tính toán chỉ số TSI thể hiện sự chuyên môn hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của từng nhóm hàng hóa được trao đổi để từ đó thấy rõ hơn tác động của hiệp định thương mại đối với các nhóm hàng hóa này. Hơn nữa, tác giả sẽ làm rõ hơn tác động hiệp định thương mại lên cấu trúc thương mại qua chỉ số IIT và CTB, thể hiện thương mại nội ngành cũng như đóng góp của ngành hàng hóa đến cán cân thương mại giữa hai quốc gia để từ đó chính phủ hai nước có chính sách thương mại phù hợp đối với thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả hai quốc gia. 2.Tổng quan tài liệu Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Chi Lê được ký kết từ năm 2011, song đến 2014 mới có hiệu lực, được thực hiện trên các lĩnh vực hàng hóa mà không bao gồm lĩnh vực dịch vụ, đầu tư. Hiệp định này đánh dấu khởi đầu quan trọng của Việt Nam trên thị trường Châu Mỹ, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời làm phong phú thêm thị trường hàng hóa trong nước thông qua nhập khẩu. Có nhiều nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do đến thương mại của các quốc gia, tuy nhiên chưa có tác giả nào sử dụng các chỉ số thương mại để phân tích ảnh hưởng của FTA Việt Nam-Chi Lê đến cấu trúc thương mại của Việt Nam-Chi Lê. Sharma (1999) xem x t tác động tự do hóa thương mại của Australia đối với thương mại của quốc gia này thông qua chỉ số thương mại nội ngành (IIT), theo đó các ngành có thương mại cao thì chỉ số IIT cao hơn. Zhuang và cộng sự (2007) sử dụng mô hình GTAP để xem x t tác động của FTA Hàn Quốc-Mỹ lên các khu vực khác nhau của 2 quốc gia, kết quả cho thấy FTA làm tăng thương mại nội ngành và liên ngành trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Nghiên cứu của Park và cộng sự (2008) sử dụng mô hình CGE chỉ ra tác động tích cực của FTA đối với thương mại quốc gia trong khu vực AKFTA (ASEAN-KOREA Free Trade Area, theo đó 807
- FTA mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia tham gia vào ký kết hiệp định tự do hóa thương mại. Ở Việt Nam, nghiên cứu gần đây nhất của Hương và cộng sự (2016) có sử dụng các chỉ số thương mại (RCA, ES) để đánh giá tác động EVFTA theo ngành, kết quả cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đều gia tăng vững chắc, trong đó, ngành máy móc thiết bị thương mại nội ngành diễn ra ở mức độ cao. Như vậy, việc dùng chỉ số thương mại để đánh giá tác động FTA không còn mới, song chưa có nghiên cứu nào sử dụng để phân tích tác động của FTA Việt Nam-Chi Lê. Do đó, nghiên cứu này sử dụng các chỉ số thương mại TSI, IIT, CTB để phân tích tác động của FTA lên cấu trúc thương mại Việt Nam-Chi Lê. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phân tích tác động của FTA Việt Nam-Chi Lê đến cấu trúc thương mại của Việt Nam-Chi Lê tác giả dựa trên các chỉ số thương mại: Chỉ số chuyên môn hóa thương mại (TSI); chỉ số thương mại nội ngành (IIT) và chỉ số đóng góp cán cân thương mại (CTB). Cơ sở dữ liệu để tính các chỉ số thương mại được lấy từ trademap.org. 3.1. Chỉ số chu ên môn hóa thương mại (TSI) TSI đánh giá lợi thế so sánh của xuất khẩu hàng hóa và sự cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa đó (Sujova và cộng sự, 2015). Hay chỉ số chuyên môn hóa thương mại phản ánh lợi thế so sánh của một hàng hóa thông qua lượng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đó của một nước (Kang,2016). Chỉ số TSI được tính như sau: Xij – Mij TSIij = Xij + Mij Trong đó: TSIij là chỉ số chuyên môn hóa thương mại hàng hóa j của nước i Xij là xuất khẩu hàng hóa j của nước i Mij là nhập khẩu hàng hóa j của nước i Chỉ số TSI đo lường sự cạnh tranh xuất khẩu của quốc gia, luôn nằm trong khoảng từ - 1 đến +1. Một nước với sản phẩm chuyên môn hóa có TSI bằng -1 khi chỉ có nhập khẩu, không có xuất khẩu (chuyên môn hóa nhập khẩu hoàn hảo). Khi chỉ có xuất khẩu, không có nhập khẩu TSI bằng +1 (chuyên môn hóa xuất khẩu hoàn hảo). TSI bằng 0 khi xảy ra cán cân thương mại. Khi TSI lớn hơn 0 tức là nhóm hàng hóa có thặng dư thương mại và tồn tại cạnh tranh xuất khẩu. Khi TSI càng nhỏ và tiến đến -1 thì cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm càng kém hơn trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Tương tự, một quốc gia có TSI càng lớn, sự cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa càng lớn. Khi TSI nằm giữa 0 và -1, cạnh tranh nhập khẩu của hàng hóa đó cao, TSI nằm giữa 0 và +1 thì cạnh tranh xuất khẩu cao. 3.2. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) của một hàng hóa phản ánh tiềm năng xuất khẩu của hàng hóa đó so với xuất khẩu của cả nước. Chỉ số IIT còn được gọi là chỉ số Grubel và Lioyd (1975), cho thấy sự chênh lệch giữa thương mại của 1 ngành với tổng thương mại của ngành đó, được tính bằng công thức sau: 808
- X i – Mi IITi = 1 - X i + Mi Trong đó: IIT là chỉ số thương mại nội ngành của ngành i Xi là xuất khẩu của ngành i Mi là nhập khẩu của ngành i Chỉ số IIT luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1; lớn hơn hoặc bằng 0 (0≤ IIT ≤ 1). Khi IIT bằng 1 thì ngành i là thương mại nội ngành. Khi IIT bằng 0, ngành i không phải là thương mại nội ngành mà là thương mại liên ngành. Khi chỉ số này càng lớn (tiến gần bằng 1) thì thương mại nội ngành của ngành i càng lớn. Chỉ số này khác nhau giữa các nước và thường nằm giữa 0 với +1 (Sharma, 1999). 3.3. Chỉ số đóng góp cán cân thương mại (CTB) Chỉ số CTB thể hiện sự đóng góp vào cán cân thương mại của một ngành nào đó (Sujova và cộng sự, 2015). Chỉ số CTB được tính như sau: 100 (Xi + Mi) CTB = [(Xi – Mi) – (X-M) X+ M ] X- M Trong đó: CTB là chỉ số sự đóng góp vào cán cân thương mại Xi là xuất khẩu của ngành i Mi là nhập khẩu của ngành i X là tổng xuất khẩu của năm đã cho M là tổng nhập khẩu của năm đã cho Khi CTB > 0 nghĩa là tồn tại thặng dư thương mại lớn hơn dự kiến và có sự đóng góp tích cực của hàng hóa I vào cán cân thương mại đó, điều này cũng thể hiện được lợi thế so sánh thương mại của ngành đó. Khi CTB < 0, ngành hàng i có đóng góp tiêu cực đến cán cân thương mại của quốc gia và cán cân thương mại không đạt được kết quả như k vọng, hay quốc gia đó không có lợi thế thương mại. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Chỉ số chu ên môn hóa thương mại Bảng 4.1 thể hiện chỉ số chuyên môn hóa thương mại (TSI) của Việt Nam-Chi Lê từ sau khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê có hiệu lực. Các hàng hóa có TSI bằng - 1 là những hàng hóa chuyên môn hóa nhập khẩu bao gồm: Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Cây sống và các loại cây trồng khác; củ rễ và loại tương tự, cành hoa và cành lá trang trí; Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên liệu xơ xenlulo khác, giấy loại. Ngược lại, khi TSI bằng 1 nghĩa là các hàng hóa đó thuộc nhóm hàng chuyên môn hóa xuất khẩu bao gồm Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; Các sản phẩm bằng da, yên cương và bộ yên cương, các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; Đồ gốm, sứ; Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao, phụ kiện. 809
- Bảng 4.1. Chỉ số chu ên môn hóa thương mại của Việt Nam-Chi Lê STT Hàng hóa 2014 2015 2016 2017 2018 Cá và động vật giáp xác, động 1 vật thân mềm và động vật thủy -0.51 -0.54 -0.33 -0.6 -0.59 sinh không xương sống khác Sản phẩm gốc động vật, chưa 2 -1 -1 -1 -1 -1 được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác Cây sống và các loại cây trồng 3 khác; củ rễ và loại tương tự, cành -1 -1 -1 -1 -1 hoa và cành lá trang trí Rau và một số loại củ, thân củ và 4 1 -0.71 -0.97 0.04 1 rễ ăn được Quả và quả hạch ăn được, vỏ quả 5 thuộc loại cam quýt; hoặc các -0.36 -0.25 -0.32 -0.21 -0.76 loại dưa 6 Cà phê, chè và các loại gia vị 0.98 0.99 0.98 0.99 0.99 7 Ngũ cốc 1 1 1 1 0.98 Các sản phẩm xay xát, mạch nha, 8 1 0.64 0.5 -0.13 0.71 tinh bột, gluten lúa mì Hạt dầu và quả có dầu, các loại ngũ cốc, hạt và quả khác, cây 9 -0.79 -0.75 -1 -0.9 -0.97 công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô Vật liệu thực vật dùng để tết bện, 10 các sản phẩm thực vật chưa được -1 -1 -1 -0.65 -0.83 chi tiết hoặc ghi ở nơi khác Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các 11 sản phẩm tách từ chúng; chất béo -1 -1 -0.92 -0.97 -0.98 ăn được đã chế biến, các loại sáp thực, động vật Các chế phẩm từ thịt, cá, hay động vật giáp xác, động vật thân 12 0.78 0.82 0.95 0.92 0.95 mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác 13 Đường và các loại kẹo đường -0.7 -0.97 -0.97 -0.95 -0.97 Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch 14 1 1 1 0.88 0.75 hoặc các phần khác của cây 810
- 15 Đồ uống, rượu, giấm -0.97 -0.97 -0.93 -0.77 -0.82 Phế liệu và phế thải từ ngành 16 công nghiệp thực phẩm, thức ăn -0.99 -0.95 -1 -1 -0.99 gia súc đã chế biến Thuốc lá và nguyên liệu thay thế 17 0 1 1 1 1 thuốc lá đã chế biến Muối, lưu hu nh, đất và đá, 18 0.99 0.99 1 1 1 thạch cao, vôi, xi măng 19 Quặng, xỉ và tro 0 -1 -1 0 -1 Các hóa chất vô cơ, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại 0.39 -0.03 -0.19 -0.39 0.25 20 quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị 21 Hóa chất hữu cơ 0.99 0 0.92 0.82 -0.17 22 Dược phẩm -1 -1 -1 -0.99 -1 23 Phân bón -1 -1 -0.98 -1 -1 Tinh dầu và các chất tựa nhựa, 24 nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế -0.77 1 -1 -0.93 0.26 phẩm dùng cho vệ sinh Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng 25 để giặt, rửa, các chế phẩm bôi 1 1 1 0.98 1 trơn, các loại sáp nhân tạo, sáp đã được chế biến…. 26 Plastic và các sản phẩm bằng plastic 0.95 0.96 0.92 0.97 0.95 Cao su và các sản phẩm bằng 27 0.98 0.99 0.99 0.99 0.99 cao su Các sản phẩm bằng da, yên cương và bộ yên cương, các mặt 28 1 1 1 1 1 hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; 29 -0.94 -0.99 -0.99 -0.97 -0.97 than từ gỗ Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc 30 1 1 1 1 1 từ các loại vật liệu tết bện khác Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên 31 -1 -1 -1 -1 -1 liệu xơ xenlulo khác, giấy loại 811
- Giấy bìa và các sản phẩm làm 32 0.99 0.64 0.91 0.95 0.68 bằng bột giấy 33 Bông 047 0.56 0.98 0.97 0.99 Sợi filament nhân tạo và các 34 dạng tương tự từ nguyên liệu dệt 0.78 0.94 0.86 0.9 0.98 nhân tạo 35 Xơ sợi staple nhân tạo 0.78 0.86 0.95 0.82 0.58 Mền xơ, phớt và các sản phẩm 36 0.99 0.99 0.99 0.99 0.99 không dệt Các loại vải dệt đã được ngâm 37 0.7 0.95 0.2 0.96 0.98 tẩm, tráng phủ…. 38 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ 0.99 0.99 1 0.99 1 39 Giày dép và các sản phẩm tương tự 0.99 0.99 0.99 1 1 Sản phẩm làm bằng đá, thạch 40 1 1 0.99 096 1 cao, xi măng 41 Đồ gốm, sứ 0.91 1 1 1 1 Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, 42 1 1 1 1 0.99 đá qu , bán đá qu 43 Sắt và thép 0.99 -0.97 -0.3 -0.81 -0.81 44 Đồng và các sản phẩm bằng đồng -1 -1 -0.99 -0.99 -0.99 Nhôm và các sản phẩm bằng 45 1 1 1 0.73 0.98 nhôm Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, 46 0.99 0.99 0.99 0.98 0.99 máy và thiết bị cơ khí Máy điện, thiết bị điện và các bộ 47 0.99 0.99 0.99 0.99 0.99 phận của chúng 48 Đầu máy xe lửa hoặc toa xe điện 0.99 1 0.99 0.99 0.99 49 Nhạc cụ và các bộ phận, phụ kiện 0.99 1 1 1 1 Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng 51 1 0.99 1 1 1 cụ thể thao, phụ kiện 52 Các mặt hàng khác 0.93 0.96 0.99 0.99 0.97 Nguồn: Tính toán của tác giả Các hàng hóa có TSI nằm giữa 0 và 1 thể hiện mức cạnh tranh xuất khẩu cao như Cà phê, chè và các loại gia vị; Các chế phẩm từ thịt, cá, hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác; Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây; Plastic và các sản phẩm bằng plastic; Cao su và các sản phẩm bằng cao su; Giấy bìa và các sản phẩm làm bằng bột giấy, Quần áo và hàng may mặc phụ trợ…Khi TSI nằm giữa -1 và 0 có nghĩa là các hàng hóa đó có mức độ chuyên môn hóa nhập khẩu cao 812
- như: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác; Quả và quả hạch ăn được, vỏ quả thuộc loại cam quýt; hoặc các loại dưa; Đồ uống, rượu, giấm…. 4.2. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) Chỉ số thương mại nội ngành giữa Việt Nam-Chi Lê được thể hiện ở bảng 4.2. Có thể thấy chỉ số IIT của các nhóm hàng hóa đều nằm giữa 0 và 1 nghĩa là các nhóm hàng hóa này thuộc thương mại nội ngành. Hàng hóa nào có chỉ số IIT tiến gần đến 1 thì mức độ thương mại nội ngành cao như Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng; Nhạc cụ và các bộ phận, phụ kiện; Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được; Ngũ cốc; Đồ uống, rượu, giấm; Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; Các hóa chất vô cơ, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị; Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ; Đồ gốm, sứ; Máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; Nhạc cụ và các bộ phận, phụ kiện. Bảng 4.2. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) giữa Việt Nam-Chi Lê STT Hàng hóa 2014 2015 2016 2017 2018 Cá và động vật giáp xác, động vật 1 thân mềm và động vật thủy sinh 0.3 0.35 0.34 0.36 0.38 không xương sống khác Sản phẩm gốc động vật, chưa được 2 0.12 0.14 0.21 0.32 0.23 chi tiết hoặc ghi ở nơi khác Cây sống và các loại cây trồng 3 khác; củ rễ và loại tương tự, cành 0.79 0.77 0.87 0.77 0.77 hoa và cành lá trang trí Rau và một số loại củ, thân củ và 4 0.51 0.83 0.95 0.97 0.91 rễ ăn được Quả và quả hạch ăn được, vỏ quả 5 thuộc loại cam quýt; hoặc các loại 0.53 0.62 0.66 0.75 0.68 dưa 6 Cà phê, chè và các loại gia vị 0.06 0.13 0.07 0.08 0.107 7 Ngũ cốc 0.78 0.89 0.88 0.98 0.88 Các sản phẩm xay xát, mạch nha, 8 0.49 0.4 0.5 0.47 0.47 tinh bột, gluten lúa mì Hạt dầu và quả có dầu, các loại ngũ cốc, hạt và quả khác, cây công 9 0.11 0.12 0.24 0.19 0.18 nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô Vật liệu thực vật dùng để tết bện, 10 các sản phẩm thực vật chưa được 0.15 0.19 0.2 0.33 0.5 chi tiết hoặc ghi ở nơi khác Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản 11 phẩm tách từ chúng; chất b o ăn 0.51 0.59 0.39 0.39 0.4 được đã chế biến, các loại sáp thực, động vật Các chế phẩm từ thịt, cá, hay động 12 0.01 0.03 0.02 0.05 0.03 vật giáp xác, động vật thân mềm 813
- hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác 13 Đường và các loại kẹo đường 0.97 0.7 0.47 0.63 0.58 Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch 14 0.26 0.14 0.28 0.26 0.27 hoặc các phần khác của cây 15 Đồ uống, rượu, giấm 0.66 0.7 0.74 0.8 0.98 Phế liệu và phế thải từ ngành công 16 nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc 0.25 0.25 0.29 0.31 0.3 đã chế biến Thuốc lá và nguyên liệu thay thế 17 0.89 0.91 0.93 0.96 0.93 thuốc lá đã chế biến Muối, lưu hu nh, đất và đá, thạch 18 0.46 0.58 0.6 055 0.4 cao, vôi, xi măng 19 Quặng, xỉ và tro 0.86 0.9 0.39 0.39 0.2 Các hóa chất vô cơ, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, 20 0.87 0.88 0.86 0.89 0.92 kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị 21 Hóa chất hữu cơ 0.12 0.12 0.12 0.11 0.23 22 Dược phẩm 0.09 0.08 0.08 0.09 0.1 23 Phân bón 0.46 0.32 0.31 0.33 0.36 Tinh dầu và các chất tựa nhựa, 24 nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế 0.67 0.61 0.68 0.62 0.61 phẩm dùng cho vệ sinh Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng 25 để giặt, rửa, các chế phẩm bôi trơn, 0.67 0.61 0.68 0.62 0.61 các loại sáp nhân tạo, sáp đã được chế biến…. Plastic và các sản phẩm bằng 26 0.43 0.41 0.4 0.39 0.43 plastic 27 Cao su và các sản phẩm bằng cao su 0.71 0.77 0.76 0.78 0.76 Các sản phẩm bằng da, yên cương và bộ yên cương, các mặt hàng du 28 0.08 0.08 0.07 0.08 0.09 lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than 29 0.99 0.91 0.87 0.91 0.77 từ gỗ Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy 30 hoặc từ các loại vật liệu tết bện 0.03 0.06 0.09 0.11 0.12 khác Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên liệu 31 0.12 0.03 0.01 0.01 0.08 xơ xenlulo khác, giấy loại Giấy bìa và các sản phẩm làm 32 0.4 0.37 0.39 0.48 0.54 bằng bột giấy 33 Bông Sợi filament nhân tạo và các 34 dạng tương tự từ nguyên liệu dệt 0.59 0.54 0.51 0.53 0.55 nhân tạo 814
- 35 Xơ sợi staple nhân tạo 0.31 0.27 0.29 0.28 0.3 Mền xơ, phớt và các sản phẩm 36 0.56 0.58 0.58 0.62 0.62 không dệt Các loại vải dệt đã được ngâm 37 0.7 0.68 0.64 0.65 0.66 tẩm, tráng phủ…. 38 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ 0.05 0.05 0.05 0.04 0.03 39 Giày dép và các sản phẩm tương tự 0.08 0.09 0.1 0.11 0.1 Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, 40 0.96 0.95 0.97 0.98 0.97 xi măng 41 Đồ gốm, sứ 0.68 0.78 0.88 0.83 0.96 Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, 42 0.9 0.92 0.73 0.94 0.85 đá qu , bán đá qu 43 Sắt và thép 0.42 0.4 0.39 0.47 0.55 44 Đồng và các sản phẩm bằng đồng 0.27 0.2 0.41 0.47 0.54 45 Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 0.45 0.41 0.38 0.45 0.41 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, 46 0.68 0.64 0.63 0.66 0.7 máy và thiết bị cơ khí Máy điện, thiết bị điện và các bộ 47 0.96 0.93 0.9 0.91 0.87 phận của chúng 48 Đầu máy xe lửa hoặc toa xe điện 0.16 0.06 0.06 0.06 0.11 49 Nhạc cụ và các bộ phận, phụ kiện 0.93 0.86 0.87 0.99 0.96 Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng 51 0.28 0.31 0.37 0.33 0.3 cụ thể thao, phụ kiện 52 Các mặt hàng khác 0.7 0.730.74 0.73 0.7 Nguồn: Tính toán của tác giả Nhóm hàng hóa có IIT tiến gần đến 0 thì mức độ thương mại nội ngành thấp như: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ; Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác; Các chế phẩm từ thịt, cá, hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác.. 4.3. Chỉ số đóng góp vào cán cân thương mại (CTB) Bảng 4.3 thể hiện chỉ số đóng góp vào cán cân thương mại bởi hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu từ Việt Nam sang Chi Lê. Kết quả cho thấy xuất hiện những lợi thế so sánh của các hàng hóa giữa 2 nước. CTB>0 thể hiện hàng hóa có đóng góp tích cực vào cán cân thương mại bao gồm: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác; Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Hạt dầu và quả có dầu, các loại ngũ cốc, hạt và quả khác, cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô; Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc đã chế biến; Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ. 815
- Bảng 4.3. Chỉ số đóng góp vào cán cân thương mại giữa Việt Nam-Chi Lê STT Hàng hóa 2014 2015 2016 2017 2018 Cá và động vật giáp xác, động vật 1 thân mềm và động vật thủy sinh -11475.4 854.68 662.07 1118.52 270.15 không xương sống khác Sản phẩm gốc động vật, chưa 2 14.47 5.83 13.46 17.7 46.08 được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác Cây sống và các loại cây trồng 3 khác; củ rễ và loại tương tự, 168.77 -6.49 -23.09 -14.64 -18.3 cành hoa và cành lá trang trí Rau và một số loại củ, thân củ 4 -1161.48 -294.2 -133.95 -106.44 -61.45 và rễ ăn được Quả và quả hạch ăn được, vỏ 5 quả thuộc loại cam quýt; hoặc -666.34 -935.2 -1222.06 -1458.3 -1470.3 các loại dưa 6 Cà phê, chè và các loại gia vị -469.13 -164.5 -232.3 -260.7 -273.18 7 Ngũ cốc -268.59 -218.8 -129.8 -157.9 -108.5 Các sản phẩm xay xát, mạch 8 -3538.2 -3661.4 -3729.8 -2190.9 -2180.7 nha, tinh bột, gluten lúa mì Hạt dầu và quả có dầu, các loại ngũ cốc, hạt và quả khác, cây 9 404.29 398.4 233.16 276.2 391.09 công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô Vật liệu thực vật dùng để tết 10 bện, các sản phẩm thực vật chưa -0.43 -0.46 -0.46 -0.27 -0.22 được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các 11 sản phẩm tách từ chúng; chất -1.32 -2.82 -0.03 1.06 1.902 b o ăn được đã chế biến, các loại sáp thực, động vật Các chế phẩm từ thịt, cá, hay động vật giáp xác, động vật thân mềm 12 -226.78 -179.38 -183.16 -201.02 -202.5 hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác 13 Đường và các loại kẹo đường -21.5 -10.3 -3.34 -7.69 -6.26 Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch 14 -131.6 -305.1 -173.77 -172.58 -165.98 hoặc các phần khác của cây 816
- 15 Đồ uống, rượu, giấm -3.97 -1.95 -1.43 -0.96 -6.54 Phế liệu và phế thải từ ngành 16 công nghiệp thực phẩm, thức ăn 3.52 10.02 33.63 33.44 58.45 gia súc đã chế biến Thuốc lá và nguyên liệu thay thế 17 26314.1 -30041.5 -8033.6 -20398.2 -17272.1 thuốc lá đã chế biến Muối, lưu hu nh, đất và đá, 18 1220.53 986.5 1138.5 -3723.4 -3518.5 thạch cao, vôi, xi măng 19 Quặng, xỉ và tro -46.02 -26.58 -81.48 -110.17 -208.3 Các hóa chất vô cơ, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại 20 quý, kim loại đất hiếm, các -64.4 -57.2 -52.6 -67.3 -77.3 nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị 21 Hóa chất hữu cơ -1875.1 -659.2 -1236.4 -1296.9 -1385.2 22 Dược phẩm 29.32 -58.4 -77.08 -51.1 -9.28 23 Phân bón -59.2 -39.8 -13.05 -27.7 -29.8 Tinh dầu và các chất tựa nhựa, 24 nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế -55.54 -70.3 -65.6 -61.9 -70.4 phẩm dùng cho vệ sinh Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng 25 để giặt, rửa, các chế phẩm bôi -55.5 -70.3 -65.6 -61.9 -70.4 trơn, các loại sáp nhân tạo, sáp đã được chế biến…. 26 Plastic và các sản phẩm bằng plastic -428.04 -835.2 -323.7 7.74 -513.8 Cao su và các sản phẩm bằng 27 -59.72 -71.5 -68.33 -99.5 -106.34 cao su Các sản phẩm bằng da, yên cương và bộ yên cương, các mặt 28 -61.5 -26.63 34.24 41.29 36.5 hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; 29 -3.18 -11.66 30.17 18.39 17.73 than từ gỗ Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc 30 -52685.2 -47456.1 -54303.8 -55638.5 -43875.1 từ các loại vật liệu tết bện khác Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên 31 -217.3 -230.1 -304.1 -647.9 10591.3 liệu xơ xenlulo khác, giấy loại 817
- Giấy và bìa; các sản phẩm làm 32 bằng bột giấy, bằng giấy hoặc 1044.8 -5892.5 -3559.7 -2404.3 -12784.07 bằng bìa 33 Bông 495.7 776.6 -4399.9 41534.7 199.57 Sợi filament nhân tạo và các 34 dạng tương tự từ nguyên liệu dệt -155.25 -130.7 -115.1 -139.2 -156.6 nhân tạo 35 Xơ sợi staple nhân tạo -100.4 -48.17 -28.3 -24.7 -17.48 Mền xơ, phớt và các sản phẩm 36 -7.85 -8.13 -8.74 -8.54 -8.04 không dệt Các loại vải dệt đã được ngâm 37 2.7 23.14 47.45 35.14 18.25 tẩm, tráng phủ…. 38 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ -44868.6 -42452.4 -46906.4 -55863.6 -41273.9 39 Giày dép và các sản phẩm tương tự -5.4 -6.49 -7.96 -10.03 -9.13 Sản phẩm làm bằng đá, thạch 40 -648.6 -991.5 -961.6 -167.1 -547.12 cao, xi măng 41 Đồ gốm, sứ 1078.86 441.5 310.2 -1400.3 -252.4 Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi 42 -817.5 -417.3 -1072.2 -422.2 -507.4 cấy, đá qu , bán đá qu 43 Sắt và thép -71.16 -54.32 -41.77 -84.41 -132.03 44 Đồng và các sản phẩm bằng đồng -59.7 -76.001 -75.51 -86.22 -89.19 45 Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm 80.93 139.52 108.54 72.43 286.13 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, 46 8437.2 30667.8 -3100.67 -2672.48 -2109 máy và thiết bị cơ khí Máy điện, thiết bị điện và các bộ 47 -20172.7 -39875.13 -52104.3 -53052.2 -41248.3 phận của chúng 48 Đầu máy xe lửa hoặc toa xe điện -7.48 -10.5 -13.9 -21.2 -11.46 49 Nhạc cụ và các bộ phận, phụ kiện -57.44 -5.74 -17.71 -36.72 -23.73 Đồ chơi, thiết bị trò chơi và 51 -2.61 -3.2 -3.98 -3.99 -3.13 dụng cụ thể thao, phụ kiện 52 Các mặt hàng khác -26.7 -31.9 -34.4 -28.4 -20.9 Nguồn: Tính toán của tác giả Các ngành hàng đóng góp tiêu cực vào cán cân thương mại được thể hiện qua chỉ số CTB
- 5. Kết luận Bài viết nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê lên cấu trúc thương mại Việt Nam-Chi Lê bằng cách sử dụng các chỉ số TSI, IIT và CTB. Trong đó, nghiên cứu phân tích lợi thế thương mại so sánh của ngành xuất khẩu, nhập khẩu bằng chỉ số TSI, đánh giá được thương mại nội ngành hoặc liên ngành của nhóm hàng hóa bằng chỉ số IIT và sự đóng góp vào cán cân thương mại thông qua chỉ số CTB. Thông qua các chỉ số này có thể thấy cấu trúc thương mại Việt Nam-Chi Lê khá rõ ràng. Với chỉ số TSI được áp dụng để phân tích lợi thế thương mại của ngành hàng sau khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do, cho thấy các nhóm hàng hóa: Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; Muối, lưu hu nh, đất và đá, thạch cao, vôi, xi măng; Các sản phẩm bằng da, yên cương và bộ yên cương, các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; Đồ gốm, sứ; Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao, phụ kiện là những nhóm hàng chuyên xuất khẩu sang thị trường Chi Lê. Các nhóm hàng chuyên nhập khẩu từ Chi Lê như: Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Cây sống và các loại cây trồng khác; củ rễ và loại tương tự, cành hoa và cành lá trang trí; Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên liệu xơ xenlulo khác, giấy loại. Như vậy, hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê đã làm thay đổi cấu trúc thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia. Chỉ số IIT chỉ ra rằng Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng; Nhạc cụ và các bộ phận, phụ kiện; Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được; Ngũ cốc; Đồ uống, rượu, giấm; Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; Các hóa chất vô cơ, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị; Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ; Đồ gốm, sứ; Máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; Nhạc cụ và các bộ phận, phụ kiện đều là những nhóm hàng hóa có thương mại nội ngành. Nghiên cứu cũng chỉ ra có khá nhiều nhóm hàng hóa đóng góp tích cực vào cán cân thương mại giữa hai quốc gia, chỉ có một số ít có tác động tích cực như Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác; Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Hạt dầu và quả có dầu, các loại ngũ cốc, hạt và quả khác, cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô; Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc đã chế biến; Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Grubel và Lioyd (1975), Thương mại nội ngành: Lý thuyết và đo ường thương mại quốc tế của các ngành hàng, ISBN 0-470-33000-7, Wiley, New York. 2. Hương và cộng sự (2016), Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU: Sử d ng các chỉ số thương mại, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3, pp28-38. 819
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam dưới tác động của Hiệp định EVFTA và EVIPA
10 p | 61 | 11
-
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam
3 p | 69 | 9
-
Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2
136 p | 31 | 7
-
Đánh giá ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến xuất nhập khẩu hàng hóa
10 p | 38 | 6
-
Ảnh hưởng của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng thương mại điện tử
6 p | 65 | 6
-
Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận tài chính và trình độ công nghệ tới sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
15 p | 31 | 6
-
Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 1
148 p | 36 | 4
-
Ảnh hưởng của chất lượng mối quan hệ tới hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
8 p | 16 | 4
-
Mô hình phân tích về ảnh hưởng của FtA thế hệ mới Việt Nam - EU
14 p | 52 | 3
-
Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam
14 p | 21 | 3
-
Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) – so sánh một số ảnh hưởng đối với ngành thủy sản Việt Nam
9 p | 63 | 3
-
Các dấu ấn trong 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và ảnh hưởng của TPP đến mối quan hệ của hai nước trong tương lai
10 p | 29 | 2
-
Tác động của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do FTA đến kim ngạch xuất nhập khẩu theo ngành hàng: Trường hợp tỉnh Đồng Nai
6 p | 74 | 2
-
Ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A
13 p | 24 | 2
-
Một số ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam
8 p | 54 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tận dụng cơ chế ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
19 p | 16 | 2
-
Tác động của UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Vương quốc Anh
11 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn