intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của hoạt động quản lý trên nền tảng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội – trường hợp Tiktok

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu này làm rõ được các chính sách quản lý ảnh hưởng tới việc quyết định mua sắm của người tiêu dùng TikTok. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện hoạt động quản lý của TikTok làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng vào nền tảng và mua sắm nhiều hơn trên nền tảng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của hoạt động quản lý trên nền tảng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội – trường hợp Tiktok

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TRÊN NỀN TẢNG TỚI Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI – TRƯỜNG HỢP TIKTOK Tạ Thúy Hằng, Chu Thúy Hoa Hồ Thu Hường, Nguyễn Quỳnh Trang Trường Đại học Thương Mại Email: tathuyhang2809@gmail.com, chuthuyhoa7123@gmail.com, ho.huong.12103@gmail.com, quynhtrang5000@gmail.com Tóm tắt: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, mở ra một kỷ nguyên mới về “Internet vạn vật”, các hoạt động mua sắm trên nền tảng mạng cũng hoàn toàn được thúc đẩy, song còn nhiều vấn đề phát sinh, nhất là chính sách quản lý của các nền tảng mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng TikTok thông qua nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên bộ số liệu được thu thập từ 245 người sử dụng TikTok (với phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu trên SPSS). Kết quả phân tích dữ liệu đã chỉ ra có 3 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều Chính sách quyền riêng tư và bảo mật, Cảm nhận về tính hữu ích, Niềm tin về nền tảng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng TikTok. Trong đó, yếu tố Niềm tin vào nền tảng chịu tác động của Chính sách truyền thông xã hội, Chính sách hoàn trả hàng và Cảm nhận tính hữu ích. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện hoạt động quản lý của TikTok làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng vào nền tảng và mua sắm nhiều hơn trên nền tảng này. Từ khóa: Chính sách của nền tảng, quản lý, TikTok, ý định mua hàng 1. Giới thiệu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã đánh dấu một bước tiến phát triển vượt bậc về khoa học của thế giới. Khoa học công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc mở ra một kỷ nguyên mới về việc làm tất cả mọi thứ từ xa, không ngoại trừ việc mua sắm. Hiện nay, xu hướng sử dụng các công nghệ để mua sắm trực tuyến đã và đang phát triển nhanh chóng nhất là đối với những nền tảng mới xuất hiện điển hình như TikTok. Bản chất của TikTok là một ứng dụng giải trí, song nền tảng này không chỉ cung cấp những video giải trí mà còn là một nền tảng để người tiêu dùng thoải mái mua sắm. Tuy chỉ mới xuất hiện vào những tháng đầu của năm 2018, nhưng đến nay số lượng người sử dụng và mua hàng trên TikTok không hề kém cạnh so với những nền tảng tương tự. Việc công nhận phương tiện truyền thông xã hội như một kênh truyền thông có liên quan đã được ngày càng tăng bởi các công ty và người dân (Wang Zihan 2022). Để tạo nên sự thành công cho TikTok bây giờ, hoạt động quản lý của TikTok đóng vai trò không hề nhỏ. Các chính sách mà TikTok đưa ra không chỉ phải phù hợp với doanh nghiệp mà còn phải đáp ứng được nhu cầu về độ tin cậy và an toàn khi mua sắm của người tiêu dùng. 491
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Theo thống kê mùa lễ hội năm 2023 của TikTok, 69% người dùng Việt Nam ưu tiên xem video dạng ngắn để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ. Trong đó, 84% người dùng bị thuyết phục mua sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Điều này chứng tỏ TikTok phải tìm hiểu rõ tâm lý của người dùng mới có thể đưa ra những chính sách quản lý phù hợp với đại đa số người dùng trên nền tảng. Việc nghiên cứu các chính sách quản lý của TikTok có ảnh hưởng tới ý định mua sắm của người tiêu dùng vô cùng quan trọng. Bởi đây là một trong những điều kiện cần giúp người tiêu dùng thực hiện mua sắm một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu các chính sách quản lý của TikTok còn hỗ trợ TikTok hoàn thiện hơn về các chính sách của mình phục vụ cho người tiêu dùng tốt hơn. Vì vậy, nghiên cứu này làm rõ được các chính sách quản lý ảnh hưởng tới việc quyết định mua sắm của người tiêu dùng TikTok. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết Trong các nghiên cứu về ý định hành vi, thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen được vận dụng rất phổ biến. Lý thuyết này cho rằng ý định hành vi chịu tác động của ba yếu tố là thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó, thái độ là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện hành vi, chuẩn chủ quan là áp lực từ phía xã hội như kỳ vọng, quan điểm của người thân, đồng nghiệp, bạn bè… Còn nhận thức kiểm soát hành vi là cảm nhận về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi đó. Theo đó, nhận thức của mỗi cá nhân khác nhau sẽ kiểm soát hành vi mà họ thực hiện trong môi trường mạng xã hội. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô hình TAM) (1986) của Davis giúp dự đoán khả năng chấp nhận của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM quy định rằng việc sử dụng công cụ công nghệ mới được xác định bởi ý định hành vi, nhưng mặt khác, ý định hành vi được xác định bởi thái độ của người đó đối với việc sử dụng công cụ đó và bởi nhận thức của người đó về tính hữu ích của công cụ. Nhận thức hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một công nghệ mới sẽ cải thiện hiệu suất của mình. Theo Davis, thái độ của một cá nhân không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc anh ta sử dụng một hệ thống, mà còn dựa trên tác động của nó đối với hiệu suất của anh ta. 2.2 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài Các nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của các chính sách đến hiệu quả của các hoạt động quản lý và kinh doanh, được xem xét trên nhiều lĩnh vực đa dạng với phạm vi khác nhau: Trên lĩnh vực quản lý kinh doanh quốc tế, theo Martin Meyer và cộng sự (2023), “Nghiên cứu về chính sách thương mại điện tử và kinh doanh quốc tế”, nhấn mạnh sự phát triển nhanh chóng của chính sách thương mại điện tử trong kinh doanh quốc tế và kêu gọi hội nhập sâu hơn chính sách thương mại điện tử vào nghiên cứu kinh doanh quốc tế. Theo Nitish Singh và cộng sự (2022), “Quốc tế hóa dựa trên nền tảng của các doanh nghiệp nhỏ hơn: Vai trò của chính sách chính phủ”, nhận thấy rằng các biện pháp can thiệp của chính phủ có ảnh hưởng tích cực và to lớn tới quá trình quốc tế hóa dựa trên thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong lĩnh vực quản lý kinh doanh doanh nghiệp, theo Ruofo Wang (2020), “Quản lý tăng 492
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 trưởng kinh doanh trên nền tảng: với trường hợp TikTok”, ba nhân tố giúp nền tảng TikTok ngày càng phát triển đó là thiết lập được mô hình trao đổi, quản lý cộng đồng những người sáng tạo nội dung để tạo điều kiện đổi mới nội dung trên nền tảng này và quản lý quan hệ đối tác để đạt doanh thu. Để quản lý kinh doanh nền tảng sao cho tạo ra nhiều giá trị hơn và thu hút được nhiều người dùng hơn, một loạt chiến lược đã được TikTok đưa ra trong quá trình quản lý nền tảng như phát triển các tính năng cần thiết, xây dựng các chiến dịch tiếp thị độc đáo và cải thiện trải nghiệm người dùng. Các nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của các chính sách đến thái độ và hành vi của người dùng: Các tác giả Rebecca Scharlach, Blake Hallinan và Limor Shifman (2023), “Nguyên tắc quản trị: Nêu rõ các giá trị trong chính sách nền tảng truyền thông xã hội”, nhận thấy rằng các chính sách quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, các điều khoản dịch vụ được các nền tảng ưu tiên cải thiện để phục vụ người dùng và lợi ích của xã hội, nhằm mang đến những trải nghiệm “tốt hơn”, “thuận tiện hơn”. Hongfei Cai và cộng sự (2022), “Chính sách quảng cáo của TikTok tại thị trường Trung Quốc và tác động đến thị trường quảng cáo kinh tế Internet của Trung Quốc”, nhận thấy chính sách quảng cáo của Tiktok đóng một vai trò rất lớn trong việc củng cố vị trí đầu sỏ trong ngành công nghiệp mạng của Trung Quốc. Saadia Nemmaoui, Mohamed Baslam và Belaid Bouikhalene (2023), “Điều kiện bảo mật thay đổi ảnh hưởng đến lựa chọn của người dùng và thu nhập của nhà cung cấp dịch vụ”, nhận thấy rằng việc người dùng đọc các điều khoản sử dụng và chính sách quyền riêng tư sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của người dùng, tức hành vi sử dụng nền tảng của họ. Bart Custers, Simone van der Hof và Bart Schermer (2014), “Kỳ vọng về quyền riêng tư của người dùng mạng xã hội: Vai trò của sự đồng ý có hiểu biết trong Chính sách quyền riêng tư”, chỉ ra rằng có rất nhiều sự tương ứng giữa các chính sách quyền riêng tư và mong đợi của người dùng. Theo Yue Pan và George M. Zinkhan (2006), “Khám phá tác động của việc công bố chính sách về quyền riêng tư đối với niềm tin của người mua hàng trực tuyến đối với nhà bán lẻ điện tử”, người tiêu dùng có khả năng phản hồi tích cực hơn đối với một trang web mua sắm có thông báo về quyền riêng tư được nêu rõ ràng so với trang web không có thông báo đó, đặc biệt khi có rủi ro về quyền riêng tư cao. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ tích cực giữa nhận thức của người dùng về quyền riêng tư đến niềm tin và ý định mua hàng của họ (Muhannad Ayyash, 2023; Phạm Thị Huyền và cộng sự, 2023). 2.3 Phát triển giả thuyết Liên quan đến các chính sách về truyền thông, các kết quả được đưa ra có xu hướng khác nhau. Hongfei Cai và cộng sự (2022) cho rằng các chiến lược quảng cáo và định giá được TikTok sử dụng là có hiệu quả và tác động đến việc củng cố vị trí của TikTok trên thị trường Trung Quốc. Mặt khác, Zhaohua Wang và cộng sự (2017) lại nhận thấy rằng môi trường chính sách và tuyên truyền trên phương tiện truyền thông không có tác động đáng kể đến mức sẵn sàng chi trả của người dân. Hiện nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu đo lường mối quan hệ giữa chính sách truyền thông xã hội của nền tảng đến niềm tin của người dùng. Từ những nhận định trên, giả thuyết H2 được đưa ra: H2: Chính sách về truyền thông xã hội tác động tích cực lên niềm tin vào nền tảng của người tiêu dùng trên nền tảng mạng xã hội. Nghiên cứu của Urvashi Tandon, Amit Mittal và Sridhar Manohar (2019) khẳng định rằng chính sách hoàn trả có mối quan hệ tích cực đáng kể với niềm tin. Với mức tải cao nhất, 493
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 chính sách hoàn trả tự do và công bằng có ý nghĩa quan trọng đối với mua hàng trực tuyến. Nghiên cứu của Yu và Wang (2008) khẳng định rằng chính sách hoàn trả dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và giúp cải thiện lợi nhuận của cửa hàng trực tuyến. Xiaolin Li và cộng sự (2019) nhận thấy rằng chính sách hoàn trả thoải mái là một trong hai tín hiệu hiệu quả có thể tăng khả năng mua hàng của khách. Từ những nhận định trên, giả thuyết H3 được đưa ra: H3: Chính sách hoàn trả hàng tác động tích cực lên niềm tin vào nền tảng của người dùng trên nền tảng mạng xã hội. Theo Maggie Harrigan và cộng sự (2021), nhận thức về tính hữu ích được chỉ ra có mối quan hệ tích cực đến cảm nhận, niềm tin của người dùng và ý định mua hàng trên mạng xã hội. Nhận định này cũng được hỗ trợ bởi nền tảng của TAM, đề cập rằng có ảnh hưởng trực tiếp giữa sự hữu ích nhận thức và ý định hành vi (Davis, 1989). Theo Muslim Amin, Sajad Rezaei, Maryam Abolghasemi (2014), “Sự hài lòng của người dùng với trang web trên thiết bị di động: tác động của nhận thức tính hữu dụng (PU), nhận thức tính dễ dàng sử dụng (PEOU) và niềm tin”, nhận thấy có mối quan hệ tích cực giữa nhận thức tính hữu dụng với niềm tin của người dùng di động. Đặc biệt, nhận thức tính hữu ích còn được coi là yếu tố dự báo chính cho niềm tin. Nicholas Wilson cùng cộng sự (2021) khi nghiên cứu đã nhận thấy rằng cả nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng đều có tác động đáng kể đến sự hài lòng, niềm tin và lòng trung thành của khách hàng trong ngành công nghiệp máy tính của Trung Quốc. Từ những nhận định trên giả thuyết H1 và H4 được đưa ra: H1: Cảm nhận tính hữu ích của nền tảng có tác động tích cực đến niềm tin của người dùng; H4: Cảm nhận tính hữu ích của nền tảng có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người dùng. Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật khi tham gia các nền tảng mạng xã hội. Một nghiên cứu của Yankelovich Partners cho biết 90% số người được hỏi cảm thấy rằng quyền riêng tư là mối quan tâm cấp bách nhất khi mua sắm trực tuyến, và đánh giá nó quan trọng hơn giá cả (EPIC Alert 2000). Theo Yue Pan và George M. Zinkhan (2006), người tiêu dùng có khả năng phản hồi tích cực hơn đối với một trang web mua sắm có thông báo về quyền riêng tư được nêu rõ ràng so với trang web không có thông báo đó. Việc thiếu vắng hoặc chính sách quyền riêng tư và bảo mật không được trình bày rõ ràng, dễ thấy như những website “điển hình” khác có thể khiến khách hàng hạn chế thực hiện các hành vi mua sắm trên nền tảng. Từ những nhận định trên, giả thuyết H5 được đưa ra: H5: Chính sách quyền riêng tư và bảo mật tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng mạng xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng niềm tin có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người dùng (Chen & Shen, 2015; Hajli, 2015; Kim & Park, 2013; Lu, Fan & Chu, 2016; Nguyễn Hồng Quân và Trần Thị Hiền, 2022). Từ đó, giả thuyết H6 được đưa ra: H6: Niềm tin vào nền tảng tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng mạng xã hội. 494
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất: 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là thực hiện bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát: nhóm đối tượng từ 16 tuổi trở lên đã từng mua hàng trên Tik Tok. Sau khi sàng lọc 250 phiếu khảo sát được phản hồi, nhóm nghiên cứu loại bỏ 5 phiếu vì các bảng hỏi có nhiều giá trị khuyết, còn lại 245 phiếu hợp lệ. Dữ liệu được nhập liệu, làm sạch bằng phần mềm Excel và xử lý bằng SPSS 23. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert năm mức độ, cụ thể như sau: 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý. Bảng 1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu Ký hiệu Nhận định Nhóm tác giả Chính sách quyền riêng tư và bảo mật (RB) RB1 Chính sách quyền riêng tư và bảo mật tốt Yue Pan và George M. Zinkhan (2006) RB2 Chính sách được viết rõ ràng, dễ hiểu RB3 Quá trình thu thập và xử lý tốt RB4 Quá trình quản lý thông tin cá nhân tốt RB5 Dữ liệu mua hàng được bảo mật tốt Chính sách truyền thông xã hội (TT) TT1 Chính sách về truyền thông xã hội thu hút Carla J. Berg và cộng sự (2023); TT2 Sản phẩm được quảng cáo bởi KOL, KOC có sức ảnh Wang và cộng sự hưởng lớn (2017) TT3 Nội dung quảng cáo lành mạnh, rõ ràng, đáng tin cậy TT4 Môi trường truyền thông lành mạnh và đáng tin cậy TT5 Chính sách về truyền thông xã hội đầy đủ và chặt chẽ. Chính sách hoàn trả (HT) 495
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 HT1 Có trải nghiệm mua hàng tốt Yacan Wang và cộng sự (2019); HT2 Thủ tục hoàn trả dễ dàng Xiaolin Li và cộng HT3 Chính sách hoàn trả hàng rõ ràng, chi tiết sự (2019) HT4 Thời gian thực hiện hoàn trả nhanh chóng Cảm nhận tính hữu ích (HI) HI1 Cung cấp các tính năng rõ ràng và dễ sử dụng HI2 Cung cấp nhiều thông tin hữu ích khi mua hàng Qiwei Pang và cộng sự (2021); HI3 Cung cấp đa dạng loại sản phẩm Trần Hoàng Long HI4 Được thiết kế thuận tiện cho việc mua sắm và cộng sự (2023) HI5 Mua hàng và thanh toán tiện lợi và dễ dàng Niềm tin vào nền tảng (NT) BL1 Nơi mua sắm đáng tin cậy Francisco J. Martínez-López và BL2 Quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ cộng sự (2021); BL3 Trải nghiệm mua sắm sẽ ngày càng cải thiện Lưu và cộng sự BL4 Các sản phẩm đều có chất lượng tốt (2017) Ý định mua hàng của người tiêu dùng (YĐ) YĐ1 Hài lòng với quyết định mua hàng của mình Trịnh Phương Ly & Phạm Thị Huyền YĐ2 Sẽ giới thiệu sản phẩm tốt cho mọi người (2022) YĐ3 Ưu tiên mua lại những sản phẩm có trải nghiệm tốt này YĐ4 Có hứng thú với những sản phẩm hottrend YĐ5 Sẽ tiếp tục mua hàng trong tương lai Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Thông tin về đối tượng khảo sát Bảng 2: Bảng thống kê mô tả đối tượng Tỷ lệ Giới tính Nam 28,12% Nữ 73,06% Độ tuổi 16 đến 18 tuổi 11,43% 496
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 19 đến 22 tuổi 75,92% 23 đến 30 tuổi 7,35% 31 đến 40 tuổi 2,85% Từ 40 tuổi trở lên 2,45% Thu nhập từ nguồn bên Dưới 1 triệu 29,80% ngoài Từ 1 triệu - 5 triệu 49,80% Từ 5 triệu - 10 triệu 8,16% Từ 10 triệu trở lên 12,24% Tần suất mua Dưới 3 lần/ tháng 17,96% Từ 3 đến 10 lần/ tháng 77.55% Từ 10 lần/ tháng trở lên 4,49% Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Kết quả khảo sát với 245 phiếu khảo sát hợp lệ. Về giới tính tỉ lệ người tiêu dùng mang giới tính nam thấp hơn nữ đáng kể cũng là hợp lý bởi vì trên thực tế nữ giới thường thích mua sắm, đặt hàng hơn nam giới. Về độ tuổi, đa số những người tham gia khảo sát đều trong độ tuổi từ đây là tỉ lệ rất lớn và hợp lý do các bạn trẻ tiếp cận công nghệ nhanh hơn so với các độ tuổi khác. Ngoài ra độ tuổi học sinh, sinh viên yêu thích những sản phẩm mới hợp với xu hướng hiện nay nên các bạn có nhu cầu và mức độ mua sắm cao hơn. Đối với thu nhập từ các nguồn bên ngoài, phần lớn thu nhập của những người thực hiện khảo sát khoảng từ 1 triệu đến dưới 5 triệu chiếm đa số do đối tượng khảo sát phần lớn là các bạn sinh viên đang học tập trên ghế nhà trường nên chỉ có thể tham gia vào các công việc part time với mức lương trung bình từ 1 đến 5 triệu. Về tần suất mua, tần suất mua hàng online dưới từ 3 lần/ tháng đến dưới 10 lần/tháng chiếm đa số do giới trẻ ngày nay thích mua những sản phẩm có giá trị nhỏ nên số lượng đặt hàng nhiều. Như vậy, đối tượng mẫu của nghiên cứu tập trung vào giới trẻ, phù hợp với nghiên cứu đề ra. 4.2 Kết quả 4.2.1 Cronbach’s Alpha Kết quả phân tích (bảng 3) cho thấy tiêu chí đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s 497
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6 và các giá trị độ tin cậy tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên các thang đo đều đạt độ tin cậy. Bảng 3: Tổng hợp kết quả độ tin cậy thang đo Hệ số Tương quan Số biến STT Thang đo Cronbach’s biến tổng nhỏ quan sát Alpha nhất 1 Chính sách về riêng tư và bảo mật 5 0.877 0.682 2 Chính sách về truyền thông xã hội 5 0.897 0.722 3 Chính sách hoàn trả hàng 4 0.892 0.686 4 Cảm nhận tính hữu ích 5 0.878 0.618 5 Niềm tin về nền tảng 4 0.889 0.724 6 Ý định mua hàng 5 0.892 0.689 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định thang đo. Các con số trong bảng Rotated Component Matrix (ma trận xoay) thể hiện các hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn nhất của mỗi biến quan sát. Sau đây là kết quả phân tích nhân tố. Bảng 4: Bảng phân tích nhân tố khám phá Nhân tố 1 2 3 4 TT2 .796 TT4 .770 TT3 .745 TT1 .734 TT5 .647 HI3 .754 HI2 .748 HI4 .741 HI5 .699 HI1 .656 RB4 .782 RB5 .746 RB1 .697 RB2 .682 RB3 .642 498
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 HT2 .856 HT3 .852 HT1 .805 HT4 .794 Hệ số KMO 0.916 Eigenvalues 1.161 Sig 0.000 Tổng phương sai trích 70.879% Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Hệ số KMO = 0.916 > 0.5 cho thấy việc áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá ở đây là hoàn toàn phù hợp với bộ dữ liệu. Mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 nên có thể nhận định rằng các biến quan sát có tương quan với nhau, phù hợp với việc phân tích nhân tố. Kết quả phân tích EFA trích thành 4 nhân tố chính có Eigenvalues = 1.161 > 1 và tổng phương sai trích bằng 70.879%. Điều này cho thấy 4 nhân tố đề xuất giải thích được 70.879% các biến quan sát. 4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Bảng 5: Mức độ giải thích của mô hình Lần R R2 R2 hiệu Sai số ước Hệ số Durbin- hồi quy chỉnh lượng Watson 1 .786a .618 .614 .511 2.100 2 .845a .714 .712 .420 1.950 3 .842a .709 .708 .423 1.908 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Bảng trên cho thấy kết quả R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Kết quả bảng trên cũng đưa ra giá trị Durbin–Watson để đánh giá hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị DW của 3 hồi quy đều nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất. Bảng 6: Phân tích phương sai ANOVA Hồi quy F Sig. Hồi quy 1 130.156 .000b Hồi quy 2 301.995 .000b Hồi quy 3 592.638 .000b Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 499
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng ANOVA cho chúng ta kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy. Giá trị sig kiểm định F của cả 3 hồi quy đều bằng 0.000 < 5%, do đó, mô hình hồi quy là phù hợp. Bảng 7: Kết quả của mô hình hồi quy Giả Mối quan hệ B Beta T Sig. VIF Kết thuyết luận H1 Cảm nhận tính  Niềm tin 0.592 0.565 10.141 .000 1.958 Chấp hữu ích (HI) vào nền nhận tảng (BL) H2 Chính sách về  Niềm tin 0.231 0.210 3.941 .000 1.799 Chấp truyền thông vào nền nhận xã hội (TT) tảng (BL) H3 Chính sách  Niềm tin 0.111 0.117 2.544 .012 1.342 Chấp hoàn trả hàng vào nền nhận (HT) tảng (BL) H4 Cảm nhận tính  Ý định mua 0.707 0.709 15.462 .000 1.779 Chấp hữu ích (HI) hàng của nhận người tiêu dùng (YĐ) H5 Chính sách  Ý định mua 0.196 0.187 4.087 .000 1.779 Chấp quyền riêng tư hàng của nhận và bảo mật người tiêu (RB) dùng (YĐ) H6 Niềm tin vào  Ý định mua 0.801 0.842 24.344 .000 1.000 Chấp nền tảng (BL) hàng của nhận người tiêu dùng (YĐ) Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai VIF trong bảng của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 (giá trị lớn nhất đạt 1.958) nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Vậy mối quan hệ giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu: Từ bảng trên, ta thấy Sig. kiểm định t hệ số hồi quy đều < 0.05 (Sig. lớn nhất = 0.02), do đó biến độc lập có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình. Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta lớn hơn 0 nên nhân tố đưa vào phân tích hồi quy tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Nhận xét: Dựa vào mô hình trên, nhóm nghiên cứu đã rút ra được một số nhận xét: Về sự tác động tới ý định mua hàng của người dùng. Kết quả phân tích cho thấy cả 3 giả thuyết H4, H5, H6 đều được chấp thuận. Trong đó, Niềm tin vào nền tảng có tác động lớn nhất 500
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 tới ý định mua hàng của người dùng (β = 0.842) và có tác động ít nhất là Chính sách quyền riêng tư và và bảo mật (0.187). Ngoài ra, 3 giả thuyết H1, H2, H3 cũng được chấp nhận. Trong đó, chính sách truyền thông và xã hội chỉ có tác động nhỏ đến Niềm tin vào nền tảng (β = 0.210), góp phần khẳng định môi trường chính sách và tuyên truyền trên phương tiện truyền thông không có tác động đáng kể đến mức sẵn sàng chi trả của người dân, phù hợp với nghiên cứu trước đó của Zhaohua Wang và cộng sự (2017). 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1 Kết luận Sau thời gian nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động quản lý trên nền tảng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội – Trường hợp Tik Tok” bằng việc nghiên cứu những nhân tố chính sách, niềm tin ảnh hưởng tới ý định mua hàng trên Tik Tok của người tiêu dùng hiện nay, nhóm tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến Chính sách quyền riêng tư và bảo mật, Cảm nhận về tính hữu ích, Niềm tin về nền tảng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng TikTok. Trong đó, yếu tố Niềm tin vào nền tảng chịu tác động của Chính sách truyền thông xã hội, Chính sách hoàn trả hàng và Cảm nhận tính hữu ích. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là xây dựng phiếu khảo sát gồm 28 biến quan sát. Nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu đồng loạt tới những đối tượng người tiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau đã sử dụng Tik Tok trong quá trình mua hàng, nhóm nghiên cứu đã thu về được 245 phiếu hợp lệ. Sau đó, tiến hành phân tích định lượng cho các bước như thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội thông qua phần mềm SPSS. Sau khi nhóm nghiên cứu kiểm định Cronbach’s Alpha thì các nhân tố đều được giữ lại và chuyển sang phân tích nhân tố khám phá EFA. Tại phần phân tích nhân tố khám phá EFA đã rút trích các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng Tik Tok và cho ra kết quả mô hình nghiên cứu phù hợp. 5.2 Khuyến nghị Thứ nhất, nhân tố chính sách truyền thông xã hội có ảnh hưởng tích cực tới niềm tin vào nền tảng (β = 0.347). Mức độ tin cậy và lành mạnh của các video trên nền tảng càng cao thì càng làm gia tăng sự tin tưởng của người dùng vào sản phẩm, các doanh nghiệp bán hàng và môi trường truyền thông trên TikTok. Bởi sự lành mạnh, chuyên nghiệp của các nội dung mang đến cảm nhận uy tín và thiện cảm nơi người dùng, từ đó họ sẽ đặt niềm tin vào việc mua hàng trên nền tảng TikTok. Tuy nhiên, biến quan sát TT4 “Môi trường truyền thông lành mạnh và đáng tin cậy” chưa được đánh giá cao như những biến quan sát khác. Vì thế, TikTok cần có những chính sách kiểm soát mạnh mẽ hơn về mặt nội dung (hạn chế video rác, phản cảm…) hay những bình luận ác ý và đi quá giới hạn. Thứ hai, nhân tố “Chính sách riêng tư và bảo mật” được đánh giá có tác động thấp nhất đến ý định mua hàng của người dùng (β = 0.187). Mặc dù Chính sách riêng tư và bảo mật không phải là nhân tố quan trọng nhưng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến ý định mua hàng của họ. Để người dùng nảy sinh ý định mua hàng trực tuyến trên nền tảng thì việc bảo mật dữ liệu mua hàng cần được tuyên truyền và thực hiện tốt để người dùng yên tâm hơn nếu có 501
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 quyết định mua hàng. Cụ thể ở đây là biến quan sát RB5: “Dữ liệu mua hàng được bảo mật tốt”. Người dùng đánh giá cao chính sách riêng tư và bảo mật của TikTok (biến quan sát RB1, RB2) nhưng đánh giá chưa cao việc bảo mật dữ liệu của nền tảng. Do đó, TikTok cần xem xét và chú trọng hơn vào thực hiện tốt bảo mật dữ liệu người dùng và hoàn thiện các nội dung chính sách riêng tư và bảo mật như: tăng cường bảo mật thông tin với mục tiêu chính là tạo lòng tin cho người dùng, đồng thời giảm nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu của người dùng như: xác thực hai yếu tố khi đăng nhập, luôn cập nhật bản vá mới nhất cho người dùng… Bên cạnh đó, TikTok cần truyền thông đến người dùng về hoạt động bảo mật hiệu quả, đáng tin cậy của nền tảng để gia tăng thiện cảm và ý định mua hàng trực tuyến của họ. Thứ ba, nhân tố chính sách hoàn trả hàng được đánh giá có tác động tích cực đến niềm tin vào nền tảng của người dùng (β = 0.147). Chính sách hoàn trả được trình bày rõ ràng, chặt chẽ sẽ giúp giảm lo ngại của người dùng về những rủi ro gặp phải khi mua hàng. Việc đảm bảo cho hoạt động hoàn trả diễn ra đúng quy định, nhanh chóng, hiệu quả khiến người dùng tin tưởng vào việc mua hàng trên nền tảng. Do đó, TikTok cần đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách và thực tiễn, yêu cầu người bán luôn sẵn sàng hướng dẫn và phục vụ người dùng tận tình để họ có trải nghiệm tốt khi mua hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi của người dùng để ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý. 6. Hạn chế Bài nghiên cứu của nhóm tác giả cũng còn một số hạn chế. Thứ nhất, liên quan đến việc thu thập dữ liệu và xử lý thông tin, nghiên cứu này sử dụng một mẫu hạn chế với 245 phiếu hợp lệ nên không thể lấy kết quả này để đại diện cho toàn thị trường mà nhất thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo. Hơn nữa, đa số đối tượng khảo sát là sinh viên ở khu vực Hà Nội nên kết quả nghiên cứu chỉ đại diện cho khu vực này. Bên cạnh đó, vì quá trình khảo sát được thực hiện trực tuyến nên chất lượng dữ liệu không có độ chính xác cao. Thứ hai, kết luận của nghiên cứu trên nền tảng TikTok chỉ tính ở thời điểm hiện tại, những số liệu của nghiên cứu cũng được lấy từ những tài liệu gần nhất nên không thể ngoại suy cho những nền tảng khác hay cho tương lai được. 502
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cai, H., Huang, R., & Wang, T. (2022), “TikTok’s advertising policy in the Chinese market and impacts on China’s internet economic advertising market”, Advances in Economics, Business and Management Research. [2] Cumming, D. J., Johan, S., Khan, Z., & Meyer, M. (2022), “E-Commerce policy and international business”, Management International Review, 63(1), 3–25. [3] Jancey, J., Leaver, T., Wolf, K., Freeman, B., Chai, K., Bialous, S. A., Bromberg, M. D., Adams, P. I., Mcleod, M., Carey, R. N., & McCausland, K. (2023), “Promotion of E-Cigarettes on TikTok and regulatory considerations”, International Journal of Environmental Research and Public Health, 20(10). [4] Nemmaoui, S., Baslam, M., & Bouikhalene, B. (2023), “Privacy conditions changes’ effects on users’ choices and service providers’ incomes”, International Journal of Information Management Data Insights, 3(1). [5] Pan, Y., & Zinkhan, G. M. (2006), “Exploring the impact of online privacy disclosures on consumer trust”, Journal of Retailing, 82(4), 331–338. [6] Scharlach, R., Hallinan, B., & Shifman, L. (2023), “Governing principles: Articulating values in social media platform policies”, New Media & Society. [7] Singh, N., Munjal, S., Kundu, S. K., & Rangarajan, K. (2022), “Platform-Based Internationalization of Smaller Firms: the role of Government policy”, Management International Review, 63(1), 91–115. [8] Wang, Z., Wang, X., & Guo, D. (2017), “Policy implications of the purchasing intentions towards energy-efficient appliances among China’s urban residents: Do subsidies work?”, Energy Policy, 102, 430–439. [9] Yu, X. (2022), “YouTube and the protocological control of platform organisations”, Qualitative Research in Accounting & Management, 19(3), 348–372. [10] Ng Yee Xin, Ngieng Zing Ying, Noor Anis Batrisya, Noor Shahdeena, Muhammad Azriel, Muhammad Rezandi, Kadek Ayu Silvi Septya Dewi, Ramadisto Raez Naqvi (2023), “How does TikTok Shop Live Streaming Advertising Influence their Consumers' Purchase Intention?”, tạp chí Advances in Global Economics and Business Journal (AGEBJ), tập 4. [11] Ruofu Wang (2020), “Managing Platform Business Growth: A Case Study of TikTok”, MSocSc in Organisational Innovation and Entrepreneurship. [12] Phạm Thị Huyền, Phan Thùy Anh, Trịnh Phương Anh, Mai Xuân Bách, Lê Quỳnh Chi (2023), “Ảnh hưởng của cảm nhận về rủi ro bảo mật và quyền riêng tư đến niềm tin và hành vi kiểm soát quyền riêng tư của người dùng trên mạng xã hội”, Tạp Chí Kinh Tế Và Phát Triển, 35–45. [13] Mohannad Ayyash (2023), “The Effect of Perceived Control of Information and Privacy Risk on Customers' Purchasing Intention in Social Commerce Platforms: The Moderating Role of Personal Interest”, Palestine Technical University Research Journal, 2023, 11(1), 151-164 [14] Berg, C. J., LoParco, C. R., Cui, Y., Pannell, A., Kong, G., Griffith, L., Romm, K. F., Yang, Y., Wang, Y., & Cavazos‐Rehg, P. A. (2023), “A review of social media platform 503
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 policies that address cannabis promotion, marketing and sales”, Substance Abuse Treatment, Prevention, and Policy, 18(1). [15] Chan, N. K., Su, C. C., & Shore, A. (2023), “Shifting platform values in community guidelines: Examining the evolution of TikTok’s governance frameworks”, New Media & Society. [16] Jia, L., & Liang, F. (2021), “The globalization of TikTok: Strategies, governance and geopolitics.”, Journal of Digital Media & Policy, 12(2), 273–292. [17] Qiwei Pang & Haiyang Meng & Mingjje Fang & Jingjing Xing & Jinge Yao (2021), “Social Distancing, Health Concerns and Digitally Empowered Consumption Behavior Under COVID-19: A Study on Livestream Shopping Technology. [18] Li, X., Zhuang, Y., Lu, B., & Chen, G. (2019), “A multi-stage hidden Markov model of customer repurchase motivation in online shopping”, Decision Support Systems, 120, 72–80. [19] Miyazaki, A. D., & Fernández, A. M. (2001), “Consumer perceptions of privacy and security risks for online shopping”, Journal of Consumer Affairs, 35(1), 27–44. [20] Ranjan, A., Misra, M., & Yadav, J. (2021), “Online Shopping Behavior during COVID- 19 Pandemic: An Indian Perspective”, Social Science Research Network. [21] Maggie Harrigan, Kim Feddema, Shasha Wang, Paul Harrigan, Emmanuelle Diot (2021), “How trust leads to online purchase intention founded in perceived usefulness and peer communication”, Journal of Consumer Behaviour. [22] Wang, Y., Anderson, J. R., Joo, S., & Huscroft, J. R. (2019), “The leniency of return policy and consumers’ repurchase intention in online retailing”, Industrial Management and Data Systems, 120(1), 21–39. [23] Amin, M., Rezaei, S. and Abolghasemi, M. (2014), "User satisfaction with mobile websites: the impact of perceived usefulness (PU), perceived ease of use (PEOU) and trust", Nankai Business Review International, Vol. 5 No. 3, pp. 258-274. [24] Phạm Văn Tuấn (2020), “Tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến tại thị trường Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 141/2020. [25] Tạ Văn Thành, Đặng Xuân Ơn (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 229 tháng 6/2021. [26] Hau Le (2022), “How Do the Influencing Factors of Key Opinion Leaders (KOLs) on Social Networks Affect Vietnamese Consumers’ Purchase Intention?”, Proceedings of RSU International Research Conference (2022). [27] Trịnh Phương Ly, Phạm Thị Huyền (2022), “Ảnh hưởng của các giai đoạn trải nghiệm khách hàng tới ý định mua lặp lại qua sàn thương mại điện tử”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 302(2) tháng 8/2022. [28] Hajli, N. (2016), “Social commerce constructs and consumer’s intention to buy”, Lboro. [29] MartínezLópez, F. J., Li, Y., Feng, C., & López-López, D. (2021). Buying through social platforms. Journal of Organizational and End User Computing, 33(4), 70–93. 504
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 [30] Stefanowicz, B. (2024, January 23), “Ecommerce Return Policy: Examples & Templates (2024)”, Tidio. [31] Tandon, U., Mittal, A., & Manohar, S. (2020), “Examining the impact of intangible product features and e-commerce institutional mechanics on consumer trust and repurchase intention”, Electronic Markets, 31(4), 945–964. [32] Liu, A. F., Xiao, B. S., Lim, E. T. K., and Tan, C. W. (2017), “The art of appeal in electronic commerce: understanding the impact of product and website quality on online purchases”, Internet Res. 27, 752–771. [33] Phạm Ngọc Thanh (2013), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [34] Trần Hoàng Long, Nguyễn Thị Quế Như, Đỗ Thị Yến Nhi, Huỳnh Quốc Tuấn (2023), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên shopee của sinh viên trường đại học đồng tháp”, Tạp Chí Khoa Học & Công Nghệ. 505
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2