intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ HOÀN CẢNH ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GIỔI XANH (MICHELIA MEDIOCRIS DANDY)

Chia sẻ: Sunny_1 Sunny_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

172
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàn cảnh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng khá rõ đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây rừng nói chung và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) nói riêng. Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh của Giổi xanh dưới tán rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) và trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Chi Lăng (Lạng Sơn) cho thấy Giổi xanh tái sinh tự nhiên tốt nhất ở độ tàn che 0,3. Trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở giai đoạn đầu, Giổi xanh sinh trưởng tốt nhất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ HOÀN CẢNH ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GIỔI XANH (MICHELIA MEDIOCRIS DANDY)

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ HOÀN CẢNH ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GIỔI XANH (MICHELIA MEDIOCRIS DANDY) Phan Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Hoàn cảnh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng khá rõ đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây rừng nói chung và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) nói riêng. Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh của Giổi xanh dưới tán rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) và trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Chi Lăng (Lạng Sơn) cho thấy Giổi xanh tái sinh tự nhiên tốt nhất ở độ tàn che 0,3. Trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở giai đoạn đầu, Giổi xanh sinh trưởng tốt nhất ở độ tàn che từ 0,3-0,5 và đất phải đủ ẩm, tầng đất dày trên 50cm, thành phần cơ giới là thịt nhẹ. Đây chỉ là những kết quả bước đầu làm cơ sở định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Từ khoá: Giổi xanh, tái sinh, sinh trưởng ĐẶT VẤN ĐỀ Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) - là cây bản địa gỗ lớn, lá rộng thường xanh, phân bố rộng từ Bắc vào Nam, được ưa chuộng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, trang trí nội thất. Giổi xanh không những là cây gỗ sinh trưởng khá nhanh mà còn là cây đa tác dụng, hạt làm gia vị dùng chế biến thức ăn, vỏ và hạt còn dùng làm dược liệu chữa một số chứng bệnh cảm cúm và đường ruột. Trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, Giổi xanh là một trong những loài cây trồng chính ở một số vùng sinh thái ở nước ta. Đặc biệt, trong Chương trình giống quốc gia, Giổi xanh cũng là một trong những loài cây được chú trọng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giống phục vụ làm giầu rừng và phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt trong những năm tới. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về cây Giổi xanh, điển hình như của Nguyễn Tiến Nghênh (1980), Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2000), Nguyễn Bá Chất (2002),... nhưng kết quả nghiên cứu về đặc điểm điều kiện gây trồng loài cây này còn rất hạn chế, chưa đủ cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển một cách hiệu quả. Để góp phần bổ sung làm rõ một số điều kiện hoàn cảnh thích hợp nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên cũng như chuyển hoá rừng thông trồng thuần loài thành rừng hỗn loài với cây Giổi xanh, việc điều tra đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên và khả năng sinh trưởng dưới tán rừng Thông mã vĩ là cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn sản xuất. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng - Lâm phần Giổi xanh tự nhiên tại Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Kon Hà Nừng - Gia Lai. - Lâm phần rừng Thông mã vĩ trồng Giổi xanh dưới tán tại Chi Lăng- Lạng Sơn. Phương pháp nghiên cứu chung Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với sinh thái thực nghiệm, bố trí thí nghiệm ngoài hiện trường. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp điển hình, lặp lại từ 3-4 1
  2. lần, dung lượng mẫu lớn hơn 30. Thu thập số liệu theo phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn tạm thời kết hợp ô tiêu chuẩn định vị, chỉ tiêu thu thập gồm: mật độ, tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính gốc (D00), tình trạng sinh trưởng,...Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mềm EXCEL, SPSS++,... Thí nghiệm ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên của Giổi xanh (Gia Lai) - Thí nghiệm gồm 4 công thức: K1; K2; K3; K4, tương ứng các độ tàn che: 0,0; 0,3; 0,45 và 0,7, diện tích OTC ≈ 500m2. Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 để thu thập các số liệu về tái sinh. - Xác định độ tàn che theo phương pháp hệ thống lưới điểm kết hợp trắc đồ ngang. Thí nghiệm về khả năng sinh trưởng của Giổi xanh dưới tán rừng thông (Lạng Sơn) - Thí nghiệm gồm 3 công thức tương ứng với các độ tàn che: 0,2-0,3; 0,4-0,5 và >0,5. - Xác định độ tàn che theo phương pháp hệ thống lưới điểm kết hợp trắc đồ ngang. Thí nghiệm ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng đến sinh trưởng của Giổi xanh trồng 1-2 năm tuổi tại Chi Lăng- Lạng Sơn Trên đất feralit phát triển trên sa thạch xen lẫn đá vôi có độ dày tầng đất trung bình từ 20 đến 60 cm, độ dốc từ 15 – 350 , thành phần cơ giới thịt nhẹ và cát pha; độ ẩm khác nhau, thí nghiệm về điều kiện thổ nhưỡng được bố trí gồm 3 công thức ở vị trí chân đồi, với độ tàn che 0,4-0,5 và có một số đặc điểm đất khác nhau: độ dày tầng đất trên 50cm, đất ẩm, thành phần cơ giới thịt nhẹ (công thức TN1); độ dày tầng đất từ 30-50cm, đất hơi ẩm, thành phần cơ giới thịt nhẹ (công thức TN2); độ dày tầng đất trung bình nhỏ hơn 30cm, đất khô, thành phần cơ giới cát pha (công thức TN3). - Điều tra đất theo phương pháp điều tra phẫu diện đất, mỗi công thức tiến hành đào 3 phẫu diện đất đại diện để thu thập số liệu về độ dày tầng đất, độ ẩm đất và thành phần cơ giới. Thời gian điều tra vào tháng 9 năm 2007. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao tới tái sinh của Giổi xanh tại Kon Hà Nừng Kết quả bảng 1 cho thấy khả năng tái sinh tự nhiên của Giổi xanh rất kém và khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm cả về tổng số cây tái sinh lẫn tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng. Độ tàn che của rừng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tái sinh tự nhiên của chúng. Ở các độ tàn che khác nhau, số lượng cây Giổi xanh tái sinh tự nhiên biến động rất lớn từ 0-280 cây/ha, trung bình là 130 cây/ha và tỷ lệ cây tái sinh tự nhiên có triển vọng cũng rất thấp trung bình khoảng 7,1%. Vì vậy, trong quá trình phục hồi rừng Giổi xanh, khi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng cần chú ý điều chỉnh độ tàn che hợp lý nhằm tăng khả năng tái sinh, sinh trưởng và phát triển của Giổi xanh. Bảng 1. Ảnh hưởng của độ tàn che tới tái sinh tự nhiên của cây Giổi xanh Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây/ha) Công Tỷ lệ cây Độ tàn Tỷ lệ cây thức triển vọng che 0-30 30-50 50-100 >100 chồi (%) TN Tổng số cây (%) cm cm cm cm K1 0 0 0 0 0 0 0 0 K2 0,3 120 80 40 40 280 14,3 0 2
  3. K3 0,45 60 40 20 20 140 14,3 0 K4 0,7 60 40 0 0 100 0 0 Trung bình 60 40 15 15 130 7,1 Khả năng sinh trưởng của Giổi xanh trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ Kết quả sinh trưởng của Giổi xanh trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ sau 12 tháng ở các công thức thí nghiệm cho ở bảng 2 và bảng 3 như sau: Bảng 2. Sinh trưởng của Giổi xanh trồng tại Mai Sao- Chi Lăng – Lạng Sơn Công Tỷ lệ Hvn D00 thức Độ tàn che sống (m) (cm) Δh (m) Sh (%) TN (%) MS1 0,2-0,3 87 0,78 0,94 0,38 74 MS 2 0,4-0,5 95 0,99 1,04 0,59 55 MS 3 >0,5 92 0,89 1,02 0,49 79 H= 19,90 > χ052 = 5,99 Bảng 3. Sinh trưởng của Giổi xanh trồng tại Nhân Lý- Chi Lăng – Lạng Sơn Công Tỷ lệ sống Hvn D00 thức Độ tàn che (%) (m) (cm) Δh (m) Sh (%) NL 1 0,2-0,3 88 0,78 0,87 0,38 58 NL 2 0,4-0,5 97 1,05 1,01 0,65 73 NL 3 >0,5 90 0,92 0,90 0,52 61 H= 31,67 > χ052= 5,99 Kết quả ở bảng 2, bảng 3 cho thấy độ tàn che có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và sinh trưởng về chiều cao của Giổi xanh trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ trong năm thứ nhất tại Chi Lăng- Lạng Sơn. Tỷ lệ sống của Giổi xanh trồng ở tất cả các công thức thí nghiệm đều đạt rất cao từ biến động từ 87-97%. Sinh trưởng về chiều cao của Giổi xanh đều khá tốt ở các công thức. Qua kiểm tra, đánh giá sự sai khác giữa các công thức bằng tiêu chuẩn U cho thấy sinh trưởng về chiều cao của Giổi xanh khác nhau rõ rệt giữa các công thức (Htính > χ052 ). Khi theo dõi nghiên cứu sinh trưởng của Giổi xanh trồng dưới tán rừng phục hồi chất lượng kém tại Hoành Bồ - Quảng Ninh ở tuổi 3 cũng cho kết quả tương tự. Điều này chứng tỏ khả năng sinh trưởng của Giổi xanh trồng dưới tán rừng chịu ảnh hưởng rất lớn của độ tàn che theo từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn đầu (từ 1-3 tuổi), độ tàn che hợp lý cho sinh trưởng về chiều cao của Giổi xanh tốt nhất khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ là 0,4-0,5. Vì vậy, điều chỉnh độ tàn che hợp lý theo giai đoạn phát 3
  4. triển của Giổi xanh sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng chiều cao của Giổi xanh, qua đó làm tăng năng suất của rừng trồng Giổi xanh. Ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng tới sinh trưởng của Giổi xanh trồng ở Lạng Sơn Bảng 4. Ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng tới sinh trưởng của Giổi xanh tại Chi Lăng- Lạng Sơn Tỷ lệ Công thức Đặc điểm đất đai sống Hvn (m) D00 (cm) Δh (m) Sh (%) (%) Độ dày tầng đất > 50cm; đất TN 1 ẩm; thành phần cơ giới thịt 95 1,05 1,04 0,65 66 nhẹ Độ dày tầng đất 30- 50cm; TN 2 đất hơi ẩm; thành phần cơ 92 0,92 0,93 0,52 76 giới thịt nhẹ Độ dày tầng đất < 30cm; đất TN 3 khô; thành phần cơ giới pha 87 0,79 0,87 0,39 88 cát Hh = 36,14 > χ052 = 5,99 Kết quả ở bảng 4 cho thấy điều kiện thổ nhưỡng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới tỷ lệ sống và sinh trưởng về chiều cao của Giổi xanh trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ. - Tỷ lệ sống của Giổi xanh trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ tại Chi Lăng- Lạng Sơn biến động khác nhau giữa các công thức về điều kiện thổ nhưỡng. Thấp nhất ở công thức TN3 là 87%, cao nhất ở công thức TN1 là 95%. - Sinh trưởng về chiều cao của Giổi xanh sau 1 năm trồng ở các công thức đều khá nhanh và có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Qua kiểm tra, đánh giá sự sai khác giữa các công thức bằng tiêu chuẩn U cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức (Htính>χ052). Sinh trưởng chiều cao của Giổi xanh ở cả 3 công thức biến động tương đối lớn. Sinh trưởng chiều cao tốt nhất tại công thức TN1, kém nhất tại công thức 3. Điều này chứng tỏ Giổi xanh ở giai đoạn đầu là loài cây trung sinh, không thích hợp với đất khô mà thích hợp với đất ẩm, có độ dày tầng đất trên 50cm, thoát nước tốt và có khả năng giữ ẩm. Do đó, việc chọn đất trồng Giổi xanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng chiều cao của nó, qua đó làm tăng năng suất của rừng trồng. Ảnh hưởng tổng hợp của một số nhân tố hoàn cảnh tới sinh trưởng của Giổi xanh Tổng hợp các kết quả điều tra về ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến tái sinh tự nhiên và sinh trưởng của Giổi xanh dưới tán rừng cho thấy có thể phân chia tạm thời tổ hợp các điều kiện sinh trưởng của Giổi xanh tại Gia Lai và Lạng Sơn ở giai đoạn đầu thành từng cấp như ở bảng 5. 4
  5. Bảng 5. Phân cấp điều kiện sinh thái tới sinh trưởng của Giổi xanh giai đoạn đầu tại Gia Lai và Lạng Sơn Điều kiện sinh thái Cấp sinh trưởng Độ dày tầng đất Độ tàn che Độ ẩm đất Thành phần cơ giới (cm) Rất thuận lợi 0,3-0,5 > 50cm ẩm Thịt nhẹ Thuận lợi 0,2-0,3 và 0,5-0,6 30-50cm Hơi ẩm Thịt nhẹ Ít thuận lợi 0-0,2 và 0,5-0,7 30-50cm Hơi ẩm Thịt nhẹ Không thuận lợi > 0,7 < 30cm Khô Pha cát KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ TỒN TẠI Điều chỉnh độ tàn che tầng cây cao từ 0,4-0,5 để xúc tiến tái sinh của Giổi xanh là phù hợp. Điều kiện thuận lợi cho Giổi xanh sinh trưởng ở giai đoạn đầu (1-3 tuổi) là nơi có độ tàn che từ 0,3-0,5, đất ẩm, với độ dày tầng đất trên 50cm và thành phần cơ giới thịt nhẹ là tốt nhất. Có thể sử dụng bảng phân cấp trên đây làm tham khảo khi lựa chọn điều kiện lập địa và đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và xúc tiến tái sinh Giổi xanh. Đây là biện pháp kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng. Do thời gian theo dõi thí nghiệm còn ngắn, cây Giổi xanh mới trồng được 1-2 năm, phạm vi thí nghiệm còn hạn chế, một số đặc điểm của điều kiện thổ nhưỡng được xác định mang tính chất định tính nên các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức định hướng. Để có các kết luận chính xác hơn, cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu sâu, rộng hơn cả về đối tượng và phạm vi thí nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Bá Chất, 1984. Kỹ thuật trồng Giổi xanh. TCLN số 4/1984. Nguyễn Bá Chất, 2002. Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Lê Thị Kim Đào, 2005. Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số cây trồng rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô (Bạch đàn urophylla, Hông, Trầm hương, Giổi xanh). Kỷ yếu hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2001 - 2005. Sở khoa học và công nghệ Bình Định. Lê Đình Khả và cộng sự, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp. 292 trang. Nguyễn Tiến Nghênh, 1980. Cây Giổi xanh, Kỷ yếu NCKH Đại học Lâm nghiệp. Nguyễn Huy Sơn, 2007. Đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt Giổi xanh. TCKHLN số 4/2007. 5
  6. Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh, 2000. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý và sinh thái học của loài Huỷnh và Giổi xanh phục vụ trồng rừng. Kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2000-2005. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. THE EFFECTS CAUSED BY CIRCUMSTANCES FACTORS TO NATURAL REGENERATION AND GROWTH CAPACITY OF MICHELIA MEDIOCRIS DANDY Phan Van Thang Non timber Forest Products Research Centre Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY Circumstances is important factor to effect clearly to regeneration and growth capacity of forest trees in generally and particularly Michelia mediocris in Konhanung (Gialai) and Chilang (Langson). The results showed that Michelia mediocris can only regenerate well as it is living under forest canopy with 0,3 cover canopy rate. At early stage, it can growth well as under forest canopy with 0,3-0,5 cover canopy rate, damp, deep and rich soil. The initial study results can only be oriented for future research. Key words: Michelia mediocris, regeneration, growth rate 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2