ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG <br />
PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP CHO GIA SÚC NHAI LẠI Ở QUẢNG NGÃI<br />
Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn<br />
Lê Đình Phùng, Lê Văn Phước<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
Đinh Văn Dũng, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Nguyễn Hữu Nguyên, Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Quảng Ngãi<br />
Bùi Quang Tuấn, Trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội <br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử <br />
dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở nông hộ Quảng Ngãi. Tổng cộng 181 hộ chăn <br />
nuôi gia súc nhai lại đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Quảng Ngãi được điều tra <br />
bằng bản câu hỏi chuẩn. Các thông tin thu thập bao gồm: tình hình chăn nuôi, tỷ lệ sử dụng các <br />
nguồn phụ phẩm và ảnh hưởng của một số yếu tố đến sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia <br />
súc nhai lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chăn nuôi gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi chủ yếu là <br />
qui mô nhỏ với hơn 70% số hộ có quy mô ≤ 4 con, mục đích chăn nuôi chủ yếu là tận dụng <br />
(60,87%), phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng chiếm <br />
59,67%. Khoảng 77% hộ chăn nuôi thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại trong khoảng 23 tháng. Các <br />
nông hộ đã có những nỗ lực nhưng tình trạng thiếu thức ăn thô vào mùa mưa vẫn còn khá phổ <br />
biến. Hiện có đến 97,79% số hộ chăn nuôi có sử dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức <br />
ăn cho gia súc nhai lại. Các yếu tố nghiên cứu: trình độ chủ hộ, quy mô nuôi, phương thức chăn <br />
nuôi và điều kiện kinh tế hộ không ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ sử dụng và tỷ lệ hộ chế biến phụ <br />
phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại (P >0,05).<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nguồn thức ăn chính cho đàn gia súc nhai lại ở khu vực miền Trung nước ta nói <br />
chung và Quảng Ngãi nói riêng chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên và phế phụ phẩm nông <br />
nghiệp giàu xơ (Ba và cs, 2005). Diện tích đồng cỏ hạn chế nên gia súc nhai lại chủ yếu <br />
được chăn thả trên đất công cộng hoặc các vùng đất không thể canh tác được và được cho <br />
ăn thêm hàng ngày bằng các phụ phẩm nông nghiệp. Ở nước ta phụ phẩm nông nghiệp <br />
được xem là nguồn thức ăn tiềm năng cho gia súc nhai lại. Số lượng gia súc nhai lại ở <br />
nước ta còn ít so với nguồn thức ăn sẵn có và nếu những nguồn thức ăn này được sử dụng <br />
tốt thì có thể tăng gấp đôi số lượng gia súc này mà không phải sử dụng đến nguồn thức ăn <br />
của các loài dạ dày đơn (Orskov, 2001, xem Nguyễn Xuân Trạch, 2004). <br />
Có nhiều sự lựa chọn nhằm cải thiện hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên <br />
nguồn thức ăn sẵn có. Một trong những giải pháp đang được quan tâm lớn ở các nước <br />
nhiệt đới là khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm giàu xơ. Tuy vậy, ở Quảng <br />
Ngãi, đặc biệt là vùng núi, việc khai thác và sử dụng nguồn thức ăn giàu xơ từ phụ phẩm <br />
nông nghiệp còn hạn chế có thể do các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và cả các vấn đề xã hội. <br />
Để góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia súc nhai lại trong nông hộ dựa <br />
trên nguồn thức ăn sẵn có, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của một số yếu tố <br />
đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi”. Đề tài này <br />
nhằm mục đích đánh giá tình hình khai thác, chế biến, sử dụng các nguồn phụ phẩm và xác <br />
định ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc <br />
nhai lại ở nông hộ Quảng Ngãi.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Tình hình chăn nuôi gia súc nhai lại: quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, <br />
mục đích chăn nuôi<br />
Tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm trong chăn nuôi gia súc nhai lại<br />
Tỷ lệ chế biến các phụ phẩm hiện có <br />
Một số yếu tố kinh tế – xã hội chính ảnh hưởng đến việc sử dụng phụ phẩm <br />
trong chăn nuôi<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Các thông tin được thu thập trực tiếp bằng cách phỏng vấn các hộ nông dân qua <br />
phiếu điều tra đã chuẩn hóa. Các xã đại diện cho các vùng sinh thái với mức độ phát triển <br />
chăn nuôi gia súc nhai lại khác nhau của tỉnh được chọn là Ba Động (miền núi), Tịnh Trà <br />
(Trung du), và Tịnh Ấn Tây (đồng bằng). Mỗi xã chọn ngẫu nhiên khoảng 60 hộ có chăn <br />
nuôi gia súc nhai lại để phỏng vấn. Người phỏng vấn được tập huấn trước về phương <br />
pháp phỏng vấn.<br />
Thông tin phỏng vấn được quản lý bằng EXCEL 2003 và được xử lý thống kê bằng <br />
phần mềm SPSS 12. Hai phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả và kiểm tra khi bình <br />
phương. Kiểm tra khi bình phương được sử dụng để kiểm tra sự phụ thuộc của tỷ lệ sử <br />
dụng và chế biến phụ phẩm lên các yếu tố như quy mô nuôi, mục đích nuôi, điều kiện <br />
kinh tế, trình độ của chủ hộ.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Một số nét về tình hình chăn nuôi gia súc nhai lại của các hộ điều tra ở <br />
Quảng Ngãi<br />
Kết quả điều tra 181 hộ chăn nuôi gia súc nhai lại ở 3 xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi <br />
cho thấy chăn nuôi gia súc nhai lại (bao gồm trâu, bò và dê) phổ biến là qui mô nhỏ (bảng <br />
1). Số hộ nuôi qui mô 34 con chiếm tỉ lệ cao, rất ít hộ nuôi với qui mô 1 con hoặc lớn hơn <br />
7 con. Những hộ nuôi 1 con thường là những hộ nghèo bắt đầu nuôi bò từ các nguồn vốn <br />
ưu đãi. Chăn nuôi qui mô lớn (> 7) chỉ thấy ở một số hộ vùng miền núi. <br />
Bảng 1: Quy mô chăn nuôi gia súc nhai lại ở các hộ điều tra<br />
<br />
Quy mô nuôi Số hộ Tỷ lệ<br />
(con/hộ) (hộ) (%)<br />
1 8 4,42<br />
2 35 19,34<br />
34 85 46,96<br />
5 27 14,92<br />
67 20 11,05<br />
≥ 8 6 3,31<br />
Các nông hộ ở miền Trung nói chung, Quảng Ngãi nói riêng thì đa số đều khó có đủ <br />
điều kiện về đất đai và vốn để mở rộng qui mô chăn nuôi gia súc nhai lại. Vì thế, sự tồn <br />
tại của hình thức chăn nuôi qui mô nhỏ là tất yếu: vừa sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, tận <br />
dụng công lao động, tạo nguồn phân bón hữu cơ và tăng thu nhập cho gia đình. <br />
Bảng 2: Mục đích chăn nuôi gia súc nhai lại của các nông hộ điều tra<br />
<br />
Trâu Bò Dê<br />
Mục đích Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ<br />
(hộ) (%) (hộ) (%)<br />
Tận dụng 112 60,87 0 0<br />
Kinh doanh 7 3,80 2 100<br />
Tận dụng và kinh doanh 65 35,33 0 0<br />
Chăn nuôi trâu bò mục đích tận dụng vẫn chiếm ưu thế. Riêng các hộ nuôi dê thì <br />
hoàn toàn là với mục đích kinh doanh. Điều cần lưu ý là trong tổng số 181 hộ điều tra, chỉ <br />
có 2 hộ chăn nuôi dê. Do vậy, tỷ lệ 100% hộ nuôi dê với mục đích kinh doanh có thể chưa <br />
phản ánh thực bản chất của quần thể. Phần đông nông hộ chăn nuôi tận dụng sẽ là một <br />
trở ngại lớn cho các hoạt động nhằm mục tiêu tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả <br />
kinh tế. Vì thế, cần có phương pháp tiếp cận phù hợp để lựa chọn những kỹ thuật thích <br />
ứng với khả năng đầu tư, áp dụng và đáp ứng nhu cầu của nông hộ. <br />
Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, cùng với sự phát triển nhanh về số lượng đầu con <br />
và dịch chuyển hướng sản xuất từ tận dụng sang kinh doanh, phương thức chăn nuôi cũng <br />
có thay đổi từ chăn thả tự do sang nuôi nhốt. Cụ thể về tỉ lệ hộ lựa chọn các phương thức <br />
chăn nuôi khác nhau được trình bày ở bảng 3. Kết quả bảng 3 cho thấy đã có hơn 1/3 số <br />
hộ nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt là chủ yếu, nuôi chăn thả không bổ sung chỉ chiếm <br />
tỉ lệ rất thấp (6,63%). Đây chính là một sự khác biệt cơ bản trong chăn nuôi gia súc nhai <br />
lại hiện nay so với truyền thống trước đây. Điều này, không những phản ánh tình trạng các <br />
bãi chăn thả bị thu hẹp, sự khan hiếm dần nguồn thức ăn tự nhiên; mà còn cho thấy sự lựa <br />
chọn chăn nuôi gia súc nhai lại với qui mô nhỏ ở nông hộ là tất yếu. <br />
<br />
<br />
Bảng 3: Phương thức chăn nuôi đàn gia súc nhai lại của các hộ điều tra<br />
<br />
Phương thức chăn nuôi Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)<br />
Chăn thả không bổ sung 12 6,63<br />
Nuôi nhốt 61 33,70<br />
Kết hợp 108 59,67<br />
Trên một góc độ khác, sự giảm phương thức nuôi chăn thả không bổ sung đồng <br />
nghĩa với giảm công lao động phục vụ cho nuôi trâu bò. Điều đáng quan tâm là lực lượng <br />
lao động thực hiện chăn dắt trâu bò chủ yếu là lao động phụ, trong đó có nhiều em là học <br />
sinh phổ thông. Vì thế, chiến lược thúc đẩy sự phát triển của phương thức nuôi nhốt còn <br />
có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhằm góp phần giảm lao động trẻ em và nâng cao chất lượng <br />
học tập. Thực hiện chăn nuôi gia súc nhai lại theo phương thức nụôi nhốt sẽ tiện lợi cho <br />
việc lai tạo giống, kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc; nhưng chắc rằng cần nhiều hơn về <br />
lượng thức ăn để cung cấp cho gia súc và khi không đảm bảo khẩu phần ăn thì tất yếu sẽ <br />
dẫn đến những kết quả ngoài mong muốn. Vì thế, một vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào có <br />
đủ số lượng và chất lượng thức ăn để thoả mãn nhu cầu của gia súc, đồng thời chi phí cho <br />
một đơn vị sản phẩm là có thể chấp nhận được.<br />
Trong thực tế sản xuất, không phải tất cả các nông hộ đều giải quyết tốt việc cung <br />
cấp thức ăn cho đàn gia súc của mình. Kết quả điều tra cho thấy có 70,7% số hộ (128/181 <br />
hộ) thiếu thức ăn thô cung cấp cho vật nuôi (bảng 4).<br />
Bảng 4: Tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại ở các hộ điều tra<br />
<br />
Trong đó số hộ<br />
Số tháng <br />
Số hộ Thiếu vào Thiếu vào Thiếu cả Tỉ lệ<br />
thiếu TA<br />
(hộ) mùa khô mùa mưa mùa mưa và (%)<br />
(tháng)<br />
(tháng 28) (tháng 91) mùa khô<br />
6 1 1 0,78<br />
5 5 1 2 2 3,91<br />
4 11 1 7 3 8,59<br />
3 60 4 53 3 46,88<br />
2 38 4 32 2 29,69<br />
1 13 1 12 10,16<br />
Tổng 128 12 106 10 100<br />
Phần đông các hộ thiếu thức ăn cho chăn nuôi gia súc nhai lại trong khoảng thời <br />
gian từ 23 tháng (chiếm 76,57%) và mùa thiếu thức ăn chủ yếu là mùa mưa (chiếm <br />
82,8%). Thời điểm thiếu thức ăn thô trong mùa khô tập trung vào tháng 56 và mùa mưa là <br />
tháng 1011 hàng năm. Những thời điểm này đối với sản xuất ngành trồng trọt là giai đoạn <br />
đã thu hoạch xong và gieo trồng cho vụ tới, và không có các phụ phẩm (ngọn lá) hoặc sản <br />
phẩm kết hợp (cỏ tự nhiên ngoài đồng bãi) có thể tận dụng để chăn nuôi gia súc nhai lại. <br />
Mặt khác, vào mùa mưa thì sản lượng cỏ trồng giảm đáng kể đối với giống cỏ trồng phổ <br />
biến là cỏ Voi. <br />
Đối với nông hộ, trong tình trạng thiếu thức ăn thô đã có những cách giải quyết <br />
khác nhau nhằm duy trì đàn gia súc, các biện pháp thực hiện của 128 nông hộ thiếu thức ăn <br />
thô được mô tả ở bảng 5. Khi thiếu thức ăn thô bình quân mỗi nông hộ thường có hơn 2 <br />
cách giải quyết, trong đó trồng cỏ và cắt thêm cỏ tự nhiên là cách được nhiều nông hộ <br />
thực hiện, việc dự trữ và mua thêm thức ăn chưa được đa số hộ quan tâm, đặc biệt có một <br />
số nông hộ (chiếm 27,34%) giải quyết theo hướng thiếu tích cực là cho ăn ít đi. <br />
Bảng 5: Cách giải quyết thiếu thức ăn thô cho đàn gia súc nhai lại của các hộ điều tra<br />
Số hộ Tỷ lệ<br />
Cách giải quyết<br />
(hộ) (%)<br />
Trồng cỏ 92 71,88<br />
Cắt thêm cỏ tự nhiên 107 83,59<br />
Mua thêm 53 41,41<br />
Chế biến dự trữ 42 32,81<br />
Cho ăn ít đi 35 27,34<br />
Khi tìm hiểu từng cách giải quyết của nông hộ, chúng tôi ghi nhận được: Cỏ trồng <br />
được nông hộ chú trọng là cỏ Voi và cỏ Sả, bên cạnh tận dụng đất vườn, ven đê ... nhiều <br />
hộ đã mạnh dạn chuyển một phần diện tích đất canh tác cây trồng sang trồng cỏ. Cỏ tự <br />
nhiên chủ yếu khai thác ở đồng bãi trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng. Loại thức ăn <br />
thô các nông hộ mua thêm và dự trữ chủ yếu là rơm khô. <br />
Với đặc thù của vùng Quảng Ngãi, tuy bình quân diện tích canh tác/hộ thấp nhưng <br />
canh tác cây trồng ở nông hộ là khá đa dạng. Trong đó, các cây chủ lực là lúa, bắp, mì, mía <br />
và lạc. Phụ phẩm của các cây trồng này đã tạo nên nguồn thức ăn đáng kể cho gia súc nhai <br />
lại. Tuy nhiên, số lượng sẵn có và sử dụng nó vào chăn nuôi có sự khác nhau, kết quả điều <br />
tra về tỷ lệ sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi được trình bày ở <br />
bảng 6. <br />
Bảng 6: Tỷ lệ sử dụng nguồn phụ phẩm nông trong chăn nuôi của các hộ điều tra<br />
<br />
KL phụ <br />
Số hộ KL phụ Tỷ lệ <br />
Tỷ lệ hộ phẩm có <br />
sử phẩm sử sử <br />
Loại phụ phẩm sử dụng sẵn<br />
dụng dụng dụng<br />
(%) (tấn/hộ/năm<br />
(hộ) (tấn/hộ/năm) (%)<br />
)<br />
Rơm lúa 175 96,69 2,72 1,97 72,43<br />
Thân lá cây ngô 70 38,67 0,48 0,45 93,75<br />
Ngọn lá mía 22 12,15 1,10 0,34 30,91<br />
Ngọn lá sắn 0 0 0,53 0 0,00<br />
Dây lá lạc 55 30,39 0,61 0,21 34,43<br />
Khối lượng sẵn có và việc sử dụng các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho gia <br />
súc nhai lại ở nông hộ có sự khác biệt lớn. Chỉ trừ ngọn lá sắn không được sử dụng vì sợ <br />
gia súc bị ngộ độc, các loại phụ phẩm cây trồng khác đều được nông hộ sử dụng làm thức <br />
ăn cho gia súc. Rơm lúa là loại có khối lượng lớn nhất và được nhiều hộ sử dụng nhất <br />
(96,69%). Ngọn lá mía tuy khối lượng xếp vị trí thứ 2, nhưng số hộ có sử dụng và tỉ lệ sử <br />
dụng làm thức ăn là thấp nhất. Thân lá cây ngô sau thu hoạch thì khối lượng ít nhất và có tỉ <br />
lệ sử dụng cao nhất (93,75%). Ngọn lá lạc có khối lượng khá lớn (xếp thứ 3) nhưng tỉ lệ <br />
sử dụng chưa nhiều (34,43%). Rơm lúa tuy chưa được sử dụng triệt để như thân lá ngô, <br />
nhưng với tỉ lệ sử dụng là 72,43% thì cao hơn rất nhiều so với kết quả điều tra của Đào <br />
Lệ Hằng (2007) ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 5% <br />
số lượng rơm sử dụng làm thức ăn cho gia súc.<br />
Các loại phụ phẩm cây trồng ngoài lúa (thân lá cây ngô sau thu hoạch, ngọn lá mía <br />
và dây lá lạc) được các nông hộ sử dụng chủ yếu là cho gia súc ăn dạng tươi. Chỉ có riêng <br />
cây ngô được thu hoạch dần nên tỉ lệ sử dụng cao, còn ngọn lá mía và cây lạc thì thu hoạch <br />
đồng loạt. <br />
Như vậy, một khối lượng lớn nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn <br />
cho gia súc nhai lại đã bị lãng phí, trong đó có những loại nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng <br />
cao (thân lá lạc và ngọn lá sắn). Tuy rằng, các loại phụ phẩm cây trồng có tính mùa vụ và <br />
kích thước cồng kềnh, nhưng nếu nông hộ thực hiện các biện pháp chế biến, dự trữ thì <br />
chắc rằng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu thức ăn thô cho gia súc. <br />
3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông cho gia <br />
súc nhai lại<br />
*Trình độ học vấn của chủ hộ<br />
Trình độ học vấn liên quan đến khả năng tiếp nhận thông tin và quyết định hành <br />
động của mỗi con người. Các nông hộ chăn nuôi gia súc nhai lại trong diện điều tra thuộc <br />
3 nhóm học vấn khác nhau. Kết quả về ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sử dụng phụ <br />
phẩm nông nghiệp được trình bày ở bảng 7.<br />
Bảng 7: Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp <br />
làm thức ăn cho gia súc nhai lại của các hộ điều tra<br />
Số hộ Có sử dụng Có chế biến<br />
điều tra Số hộ Tỉ lệ Tỉ lệ <br />
Số hộ (hộ)<br />
(hộ) (hộ) (%) (%)<br />
Trình độ văn hoá<br />
Tiểu học cơ sở 64 62 96,88 2 3,12<br />
Trung học cơ sở 79 77 97,47 7 8,86<br />
Trung học phổ <br />
31 31 100 0 0<br />
thông<br />
Cao đẳng, đại học 0 0 0 0 0<br />
Quy mô chăn nuôi (con/hộ)<br />
≤ 2 43 41 95,35 0 0<br />
3 – 5 114 113 99,12 6 5,26<br />
≥ 6 24 23 95,83 3 13,64<br />
Phương thức chăn nuôi<br />
Thả rông 0 <br />
Chăn thả không bổ <br />
12 11 91,67 0 <br />
sung<br />
Chăn thả có bổ sung 108 105 97,22 9 8,33<br />
Nuôi nhốt 61 61 100 0 <br />
Mức kinh tế hộ<br />
Hộ nghèo 27 25 92,59 0 <br />
Trung bình trở lên 154 152 98,70 9 5,84<br />
<br />
Qua bảng 7 cho thấy không có sự khác biệt rõ về việc có hay không có sử dụng phụ <br />
phẩm vào chăn nuôi gia súc nhai lại ở các nhóm nông hộ khác nhau về trình độ học vấn (P <br />
>0,05). Điều này dễ hiểu, bởi lẽ chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống và hệ thống chăn <br />
nuôi kết hợp trồng trọt đã tồn tại lâu đời, các phụ phẩm cây trồng dễ dàng sử dụng làm <br />
thức ăn cho gia súc nhai lại. Mặc dù số hộ thực hiện chế biến phụ phẩm cây trồng (ủ rơm <br />
với u rê) quá ít, nhưng qua đó cũng có thể nhận định việc áp dụng kỹ thuật chế biến này <br />
không phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn của nông hộ. <br />
* Quy mô chăn nuôi gia súc nhai lại<br />
Việc dùng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò không có sự khác nhau <br />
giữa các hộ chăn nuôi qui mô khác nhau (bảng 7). Tuy nhiên, với cách sử dụng thì sự sai <br />
khác giữa các nhóm hộ là khá rõ, nhóm hộ có qui mô nuôi từ 6 con trở lên thực hiện chế <br />
biến phụ phẩm cao hơn so với nhóm hộ nuôi qui mô 3 5 con, riêng nhóm hộ nuôi 12 con <br />
thì hoàn toàn không chế biến. Một hạn chế của kết luận này là số lượng hộ có chế biến <br />
phụ phế phẩm quá ít, điều này giảm mức độ tin cậy của kết luận đưa ra cho quần thể.<br />
*Phương thức chăn nuôi gia súc nhai lại<br />
Trong phạm vi số hộ điều tra, hiện đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi trâu bò: <br />
chăn thả không bổ sung, chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng và nuôi nhốt. Tỉ lệ hộ sử <br />
dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc thì phương thức nuôi nhốt là cao <br />
nhất, tiếp đến là phương thức nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn và thấp nhất là phương <br />
thức nuôi chăn thả không có bổ sung (100%, 97,22% và 91,67%), nhưng sự sai khác này <br />
chưa có ý nghĩa thống kê (P >0,05).<br />
* Mức kinh tế hộ: Trong sản xuất nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, <br />
thường gắn với mỗi điều kiện kinh tế thì nông hộ có sự lựa chọn một cách làm thích ứng. <br />
Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, bởi có nhiều yếu tố tác động đến cách thức <br />
hành động của nông hộ. Tỉ lệ hộ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc <br />
nhai lại ở 2 nhóm không chênh lệch nhiều, nhưng về việc chế biến rơm thì chỉ có nhóm hộ <br />
có mức kinh tế từ trung bình trở lên thực hiện. <br />
Hầu hết các nông hộ chăn nuôi gia súc nhai lại đều có canh tác cây trồng, nên <br />
nguồn phụ phẩm là sẵn có. Tuy nhiên, các nông hộ có mức kinh tế khá hơn thường chăm <br />
sóc nuôi dưỡng gia súc chu đáo hơn để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nên họ quan tâm hơn <br />
đến nguồn phụ phẩm nhằm có nhiều thức ăn cho gia súc và giảm chi phí sản xuất. Vì thế, <br />
tỉ lệ hộ có mức kinh tế từ trung bình trở lên sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn <br />
cho gia súc có cao hơn so với hộ nghèo.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chăn nuôi gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi chủ yếu <br />
là chăn nuôi qui mô nhỏ với hơn 70% số hộ có quy mô ≤ 4 con, mục đích chăn nuôi chủ <br />
yếu là tận dụng (60,87%), phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả và bổ sung thức <br />
ăn tại chuồng chiếm 59,67%. Khoảng 77% các hộ chăn nuôi thiếu thức ăn cho gia súc nhai <br />
lại trong khoảng 23 tháng. Các nông hộ đã có những nỗ lực nhưng tình trạng thiếu thức ăn <br />
thô vào mùa mưa vẫn còn khá phổ biến. Hiện có đến 97,79% số hộ (177/181 hộ) chăn nuôi <br />
có sử dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Các yếu tố <br />
nghiên cứu: trình độ chủ hộ, quy mô nuôi, phương thức chăn nuôi và điều kiện kinh tế xã <br />
hội không ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ sử dụng và tỷ lệ hộ chế biến phụ phẩm nông nghiệp <br />
cho gia súc nhai lại (P >0,05).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Ba NX, Ngoan LD, Gloag CM, Doyle PT. Feed resources for cattle in Quang Ngai, <br />
south central Vietnam. Proceedings of AHAT/BSAS International conference: <br />
Integrating systems to meet the challenges of globalisation. Vol 2, (2005) 4<br />
2. Nguyễn Xuân Bả. Sử dụng rơm xử lý urê làm thức ăn gia súc. Kỷ yếu kết quả <br />
nghiên cứu khoa học và kinh tế nông nghiệp 1967 – 1997, Trường Đại học Nông <br />
Lâm Huế. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội (1997) 157 – 160<br />
3. Đào Lệ Hằng. Một số giải pháp thức ăn hiệu quả cho ngành chăn nuôi Việt Nam . <br />
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 4 (2007) 2527.<br />
4. Nguyễn Xuân Trạch. Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại . Nhà xuất bản Nông <br />
Nghiệp. Hà Nội (2004)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
EFFECTS OF SOME FACTORS ON THE USE OF AGRICULTURAL BY<br />
PRODUCTS FOR RUMINANTS IN QUANGNGAI PROVINCE<br />
Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van<br />
Le Dinh Phung, Le Van Phuoc<br />
College of Agriculture and Forestry, Hue University<br />
Dinh Van Dung, College of Pedagogy, Hue University<br />
Nguyen Huu Nguyen <br />
Center for Agriculture and Forestry extension, Quang Ngai Province<br />
Bui Quang Tuan, Hanoi University of Agriculture <br />
<br />
SUMMARY <br />
The main objective of this study is to indentify effects of some potential factors on the use of <br />
agricultural byproducts for ruminants in Quangngai province. In total, 181 households rearing <br />
ruminants from different agriecological zones of Quangngai province were surveyed by using a <br />
standardized questionnair. Information collected consisted of ruminant production situations, the use <br />
of raw and processed agricultural byproducts, and the factors affecting the use of agricultural by<br />
products for ruminants. Results show that more than 70% surveyed households kept ruminants with a <br />
small scale. Ruminants were fed based on exploiting local resources (60.87%). More than 77% <br />
households were short of feed for ruminants from 2 to 3 months. About 97,79% surveyed households <br />
used agricultural byproducts as feed for ruminants. Studied factor including: education of the <br />
householder, ruminant herd scale, production system, and living standard did not affect the <br />
percentage of households using raw and processed agricultural by products as a feed resource for <br />
ruminants (P >0,05).<br />