T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ QUY TRÌNH ĐẾN CHIẾT XUẤT<br />
POLYPHENOL TỪ LÁ CHÈ XANH (Camellia sinensis L.)<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SIÊU ÂM<br />
Nguyễn Hoàng Hiệp*; Nguyễn Đức Cường*<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng*; Nguyễn Trọng Điệp*<br />
<br />
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của các thông số quy trình chiết siêu âm đến hàm lượng<br />
polyphenol từ lá chè xanh (LCX) (Camellia sinensis L.). Đối tượng và phương pháp: LCX thu hái<br />
ở khu vực Ba Vì. Định lượng polyphenol toàn phần bằng UV-Vis. Chiết xuất polyphenol bằng<br />
phương pháp siêu âm, khảo sát ảnh hưởng của các thông số về dung môi, tỷ lệ DM/DL, số lần<br />
và thời gian chiết đến hàm lượng và hiệu suất chiết polyphenol. Kết quả: phương pháp chiết<br />
siêu âm cho hiệu suất chiết polyphenol cao hơn, tốn ít dung môi và thời gian chiết ngắn hơn<br />
phương pháp chiết nóng. Hiệu suất chiết polyphenol tăng khi tăng nồng độ ethanol, ethanol<br />
60% cho hiệu suất cao nhất, sau đó giảm dần. Tỷ lệ DM/DL, số lần chiết và thời gian chiết ảnh<br />
hưởng rõ rệt đến hàm lượng polyphenol chiết được. Kết luận: đã khảo sát được một số yếu tố<br />
ảnh hưởng đến hiệu suất chiết polyphenol trong LCX bằng phương pháp chiết siêu âm, từ đó<br />
lựa chọn được các thông số thích hợp gồm: dung môi chiết xuất ethanol 60%, nhiệt độ chiết<br />
0<br />
70 C, chiết 1 lần với tỷ lệ DM/DL là 10/1, thời gian chiết 90 phút/lần.<br />
* Từ khóa: Lá chè xanh; Polyphenol toàn phần; Chiết siêu âm.<br />
<br />
Influence of Process Parameters on the Extraction of Total<br />
Polyphenol from Green Tea Leaves (Camellia sinensis L.) by Ultrasonic<br />
Extraction Method<br />
Summary<br />
Objectives: To study the influence of process parameters on the total polyphenol content<br />
from green tea leaves (Camellia sinensis L.). Subjects and methods: Green tea leaves were<br />
collected in Bavi mountainous area. Total polyphenol content was quantified by UV-Vis method.<br />
Polyphenols were extracted using ultrasonic extraction method. The parameters of solvent, the<br />
solvent/solid ratio, frequency and duration of extraction were evaluated to the content and yield<br />
of extracted polyphenol. Results: The ultrasonic extraction method showed a higher polyphenol<br />
yield, consumed less solvent and shorter duration of extraction than that of hot water extraction<br />
method. The polyphenol extraction efficiency increases along with an increase in concentration<br />
of ethanol, ethanol 60% gets the highest efficacy then decreases. The percentage of solvent/solid,<br />
frequency and duration extraction impacted significantly total polyphenol content. Conclusion:<br />
The optimized ultrasonic extraction parameters were ultrasonic frequency 60 MHz, 60% ethanol<br />
o<br />
in water as extraction solvent, temperature of 70 C, extracted once with the solvent/solid ratio<br />
of 10/1 for 90 minutes.<br />
* Key words: Green tea leaves; Camellia sinensis L.; Total polyphenol; Ultrasonic extraction.<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Điệp (diepvmmu@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016<br />
<br />
68<br />
<br />
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cây chè (Camellia sinensis L.) được<br />
trồng phổ biến ở Việt Nam và sử dụng<br />
rộng rãi trong các ngành công nghiệp<br />
thực phẩm, đồ uống và mỹ phẩm. Các<br />
nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ thành<br />
phần hóa học và tác dụng sinh học của<br />
chè xanh. Trong đó, polyphenol là nhóm<br />
hoạt chất chính, có hàm lượng cao, liên<br />
quan đến các tác dụng sinh học quan<br />
trọng của chè xanh như: chống oxy hóa,<br />
hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, tim<br />
mạch, đái tháo đường, béo phì, ức chế<br />
sự phát triển của HIV... [6, 7]. Trong sản<br />
xuất, các sản phẩm từ chè xanh thường<br />
dùng búp và lá non, trong khi lá già ít<br />
được sử dụng (chủ yếu để nấu nước<br />
uống). Mặc dù vậy, lá già của cây chè<br />
xanh cũng chứa hàm lượng polyphenol<br />
tương đối cao nên có thể sử dụng làm<br />
nguyên liệu chiết xuất hoạt chất này.<br />
Hiện nay, để chiết xuất polyphenol từ<br />
nguồn nguyên liệu tự nhiên, một số kỹ<br />
thuật mới như chiết xuất với sự tác động<br />
của siêu âm, vi sóng, chiết xuất siêu tới<br />
hạn… đã được phát triển và ứng dụng,<br />
nhằm thay thế cho các kỹ thuật chiết xuất<br />
thông thường. Do những kỹ thuật này có<br />
nhiều ưu điểm như giảm lượng dung môi<br />
tiêu thụ, rút ngắn thời gian chiết, tăng<br />
hiệu suất và chất lượng của dịch chiết [4].<br />
Trong đó, chiết siêu âm là phương pháp<br />
đơn giản, đầu tư ít, có khả năng áp dụng<br />
ở quy mô công nghiệp. Vì vậy, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Xây dựng<br />
quy trình chiết xuất polyphenol toàn phần<br />
từ lá già của cây chè xanh. Kết quả nghiên<br />
cứu là tiền đề để điều chế dịch chiết, góp<br />
phần phát triển các chế phẩm thuốc từ<br />
chè xanh.<br />
<br />
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên liệu và thiết bị.<br />
* Nguyên liệu:<br />
Lá già của cây chè xanh được thu hái<br />
ở khu vực Ba Vì - Hà Nội; axít gallic chuẩn<br />
(99,98%) và thuốc thử folin ciocalteu<br />
(Hãng Sigma Aldrick, Hàn Quốc); các hóa<br />
chất và dung môi khác đạt tiêu chuẩn tinh<br />
khiết phân tích.<br />
* Thiết bị, dụng cụ:<br />
Thiết bị chiết xuất siêu âm (SONY MEDI<br />
SM30-CEP, Hàn Quốc). Máy quang phổ<br />
Lambomed 2960 (Mỹ). Cân phân tích Mettler<br />
Toledo ML204 (Thụy Sỹ) có độ chính xác<br />
đến 0,1 mg.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Xử lý nguyên liệu:<br />
Rửa sạch LCX, sau đó diệt men bằng<br />
vi sóng: sử dụng lò vi sóng Sanyo, chế độ<br />
năng lượng cao, thời gian vi sóng 120 giây,<br />
lượng mẫu: 100 g nguyên liệu/ lần. Nguyên<br />
liệu sau diệt men được sấy khô trong tủ<br />
sấy ở 60ºC đến khi hàm ẩm < 10%. Nghiền<br />
mịn và rây qua rây 1 mm. Bảo quản bột<br />
LCX trong túi PE kín ở nhiệt độ phòng.<br />
* Định lượng polyphenol toàn phần:<br />
Tiến hành theo phương pháp quang<br />
phổ UV-Vis [3]:<br />
- Dung dịch làm phản ứng: dung dịch<br />
thuốc thử Folin - Ciocalteu 10% trong nước<br />
và dung dịch Na 2CO 3 7,5%; dung dịch<br />
chuẩn: pha axít gallic chuẩn trong nước<br />
để được dung dịch chuẩn có nồng độ trong<br />
khoảng 20 - 80 µg/ml; chuẩn bị dung dịch<br />
thử: cân chính xác 1 g bột dược liệu, chiết<br />
siêu âm với 200 ml hỗn hợp methanol:nước<br />
(70:30) trong 1 giờ, lọc qua thu lấy phần<br />
dịch trong trước khi làm phản ứng tạo màu.<br />
69<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
- Tiến hành phản ứng tạo màu: trộn<br />
1 ml mẫu chuẩn hoặc mẫu thử với 5 ml<br />
dung dịch folin - ciocalteu 10%. Sau 5 phút,<br />
thêm 4 ml dung dịch Na2CO3 7,5%; lắc đều,<br />
để yên 1 giờ. Sau đó, đo độ hấp thụ ở<br />
bước sóng 765 nm. Mẫu trắng dùng 1 ml<br />
dung môi, sau đó tiến hành tương tự như<br />
mẫu thử. Hàm lượng polyphenol toàn phần<br />
(mg/g) tính theo axít gallic chuẩn.<br />
* Chiết xuất polyphenol toàn phần từ LCX:<br />
- Phương pháp chiết siêu âm: tiến<br />
hành trên thiết bị chiết siêu âm SM30.<br />
Cho khoảng 20 g dược liệu vào bình chiết<br />
trung gian đặt trong bể siêu âm, thêm<br />
dung môi và chiết xuất theo các điều kiện<br />
xác định cho từng thí nghiệm. Chiết 2 lần:<br />
sau khi chiết lần 1, phần bã được thêm<br />
tiếp dung môi để chiết lần 2. Thu lấy dịch<br />
chiết, lọc trong và định lượng polyphenol<br />
toàn phần bằng UV-Vis tương tự như<br />
mẫu dược liệu.<br />
- Phương pháp chiết nóng: tiến hành<br />
tương tự phương pháp chiết siêu âm nhưng<br />
không có sự tác động của sóng siêu âm.<br />
- Tiến hành khảo sát các thông số của<br />
quy trình gồm: phương pháp chiết, loại<br />
dung môi, tỷ lệ dung môi/dược liệu (DM/DL),<br />
số lần và thời gian chiết.<br />
- Chỉ tiêu đánh giá: hàm lượng polyphenol<br />
toàn phần (mg/g) chiết được, tính theo<br />
công thức sau:<br />
Polyphenol (mg/g) =<br />
<br />
C x n x V x 100<br />
M x (100-h) x 1000<br />
<br />
Trong đó: C: nồng độ polyphenol toàn<br />
phần trong dịch chiết tính theo axít<br />
gallic (µg/ml); V: thể tích dịch chiết (ml);<br />
M: khối lượng dược liệu (g); n: hệ số pha<br />
loãng; h: độ ẩm dược liệu (%).<br />
70<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Kết quả xác định hàm lượng<br />
polyphenol toàn phần trong LCX.<br />
Bảng 1: Hàm lượng polyphenol toàn<br />
phần trong LCX đã được diệt men và chưa<br />
diệt men (X ± SD, n = 6).<br />
Loại<br />
chè<br />
<br />
Khối<br />
lượng (g)<br />
<br />
Hàm ẩm<br />
(%)<br />
<br />
Polyphenol<br />
toàn phần (mg/g)<br />
<br />
Chưa<br />
1,05 ± 3,57 7,23 ± 2,36<br />
diệt men<br />
<br />
100,64 ± 3,12<br />
<br />
Diệt men 1,07 ± 3,62 7,46 ± 2,52<br />
<br />
127,10 ± 3,59<br />
<br />
Lá chè sau khi diệt men có hàm lượng<br />
polyphenol cao hơn hẳn nguyên liệu chưa<br />
diệt men. Theo một số nghiên cứu, hàm<br />
lượng polyphenol trong lá chè có thể > 30%<br />
[7], cao nhất ở búp và hai lá non. Khi lá<br />
chè càng già, hàm lượng càng giảm [1].<br />
Do đó, phần búp và hai lá non thường<br />
được sử dụng để làm nguyên liệu trong<br />
chế biến các sản phẩm chè thông thường.<br />
Nghiên cứu này sử dụng lá già của cây chè<br />
xanh làm nguyên liệu chiết xuất. Kết quả<br />
cho thấy hàm lượng polyphenol trong LCX<br />
già tương đối cao (127,10 ± 3,59 mg/g),<br />
hoàn toàn có thể tận dụng nguồn nguyên<br />
liệu này để chiết xuất polyphenol.<br />
2. Kết quả khảo sát lựa chọn phương<br />
pháp chiết xuất.<br />
Tiến hành chiết LCX bằng phương<br />
pháp siêu âm với các điều kiện: dung môi<br />
chiết ethanol 60%, tỷ lệ DM/DL 10/1 (ml/g),<br />
thời gian chiết 60 phút, nhiệt độ chiết<br />
350C và 700C. Phương pháp chiết nóng<br />
với các điều kiện: dung môi ethanol 60%,<br />
<br />
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
tỷ lệ DM/DL (ml/g) 30/1, thời gian chiết<br />
120 phút, nhiệt độ 900C. Kết quả như sau:<br />
Bảng 2: Hàm lượng và hiệu suất chiết<br />
polyphenol ở các phương pháp khác nhau.<br />
Phương pháp<br />
chiết<br />
<br />
Polyphenol (mg/g), Hiệu suất<br />
chiết (%)<br />
(Xtb ± SD, n = 6)<br />
<br />
Chiết siêu âm<br />
0<br />
ở 35 C<br />
<br />
100,31 ± 3,22<br />
<br />
78,91<br />
<br />
Chiết siêu âm<br />
0<br />
ở 70 C<br />
<br />
116,49 ± 3,45<br />
<br />
91,65<br />
<br />
Chiết nóng ở<br />
0<br />
90 C<br />
<br />
62,84 ± 2,57<br />
<br />
49,45<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Khi chiết siêu âm ở 35 C và 70 C cho<br />
hàm lượng polyphenol chiết lần lượt là<br />
100,31 ± 3,22 và 116,49 ± 3,45 mg/g<br />
(hiệu suất 78,91% và 91,65%). Khi chiết<br />
nóng ở 900C, lượng polyphenol chiết được<br />
là 62,84 ± 2,57 mg/g (hiệu suất đạt 49,45%),<br />
thấp hơn nhiều so với chiết siêu âm.<br />
Như vậy, chiết siêu âm đã làm tăng hiệu<br />
suất chiết, giảm lượng dung môi và rút<br />
ngắn thời gian chiết so với phương pháp<br />
chiết nóng. Trong phương pháp chiết siêu<br />
âm, khi tăng nhiệt độ cũng làm tăng hiệu<br />
suất chiết polyphenol. Kết quả này phù<br />
hợp với các phương pháp chiết xuất sử<br />
dụng nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng cũng làm<br />
tăng khả năng hòa tan và khuếch tán của<br />
chất chiết, đồng thời làm giảm độ nhớt<br />
của dung môi nên hiệu suất chiết tăng.<br />
Tuy nhiên, khi nhiệt độ chiết > 80ºC trong<br />
thời gian dài có thể làm phá hủy hoặc làm<br />
tăng biến đổi polyphenol trong chè xanh [7].<br />
Từ kết quả khảo sát trên, lựa chọn phương<br />
pháp chiết siêu âm ở 700C để khảo sát<br />
các thông số của quy trình chiết xuất.<br />
<br />
3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của<br />
các thông số quy trình chiết xuất.<br />
* Ảnh hưởng của dung môi chiết xuất:<br />
Tiến hành chiết siêu âm LCX trong<br />
cùng điều kiện về tỷ lệ DM/DL 10/1, thời<br />
gian chiết 60 phút, nhưng với các dung<br />
môi khác nhau (nước và ethanol có nồng<br />
độ khác nhau). Kết quả như sau:<br />
Bảng 3: Hàm lượng và hiệu suất chiết<br />
polyphenol ở các dung môi chiết khác<br />
nhau.<br />
Dung môi<br />
chiết xuất<br />
<br />
Polyphenol (mg/g),<br />
(Xtb ± SD, n = 6)<br />
<br />
Hiệu suất<br />
chiết (%)<br />
<br />
Nước cất<br />
<br />
78,85 ± 2,23<br />
<br />
62,03<br />
<br />
Ethanol 40%<br />
<br />
79,93 ± 2,78<br />
<br />
62,89<br />
<br />
Ethanol 50%<br />
<br />
97,18 ± 2,86<br />
<br />
76,46<br />
<br />
Ethanol 60%<br />
<br />
116,49 ± 3,54<br />
<br />
91,65<br />
<br />
Ethanol 70%<br />
<br />
95,53 ± 3,01<br />
<br />
75,16<br />
<br />
Ethanol 80%<br />
<br />
101,45 ± 3,44<br />
<br />
79,82<br />
<br />
Ethanol 96%<br />
<br />
100,02 ± 3,23<br />
<br />
78,69<br />
<br />
Hàm lượng polyphenol chiết được thấp<br />
nhất khi chiết với nước (78,85 ± 2,23 mg/g)<br />
và ethanol 40% (79,93 ± 2,78 mg/g). Nồng<br />
độ ethanol tăng làm tăng lượng polyphenol<br />
chiết được và đạt mức cao nhất khi chiết<br />
với ethanol 60% (116,49 ± 3,54 mg/g).<br />
Sau đó, hàm lượng polyphenol giảm khi<br />
tiếp tục tăng nồng độ ethanol lên > 70%.<br />
Trên thực tế, để chiết xuất polyphenol<br />
trong LCX có thể sử dụng nước hoặc các<br />
dung môi hữu cơ phân cực khác nhau.<br />
Nghiên cứu của Perva-Uzunalic và CS cho<br />
thấy, khi chiết với nước, hiệu suất chiết<br />
71<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016<br />
polyphenol thấp hơn nhiều khi dùng các<br />
dung môi hữu cơ như aceton, acetonitril,<br />
ethanol, methanol ở dạng riêng lẻ hoặc<br />
hỗn hợp với nước [6]. Tuy nhiên, khả năng<br />
chiết xuất polyphenol phụ thuộc vào nồng<br />
độ ethanol và phương pháp chiết xuất:<br />
khi chiết hồi lưu với tỷ lệ DM/DL 20/1<br />
trong 2 giờ, dung môi là ethanol (25, 50,<br />
80, 90%) thì hàm lượng catechin và cafein<br />
chiết được từ LCX cao nhất ở ethanol<br />
80% và cao hơn khi chiết với nước<br />
(DM/DL 40/1, nhiệt độ 70 - 100ºC) [0]. Xi<br />
J và CS cho rằng: ethanol 53,6% là nồng<br />
độ tối ưu để chiết polyphenol từ chè<br />
xanh bằng phương pháp chiết xuất ở<br />
áp suất cao [9]. Quan V và CS cho rằng,<br />
hàm lượng polyphenol cao nhất khi chiết<br />
với ethanol 50 - 80% [8]. Kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi cho thấy, khi chiết bằng<br />
siêu âm, hàm lượng polyphenol chiết được<br />
cao nhất ở ethanol 60%. Do đó, ethanol 60%<br />
được lựa chọn để tiến hành các khảo sát<br />
tiếp theo.<br />
* Ảnh hưởng của số lần chiết và tỷ lệ<br />
DM/DL:<br />
Đối với chiết 1 lần, tiến hành trong cùng<br />
điều kiện về dung môi (ethanol 60%), thời<br />
gian chiết (60 phút), nhưng ở các tỷ lệ<br />
DM/DL khác nhau, lần lượt là 5/1, 7,5/1,<br />
10/1, 15/1, 20/1 và 30/1; đối với chiết 2 lần,<br />
tiến hành chiết trong cùng điều kiện về<br />
dung môi (ethanol 60%), thời gian chiết<br />
(60 phút/lần), lần chiết thứ nhất với tỷ lệ<br />
DM/DL là 10/1, nhưng lần chiết thứ hai ở<br />
các tỷ lệ DM/DL lần lượt là: 5/1, 7,5/1 và 10/1.<br />
Kết quả như sau:<br />
72<br />
<br />
Bảng 4: Hàm lượng và hiệu suất chiết<br />
polyphenol theo số lần chiết và tỷ lệ DM/DL<br />
khác nhau.<br />
Số lần<br />
chiết<br />
<br />
Chiết 1 lần<br />
<br />
Chiết 2 lần<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
DM/DL<br />
<br />
Polyphenol (mg/g), Hiệu suất<br />
(Xtb ± SD, n = 6)<br />
chiết (%)<br />
<br />
5/1<br />
<br />
82,55 ± 3,01<br />
<br />
64,95<br />
<br />
7,5/1<br />
<br />
93,95 ± 3,05<br />
<br />
73,92<br />
<br />
10/1<br />
<br />
116,49 ± 3,78<br />
<br />
91,65<br />
<br />
15/1<br />
<br />
118,89 ± 3,49<br />
<br />
93,54<br />
<br />
20/1<br />
<br />
123,39 ± 3,57<br />
<br />
97,08<br />
<br />
30/1<br />
<br />
126,02 ± 4,02<br />
<br />
99,15<br />
<br />
10/1 và<br />
5/1<br />
<br />
120,97 ± 3,95<br />
<br />
95,18<br />
<br />
10/1 và<br />
7,5/1<br />
<br />
125,05 ± 3,85<br />
<br />
98,39<br />
<br />
10/1 và<br />
10/1<br />
<br />
123,63 ± 3,78<br />
<br />
97,27<br />
<br />
Đối với chiết 1 lần, khi tăng tỷ lệ<br />
DM/DL từ 5/1 - 10/1 làm tăng đáng kể<br />
lượng polyphenol chiết được, nhưng khi<br />
tiếp tục tăng tỷ lệ DM/DL lên trên 10/1,<br />
lượng polyphenol chiết được tăng không<br />
đáng kể. Đối với chiết 2 lần, lần thứ nhất<br />
với tỷ lệ DM/DL 10/1 đã chiết được > 90%<br />
polyphenol, nên ở lần chiết thứ hai với<br />
tỷ lệ DM/DL lần lượt là 5/1, 7,5/1 và 10/1<br />
không làm tăng đáng kể lượng polyphenol<br />
chiết được. So sánh chiết 1 lần và 2 lần<br />
cho thấy, ở cùng tỷ lệ DM/DL 15/1, lượng<br />
polyphenol chiết được sau khi chiết 2 lần<br />
có xu hướng cao hơn chiết 1 lần, nhưng<br />
khi tỷ lệ DM/DL là 20/1, lượng polyphenol<br />
chiết tương đương nhau. Từ kết quả khảo<br />
sát trên, chúng tôi lựa chọn số lần chiết<br />
xuất 1 lần với tỷ lệ DM/DL10/1 cho các<br />
khảo sát tiếp theo. Khi đó, hiệu suất chiết<br />
polyphenol là 91,65%, tỷ lệ DM/DL tăng<br />
không làm tăng đáng kể hiệu suất chiết,<br />
nhưng lại tốn dung môi và thời gian.<br />
<br />