TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NƯỚC NGOÀI ĐẾN<br />
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT<br />
NAM KÌ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX<br />
(*)<br />
VÕ VĂN NHƠN<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Có hai nền tiểu thuyết ảnh hưởng rất sâu đậm đến tiểu thuyết quốc ngữ Nam Kì cuối<br />
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đó là tiểu thuyết Pháp và tiểu thuyết Trung Quốc.<br />
Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc được thấy rõ nhất qua phong trào dịch thuật<br />
“truyện Tàu” ra chữ quốc ngữ ở Nam Kì vào đầu thế kỉ XX. Phong trào này đã tác động<br />
rất lớn đến đời sống văn học của Nam Kì. Đồng thời cũng tạo nên một phản ứng ngược<br />
sau này, đó là phong trào sáng tác những truyện văn xuôi quốc ngữ, những “kim thời<br />
tiểu thuyết”có bối cảnh là đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, đặc biệt là tiểu<br />
thuyết lịch sử.<br />
Việc dịch thuật tiểu thuyết phương Tây, cùng với phong trào dịch thuật truyện Tàu đã<br />
tác động quyết định đến việc hình thành tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Bộ. Sau bước dịch<br />
thuật, mô phỏng - phóng tác cũng là một bước đi quan trọng để các nhà văn của chúng ta<br />
học tập, nắm bắt được kĩ thuật viết tiểu thuyết của phương Tây. Độc giả, qua những tác<br />
phẩm này, cũng sẽ làm quen dần với những đặc điểm của thể loại mới. Hiện tượng mô<br />
phỏng - phóng tác này cũng là tình hình chung của văn học Đông Nam Á và Đông Á vào<br />
thời kì đó.<br />
<br />
ABSTRACT (*)<br />
The Cochin china novels have been deeply influenced by the two novels grounds in the<br />
late 19th and the early 20th centuries: French novels and Chinese ones.<br />
The influence of Chinese novels emerged from the movement of translating Chinese<br />
fiction into Quoc Ngu ( The national and official language of Vietnam) in Cochin china in<br />
the early 20th century. This movement has tremendously impacted on the life of Cochin<br />
china literature. However, it has also caused an opposite reaction later, that is the<br />
creating prose works by the Vietnamese Roman Alphabet, the “modern fictions” with the<br />
context of Vietnamese people and Vietnamese country, and particularly the historical<br />
novels.<br />
The translation of Western novels together with the translation movement of Chinese<br />
fiction have decisively impacted on the formation of Quoc Ngu novels in Cochin china.<br />
After translating, simulating - adapting is an important step for the Cochin china writers to<br />
learn and master the way of writing Western novels. Therefore, readers were also familiar<br />
with the characteristics of a new genre. The simulating - adapting phenomenon is also the<br />
general situation of Southeast Asian and East Asian literature at that time.<br />
<br />
<br />
(*)<br />
TS, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh<br />
<br />
54<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trình Giảo Kim, Tiết Nhơn Quý, Địch<br />
Nam Kì từ cuối thế kỉ XIX đã trở thành Thanh… quen thuộc đến nỗi họ đi vào<br />
thuộc địa của thực dân Pháp, vì thế, Nam ngôn ngữ dân gian: nóng như Trương Phi,<br />
Kì tiếp nhận văn minh, văn hoá phương đa nghi như Tào Tháo, trung như Nhạc<br />
Tây sớm hơn so với các vùng miền khác. Phi, v.v.”(1).<br />
Và văn học Nam Kì cũng đi tiên phong Sự phát triển phong trào dịch thuật<br />
trong việc hiện đại hoá, trong đó tiểu truyện Tàu thời kì đầu có sự tham gia của<br />
thuyết quốc ngữ là thể loại phát triển mạnh chính quyền thực dân, năm 1872, Liraye đã<br />
mẽ nhất. cho rằng: “Người ta sẽ không chống lại<br />
Bên cạnh ảnh hưởng của văn học việc học viết bằng mẫu tự Latinh, nếu tiếng<br />
phương Tây, văn học Trung Quốc cũng có Annam được thay thế để dịch một vài tác<br />
ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành phẩm Trung Quốc cơ bản và cổ điển”.(2)<br />
tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Kì cuối thế kỉ Như vậy ý đồ của thực dân trong việc dịch<br />
XIX đầu thế kỉ XX. thuật truyện Tàu trước hết là để khuyến<br />
2. ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT khích người dân bản xứ học chữ quốc ngữ.<br />
TRUNG QUỐC Người đầu tiên dịch các sách Nho học<br />
2.1. Việc dịch thuật tiểu thuyết Trung ra quốc ngữ là Trương Vĩnh Kí, nhưng<br />
Quốc người dịch tác phẩm văn học Trung Quốc<br />
Tiểu thuyết Trung Quốc với truyền ra quốc ngữ đầu tiên phải kể đến Huỳnh<br />
thống lâu đời của nó đã có ảnh hưởng sâu Tịnh Của. Chuyện giải buồn (1885) của<br />
sắc đến sự hình thành của tiểu thuyết Nam ông phần nhiều là những truyện được dịch<br />
Kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ảnh từ các tác phẩm Trung Quốc như Cao sĩ<br />
hưởng này thể hiện rõ nhất qua phong trào truyện, Trang Tử, Chiến quốc sách, Liêu<br />
dịch thuật “truyện Tàu” ra chữ quốc ngữ Trai chí dị.<br />
rất sôi nổi ở Nam Kì vào đầu thế kỉ XX. Bản dịch “truyện Tàu” hoàn chỉnh phải<br />
Phong trào dịch truyện Tàu này đã tác kể là Tam quốc chí tục dịch trên Nông cổ<br />
động rất lớn đến công chúng độc giả và trở mín đàm, đăng ngay trên số đầu tiên ngày<br />
thành một yếu tố quan trọng trong đời sống 1. 8. 1901. Tên người dịch được ghi là<br />
văn học của Nam Kì. Canavaggio, một chủ đồn điền và là<br />
Trần Bạch Đằng đã nhận định về vấn thương gia người Pháp, chủ nhân báo Nông<br />
đề này như sau: “Nói đến văn học thành cổ mín đàm. Theo Vương Hồng Sển, người<br />
phố Sài Gòn không thể bỏ qua một hiện dịch chính là Lương Khắc Ninh, chủ bút<br />
tượng đã trở thành lịch sử: sự hưởng thụ của báo. Gần đây, Lưu Hồng Sơn trên Tạp<br />
“truyện Tàu” và sau này “truyện chưởng” chí Nghiên cứu văn học, số 9-2009, sau khi<br />
của bộ phận quần chúng đông đảo. Tôi tin đưa ra các tiêu chí để phán đoán và loại<br />
rằng mức hưởng thụ đó rộng và sâu hơn ở trừ, cùng với tư liệu về các bài thơ ca ngợi<br />
miền Bắc. Những Phong thần, Phong kiếm tài dịch Tam quốc của Nguyễn Chánh Sắt,<br />
xuân thu, Tam Quốc, Thuyết Đường, Phi đã khẳng định Nguyễn Chánh Sắt mới<br />
Long Nhạc Phi… Những Chinh Đông Tảo chính là người đầu tiên dịch Tam quốc diễn<br />
Bắc, Bình Tây… gần như sống trong mỗi nghĩa và bản dịch hoàn chỉnh dưới nhan đề<br />
nhà, các nhân vật Khương Trượng, Tôn Tam quốc chí tục dịch đăng dài kì trên<br />
Tẩn, Chung Vô Diệm, Quan Vân Trường, Nông cổ mín đàm là công lao của Nguyễn<br />
<br />
55<br />
Chánh Sắt và Nguyễn An Khương (Tam ưa chuộng. Nguyễn Văn Ngọc đã nhận xét:<br />
quốc chí tục dịch trên Nông cổ mín đàm “Thực vậy, ở trong Nam thì người ta tranh<br />
đăng đến số 258, 20 September 1906, thì nhau mà coi những Ngũ hổ bình Tây, Ngũ<br />
tên Canavaggio được thay bằng tên hổ bình Nam… còn ở ngoài Bắc thì người<br />
Nguyễn An Khương). ta chỉ ham coi Song phượng kì duyên, Lục<br />
Sau Tam quốc chí, Nông cổ mín đàm mẫu đơn”.(3)<br />
còn lần lượt đăng các truyện dịch Liêu Trai Như vậy ở Nam Kì, về xu hướng<br />
chí dị, Kim cổ kì quan, Bao Công kì án... dịch thuật, các loại tiểu thuyết anh hùng,<br />
Đội ngũ dịch “truyện Tàu” sau đó có tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết nghĩa<br />
Nguyễn Chánh Sắc, Trần Phong Sắc, hiệp… được dịch nhiều hơn bởi chúng<br />
Nguyễn An Khương, Nguyễn An Cư, Đinh phù hợp với thị hiếu và hấp dẫn độc giả<br />
Văn Đẩu, Trần Hữu Quang, Huỳnh Trí hơn loại truyện tình lãng mạn, truyện tài<br />
Phú..., vốn là những người tinh thông Hán tử giai nhân.<br />
học và biết chữ quốc ngữ. Họ đều là chủ Việc dịch thuật này cũng có thuận lợi<br />
bút hay phụ bút cho các tờ báo như Nông cổ do nguồn sách cung cấp phong phú từ<br />
mín đàm, Lục Tỉnh tân văn. Chính họ trong người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Các<br />
khoảng từ 1905 đến 1910 đã đua nhau dịch truyện này được in báo hoặc in thành tập.<br />
nhiều tiểu thuyết thần kì, anh hùng nghĩa Dưới hình thức tập truyện, chúng dễ dàng<br />
hiệp của Trung Quốc, tạo thành một phong phổ cập đến giới bình dân, nhờ vậy mà chữ<br />
trào dịch “truyện Tàu”. Nguyễn An Khương, quốc ngữ có thêm phương tiện truyền bá.<br />
Nguyễn Chánh Sắc, Trần Phong Sắc đã Những Phong thần, Tam Quốc đều là<br />
được báo Phụ nữ tân văn đánh giá là “những những chuyện gần gũi với tâm hồn người<br />
tay dịch thuật trứ danh của Nam Kì”, riêng bình dân, họ đàm luận với nhau về những<br />
“Trần Phong Sắc là nhà dịch thuật trứ danh nhân vật ấy, những gương trung hiếu tiết<br />
nhứt”, một mình Trần Phong Sắc đã dịch nghĩa rất quen thuộc ấy. Các truyện có<br />
đến 29 bộ truyện Tàu. từng chương từng hồi, tình tiết rõ ràng, do<br />
Nhìn chung, truyện Tàu được dịch ở đó rất được hoan nghênh và chữ quốc ngữ<br />
Việt Nam có thể chia làm ba loại: loại tiểu cũng được ưa thích theo. Cha mẹ nhà<br />
thuyết anh hùng như La Thông tảo Bắc, nghèo cũng chỉ muốn cho con mình biết<br />
Ngũ hổ bình Tây, Anh hùng náo Tam Môn đọc, biết viết để đọc truyện Tàu cho nghe<br />
Giai, Càng Long hạ Giang Nam, … Loại những khi mùa màng rảnh rỗi. Những nhà<br />
này chiếm số lượng rất lớn ở Nam Kì do văn lão thành như Hồ Hữu Tường hay<br />
phù hợp với tâm lí di dân của dân Nam Kì Vương Hồng Sển trong tác phẩm của mình<br />
và cả người Minh Hương xa xứ. Loại thứ đều có ghi lại cái thú đọc truyện Tàu này.<br />
hai là loại tiểu thuyết kiếm hiệp như Phong Đã có nhiều nhà nghiên cứu giải thích<br />
kiếm xuân thu, Giang hồ nữ hiệp, Hậu Hán về sự hấp dẫn đặc biệt này của truyện Tàu<br />
tam hợp bảo kiếm,… Loại này được ưa đối với công chúng độc giả Nam Kì. Bằng<br />
chuộng cả ở hai miền Nam Bắc. Loại thứ Giang cho rằng: “Truyện Tàu tiêu thụ<br />
ba là loại tiểu thuyết tình cảm xã hội, tiểu mạnh trong mấy năm đầu của phong trào<br />
thuyết diễm tình như Tây sương kí, Tuyết một phần cũng vì mảnh đất sáng tác của ta<br />
hồng lệ sử, … Loại này rất ít thấy ở Nam hãy còn là một bãi đất trống… Truyện Tàu<br />
Kì trong khi lại được độc giả miền Bắc rất tung hoành được cũng do vào thời đó<br />
<br />
56<br />
những phương tiện giải trí cho người dân Bắc, chinh Tây có lẽ cũng phần nào thỏa<br />
còn hiếm hoi”.(4) mãn ước mơ phục quốc của họ.<br />
Vũ Hạnh giải thích như sau : “Việc Việt Nam và Trung Quốc vốn được coi<br />
người miền Nam thích đọc truyện Tàu phải là “đồng văn”, đồng thời việc dịch truyện<br />
được cắt nghĩa bằng nhu cầu của họ tiếp Tàu là sự tiếp nối truyền thống giao lưu<br />
cận với những đức tính cố hữu của họ mà văn học giữa hai nước, đáp ứng nhu cầu<br />
họ tìm thấy trong những nhân vật tích cực giải trí của công chúng. “Truyện Tàu”, với<br />
của truyện: đó là trung hiếu, tiết nghĩa, trí lối văn xuôi theo tiếng nói thường, với nội<br />
dũng, tín lễ, cương trực, anh hùng. Truyện dung hấp dẫn, đã tỏ ra thích hợp với thị<br />
Tàu cho họ những cặp đối kháng như La hiếu và trình độ thuởng thức của quần<br />
Thành - Đơn Hùng Tín, Tần Cối - Nhạc chúng độc giả nơi vùng đất mới này. Việc<br />
Phi, Bàng Quyên - Tôn Tẫn, Sài Trịnh đọc truyện Tàu một thời gian dài đã thực<br />
Triệu - Lưu Quan Trường…; mà họ không sự trở thành một thú vui trong quần chúng<br />
tìm thấy sách báo nào khác khi đó”.(5) nhân dân Nam Kì.<br />
Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Việc dịch và xuất bản truyện Tàu tràn<br />
Minh cũng nhìn việc tiếp nhận truyện Tàu lan vì lí do thương mại, chạy theo thị hiếu<br />
ở một khía cạnh tích cực khác: “Rất nhiều của quần chúng cũng tạo nên một phản ứng<br />
truyện Tàu là những cái túi khôn, đâu phải tích cực sau này, đó là phong trào sáng tác<br />
là nhảm nhí là chính? Người miền Nam những truyện văn xuôi quốc ngữ, những<br />
đọc truyện Tàu, thuộc truyện Tàu, lấy ra từ “kim thời tiểu thuyết” có bối cảnh là đất<br />
đó những cách ứng xử ở đời, soi vào nước Việt Nam, con người Việt Nam, đặc<br />
gương tốt, răn mình bằng những gương biêt là tiểu thuyết lịch sử với ý hướng<br />
phản diện”.(6) muốn thể hiện lịch sử dân tộc. Đó là một<br />
Vương Hồng Sển cũng nói: “Truyện phản ứng của lòng tự trọng dân tộc trước<br />
Tàu dạy tôi nhiều điều xử thế nên tôi gọi sự xâm lăng của văn hoá nước ngoài,<br />
nó là một nghệ thuật, chứ chẳng phải nhưng quan trọng hơn, đó là bước quẫy<br />
chơi… Ngoài ra truyện Tàu có nhiều đạp mạnh mẽ của văn học Việt Nam để<br />
gương tốt, truyện Tàu là một vùng rừng thoát ra vòng kiềm tỏa lâu đời của văn học<br />
thật lớn, một biển sâu và rộng, khai thác Trung Hoa, đó là một nỗ lực trên bước<br />
không bao giờ hết và cạn cùng”.(7) đường hiện đại hoá của văn học Việt Nam,<br />
Những nhận định này cho thấy rằng bước đường vượt ra khỏi ảnh hưởng của<br />
truyện Tàu đã thực sự trở thành một phần văn học khu vực để hoà nhập vào dòng<br />
máu thịt trong đời sống văn hoá tinh thần chảy của văn học thế giới.<br />
của người dân Nam Bộ trong thời kì đó và 2.2. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung<br />
nó đã tác động không nhỏ đến khuynh Quốc về mặt thể loại<br />
hướng sáng tác của tiểu thuyết trong giai Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc<br />
đoạn này. về mặt thể loại trước hết phải nói đến ảnh<br />
Cũng cần nói thêm là Nam Kì còn là hưởng của tiểu thuyết chương hồi. Tiểu<br />
nơi dung thân của đông đảo người Minh thuyết này thuộc loại hình văn hoá trung<br />
Hương, tức những người Việt gốc Hoa cổ, xuất hiện, định hình và phát triển trong<br />
mang tinh thần “phản Thanh phục Minh”. khoảng thời gian từ giữa thế kỉ XIV đến<br />
Những truyện dịch mang không khí tảo đầu thế kỉ XIX. Thuộc thể loại văn xuôi tự<br />
<br />
57<br />
sự, tiểu thuyết chương hồi xuất hiện từ lâu không gian không biên giới, không phải<br />
nhưng phát triển mạnh mẽ nhất trong thời biến động tự thân mà hầu như tĩnh tại và<br />
kì Minh – Thanh và có thể chia làm ba tác giả có thể khống chế được.<br />
loại: dân gian, bác học và thị dân. Ba loại Trong tiểu thuyết Nam Kì cuối thế kỉ<br />
này có tính độc lập tương đối nhưng cũng XIX đầu thế kỉ XX, hình thức kết cấu<br />
có sự giao thoa, thâm nhập lẫn nhau. Có chương hồi có thể thấy ở các tác phẩm như<br />
thể tìm thấy dấu ấn của ba loại này trong Nặng gánh cang thường, Nhơn tình ấm<br />
các tác phẩm Tam Quốc chí, Tây Du kí… lạnh,… của Hồ Biểu Chánh; Giọt máu<br />
Nhìn tổng quát, tiểu thuyết chương hồi chung tình, Gia long tẩu quốc… của Tân<br />
thời kì Minh - Thanh thuộc thể loại trung Dân Tử; Việt Nam anh kiệt, Lê triều Lí<br />
gian giữa truyện kể sử thi và tiểu thuyết thị… của Phạm Minh Kiên. Cả những tiểu<br />
hiện đại. thuyết tôn giáo trên báo Nam Kì địa phận<br />
Tiểu thuyết chương hồi bắt nguồn từ phần lớn cũng đều tổ chức theo kết cấu<br />
những thoại bản. Thoại bản là những văn truyền thống này. Các nhà văn vẫn sử dụng<br />
bản làm gốc để người kể thuật chuyện cho lối kết cấu theo thời gian đơn tuyến. Tiểu<br />
thính giả nghe. Đối với người kể chuyện, thuyết Trung Quốc còn chi phối cách miêu<br />
mỗi hồi là một chuyện dùng để kể trong tả ngoại hình nhân vật, cách tả cảnh, tả<br />
một buổi, một kì hoặc một đêm. Để hấp tình… Câu văn biền ngẫu còn tồn tại khá<br />
dẫn người nghe và giúp người nghe dễ theo rõ trong nhiều tác phẩm cũng cho ta thấy<br />
dõi câu chuyện, trước khi kể tiếp, người kể ảnh hưởng sâu sắc này. Trong nghệ thuật<br />
có mấy câu thơ giới thiệu, nhắc lại những xây dựng nhân vật, một số nhà viết tiểu<br />
đoạn đã kể một cách sơ lược. Kết thúc buổi thuyết Nam Bộ quan tâm nhiều hơn đến<br />
kể, thường ở ngay vào chỗ gay cấn, hồi việc miêu tả hành động và ngôn ngữ của<br />
hộp nhất sẽ dừng lại ở câu “muốn biết việc nhân vật. Về đề tài, nhiều nhà văn chú ý<br />
thế nào xin xem hồi sau phân giải”. Vì bắt đến hành động của các nhân vật anh hùng,<br />
đầu từ thoại bản nên trong tiểu thuyết những con người nghĩa hiệp, hảo hớn, ca<br />
chương hồi Trung Quốc yếu tố kể còn lưu ngợi những con người nghĩa khí. Đó cũng<br />
dấu rất rõ. Những chữ “rằng” xuất hiện là sự gặp gỡ thú vị giữa truyện Tàu và cá<br />
trong lối kể như: “Đổng Trác hỏi rằng, tính của con người Nam Bộ.<br />
Trương Phi nổi giận mà rằng …” chính là Loại truyện tài tử - giai nhân Trung<br />
dấu tích của truyện kể, khác với tiểu thuyết Quốc cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến nội<br />
là để đọc thầm. dung cốt truyện của một số tác phẩm tiểu<br />
Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc thuyết ở Nam Kì. Hình ảnh Vương Thế<br />
kết cấu theo trình tự thời gian đơn tuyến, Trân, Nhan Khả Ái (Phan Yên ngoại sử),<br />
xoay tròn, khép kín. Ở đây, thời gian là cái Võ Đông Sơ, Bạch Thu Hà (Giọt máu<br />
trục chính để dẫn dắt sự kiện, biến cố và số chung tình) v.v… rất gần gũi với loại nhân<br />
phận nhân vật. Những sự kiện có trước nói vật tài tử giai nhân của truyện Tàu.<br />
trước, có sau nói sau theo đúng thời gian Các nhà văn Nam Kì cũng chịu nhiều<br />
lịch sử. Trong loại tiểu thuyết anh hùng, ảnh hưởng của tiểu thuyết bình dân Trung<br />
thời gian diễn ra thật gấp gáp, khẩn trương. Quốc. Qua thống kê của Nhan Bảo, một<br />
Thời gian trong tiểu thuyết đời thường là nhà Việt Nam học người Trung Quốc,<br />
dàn trải, chậm chạp. Không gian ở đây là chúng ta thấy trường hợp các tiểu thuyết<br />
<br />
58<br />
như Gái trả thù cha, Man hoang kiếm hiệp, Như đã nói ở trên, Người bán ngọc chỉ<br />
Tiểu hồng bào hải thụy, Giang hồ nữ hiệp là một tác phẩm phóng tác. Qua tư liệu<br />
của Nguyễn Chánh Sắc; Nhi nữ tạo anh chúng tôi mới tìm được, tác phẩm mà Lê<br />
hùng của Gabriel Võ Lộ,… thực chất cũng Hoằng Mưu dựa vào để phóng tác có thể là<br />
được dịch từ những tiểu thuyết bình dân Hương Thái Căn cải trang gian dâm mệnh<br />
của Trung Quốc.(8) Vì thế phải hết sức cẩn phụ của Tây Hồ ngư ẩn chủ nhân đời<br />
trọng khi nghiên cứu các tác phẩm của giai Thanh.(10) Tác phẩm này từng được đoàn sứ<br />
đoạn này, tránh việc gán ghép không chính thần do Lê Quý Đôn làm Phó sứ, mua, đọc<br />
xác những tác phẩm dịch hoặc mô phỏng, và mang về nước trong trong chuyến đi sứ<br />
phóng tác từ tiểu thuyết Trung Quốc cho Trung Quốc năm 1762. Tài năng của Lê<br />
các tác giả Việt Nam. Hoằng Mưu là từ cốt truyện của một tác<br />
Không chỉ có tiểu thuyết cổ điển, tiểu phẩm vỏn vẹn 23 trang đã xây dựng được<br />
thuyết hiện đại của Trung Quốc cũng đã thành một tiểu thuyết phức tạp với sự miêu<br />
kịp ảnh hưởng đến tiểu thuyết Nam Kì đầu tả, phân tích tâm lí tinh tế, sâu sắc dày đến<br />
thế kỉ XX. Lê Hoằng Mưu đã thú nhận điều gần 200 trang.<br />
này trên Lục Tỉnh Tân Văn số 1941 ngày 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT<br />
2.2.1925: “Tiểu thuyết Hoan hỉ kì oan này PHƯƠNG TÂY<br />
chẳng trọn ở tôi bày đặt. Trừ các bộ tiểu 3.1. Việc dịch thuật tiểu thuyết phương<br />
thuyết ở tôi làm ra, truyện này vẫn là tiểu Tây<br />
thuyết kim thời của Trung Huê cách mạng. Tiểu thuyết phương Tây, đặc biệt là<br />
Xem qua thật là phong tình xằng xịu nhởm tiểu thuyết Pháp đã được dịch ra quốc ngữ<br />
nhúa lắm, trong xứ ta chưa có bộ tiểu và xuất bản ở Nam Kì khá sớm, hơn cả tiểu<br />
thuyết nào dám bì. Nhưng bởi trong có thuyết cổ điển Trung Quốc. Từ năm 1884<br />
nhiều khúc chiết éo le, lại cũng có vay trả Trương Minh Kí đã dịch cuốn Truyện<br />
nhãn tiền và có thói tục đàn bà. Nên muốn Phansa diễn ra quốc ngữ, dịch cuốn Riche<br />
có tiểu thuyết khác ý tôi viết để độc giả et Pauvre (Phú bần truyện diễn ca) đăng ở<br />
mua vui trong canh vắng tôi mượn tạm bộ Gia Định báo, từ số 47, ngày 22-11-1884.<br />
tiểu thuyết này chế giảm và sửa tình cảnh Năm 1887 ông dịch cuốn Les aventures de<br />
lại chút ít hiến chư tôn nhàn duyệt.” Telemaque của Fenelon (Chuyện Tê Lê<br />
Hoan hỉ kì oan được đăng trên Lục Mặc gặp tình cờ). Bản dịch này bằng văn<br />
Tỉnh Tân Văn là một tên gọi khác của vần, theo thể thơ lục bát. Năm 1886,<br />
Người bán ngọc, một tác phẩm đã được Truyện Robinson (tức Robinson Crusoe)<br />
nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung đánh được dịch ra quốc ngữ và đăng ở Gia Định<br />
giá rất cao, bởi cho đây là một tiểu thuyết báo (số 6, ngày 24-4 –1886). Cuối thế kỉ<br />
có nhiều dáng dấp hiện đại trong việc xây XIX còn có Trần Nguyên Hanh dịch Les<br />
dựng một cốt truyện li kì, hấp dẫn, xen lẫn conseils du Père Vincent (Gia huấn của lão<br />
những trang miêu tả tình yêu sắc dục với Vincent).<br />
những tình tiết án mạng và phá án. Nhà văn Đến đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của<br />
đã có những thao tác miêu tả tâm lí nhân những tờ báo có uy tín như Nông cổ mín<br />
vật, đi sâu vào nội tâm nhân vật, để từ đó đàm, Lục tỉnh tân văn, Đông Pháp thời<br />
tính cách nhân vật hiện lên một cách rõ báo, Nam Kì địa phận,… đã góp phần rất<br />
rệt.(9) lớn trong việc đưa các bản dịch tiểu thuyết<br />
<br />
59<br />
phương Tây đến tay công chúng một cách Trong việc mô phỏng, phóng tác, Hồ<br />
sâu rộng hơn. Biểu Chánh có lẽ là nhà văn thành công<br />
Trên Lục Tỉnh Tân Văn có Le Comte nhất. Trong Đời của tôi về văn nghệ, Hồ<br />
de Monte Cristo (Tiền căn báo hậu - 1907), Biểu Chánh kể lại: “Đọc tiểu thuyết hay<br />
Les trois mousquetaires (Ba người ngự lâm tuồng Pháp văn hễ tôi cảm thì tôi lấy chỗ<br />
pháo thủ - 1914) của Alexandre Dumas, do tôi cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít<br />
Trần Chánh Chiếu dịch. nhiều, hoặc tách riêng ra mà sáng tác một<br />
Nông cổ mín đàm đăng các bản dịch tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Tuy tôi<br />
của Lê Hoằng Mưu. Lê Hoằng Mưu dịch phỏng theo song kì thiệt tôi lấy đại ý mà<br />
cả truyện Mỹ, Nga (qua tiếng Pháp) như thôi, mà có khi tôi lật ngược với đại ý, làm<br />
Chồng bắt vợ chạ, Vi Lê giết vợ đăng trên cho cốt truyện trái bản, tâm lí khác xa với<br />
Nông cổ mín đàm…. truyện Pháp”.(11) Hồ Biểu Chánh cho biết<br />
Từ năm 1916 báo Nam Kì địa phận cũng ông đã phóng tác nhiều tác phẩm của tiểu<br />
bắt đầu đăng các truyện dịch hoặc phóng tác. thuyết Pháp như Chúa tàu Kim Quy phỏng<br />
Đến năm 1926 báo tăng thêm số trang và theo Le Comte de Monte Cristo của A.<br />
dành hẳn phần phụ trương (supplément du Dumas, Cay đắng mùi đời phỏng theo Sans<br />
N.K.Đ.P.) gồm 4 trang chuyên đăng quảng famille của Hector Malot, Chút phận linh<br />
cáo và truyện, tiểu thuyết. đinh phỏng theo En famille của Hector<br />
Đông Pháp thời báo năm 1928 có các Malot. Hồ Biểu Chánh còn cho biết Người<br />
bản dịch Quan về vườn của nhà văn Pháp thất chí là phỏng theo Crime et châtiment<br />
H. de Racan, một số tác phẩm của của nhà văn Nga Fédor Mikhailovitch<br />
Eroshenko, phần đầu tiểu thuyết Bá tước Dostoievski. Theo Thanh Lãng, ngay cả<br />
Monté Cristo của A. Dumas. Tất cả do tiểu thuyết văn xuôi đầu tay Ai làm được<br />
Phan Khôi dịch. của Hồ Biểu Chánh cũng được mô phỏng<br />
Chương trình giảng dạy văn học Pháp theo tác phẩm André Cornélis của Paul<br />
ở nhà trường Pháp – Việt thời bấy giờ cũng Bourget.(12)<br />
góp phần làm tiểu thuyết Pháp ảnh hưởng Khi mô phỏng, phóng tác, Hồ Biểu<br />
sâu sắc hơn đối với các nhà văn Việt Nam, Chánh tỏ ra rất bản lĩnh. Ông đã thật sự<br />
đối với công chúng văn học. nắm bắt được tính cách và ngôn ngữ của<br />
Việc dịch thuật tiểu thuyết phương nhân dân Nam Kì nên đã Việt Nam hoá,<br />
Tây, đặc biệt là tiểu thuyết Pháp và phong Nam Kì hoá một cách rất nhuần nhuyễn,<br />
trào dịch thuật truyện Tàu đã tác động linh hoạt các tác phẩm mà ông đã vay<br />
quyết định đến việc hình thành và phát mượn. Thường thì ta chỉ thấy Hồ Biểu<br />
triển của tiểu thuyết hiện đại ở Nam Kì. Chánh mượn cái cốt truyện hoặc đại ý là<br />
3.2. Bước mô phỏng – phóng tác chính, còn về tình tiết, diễn biến và kết<br />
Sau bước dịch thuật, mô phỏng - cục của truyện, ông thường thay đổi, thậm<br />
phóng tác cũng là một bước đi quan trọng chí có khi còn đi ngược lại với nguyên<br />
để các nhà văn của chúng ta học tập, nắm tác. Hồ Biểu Chánh đã khéo léo sử dụng<br />
bắt được kĩ thuật viết tiểu thuyết của các chất liệu từ lịch sử của dân tộc, từ<br />
phương Tây. Độc giả, qua những tác phẩm phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của<br />
này, cũng sẽ làm quen dần với những đặc Nam Bộ để bồi đắp cho các truyện của<br />
điểm của thể loại mới. mình. Vì vậy tuy là những tiểu thuyết mô<br />
<br />
60<br />
phỏng, phóng tác, nhưng khung cảnh, tác phẩm này cũng giúp người đọc làm<br />
nhân vật trong đó đều rất Việt Nam, đặc quen với thể loại mới, với những suy nghĩ,<br />
biệt là rất Nam Bộ từ lối ăn mặc, cách ăn tâm lí mới. Các nhà văn Nam Kì khi phóng<br />
nói cho đến tính cách, tâm lí. Đọc các tiểu tác cũng đã cố gắng Việt hoá khi xây dựng<br />
thuyết mô phỏng, phóng tác của Hồ Biểu hoàn cảnh truyện, tình huống truyện, tính<br />
Chánh, phải tinh ý mới nhận ra dấu vết cách nhân vật, nhờ đó mà các tác phẩm này<br />
của tiểu thuyết phương Tây. vẫn mang đậm màu sắc Việt Nam, màu sắc<br />
Sáng tạo của Hồ Biểu Chánh trong tiểu Nam Kì. Có thể nói công lao sáng tạo của<br />
thuyết là một sự tổng hợp khá hài hoà giữa các nhà văn ở những giai đoạn này cũng rất<br />
kĩ thuật của tiểu thuyết phương Tây và tinh đáng trân trọng, ghi nhận, như trường hợp<br />
thần “văn dĩ tải đạo” của văn chương Á của Hồ Biểu Chánh chẳng hạn.<br />
Đông. Ông chỉ học tập kĩ thuật viết sao cho Hiện tượng mô phỏng, phóng tác<br />
truyện mang màu sắc phiêu lưu hoạt động không chỉ là trường hợp cá biệt của Việt<br />
và tính chất li kì hấp dẫn, còn thì vẫn trung Nam. Đây cũng là tình hình chung của văn<br />
thành với khuynh hướng đạo lí và bút pháp học các nước Đông Nam Á, Đông Á trong<br />
thật sự như trong truyện Nôm, truyện chí tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc.<br />
truyền thống, chỉ có khác là bố cục, kết Những nhà tiểu thuyết tiên phong vào đầu<br />
cấu, cách miêu tả và ngôn ngữ có phần mới thế kỉ XX của Đông Nam Á cùng thời với<br />
mẻ hơn bắt nguồn từ ảnh hưởng của văn Hồ Biểu Chánh là Takin Côđô Hmanh của<br />
học Pháp. Vì thế nên các tác phẩm của ông Mianma, Merari Sirega của Inđônêxia...<br />
đã được công chúng Nam Kì đón nhận hết cũng có không ít những tác phẩm mô<br />
sức nồng nhiệt. phỏng từ tiểu thuyết Anh, Hà Lan... Tiểu<br />
Nhiều tác giả khác của thời kì này thuyết của Triều Tiên, trong giai đoạn quá<br />
cũng có tác phẩm phóng tác. Sau giai đoạn độ từ “cũ” sang “mới”, cũng bắt đầu từ<br />
dịch, Lê Hoằng Mưu đã có những tác phẩm hình thức dịch thuật, mô phỏng các tác<br />
phóng tác từ văn học phương Tây, như từ phẩm của nước ngoài, nhất là của Nhật<br />
tác phẩm Racambole Tom V. Les drames de Bản và phương Tây. Chẳng hạn Ku Yon-<br />
Paris của Pierre Alexis Ponson du Terrail hak có truyện Hoa mận nở trên tuyết<br />
(Nông cổ mín đàm số 18 năm 1912), từ tiểu (1908) mô phỏng tác phẩm cùng tên của<br />
thuyết Le Comte de Monte Cristo của A. nhà văn Nhật Bản Suehiro Tettcho. Cho Il-<br />
Dumas với nhan đề Tiền căn báo hậu (9 chae có Giấc mơ về nỗi sầu vĩnh cửu<br />
cuốn, Imp. de l’Union, Sài Gòn, 1920; sau (1913- 1915) và Kim U-jin có Hoa lựu<br />
đó đăng trên Lục tỉnh tân văn từ số 2054 trong mưa (1912) phóng tác từ Con quỷ<br />
ngày 18.6.1925). Cuốn tiểu thuyết Người vợ<br />
vàng (Konjiki yasha) của Ozaki Koyo và<br />
hiền (1929) của Nguyễn Thời Xuyên được<br />
Con chim cúc cu (Hototogisu) của<br />
phóng tác từ cuốn Une honnête femme<br />
Tokutomi Roka, Yi Sanghyop có Thần<br />
(1903) của Henry Bordeaux,…<br />
Phóng tác là thời kì để các nhà văn biển (1915) mô phỏng Bá tước Monte<br />
chúng ta làm quen với thể loại mới, để học Cristo của A.Dumas,…(13)<br />
tập các kĩ thuật như kết cấu, miêu tả nhân 4. KẾT LUẬN<br />
vật, phân tích tâm lí và cách viết văn ngắn Do ảnh hưởng của tiểu thuyết phương<br />
gọn, trong sáng của phương Tây. Những Tây, tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Kì cuối<br />
<br />
<br />
61<br />
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã có những cách tác phẩm, trong nghệ thuật kết cấu, trong<br />
tân mới mẻ, táo bạo mang tính tiên phong, cách xây dựng nhân vật.<br />
như trường hợp Truyện thầy Lazarô Phiền Tóm lại, Tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam<br />
(1887) của Nguyễn Trọng Quản và những Kì cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có sự<br />
tác phẩm của Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ hòa lẫn giữa thi pháp tiểu thuyết phương<br />
Nhy, Nguyễn Chánh Sắt,…. Thế nhưng ở Đông, mà cụ thể là Tiểu thuyết chương hồi<br />
nhiều nhà văn, nhiều tác phẩm tiểu thuyết Trung Quốc và thi pháp tiểu thuyết phương<br />
quốc ngữ ở Nam Kì giai đoạn này vẫn còn Tây, đã tạo nên một nét riêng cho nghệ<br />
ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa, điều thuật tiểu thuyết ở vùng đất mới này.<br />
đó thể hiện trong tính chất đạo lí của nhiều<br />
<br />
Chú thích:<br />
1. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên), (1988), Địa chí Văn hoá Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, tập II - Văn học, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 467-468.<br />
2. Nguyễn Văn Trung, (1974), Chữ, văn quốc ngữ thời kì đầu Pháp thuộc, Nxb Nam<br />
Sơn, Sài Gòn, tr.109.<br />
3. Vương Trí Nhàn (sưu tầm và biên soạn), (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà<br />
văn, Hà Nội, tr.53.<br />
4. Bằng Giang, (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kì 1865 – 1930, Nxb Trẻ, Thành phố<br />
Hồ Chí Minh tr. 244-245.<br />
5. Sơn Nam, (2003), Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam, Miền Nam đầu thế kỉ XX –<br />
Thiên địa hội và cuộc Minh Tân, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.242.<br />
6. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên), (1988), Địa chí Văn hoá Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, tập II - Văn học, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.217.<br />
7. Vương Hồng Sển, (1993), Thú xem truyện Tàu, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.97.<br />
8. Claudine Salmon (biên soạn), (2004), Trần Hải Yến dịch, Tiểu thuyết truyền thống<br />
Trung Quốc ở Châu Á (từ thế kỉ XVII – thế kỉ XX), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.<br />
242-268.<br />
9. Nguyễn Văn Trung, (1987), Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên. Thầy Phiền,<br />
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tr.4-5.<br />
10. Hương Thái Căn cải trang gian dâm mệnh phụ, bản dịch của Phạm Tú Châu, tài liệu<br />
chưa công bố.<br />
11. Nguyễn Khuê, (1998), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.164.<br />
12. Nguyễn Khuê, (1998), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.143.<br />
13. Trần Thị Phương Phương, (2010), Ảnh hưởng của Phương Tây và truyền thống dân tộc<br />
trong tiến trình hiện đại hoá dân tộc (Nghiên cứu so sánh một số hiện tượng tiểu thuyết<br />
Việt Nam và Triều Tiên), Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tr. 46.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
62<br />