VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 47-49<br />
<br />
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC<br />
TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11<br />
Nguyễn Thị Hương Liên - Trường Đại học Quảng Bình<br />
Ngày nhận bài: 20/01/2017; ngày sửa chữa: 21/03/2017; ngày duyệt đăng: 31/03/2017.<br />
Abstract: In recent years, the education in Viet Nam has been gradually changing both in<br />
curriculum and teaching method. Research and application of the active teaching methods in<br />
teaching subjects at high school, including Civics, is the key for Vietnam to develop human<br />
resources in current period. This article mentions theoretical issues of the positive teaching<br />
methods and applies these methods in teaching Civics grade 11 with aim to develop independent<br />
and creative thinking and train self-learning ability for students.<br />
Keywords: Civics, independent, creative, active teaching.<br />
hội tri thức mới đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu rèn luyện<br />
được năng lực, ý chí, khả năng tự nghiên cứu, tự tìm tòi,<br />
học hỏi sẽ khơi dậy khả năng và nội lực vốn có trong mỗi<br />
HS; từ đó, kết quả học tập sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.<br />
- Dạy và học thông qua tổ chức hoạt động học tập<br />
cho HS. Một trong những yêu cầu của PPDH tích cực là<br />
khuyến khích người học tự lực khám phá những điều<br />
chưa biết trên cơ sở những điều đã biết và trải nghiệm.<br />
Người dạy đưa người học vào những tình huống “có vấn<br />
đề” để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm;<br />
mặt khác, đặt người học vào những tình huống của đời<br />
sống thực tế để họ trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết<br />
vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, người<br />
học nắm được kiến thức, kĩ năng, phương pháp mới,<br />
không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được<br />
bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.<br />
- Tăng cường học tập riêng, phối hợp với học nhóm.<br />
Trong dạy và học tích cực, người dạy chủ động phân<br />
công nhiệm vụ riêng cho mỗi HS, xây dựng các công<br />
việc, bài tập phù hợp với khả năng của từng cá nhân<br />
nhằm phát huy khả năng tối đa của người học. Mặt khác,<br />
thông qua tranh luận, thảo luận trong tập thể, nhiều ý kiến<br />
cá nhân được đưa ra, bộc lộ quan điểm đồng tình hay bác<br />
bỏ; từ đó, người học tự rút ra được những bài học cho<br />
bản thân. Cá nhân người học vừa cố gắng tự lực độc lập,<br />
vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận,<br />
phát hiện và tìm tòi kiến thức mới.<br />
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.<br />
Đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận biết thực trạng<br />
và điều khiển hoạt động học tập mà còn tạo điều kiện<br />
nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng dạy<br />
của giáo viên (GV). Người dạy hướng dẫn HS phát triển<br />
kĩ năng tự đánh giá để điều chỉnh cách học, tạo điều kiện<br />
cho HS tự đánh giá lẫn nhau. Cụ thể: GV đưa ra những<br />
câu hỏi để đánh giá tình hình tiếp thu của HS; HS tự chấm<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Môn Giáo dục công dân (GDCD) vẫn được xem là<br />
môn học phụ trong các trường trung học phổ thông<br />
(THPT) và chưa được đầu tư đầy đủ so với ý nghĩa mà nó<br />
mang lại cho học sinh (HS). Để nhấn mạnh vai trò cốt lõi<br />
của giáo dục về đạo đức trong nền giáo dục của quốc gia,<br />
năm 2017, GDCD được Bộ GD-ĐT dự thảo đưa vào đề<br />
thi THPT Quốc gia. Để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
cho môn học GDCD, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc<br />
gia, việc áp dụng phương pháp dạy học (PPDH) tích cực<br />
là việc làm cần thiết, giúp HS tiếp thu những kiến thức<br />
trong sách một cách chủ động, rèn luyện về đạo đức, lối<br />
sống, tư tưởng cũng như hình thành thế giới quan, nhân<br />
sinh quan đúng đắn.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Những vấn đề lí luận chung về phương pháp dạy<br />
học tích cực<br />
PPDH tích cực xuất hiện ở các nước phương Tây từ<br />
đầu thế kỉ XX và phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỉ<br />
này; đến nay, phương pháp này có ảnh hưởng và tầm<br />
quan trọng rất lớn đến sự phát triển giáo dục của các nước<br />
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình dạy<br />
học, người dạy chú ý và coi trọng việc nâng cao tính tích<br />
cực cho người học; nêu tình huống, kích thích hứng thú,<br />
suy nghĩ và tổng hợp, kết luận các ý kiến đối lập của<br />
người học; từ đó, hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài<br />
giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.<br />
2.1.1. Đặc trưng của PPDH tích cực<br />
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự<br />
học. Đây vừa là phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy<br />
học, vừa là mục tiêu dạy học. Trong xã hội phát triển,<br />
khối lượng kiến thức ngày càng lớn, yêu cầu của xã hội<br />
ngày càng cao, không thể “nhồi nhét” vào đầu HS quá<br />
nhiều kiến thức mà chỉ có phương pháp chủ động lĩnh<br />
<br />
47<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 47-49<br />
<br />
điểm cho bài của nhóm mình theo lời giải, đáp án của<br />
GV; cả lớp cùng tìm nguyên nhân và cách giải quyết lỗi<br />
sai. Điều này mang lại nhiều thông tin kịp thời để điều<br />
chỉnh hoạt động dạy và chỉ đạo hoạt động học.<br />
2.1.2. Một số PPDH tích cực<br />
- Dạy học dựa trên vấn đề. PPDH này đòi hỏi người<br />
dạy biết cách khơi nguồn các câu hỏi, kích thích hoạt<br />
động nhận thức và hoạt động xã hội của người học.<br />
Người học phải gắn mình vào hoạt động nghiên cứu cụ<br />
thể: Đặt vấn đề - Hiểu được vấn đề - Đưa ra giả thuyết Tiến hành hoạt động kiểm tra giả thuyết - Thảo luận,<br />
đánh giá những giải pháp khác nhau tùy vào hoàn cảnh Thiết lập bản tổng quan và đưa ra kết luận. Hầu hết<br />
những kiến thức tổng hợp được là do kết quả của việc tự<br />
nghiên cứu, rút ra kết luận của người học nên kết quả thu<br />
được là những kiến thức tốt nhất, phù hợp nhất, bao phủ<br />
được những trường hợp và bối cảnh thường gặp. Từ đó,<br />
tính chủ động trong học tập và tinh thần tự giác của người<br />
học được nâng cao.<br />
- Dạy học theo nhóm. Trong phương pháp này, người<br />
dạy cần có những yêu cầu rõ ràng cho từng nhóm, tạo điều<br />
kiện cho các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham<br />
gia vào giải quyết nhiệm vụ được phân công. Kết quả nhận<br />
được sẽ là công sức cộng tác giữa các thành viên trong<br />
nhóm nhưng vẫn đảm bảo sự làm việc độc lập của từng<br />
thành viên. Người dạy không đi quá sâu vào phần nội dung<br />
mà chỉ giữ vai trò chỉ dẫn các nhóm về các vấn đề: + Tổ<br />
chức lấy ý kiến; + Hướng dẫn thảo luận; + Cung cấp thông<br />
tin; + Theo dõi ý kiến của mỗi thành viên; + Duy trì nội<br />
dung của các nhóm theo đúng nhiệm vụ đã giao. Phương<br />
pháp này một mặt nâng cao ý thức hoàn thiện khả năng<br />
của bản thân, khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lí,<br />
thông tin vào việc giải quyết những tình huống khác<br />
nhau. Mặt khác, giúp cải thiện mối quan hệ xã hội giữa<br />
các cá nhân, tăng cường sự tôn trọng và có trách nhiệm<br />
với những ý kiến của bản thân, chấp nhận sự khác nhau<br />
giữa các cá nhân.<br />
- Một số phương pháp khác như: + Phương pháp thảo<br />
luận: GV đưa ra hệ thống câu hỏi thảo luận sau khi giới<br />
thiệu “trường hợp” cho lớp. Trong quá trình HS thảo<br />
luận, GV có thể gợi ý một số hướng giải quyết nhất định<br />
giúp phần thảo luận thêm sôi nổi, vừa phát huy tính sáng<br />
tạo, vừa định hướng đúng cho HS; + Phương pháp tranh<br />
luận: Phương pháp này được dùng khi đề cập đến 2 quan<br />
điểm hoặc 2 giải pháp trái ngược nhau. Để tiến hành<br />
phương pháp này, GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm<br />
chuẩn bị một ý kiến, một quan điểm, một giải pháp, sau<br />
đó lần lượt mỗi nhóm trình bày và nhóm còn lại đưa ra ý<br />
kiến phản bác lại; + Phương pháp công luận: Với<br />
phương pháp này, GV chọn ra một nhóm đóng vai “chủ<br />
<br />
tọa”, các HS còn lại nêu quan điểm của mình về vấn đề<br />
mà “trường hợp” đặt ra. Chủ tọa có thể đưa ra các quy<br />
định trong buổi thảo luận và điều hành tiến trình thảo<br />
luận. GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ khi cần thiết và cho ý<br />
kiến đánh giá chung.<br />
<br />
2.2. Áp dụng PPDH tích cực trong dạy học môn GDCD 11<br />
Thực hiện phương châm “đổi mới PPDH”, áp dụng<br />
PPDH tích cực vào giảng dạy các môn học ở trường<br />
THPT nói chung và môn GDCD nói riêng, cần quan tâm<br />
đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của<br />
HS, chủ yếu qua các nội dung cơ bản như: xác định kiến<br />
thức cần nhấn mạnh, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề qua<br />
từng bài, hướng dẫn HS đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin<br />
liên quan, làm bài tập vận dụng thực tiễn. HS nâng cao<br />
khả năng tự học, phối hợp với GV để phát huy tính chủ<br />
động, sáng tạo. Đối với môn học GDCD 11, có nhiều<br />
phương pháp và cách thức tổ chức dạy học để phát huy<br />
tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS, cụ thể:<br />
2.2.1. GV tạo điều kiện cho HS tham gia tích cực các hoạt<br />
động trên lớp. Cuối mỗi buổi học, GV cho một số gợi ý<br />
và vấn đề của buổi học sau để HS tìm tài liệu và nghiên<br />
cứu ở nhà. GV dành thời gian để HS trình bày kết quả tự<br />
học ở nhà; hướng dẫn HS phương pháp ghi chép, lưu ý<br />
những vấn đề quan trọng của bài học. Các dạng bài tập<br />
GV có thể tiến hành cho HS như sau:<br />
- GV gợi ý một hệ thống câu hỏi và bài tập cho HS về<br />
sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của địa<br />
phương nói riêng, tìm hiểu về các ngành sản xuất vật chất<br />
ở Việt Nam. HS liệt kê, tìm hiểu lĩnh vực sản xuất của<br />
các công ty, nhà máy, xí nghiệp, tổ sản xuất… ở địa<br />
phương mình. Bằng phương pháp này, HS tự tìm hiểu và<br />
độc lập tìm tòi về việc sản xuất của cải vật chất trong xã<br />
hội. Mỗi công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất một loại<br />
hàng hóa khác nhau, sẽ có những yếu tố sản xuất khác<br />
nhau, điều này giúp HS ghi nhớ tốt những khái niệm<br />
trong sách giáo khoa dễ dàng hơn. Cùng với đó, HS tự<br />
rút ra vai trò, đóng góp của những xí nghiệp, nhà máy<br />
điển hình trên địa bàn mình sinh sống.<br />
- Bài tập slide: HS tập tóm tắt nội dung cốt lõi nhất<br />
của những vấn đề sẽ học và thuyết trình trước lớp; từ hình<br />
ảnh, tài liệu GV đã đưa từ trước, HS tự dựng lại kèm bình<br />
luận, hùng biện về vấn đề được đưa ra đó. Chẳng hạn:<br />
+ Trình bày các thành phần kinh tế ở Việt Nam trong thời<br />
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Rút ra trách nhiệm của<br />
công dân nói chung và HS nói riêng đối với việc thực<br />
hiện nền kinh tế nhiều thành phần; + Từ một số hình ảnh,<br />
clip GV đã đưa ra về hai hình thức cơ bản của dân chủ,<br />
HS tự dựng lại những hình ảnh, clip đó kèm theo những<br />
lời hùng biện, bình luận, phân biệt dân chủ trực tiếp và<br />
dân chủ gián tiếp; + HS đưa ra những ví dụ điển hình,<br />
<br />
48<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 47-49<br />
<br />
hình ảnh, clip về thực trạng tài nguyên, môi trường ở Việt<br />
Nam. Từ đó, tổng hợp thành những giải pháp cụ thể để<br />
khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong<br />
điều kiện đất nước ta còn nghèo, đang thực hiện CNH,<br />
HĐH đất nước.<br />
- Bài tập tình huống: HS trả lời tình huống hoặc các<br />
câu hỏi suy luận. GV cho các tình huống cụ thể để HS<br />
tìm ra những sản phẩm có phải là hàng hóa hay không.<br />
Ví dụ: nước trong nguồn, năng lượng mặt trời, sản phẩm<br />
phế liệu, lúa gạo do nông dân sản xuất ra để tiêu dùng<br />
cho bản thân và gia đình… GV cho một nhóm HS đóng<br />
vai người bán hàng, một nhóm đóng vai người mua hàng,<br />
thông qua một số tình huống nhất định để làm rõ các loại<br />
cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh…<br />
- Bài tập liên hệ thực tiễn: HS phải thường xuyên liên<br />
hệ những lí luận được học trên lớp với thực tiễn của bản<br />
thân và những vấn đề thực tiễn ở trong nước cũng như<br />
trên thế giới. Chẳng hạn: + Trình bày thuận lợi và thách<br />
thức của Việt Nam khi là thành viên của WTO; + Từ một<br />
số ví dụ về “những tàn dư tư tưởng và văn hóa của chế<br />
độ cũ”, liên hệ trách nhiệm bản thân em sẽ làm gì để khắc<br />
phục những tàn dư tư tưởng đó?...<br />
- Bài tập trả lời nhanh: GV lựa chọn những HS đóng<br />
vai “chủ tọa”, đặt ra các câu hỏi nhanh, yêu cầu một số<br />
HS đóng vai “bị cáo” trả lời: + Trong vòng 1 phút, trả lời<br />
nhanh: các chức năng của tiền tệ; + Nêu nội dung cơ bản<br />
của CNH, HĐH ở Việt Nam; + Nêu chức năng của Nhà<br />
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Nêu các<br />
loại cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa…<br />
- Bài tập chính kiến: Trình bày ý kiến riêng của mình<br />
về một vấn đề nóng, đang được quan tâm, như: + Trong<br />
vòng 2 phút, dựa vào nguyên tắc, chính sách đối ngoại<br />
của Việt Nam, em hãy nêu quan điểm của mình về hành<br />
động Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trên biển<br />
Đông; + Đưa ra biện pháp quan trọng nhất để giải quyết<br />
vấn đề việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số ở<br />
tỉnh Quảng Bình.<br />
- Bài tập tiếp sức: Lớp trưởng (hoặc một HS do GV<br />
chỉ định) sẽ điều hành việc trả lời các câu hỏi mà GV đã<br />
cho sẵn, sau khi HS thứ nhất trả lời xong, HS tiếp theo<br />
nhắc lại nội dung HS trước vừa trả lời và nhận xét (bổ<br />
sung hoặc sửa lại câu trả lời nếu thấy sai sót). GV sẽ là<br />
người quyết định khi nào thì ngừng “dây chuyền” trả lời<br />
này và rút ra nhận xét, kết luận cho câu hỏi vừa nêu ra.<br />
2.2.2. GV tạo điều kiện cho HS làm quen với nghiên cứu<br />
khoa học. GV chủ động đưa ra cho HS những chủ đề nhất<br />
định. Sau đó, chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm<br />
khoảng từ 5-10 HS nghiên cứu, tìm hiểu những chủ đề<br />
đã được đưa ra. Phương pháp này giúp HS nắm vững và<br />
hiểu sâu hơn các vấn đề được GV nhấn mạnh; đồng thời,<br />
<br />
rèn luyện kĩ năng phân tích, xử lí tài liệu. Một số vấn đề<br />
có thể đưa ra như sau: “Từ chính sách của Việt Nam, hãy<br />
chứng minh: GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”; “Các<br />
doanh nghiệp và Nhà nước phải làm gì để phát huy<br />
những tác động tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực<br />
của quy luật giá trị”; “Nêu ví dụ minh họa về những hình<br />
thức cơ bản của dân chủ. Rút ra bài học trách nhiệm của<br />
bản thân để xây dựng dân chủ trong trường học”…<br />
2.2.3. GV tạo điều kiện cho HS tham gia “đóng vai”<br />
trong giờ học. Với phương pháp này, HS được chủ động<br />
bộc lộ những kĩ năng của mình: hùng biện, phân tích,<br />
chứng minh… thể hiện quan điểm cá nhân, tình cảm<br />
chính trị, xã hội… Tùy vào từng vấn đề cụ thể, GV tổng<br />
hợp và đưa ra kết luận cuối cùng cho HS. Chẳng hạn: GV<br />
chỉ định một HS đóng vai một nhân vật nổi tiếng, diễn<br />
thuyết trước lớp về hoạt động và phương hướng của<br />
chính sách đối ngoại trong những năm gần đây của Việt<br />
Nam. GV phân lớp thành hai nhóm: Một nhóm tìm<br />
những luận điểm để khẳng định ý kiến: “cạnh tranh trong<br />
sản xuất và lưu thông hàng hóa là tích cực”, nhóm còn<br />
lại phản bác lại và cho rằng: “cạnh trong trong sản xuất<br />
và lưu thông hàng hóa có nhiều hạn chế”…<br />
3. Kết luận<br />
GDCD là môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa học,<br />
vừa góp phần nâng cao nhận thức, vừa giúp HS hoàn<br />
thiện nhân cách bản thân. Tùy theo quy mô lớp học, điều<br />
kiện, phương tiện mà áp dụng các PPDH tích cực phù<br />
hợp với môn học này, như: thảo luận nhóm, tình huống,<br />
thuyết trình kết hợp hỏi - đáp, đóng vai, xem clip, hình<br />
ảnh minh họa… PPDH tích cực góp phần nâng cao tính<br />
chủ động, sáng tạo của người học, giúp HS dễ dàng trong<br />
việc tiếp thu nội dung, có thái độ và tinh thần học tập<br />
hứng khởi hơn, mang lại kết quả học tập hiệu quả.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Vũ Đình Bảy (chủ biên, 2010). Phương pháp dạy học<br />
môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông.<br />
NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[2] Vương Tất Đạt (2005). Phương pháp dạy học Giáo dục<br />
công dân (dùng cho trung học phổ thông). NXB Đại học<br />
Sư phạm.<br />
[3] Đinh Văn Đức - Dương Thuý Nga (2009). Phương pháp<br />
dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ<br />
thông. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Nguyễn Duy Nhiên - Nguyễn Văn Cư (2008). Dạy học<br />
môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Những vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[5] Mai Văn Bính (tổng chủ biên kiêm chủ biên, 2007).<br />
Giáo dục công dân 10. NXB Giáo dục.<br />
[6] Mai Văn Bính (tổng chủ biên kiêm chủ biên, 2008).<br />
Giáo dục công dân 11. NXB Giáo dục.<br />
<br />
49<br />
<br />