intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

Chia sẻ: Phan Thi Ngoc Diem | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

337
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuối TK19 đầu TK20, CNTB phát triển, CNĐQ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược các nước XHCN, đây là hình thức thể hiện ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

  1. Bài 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG Bối cảnh lịch sử - xã hội trước khi Đảng ra đời i. Tình hình thế giới Cuối TK19 đầu TK20, CNTB phát triển, CNĐQ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược các nước XHCN, đây là hình thức thể hiện ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. CN MLN thâm nhập vào phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước. năm 1903, Lênin thành lập ĐCS Nga, Đảng này lãnh đạo cuộc CM XHCN tháng 10/1917. Noi gương nước Nga nhiều ĐCS được thành lập theo sang kiến của Lênin tháng 3/1919. Quốc tế 3 (Quốc tế CS được thành lập, đây là tổ chức CS Quốc tế có nhiệm vụ truyền bá CN Mác Lênin vào các nước, định hướng phối hợp hành động và giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy phong trào CS, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc các nước phát triển. ii. Tình hình trong nước Từ khi thực dân Pháp xâm lược VN làm dân tộc mất độc lập, người dân mất tự do, người lao động sống trong cảnh lầm than, bần cùng, cực khổ. Sau khi thống trị nước ta bằng quân sự, Pháp áp đặt chính sách cai trị thuộc địa, chuyên chế về chính trị, độc quyền về kinh tế, ngu dân về văn hóa. Hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với VN: làm cho cơ cấu giai cấp XH và thái độ chính trị XH bị yếu dần. giai cấp địa chủ PK trước là giai cấp thống trị nay là tay sai cho thực dân Pháp thống trị dân ta. + TS mại bản. + TS dân tộc: thế lực nhỏ yếu, có long yêu nước bị đế quốc, PK, TS mại bản chèn ép. + Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân số, là người lao động bị đế quốc PK bóc lột, trở thành lực lượng đông đảo của CM. + Tiểu TS: 8% dân số, sống tập trung ở đô thị. + Giai cấp công nhân: chiếm 1% dân số, được Bác Hồ dìu dắt => nhanh chóng bước lên vũ đài chính trị. Họ là giai cấp có khả năng và điều kiện để lãnh đạo CMVN. Tính chất của XHVN thay đổi từ 1 XHPK nay trở thành nữa XH thực dân PK.
  2. Nước ta nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản nhất: nhân dân VN bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân VN mà công nhân là nhân dân với địa chủ PK. => Từ phong trào xâm lược VN, XHVN có nhiều biến đổi và nhận thức được sự biến đổi và giải quyết được những mâu thuẫn trên thì sẽ làm cho XHVN phát triển. Phong trào yêu nước của VN cuối TK19 đầu TK20. i. Phong trào yêu nước theo các hệ tư tưởng PK, tiểu TS và TS Phong trào yêu nước của cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm, nặng nề về bạo lực vũ trang => yếu dần => thất bại. Phong trào Cần Vương (phò vua cứu nước) diễn ra ở 3 miền: mạnh nhất ở miền Trung (Huế>Thanh Hóa). Phong trào tiêu biểu nhất của cụ Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi nhưng cũng thất bại. Phong trào tư tưởng tiểu TS & TS: + Phong trào của cụ Phan Bội Châu (tư tưởng cải lương, đi sâu vào thanh niên, nguyên nhân thất bại là do sai đường lối, phương pháp lãnh đạo). + Phong trào của cụ Phan Châu Trinh (tư tưởng cải lương, dựa vào Pháp để cải cách Nam triều). + Phong trào của cụ Nguyễn Thái Học (đỉnh cao là phong trào Yên Bái, Thái Bình, Hải Dương do VNQDĐ lãnh đạo. Trước 1930 VNQDĐ là Đảng yêu nước, sau 1930 VNQDĐ phản đối ĐCSVN => phản động). Hậu quả: đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng đường lối. Đảng: “vào những năm 20 của TK này, CMVN rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối”. ii. Phong trào theo khuynh hướng VS Đầu TK20, phong trào CN nổ ra ở nhiều nhà máy, xí nghiệp Con đường CMVS HCM. _ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: + Thuở nhỏ Bác nặng lòng yêu nước, thương dân. 1907-1908 Bác tham gia phong trào đấu tranh chống xu cao, thuế nặng của nhân dân Trung Kì. Người mang hoài bão lớn, ra đi tìm đường cứu nước. + 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, đi nhiều nước trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm CM các nước, đi nghiên cứu CMTS Pháp, TS Mỹ. Đây là 2 cuộc CMTS điển hình nhất của TG. Nhưng Bác ho rằng đây là 2 cuộc CM không đến nơi. CM không đến nơi thì chẳng khác nào như người đi nửa đường đích đến. CM
  3. đã xong lâu rồi mà nhân dân lao động vẫn còn khổ, họ đang mưu tính CM lần 2. Ta không nên theo cuộc CM này. + 1917, CMT10 Nga thành công, Người hướng sự chú ý, nghiên cứu về cuộc CM này. 1919, Người đến Hội Nghị hòa bình ở Vecxai đưa yêu sách và đòi quyền tự trị, quyền bình đẳng cho nhân dân An Nam và ký tên công khai là Nguyễn Ái Quốc nhưng không được Hội nghị chấp thuận, song Bác đã rút ra ngay kết luận quan trọng: “ Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, trước hết chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” + 7/1920 Bác đọc được tác phẩm: “Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Tác phẩm này làm cho Người cảm động, sung sướng và sáng tỏ vì đã tìm được con đường giải phóng cho dân tộc. 12/1920 tại Đại hội 18 Đảng DCXH Pháp, Người bỏ phiếu tán thành, thành lập Đảng CS Pháp và tán thành ĐCS Pháp gia nhập Quốc tế 3. Từ đây, Người trở thành Đảng viên CS đầu tiên của VN tại Pháp, là 1 trong những người sáng lập ra ĐCS Pháp. Và Người đã dứt khoát khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường CMVS”. _ Bác Hồ tích cực nghiên cứu CN MLN, chuẩn bị về công tác tư tưởng, tổ chức thành lập ĐCSVN: + Viết báo, bản án chế độ thực dân. + Tham gia đại hội QTCS, QTND, Phụ nữ… + Thành lập các hội các dân tộc thuộc địa ở Pháp, ra báo “Người cùng khổ”. Về Trung Quốc, Bác thành lập hội các dân tộc thuộc địa ở Á Đông. 1925, Bác thành lập Hội VNCM thanh niên mà nhóm trung kiên là CS Đoàn, ra tuần báo Thanh Niên. + Từ 1925 – 1927 Bác mở ra nhiều khóa huấn luyện đào tạo cán bộ cho CMVN. Sau khi học, những học trò của người, ai giỏi về chính trị được người gửi đi học ở ĐH Phương Đông (LXô). Ai giỏi về quân sự, Người gửi sang trường Sĩ quan Hoàng Phố. Còn lại được Người đưa về trong nước để hoạt động, huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức quần chúng, đấu tranh CM. + Những bài giảng của Người, 1927 được xuất bản thành sách lấy tên là “Đường Kách Mệnh”. Nội dung cơ bản là: chỉ rõ vai trò của đạo đức CM, vai trò của lý luận CM đối với Đảng, đối với sự nghiệp CM. + Kinh nghiệm CMTG: CM Mỹ, CM Pháp, CM Nga. Đi theo CM Nga, CMVS. + Lực lượng CM và phương pháp bạo lực CM quần chúng để đấu tanh giành chính quyền. + Quan hệ: CMVN và CMTG: CMVN là bộ phận khăng khít của CMTG. Ai làm CMTG đều là bạn của nhân dân ta.
  4. + ĐCS và vai trò của ĐCS đối với sự phát triển CMVN. => Tác phẩm Đường Kách Mệnh của Bác đã chỉ ra những điều cơ bản của CMVN: con đường, lực lượng, điều kiện, biện pháp, những vấn đề chiến lược và sách lược đảm bảo cho CMVN thắng lợi. iii. Những tổ chức CS đầu tiên ở VN. Từ khi có CN MLN, tư tưởng HCM thâm nhập vào trong nước thông qua Hội VNCMTN làm cho phong trào CM trong nước phát triển, mang theo 1 chất mới là CMVS. Đặc biệt là từ khi có phong trào VS hóa do Hội phát động (1927-1928). Các hội viên phải đi sâu vào nhà máy, XN, trung tâm NN để tuyên truyền vận động, giáo dục quần chúng để phát triển phong trào vô sản. 3/1929 chi bộ Đảng CS đầu tiên ở VN ra đời ở 5D phố Hàm Long, HN gồm 7 đồng chí. 5/1929 ĐH lần thứ nhất của Hội VNCM thanh niên tổ chức ở Cửu Long (TQ) đã xảy ra sự bất đồng sâu sắc xung quanh ý kiến đề xuất của đại biểu Bắc kì về thành lập ĐCS nhưng không được chấp thuận nên bỏ ĐH ra về. 6/1929 tại số nhà 312, phố Khâm Thiên, HN diễn ra Hội nghị của các tổ chức Đảng miền Bắc thành lập DĐCSĐ lập BCH lâm thời. 8/1929 tại Nam Kỳ thành lập An Nam CSĐ thông qua cương lĩnh, điều lệ Đảng, cử ra BCH của Đảng. 9/1929 tại Trung kì thành lập Đông Dương CS liên đoàn và đề ra kế hoạch: 1/1930 tiến hành ĐH thông qua cương lĩnh điều lệ và bầu BCH của Đ. Nhưng kế hoạch bị lộ, nhiều người bị bắt. => Tóm lại: những sự kiện của những tổ chức diễn ra dồn dập trên đây, nói lên sự chín mùi, tính tất yếu phải thành lập Đảng. ĐCSVN ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. i. ĐCS VN ra đời. Trước tình hình ở Đông Dương xuất hiện nhiều tổ chức CS nếu kéo dài không có lợi cho phong trào. Vì vậy QTCS có thư yêu cầu những người và CS Đảng chỉ thành lập 1 Đảng duy nhất là ĐCS Đông Dương. Trước tình hình trên, cuối 1929, Bác Hồ sang Cửu Long (TQ) triệu tập, chủ trì HN thành lập Đảng (3/2/1930, 7/2/19 30), HN đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng và điều lệ thành lập các đoàn thể của chúng và lấy tên Đảng là ĐCS VN, cử ra BCH Trung ương của Đảng. Nhân ngày thành lập Đảng, Bác ra lời kêu gọi quần chúng nhân dân hãy đứng dưới ngọn cờ của Đảng, để chiến đấu cho quyền lợi của mình.
  5. Sau HN các đại biểu vàề nước thực hiện kế hoạch xác nhân thống nhất các tổ chức Đảng trong nước, thành lập xứ ủy ở ba kì (Bắc kì, Trung kì, Nam kì). Do không cử. Được đại biểu đi dự HN hợp nhữngất, ĐDCS liên Đoàn có đơn xin gia nhập Đảng CSVN. 24/2/1930, BCH Trung ương của Đảng họp ra nghị quyết chấp nhận đơn xin gia nhập Đảng của ĐDCS Liên Đoàn. => Tóm lại: 3/2/1930 là ngày thành lập ĐCSVN, những văn kiện thông qua HN là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. ii. Những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đường lối, chiến lược của CMVN. ¨ Sau khi phân tích tình hình TG, tình hình trong nước Đảng ta đề ra đường lối, chiến lược của CMVN là: “Tiến hành TS dân quyền CM và thổ địa CM để tiến đến XHCS”. ¨ Bình luận: Đường lối chung mà Bác và Đảng đã đề ra, vận dụng lý luận CM không ngừng của CN Mác Lênin vào VN đề ra đường lối của CM bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: làm CM dân tộc, dân chủ nhân dân rồi tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TB, 2 giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết với nhau, giai đoạn đầu làm tiền đề, điều kiện cho giai đoạn sau. Giai đoạn sau là phương hướng tiến lên của giai đoạn trước đó. Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong thời đại mới, là con đường duy nhất đúng của CM VN. Nhiệm vụ của CM TS dân quyền (CM dân tộc dân chủ nhân dân) ¨ Sau khi phân tích trong XH VN, kẻ thù của dân tộc và giai cấp cương lĩnh chỉ rõ nhiệm vụ của CM là phải đánh đổ ĐQ và PK. Thực hiện khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng”. ¨ Cương lĩnh còn chỉ rõ ĐQ và PK là 2 kẻ thù, mặc dù nó có những mâu thuẫn với nhau nhưng nó phải dựa vào nhau, liên kết với nhau để duy trì quyền lực, quyền lợi. Vì vậy, phải đồng thời đánh đổ cả 2 kẻ thù nhưng tập trung mũi nhọn là đánh ĐQ để giành lại độc lập cho dân tộc, còn đánh PK tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể và phải phục vụ mục tiêu đánh ĐQ. Lực lượng CM. ¨ Sau khi phân tích địa vị KT-XH, thái độ CT-XH của các giai tầng, cương lĩnh chỉ rõ lực lượng CM bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp TTS, TS dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo.
  6. ¨ Bác Hồ còn chỉ rõ công nông là gốc của CM, học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ là bầu bạn của công nông. Đảng có nhiệm vụ phải vận động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, lên đường tranh đấu để giành lại độc lập cho dân tộc. Phương pháp CM trong CM dân tộc dân chủ nhân dân. ¨ Sau khi chỉ rõ sự tàn bạo của ĐQ PK, Đảng nêu ra chủ trương phải dùng bạo lực CM của quần chúng nhân dân để đánh đổ ĐQ và PK giành độc lập cho dân tộc và người cày có ruộng. Để có bạo lực CM Đảng chỉ rõ phái tích cực xây dựng lực lượng chính trị quần chúng và tự vệ võ trang nhân dân, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để đánh đổ bạo lực CM của quần chúng. Mối quan hệ giữa CMVN và CMTG. ¨ Cương lĩnh xác định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG và Bác hồ nói: “Ai làm CMTG thì đều là bạn của nhân dân An Nam”. ¨ Cương lĩnh chỉ rõ phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của CMTG. Đặc biệt là lực lượng CM Nga, giai cấp VS Pháp và CMTG đồng thời bằng thắng lợi của nước mình để đóng góp thiết thực phần mình cho sự phát triển của CMTG. Đảng và vai trò lãh đạo của Đảng. ¨ Trong cương lĩnh cũng như trong điều lệ tóm tắt của Đảng đã chỉ rõ ĐCSVN là tiên phong của giai cấp công nhân VN. Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, Đảng lấy CN Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động. Lấy nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, Đảng nêu cao phê và tự phê bình, gắn bó mật thiết với quần chúng để Đảng trưởng thành và phát triển. ¨ Mục tiêu của Đảng là tập trung đông đảo quần chúng nhân dân, lãnh đạo nhân dân lao động để giành độc lập cho dân tộc và mang lại hạnh phúc cho nhân dân lao động. Vì vậy, Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân cơ bản đễ đảm bảo cho CMVN thắng lợi. iii. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng. HN thành lập Đảng 3/2/1930 mang tầm vóc 1 ĐH Đảng, là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của CMVN. Đảng CSVN ra đời là mốc lịch sử trọng đại, nó đánh dấu phong trào CMVN chuyển từ tự phát sang tự giác, Đảng ra đời nó quy tụ được tất cả các lực lượng và dân chủ đứng dưới ngọn cờ lãnh đạo của mình để thực thi nhiệm vụ đánh ĐQ, đánh PK thắng lợi. ĐCSVN ra đời với cương lĩnh chính trị đầu tiên đã chỉ rõ và đúng đắn, đường lối, phương pháp CM, những vấn đề chiến lược và sách lược của CMVN.
  7. Nó chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc của đường lối CMVN, khắc phục được những sai lầm của các bậc tiền bối. Và nó là nguyên nhân cơ bản đầu tiên để mang lại thắng lợi cho CMVN từ 1930 đến nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1