intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 19: Thực hành - Quan sát tế bào dưới kính hiển vi thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

467
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành nhằm giúp học sinh có thể quan sát được các thành phần cấu tạo chính của tế bào, vẽ lại được hình dạng, cấu tạo tế bào; tự bố trí và làm được thí nghiệm về co và phản co nguyên sinh; có kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 19: Thực hành - Quan sát tế bào dưới kính hiển vi thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

  1. Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy  và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua  đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến thức vào  thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó  học sinh biết tự  đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với  phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học. Nội dung: Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ  bản: 1­Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ  năng, thái độ đối với học sinh. 2­Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất,  thời gian để phục vụ cho bài thực hành. 3­Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí  nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành. 4­Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm,  tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 5­Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm  một số thông tin mới lạ, chuyên sâu.   Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Quế Nham­Tân Yên­Bắc Giang,  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC  10 Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao tt Bài Tên bài Thực hành trg tt Bài Tên bài trg 1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6  TH đa dạng thế giới sinh vật.  21  TH Một số thí nghiệm về  TN nhận biết một số thành phần hoá  41 2 15 60 2 12 Enzim. học của tế bào.  TH Quan sát tế bào dưới kính hiển  67 TH Quan sát các kì của nguyên  3 20 81 3 19 vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên  phân trên tiêu bản rễ hành.  sinh  TN sự thẩm thấu và tính thấm của  69 4 24 TH Lên men Etilic và Lactic  95 4 20 tế bào 11 89 5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 0 TH Quan sát các kì của nguyên phân  105 6 31 qua tiêu bản tạm thời hay cố định 7 36 Thực hành: Lên men Etilic.  123 8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125 9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật.  141 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền  158 10 47 nhiễm ở địa phương 1
  2. BÀI 19 ­ THỰC HÀNH :  QUAN SÁT TẾ BÀO DƯỚI KÍNH HIỂN VI   THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH (SGK. SINH HỌC 10 NÂNG CAO TR.67) I­MỤC TIÊU ­Quan sát được các thành phần cấu tạo chính của tế bào, vẽ lại được hình dạng, cấu tạo tế bào. ­Tự bố trí và làm được thí nghiệm về co và phản co nguyên sinh.  ­Có kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học. II­CHUẨN BỊ ­ Mẫu vật:  củ hành tây,  lá thài lai tía (hoặc một số lá cây có tế bào với kích thước tương đối lớn  và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá).  ­ Hoá chất: Dung dịch KNO3 1M (có thể dùng  1 trong các dung dịch  muối ăn 8%, dung dịch  xacarooza 30­40%, nitrat bạc 5%, đều được );  nước cất, xanh metylen 6g, rượu êtylic 100ml. ­ Dụng cụ: Kính hiển vi (Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40 và thị kính x10 hoặc x15 )  ­Lam kính, la men, giấy thấm, lưỡi giao lam, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, đĩa pêtri, đèn cồn, cốc  thuỷ tinh chịu nhiệt, dao... ­ Một số hình ảnh về co và phản co nguyên sinh của tế bào thực vật, động vật. III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  1­Quan sát và vẽ tế bào dưới kính hiển vi B1:  ̉ ̀ ươi ra khoi cu,    +Boc 1 vay hanh t ́ ̉ ̉ ̃ ́ ̣ +Dung kim mui mac rach 1 ô vuông (1cm2)    ̀ ̣ ơ nhe vay cho vao b +Dung kep g ̀ ̃ ̣ ̉ ̀ ản kính co nho giot  ́ ̉ ̣ nươc cât.  ́ ́ ́ ̣ ̣ ̀ ưa lên quan sat. +Sau đo đây lá kính lai rôi đ ́ B2­  Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn nước, đặt mặt ngoài mảnh vảy hành sát bản kính rồi nhẹ  nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng giấy hút nước, hút cho đến khi  không còn nước tràn ra nữa.  2
  3. B3­ Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.  ́ ở vât kinh 10x rôi chuyên sang  Quan sat  ̣ ́ ̀ ̉ 40x. TB vẩy hành nhộm  I ốt TB vẩy hành nhộm xanh metylen . B4­ Chọn một tế bào xem rõ nhất, vẽ  lại hình  quan sát được Hình vẽ đầy đủ các cơ quan của tế bào thực vật ­ động vật: Tế bào thực vật 2­Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Những kiến thức lý thuyết cần biết: ­Thẩm thấu: là cách vận chuyển nước thụ động, đó là sự khuếch tán của các phân tử nước qua  màng bán thấm chọn lọc. ­Mỗi tế bào đều chứa dung dịch nội bào có áp suất thẩm thấu nhất định, màng tế bào chất có tính  thấm nước nên các phân tử nước có thể đi vào hay đi ra khỏi tế bào. ­Tính trương của dung dịch: là khả năng dung dịch làm cho tế bào lấy thêm nước hay mất nước.  Tính trương của dung dịch một phần phụ thuộc vào nồng độ các chất tan không thể đi qua màng  tế bào của nó so với nồng độ các chất đó bên trong tế bào. ­Dung dịch ưu trương: là dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch nội bào nên áp suất  thẩm thấu cao hơn và có sức hút dung môi nước lớn hơn. ­Dung dịch nhược trương:  là dung dịch có nồng độ các chất tan thấp hơn so với dịch nội bào nên  áp suất thẩm thấu  thấp hơn và có sức hút dung môi nước nhỏ hơn. ­Dung dịch đẳng trương: là dung dịch có nồng độ các chất tan ngang bằng so với dịch nội bào  nên áp suất thẩm thấu  bằng nhau và có sức hút dung môi nước cân bằng với dung dịch tế bào. B1­ Làm tiêu bản tế bào biểu bì lá cây tương tự như ở thí nghiệm 1  B2­Lên kính quan sát, di chuyển tiêu bản và chọn tế bào rõ nhất để quan sát tế bào bình thường B3­ Tạo hiện tượng co nguyên sinh và quan sát 3
  4.  ­Ở một phía bản kính mỏng ta giỏ giọt dung dịch KNO3 8% (1M)   và phía đối diện ta đặt miếng giấy lọc (giấy thấm) để rút nước  dần). có thể dùng  1 trong các dung dịch:  muối ăn 8%, dung dịch  xacarooza 30­40%, nitrat bạc 5%, đều được .       ­Sau khi để khoảng 3 phút tiến hành quan sát hình dạng chất nguyên sinh trong tế bào:  Quan  sát liên tục ta nhận thấy chất nguyên sinh tách dần khỏi màng tế bào, đầu tiên ở các góc sau đó là  toàn bộ bề mặt màng và cuối cùng thành một túi tròn ở giữa tế bào. Đó chính là hiện tượng co  nguyên sinh. (Tham khảo các hình hình  minh họa dưới)  TB co nguyên sinh TB co nguyên sinh hết cỡ TB bình thường B4­Tạo và quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh ­ Giỏ nước cất (nước sạch) vào một bên bản kính và dùng  giấy thấm hút KNO3 ở bên đối diện, nước sẽ thấm trở lại,   sau vài phút ta tiến hành quan sát qua kính hiển vi nhìn thấy  khối chất nguyên sinh lớn dần và áp sát thành tế bào. Đó là  hiện tượng phản co nguyên sinh. ­Quan sát khi đó sẽ thấy: nước thấm vào tế bào (tế bào trương nước)  Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh có thể lí giải như sau:           Dịch tế bào chứa đầy trong không bào tạo nên một áp suất lên khối chất nguyên sinh và  màng tế bào tạo nên sức trương (sức căng). Sức trương có vai trò quan trọng trong đời sống tế  bào, giữ cho cây luôn ở trạng thái căng, đặc biệt là các cây non. Nếu đặt tế bào vào trong dung  dịch có nồng độ các chất hòa tan cao hơn nồng độ của dịch tế bào thì nước sẽ bị chui từ không  bào qua tế bào chất (chất nguyên sinh), Chất nguyên sinh giống như màng bán thấm  (chỉ cho  nước đi qua mà không cho KNO3 đi qua) và qua màng ra ngoài dung dịch, làm cho không bào bé  lại, tế bào chất co dãn vô hạn dễ dàng tách rời màng xenlulooza (tách khỏi màng tế bào) thành  các khoảng hở. Đó chính là hiện tượng co nguyên sinh của tế bào.         Sau khi xảy ra co nguyên sinh nếu ta cho tế bào vào nước, thì ngược lại nước lại thâm nhập  vào không bào, tế bào trở lại trạng thái căng bình thường. Đó chính là hiện tượng phản co nguyên  sinh.        Co nguyên sinh là hiện tượng quan trọng, dựa vào đó mà ta biết tế bào còn sống hay đã chết.  Tế bào còn sống thì chất nguyên sinh còn tính bán thấm (còn co nguyên sinh), tế bào chết  chất  nguyên sinh mất tính bán thấm (không còn co nguyên sinh). ­Hồng cầu bình thường (trong môi trường  đẳng trương ­ ở giữa)  có cấu tạo hình đĩa  lõm 2 mặt ­Hồng cầu bị co nguyên sinh (trong môi  trường ưu trương­ bên trái)  bị co nguyên sinh  có hình quả dâu. ­Hồng cầu (trong môi trường nhược trương­ bên phải) bị vỡ do thấm quá nhiều nước IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1­ Cho 3 tế bào thực vật cùng loại vào:  4
  5.   a. nước cất,  b. dung dịch KOH nhược trương,    c. dung dịch Ca(OH)2 nhược trương cùng nồng độ với dung dịch KOH.  Sau một thời gian cho cả 3 tế bào trên vào dung dịch saccarôzơ ưu trương.  Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra của từng trường hợp. 2­ Khi ngâm rau muống  trong nước muối ăn  (NaCl) có nồng độ lớn hơn 5%, sau khoảng 10 ­> 15  phút ta thấy rau muống có hiện tượng gì? giải thích hiện tượng đó? 3­Hiện tượng co và phản co nguyên sinh có xảy ra ở tế bào người và động vật không? Giải thích. 4­Khi trồng cây không đất trong các dung dịch thì cần pha chế dung dịch đó có tính trương như thế  nào? ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Tế bào gốc là gì,  tế bào gốc bắt nguồn từ đâu? Tế bào  gốc là những tế bào cơ sở cho tất cả các cơ quan, mô trong cơ thể. Chúng giống như một  con chíp vi tính còn trắng, có thể được đặt chương trình để thực hiện một số nhiệm vụ chuyên  hoá nào đó. Tế bào gốc là tế bào chưa biệt hoá, chưa phân hoá chức năng, trong điều kiện thích  hợp tế bào gốc phát triển thành các mô và cơ quan chuyên hoá. Bên cạnh đó tế bào gốc còn có khả  năng tự duy trì và tự nhân lên trong một thời gian dài. những đặc tính duy nhất này giúp cho tế bào  gốc trở thành đầy hứa hẹn, tiềm năng trong lĩnh vực cung cấp các tế bào cho điều trị các bệnh suy  giảm chức năng như ung thư, parkison, tiểu đường ... Trong tương lai gần tế bào gốc sẽ được nuôi  trở thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể để cấy ghép cho những bệnh nhân cần thay tạng. Tất cả các sinh vật kể cả con người đều bắt đầu cuộc sống của mình từ một tế bào, được gọi là  hợp tử được hình thành sau khi thụ tinh. Hợp tử phân cắt một lần hình thành 2 tế bào, mỗi tế bào  lại phân cất (phân chia) cứ như vậy liên tục. Sau 5 ngày thụ tinh hình thành một quả cầu rỗng có  khoảng 150 tế bào, cấu trúc tế bào này gọi là túi phôi.Túi phôi nhỏ hơn hạt cát chứa hai kiểu tế  bào: lớp dưỡng bào (lớp phía ngoài) và nút phôi, tế bào gốc phôi là các tế bào tạo nên nút phôi. Do  tế bào gốc phôi có thể hình thành nên tất cả các kiểu tế bào trong cơ thể trưởng thành, chúng  được hiểu như là tế bào gốc đa tiềm năng (chưa phân hóa). Tế bào gốc cũng có thể tìm thấy một lượng nhỏ ở các mô khác nhau trong cơ thể đã trưởng thành  như: Tế bào gốc tuỷ xương được tìm thấy trong tuỷ xương và chúng cho ra tất cả các kiểu tế bào  máu chuyên hoá (vì vậy chúng được gọi là tế bào gốc đa tiềm năng đơn hướng). Ngày nay người ta chưa xác định được trong cơ thể có tế bào gốc trưởng thành ở tất cả các cơ  quan, trong một số mô như não có tồn tại tế bào gốc nhưng chúng ở trạng thái chưa  hoạt động, và  chúng chưa sẵn sàng đáp ứng thay thế cho các tế bào bị tổn thương, hay bị  phá huỷ. Các nhà khoa  học có được các cách kích thích tế bào gốc tăng sinh và hình thành nên kiểu thích hợp để thay thế  tế bào bị tổn thương. Tế bào gốc có thể nhận từ nhiều nguồn khác nhau như cuống rốn trẻ mới sinh. trong dịch ối, trong  răng của trẻ ... 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2