intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 2: Tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Chia sẻ: Phan Van Cong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:55

1.222
lượt xem
127
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu học tập: Trình bày đúng các cách tác dụng của thuốc. Trình bày đúng những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc. Bước đầu nắm vững những điều cần thiết để sử dụng thuốc an toàn hợp lý.Các cách tác dụng của thuốc: Tác dụng tại chỗ và toàn thân : Tác dụng tại chỗ: Thuốc sát khuẩn, thuốc tê, thuốc làm săn da, thuốc bao che niêm mạc tiêu hóa. Một số thuốc khi dùng nhiều, ở diện rộng và nếu da tổn thương thì có thể gây ra tác dụng toàn thân, gây độc. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 2: Tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

  1. BÀI 2. TÁC DỤNG CỦA THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG CỦA THUỐC
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP  Trình bày đúng các cách tác dụng của thuốc.  Trình bày đúng những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc.  Bước đầu nắm vững những điều cần thiết để sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
  3. NỘI DUNG Các cách tác dụng của thuốc :  Tác dụng tại chỗ và toàn thân :  Tác dụng tại chỗ: Thuốc sát khuẩn, thuốc tê, thuốc làm săn da, thuốc bao che niêm mạc tiêu hóa. Một số thuốc khi dùng nhiều, ở diện rộng và nếu da tổn thương thì có thể gây ra tác dụng toàn thân, gây độc. Có khi dùng thuốc tại chỗ nhưng để chữa toàn thân (Trinitrin, Hormon).  Tác dụng toàn thân: Khi tiêm, thuốc vào máu gây tác dụng toàn thân (Morphin, Adrenalin…).
  4. Tác dụng chính và phụ  Phần lớn thuốc có tác dụng chính để điều trị và những tác dụng phụ khác. Trong điều trị, cần tìm cách giữ tác dụng chính, giảm tác dụng phụ (các NSAIDs có tác dụng giảm đau, kháng viêm, nhưng gây loét dạ dày-tá tràng…)
  5. Tác dụng hồi phục và không hồi phục  Tác dụng hồi phục: Procain gây tê, dây thần kinh cảm giác chỉ bị ức chế nhất thời; Homatropin làm giản đồng tử trong vài giờ.  Tác dụng không hồi phục: Tetracyclin tạo chelat bền với Ca2+ ở xương, răng trẻ nhỏ.
  6. Tác dụng chọn lọc  Thuốc ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, nhưng gọi là chọn lọc vì tác dụng xuất hiện đặc hiệu và sớm nhất với một cơ quan (Codein ức chế đặc hiệu trung tâm ho ở hành não, Digitalis biểu hiện đặc hiệu trên cơ tim).
  7. Tác dụng đối lập  Không cạnh tranh :  Chất đối kháng có thể tác động lên receptor ở vị trí khác với chất chủ vận, chất đối kháng làm receptor biến dạng, vì vậy receptor sẽ giảm ái lực với chất chủ vận và nếu có tăng liều chất chủ vận cũng không đạt được hiệu lực tối đa
  8.  Kháng sinh nhóm - lactamin tác dụng ở pha phân bào của vi khuẩn, tác dụng này bị hạn chế nếu dùng phối hợp với kháng sinh kìm khuẩn như Tetracyclin, Sulfamid, Cloramphenicol là những kháng sinh kìm khuẩn làm chậm sự phân bào.
  9. Đối kháng hóa học  Tương kỵ là đối kháng hóa học: Vitamin C, Penicillin tương kỵ với Phenothiazin. Thuốc là protein khi gặp muối kim loại sẽ kết tủa, mất tác dụng. Thuốc kháng sinh acid (- lactamin) không được trộn lẫn cùng kháng sinh loại base (Aminoglycosid). Gentamicin tạo tủa khi pha với Heparin.
  10.  Còn dùng tương kỵ để giải độc thuốc: Than hoạt, Tanin kết tủa nhiều Alcaloid và các muối kim loại; uống dung dịch thuốc tím loãng để oxy hóa Morphin và các Opiat khác..
  11. Đối kháng do ảnh hưởng tới dược động học Cản trở hấp thu qua ống tiêu hóa :  Thuốc chống toan dạ dày làm tăng pH ống tiêu hóa, ngăn cản hấp thu thuốc acid yếu (Phenylbutazon, Aspirin, Sulfamid, Coumarin chống đông..).  Thuốc kháng sinh diệt tạp khuẩn ruột ngăn cản tổng hợp các Vitamin E, K.  Thuốc nhuận tràng – tẩy làm giảm hấp thu nhiều thuốc dùng kèm vì bị tống nhanh khỏi ruột.
  12. Thay đổi chuyển hóa thuốc ở gan  Nhiều thuốc bị chuyển hóa ở gan do các enzym chuyển hóa thuốc của microsom gan. Những emzym này có thể được tăng hoạt tính (gây cảm ứng = kích thích) hoặc bị ức chế (kìm hãm) bởi các thuốc khác. Do đó sẽ làm giảm t1/2, giảm hiệu lực hoặc làm tăng t1/2, tăng hiệu lực của thuốc dùng đồng thời.
  13.  Các thuốc cần lưu ý khi phối hợp với các chất trong bảng trên là các Hormon, Theophyllin, thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu dạng uống, thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch.
  14. Tác dụng hiệp đồng Ảnh hưởng tới hấp thu :  Adrenalin co mạch ngoại biên, tiêm dưới da Procain – Adrenalin làm chậm hấp thu Procain nên tác dụng gây tê kéo dài.  Uống dầu Parafin nhuận tràng làm tăng hấp thu nhiều thuốc tan trong lipid (thuốc giun sán) gây độc.
  15. Đẩy nhau ra khỏi protein huyết tương  Aspirin, Phenylbutazon đẩy Warfarin ra khỏi protein huyết tương làm lượng Warfarin tự do tăng lên, tác dụng chống đông máu tăng lên.  Sulfamid kìm khuẩn, Cloramphenicol, NSAIDs ở huyết tương đẩy bilirbin sang dạng tự do gây vàng da trẻ sơ sinh, bilirubin dạng tự do có thể vào tới thần kinh trung ương gây vàng da nhân não.
  16. Giảm thải trừ  Kiềm hóa nước tiểu bằng NaHCO3, Na2CO3, Acetazolamid, thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc uống chống toan sẽ làm giảm thải trừ, làm tăng tác dụng và độc tính của Amphetamin, Phenylbutazon, Aspirin, Indomethacin.  Probenecid làm chậm thải trừ (do cạnh tranh cùng Carrier ở ống thận) của Penicillin G, Ampicillin, Cephalosporin, Dapson, Rifampicin, Nitrofuratoin, Methotrexat, Salicylat, Clorpropamid, Indomethacin.
  17. Hiệp đồng vượt mức  Sulfamid và Trimethoprin (hoặc Pyrimethamin) ức chế 2 loại enzym khác nhau ở hai khâu khác nhau trong một quá trình tổng hợp acid Tetrahydrofolic, khi dùng chung sẽ tạo hiệp đồng vượt mức.
  18. Tác dụng đảo ngược  Ether, rượu Ethylic, Barbiturat lúc đầu gây hưng phấn do ức chế ưu tiên trên loại tổ chức lưới ức chế của nhiều TKTW; sau đó gây ngũ, gây mê do ức chế lan tỏa trên tổ chức lưới hoạt hóa.
  19. Những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc Có nhiều yếu tố quyết định tác dụng của thuốc:  Lý hóa tính  Liên quan cấu trúc và tác dụng  Dạng thuốc  Đặc điểm của người bệnh
  20. Dạng thuốc  Dạng thuốc, cách thức bào chế, điều kiện bảo quản đã ảnh hưởng sâu sắc hoạt tính sinh học của thuốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2